170 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 11 - Phạm Báu (Có đáp án)

pdf 14 trang thaodu 30254
Bạn đang xem tài liệu "170 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 11 - Phạm Báu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf170_cau_hoi_trac_nghiem_sinh_hoc_lop_11_pham_bau_co_dap_an.pdf

Nội dung text: 170 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 11 - Phạm Báu (Có đáp án)

  1. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 ÔN TẬP SINH HỌC 11 CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Câu 1: Khi nói về quá trình trao đổi nước ở thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Cơ quan hút nước chủ yếu là rễ. (2) Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu là là. (3) Nước được vận chuyển từ rễ lên lá rồi lên thân bằng mạch gỗ. (4) Tất cả lượng nước do rễ hút được đều được thoát ra ngoài qua con đường khí khổng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Tế bào nào sau đây của rễ cây trên cạn có khả năng hút nước trực tiếp từ đất? A. Tế bào lông hút. B. Tế bào vỏ rễ. C. Tế bào mạch gỗ. D. Tế bào nội bì. Câu 3: Loại tế bào nào sau đây của lá cây làm nhiệm vụ thoát hơi nước? A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào mô giậu. C. Tế bào mô xốp. D. Tế bào gân lá. Câu 4: Khi nói về cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Tất cả các loại ion khoáng đều được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động. B. Cây chỉ hấp thụ khoáng ở dạng ion và quá trình hấp thụ khoáng luôn đi kèm hấp thụ nước. C. Sự hấp thụ các ion khoáng theo cơ chế thụ động không tiêu tốn năng lượng ATP. D. Quá trình hô hấp của tế bào rễ có liên quan đến khả năng hút khoáng của tế bào lông hút. Câu 5: Khi nói về đường đi của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nước đi từ đất vào lớp tế bào nội bì của rễ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất. (2) Trong con đường gian bào, khi dòng nước và các ion khoáng đi đến lớp nội bì, bị đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất. (3) Từ lớp tế bào nội bì vào mạch gỗ của rễ, nước và các ion khoáng chỉ đi theo con đường tế bào chất. (4) Đai Caspari có vai trò điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Bạn Lan đã dùng phân đạm bón cho cây hoa Thược dược của mình. Ngày hôm sau bạn Lan quan sát thấy lá cây bị héo dần. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Bạn Lan đã bón phân cho cây với nồng độ quá cao. (2) Cây hoa của bạn Lan đã không lấy được nước từ môi trường đất do thế nước trong tế bào lông hút của cây cao hơn thế nước của dung dịch đất. (3) Đã xảy ra sự mất cân bằng nước trong cây hoa của bạn Lan; nếu hiện tượng này kéo dài cây có thể bị chết. (4) Bạn Lan có thể cứu sống cây hoa của mình bằng cách tưới thêm nhiều nước cho cây. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Khi nói về dòng mạch gỗ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong thành phần của dòng mạch gỗ chỉ có nước và các ion khoáng do rễ hấp thụ. B. Lực đẩy của dòng mạch gỗ chính là áp suất rễ, lực kéo của dòng mạch gỗ chính là lực do quá trình thoát hơi nước ở lá tạo ra. C. Do các tế bào của mạch gỗ chỉ thủng lỗ ở hai đầu nên dịch của dòng mạch gỗ hoàn toàn độc lập với dịch của dòng mạch rây. D. Dòng mạch dôc chỉ có ở các loài cây thân gỗ. Câu 8: Khi nói về dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Dòng mạch gỗ chỉ chứa các ion khoáng và nước do rễ hấp thụ. (2) Dòng mạch rây chỉ chứa các chất hữu cơ do lá tổng hợp. (3) Các phân tử nước có thể di chuyển từ mạch rây sang mạch gỗ và ngược lại. (4) Động lực của dòng mạch gỗ cũng chính là động lực của dòng mạch rây. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Khi nói về quá trình hấp thụ nước và khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hô hấp tạo ra năng lượng ATP, cung cấp cho quá trình hút khoáng chủ động. (2) Sống trong môi trường đất thiếu oxi, hiệu quả hấp thụ khoáng của rễ cây sẽ giảm. (3) Hô hấp hiếu khí tạo ra các sản phẩm trung gian làm giảm áp suất thẩm thấu của các tế bào lông hút và làm giảm khả năng hấp thụ nước của rễ. (4) Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn liền với quá trình hấp thụ nước. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Câu 10: Khi nói về dòng mạch gỗ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là các chất hữu cơ. B. Động lực của dòng mạch gỗ bao gồm lực áp suất rễ, lực liên kết nội tại giữa các phân tử nước và do lực thoát hơi nước. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 1
  2. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 C. Các phân tử nước chỉ di chuyển trong mạch gỗ mà không di chuyển ngang sang mạch rây. D. Dòng mạch gỗ chỉ có ở các loài cây thân gỗ lớn. Câu 11: Khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. (2) Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của là khi trời nắng nóng. (3) Thoát hơi nước làm khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. (4) Ở cây còn non, thoát hơi nước chỉ xảy ra ở mặt dưới của lá. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Khi nói về sự thoát hơi nước của lá, phát biểu sau đây đúng? A. Thoát hơi nước qua cutin ở lá non yếu hơn ở lá già. B. Thoát hơi nước qua khí khổng có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở khí khổng. C. ABA có thể tham gia điều hòa sự thoát hơi nước qua tầng cutin. D. Sự thoát hơi nước qua tầng cutin và qua khí khổng đều có thể điều chỉnh được. Câu 13: Khi nói về sự thoát hơi nước qua lá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Thoát hơi nước qua khí khổng có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở khí khổng. (2) Khi hàm lượng K+ trong tế bào khí khổng giảm thì khí khổng mở. (3) Thoát hơi nước qua khí khổng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như ánh sáng, nước hooc môn (4) Ở lá non sự thoát hơi nước qua tầng cutin mạnh hơn các lá già. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Nếu thiếu các yếu tố này thì cây không hoàn thành được chu kì sống. (2) Các nguyên tố này không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. (3) Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây. (4) Các nguyên tố này phải tham gia vào cấu tạo của các chất hữu cơ đại phân tử. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Thoát hơi nước chỉ xảy ra khi trời nắng nóng và ánh sáng mạnh. (2) Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của lá cây khi trời nắng nóng. (3) Thoát hơi nước được điều chỉnh nhờ sự đóng mở khí khổng. (4) Thoát hơi nước qua lớp cutin ở lá cây non xảy ra mạnh hơn ở lá cây già. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Khi nói về vai trò của nito đối với thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nito là thành phần cấu tạo của lipit và axit nucleic. B. Khi cây thiếu nito thì quá trình tổng hợp protein sẽ giảm. C. Nito tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất trong cây. D. Sự xuất hiện màu vàng nhạt trên các lá cây là dấu hiệu cho thấy đang thiếu nito. Câu 17: Khi nói về quá trình đồng hóa nito ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Trong cây xảy ra quá trình khử nitrat và đồng hóa amoni. (2) Quá trình khử nitrat thành amoni được thực hiện trong mô rễ và mô lá. + (3) Trong mô thực vật NH 4 được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit. + + (4) Hình thành amit là con đường khử độc NH 4 dư thừa đồng thời tạo nguồn dự trữ NH 4 cho quá trình tổng hợp axit amin. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. + - Câu 18: Quá trình chuyển hóa nito hữu cơ ở xác sinh vật trong đất thành dạng nito khoáng (NH 4 và NO 3) cần sự tham gia của những nhóm vi khuẩn nào sau đây ? (1) Vi khuẩn amon hóa. (2) Vi khuẩn cố định nito. (3) Vi khuẩn nitrat hóa. (4) Vi khuẩn phản nitrat hóa. A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (3) và (4). Câu 19: Trong quá trình chuyển hóa nito hữu cơ ở xác sinh vật trong đất thành dạng nito khoáng mà cây có thể hấp thụ được, vi khuẩn amon hóa có vai trò nào sau đây? + - A. Chuyển nito hữu cơ thành NH 4. B. Chuyển NO 3 thành NO2. + - - C. Chuyển NH 4 thành NO 3. D. Chuyển NO2 thành NO 3. Câu 20: Trong quá trình chuyển hóa nito hữu cơ ở xác sinh vật trong đất thành dạng nito khoáng mà cây có thể hấp thụ được, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò nào sau đây? + - A. Chuyển nito hữu cơ thành NH 4. B. Chuyển NO 3 thành NO2. + - - C. Chuyển NH 4 thành NO 3. D. Chuyển NO2 thành NO 3. Câu 21: Vì sao lá cây có màu xanh lục? Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 2
  3. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì nhóm sắc tố phụ (carotennoit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 22: Các tinacoit của lục lạp không chứa thành phần nào sau đây? A. Hệ các sắc tố. B. Các trung tâm phản ứng. C. Các chất truyền điện tử. D. Enzim cố định CO2. Câu 23: Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây? A. Ở chất nền của lục lạp. B. Ở màng tilacoit. C. Ở xoang tilacoit. D. Ở tế bào chất của tế bào lá. Câu 24: Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây? A. Ở chất nền của lục lạp. B. Ở màng tilacoit. C. Ở xoang tilacoit. D. Ở tế bào chất của tế bào lá. Câu 25: O2 trong quang hợp có nguồn gốc từ A. chuỗi truyền electron quang hợp. B. quá trình khử CO2. C. quá trình quang phân li nước. D. quá trình photphorin hóa. Câu 26: Thực vật C4 có đặc điển nào sau đây? A. Có thể cố định CO2 ở nồng độ thấp. B. Là các loài cây mọng nước sống ở các vùng sa mạc khô hạn. C. Có khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. D. Có pha tối của quang hợp diễn ra theo chu trình Canvin. Câu 27: Pha tối của quá trình quang hợp ở những thực vật nào sau đây có chu trình CAM? A. Lúa, khoai, sắn, đâu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 28: Pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật sống trong điều kiện nào sau đây sẽ có chu trình C4? A. Ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp. B. Ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 cao, nồng độ O2 thấp. C. Ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, nồng độ O2 và nồng độ CO2 đều thấp. D. Ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, nồng độ O2 và nồng độ CO2 đều cao. Câu 29: Pha tối của quá trình quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra theo chu trình canvin? A. Nhóm thực vật CAM. B. Nhóm thực vật C4 và CAM. C. Nhóm thực vật C4. D. Nhóm thực vật C3. Câu 30: So với thực vật C3, thực vật C4 có A. điểm bão hòa ánh sáng và điểm bù CO2 thấp. B. điểm bão hòa ánh sáng cao và điểm bù CO2 thấp. C. điểm bão hòa ánh sáng cao và điểm bù CO2 cao. D. điểm bão hòa ánh sáng thấp và điểm bù CO2 cao. Câu 31: Chất nào sau đây được tách khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozo? A. APG (axit photphoglixeric). B. RiDP (ribulozo diphotphat). C. AlPG (andehit photphoglixeric). D. AM (axit malic). Câu 32: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của chu trình canvin? A. AlPG. B. APG. C. CO2. D. RiDP. Câu 33: Pha sáng của quang hợp tạo ra những sản phẩm nào sau đây? + + A. ATP, NADPH và O2. B. ATP, NADPH và CO2. C. ATP, NADP và O2. D. ATP, NADP . Câu 34: Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ. B. Khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. C. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cacbohidrat và lipit. D. Các cây dưới tán rừng thường chứa nhiều diệp lục b giúp hấp thụ các tia sáng có bước sóng ngắn. Câu 35: Khi nói về ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008 – 0,01%. B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. C. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 trong không khí. D. Nồng độ bão hòa CO2 biến đổi tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác. Câu 36: Khi nói về mỗi liên quan giữa quang hợp và năng suất cây trồng, phát biểu nào sau đây sai? A. Quang hợp quyết định 100% năng suất cây trồng. B. Có thể nâng cao năng suất cây trồng thông qua việc điều tiết các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp. C. Trong chọn giống cây trồng mới, cần chú ý đến các giống cây trồng có cường độ và hiệu suất quang hợp cao. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 3
  4. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 D. Bón phân hợp lý cũng là một trong những biện pháp nâng cao hiệu suất quang hợp và làm tăng năng suất cây trồng. Câu 37: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng thứ tự các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình Crep Đường phân Chuỗi chuyền electron hô hấp. B. Đường phân Chuỗi chuyền electron hô hấp Chu trình Crep. C. Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron hô hấp. D. Chuỗi chuyền electron hô hấp Chu trình Crep Đường phân. Câu 38: Cây trên cạn ngập úng lâu ngày có thể bị chết, có bao nhiêu đáp án đúng trong các nguyên nhân sau đây? (1) Cây không hấp thụ được các ion khoáng. (2) Hô hấp của rễ bị ngừng trệ. (3) Xảy ra quá trình lên men ở rễ tạo ra các sản phẩm gây độc cho cây. (4) Cây không hút được nước dẫn đến mất cân bằng nước trong cây. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là A. rượu etilic + CO2 + năng lượng. B. axit lactic + CO2 + năng lượng. C. rượu etilic + CO2 hoặc axit lactic. D. rượu etilic + NADH. Câu 40: Bộ phận nào không thuộc ống tiêu hóa ở người? A. Ruột non. B. Thực quản. C. Dạ dày. D. Gan. Câu 41: Dạ dày ở những loài động vật nào sau đây có 4 ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột. C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. Trâu, bò, cừu, dê. Câu 42: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng hướng tiến hóa của các hình thức tiêu hóa ở động vật? A. Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa ngoại bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào. Câu 43: Trong dạ múi khế của động vật ăn cỏ diễn ra hoạt động nào sau đây? A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. B. Tiêu hóa protein có ở vi sinh vật là nhờ có pepsin và HCl. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết enzim tiêu hóa xelulozo. Câu 44: Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường của động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) diễn ra ở cơ quan nào sau đây? A. Mang. B. Phổi. C. Hệ thống ống khí. D. Bề mặt cơ thể. Câu 45: Hoocmon nào sau đây có vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu của máu? A. Adrenalin. B. ADH. C. Insulin. D. Gastrin. Câu 46: Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thú có hệ tuần hoàn hở. B. Côn trùng có hệ tuần hoàn kép. C. Bò sát có hệ tuần hoàn đơn. D. Cá có hệ tuần hoàn kín. Câu 47: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hệ mạch bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. (2) Tim co bóp để vận chuyển máu trong hệ mạch. (3) Hệ tuần hoàn hở có áp lực máu cao hơn hệ tuần hoàn kín. (4) Động mạch có thành cơ trơn dày hơn tĩnh mạch. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 48: Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hệ mạch bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. (2) Tim co bóp để vận chuyển máu trong hệ mạch. (3) Mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch. (4) Động mạch có thành cơ trơn dày hơn tĩnh mạch. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Tim co bóp theo chu kì, đảm bảo máu đi theo một chiều nhất định. (2) Hệ dẫn truyền tim bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puockin. (3) Máu chảy trong tĩnh mạch về tim là nhờ các van tim và lực co cơ quanh thành mạch và một số lực khác. (4) Áp lực máu cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 50: Hệ đệm của máu có vai trò nào sau đây? A. Duy trì nồng độ các chất trong máu luôn ổn định. B. Duy trì pH máu ổn định tương đối. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 4
  5. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 C. Đảm bảo dòng máu chảy liên tục trong hệ mạch. D. Duy trì áp suất thẩm thấu của máu. CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Câu 1: Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Chỉ có rễ cây mới có khả năng phản ứng với trọng lực. (2) Chỉ có thân cây mới có phản ứng với ánh sáng. (3) Thân cây có tính hướng sáng dương. (4) Rễ cây có hướng trọng lực âm. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Thí nghiệm sau nhằm kiểm tra hình thức cảm ứng nào sau đây ở thực vật? A. Hướng sáng. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng trọng lực. D. Hướng hóa. Câu 3: Có 3 chậu câu đậu non cùng độ tuổi được trồng trong 3 điều kiện ánh sáng khác nhau: Chậu A đặt trong bóng tối (hoàn toàn không có ánh sáng). Chậu B đặt trong điều kiện ánh sáng chiếu từ 1 phía. Chậu C đặt trong điều kiện ánh sáng chiếu từ mọi phía. Cho biết các yếu tố điều kiện sống khác của ba cây là hoàn toàn đầy đủ và giống nhau. Sau 5 ngày, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Các cây ở cả ba chậu đều có chiều cao bằng nhau nhưng khác nhau về màu sắc. (2) Cây ở chậu A mọc vống lên, lá úa vàng. (3) Cây ở chậu B có lá xanh bình thường và có thân cong hướng về phía được chiếu sáng. (4) Cây ở chậu C có lá xanh bình thường và thân mọc thẳng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Có bao nhiêu hình thức cảm ứng sau đây thuộc hướng tiếp xúc? (1) Cây nắp ấm bắt côn trùng. (2) Thân cây dưa leo quấn quanh giá thể. (3) Hoa của cây dạ hương nở vào ban đêm. (4) Rễ cây trên cạn luôn sinh trưởng hướng đến nguồn nước và khoáng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Rễ cây hướng động dương đối với bao nhiêu tác nhân sau đây? (1) Trọng lực. (2) Nước. (3) Các ion khoáng. (4) Ánh sáng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Cơ quan nào sau đây ở thực vật sinh trưởng theo hướng của trọng lực? A. Thân. B. Lá. C. Rễ. D. Hoa. Câu 7: Hình thức cảm ứng nào sau đây ở thực vật thuộc kiểu ứng động sinh trưởng? A. Hàng ngày, hoa của cây hoa mười giờ chỉ nở khi nắng đã đứng bóng lúc “mười giờ” rồi lại nhanh chóng khép lại khi chiều vừa mới chớm. B. Lá của cây trinh nữ lại có thể xòe ra vào lúc bình minh và cụp lại vào lúc chiều tối. C. Khí khổng của các loài cây sống ở sa mạc đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. D. Các lông tuyến của cây gọng vó gập lại khi tiếp xúc với côn trùng. Câu 8: Hình thức cảm ứng nào sau đây liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sự sinh trưởng của tế bào ở cơ quan thực hiện phản ứng? A. Khi chỉ được chiếu sáng từ một hướng nhất định, đỉnh thân cây non sinh trưởng hướng về phía nguồn sáng. B. Lá của cây trinh nữ cụp lại khi trời mưa hoặc khi có va chạm cơ học. C. Khí khổng đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. D. Các lông tuyến của cây gọng vó gập lại khi tiếp xúc với côn trùng. Câu 9: Có bao nhiêu hình thức cảm ứng sau đây có liên quan đến sự thay đổi sức trương nước ở tế bào hoặc cơ quan thực hiện phản ứng? (1) Sự đóng, mở lỗ khí ở lá cây vào các thời điểm khác nhau trong ngày. (2) Hàng ngày, lá cây trinh nữ xòe ra vào lúc bình minh và khép lại vào buổi tối. (3) Sự mở ra, khép lại của cánh hoa mười giờ vào các thời điểm khác nhau trong ngày. (4) Sự sinh trưởng hướng về phía nguồn nước của rễ cây sống ở môi trường cạn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Khi nói về tính hướng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 5
  6. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 (1) Thực vật có kiểu hướng động là hướng sáng, hướng trọng lực và hướng hóa, hướng nước. (2) Rễ cây hướng âm đối với ánh sáng và hướng dương đối với trọng lực. (3) Thân cây non hướng dương đối với ánh sáng và hướng âm đối với trọng lực. (4) Hướng động có liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin và sự sinh trưởng của tế bào ở cơ quan thực hiện phản ứng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Trong rừng mưa nhiệt đới, các cây dây leo quấn quanh thân những cây gỗ lớn để vươn lên cao. Hiện tượng này (1) là kết quả của tính hướng sáng. (2) là kết quả của tính hướng tiếp xúc. (3) liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin trong thân. (4) liên quan đến sự sinh trưởng kéo dài của tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Trong sản xuất nông nghiệp, khi các hạt lúa đã được ngâm và ủ cho nảy mầm sẽ được đem ra ruộng để gieo. Khi gieo, người ta không chú ý tới mầm cây hay rễ cây, tất cả các hạt lúa được ném lung tung xuống ruộng miễn sao đảm bảo mật độ là được. Tuy nhiên, khi mọc thành cây lúa, thân của tất cả các cây đều hướng lên trên và rễ của tất cả các cây đều hướng vào đất. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng về hiện tượng này? (1) Rễ cây hướng sáng âm. (2) Thân cây hướng sáng dương. (3) Rễ cây hướng trọng lực dương. (4) Thân cây hướng trọng lực âm. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Dùng một ống nhựa đen hình trụ thủng cả hai đầu, có chiều cao và đường kính hình tròn đáy khoảng 2 – 3 cm. Đặt ống trụ này nằm ngang trên một chiếc cốc nhỏ, để ở nơi thoáng mát có ánh sáng chiếu đều từ mọi phía. Sau đó cho vào giữa lòng ống một số hạt đậu đang nảy mầm. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Trong ống hình trụ, thân và rễ của mỗi cây đậu đều sinh trưởng hướng ra ngoài miệng ống nhưng theo 2 hướng ngược nhau. (2) Khi thoát ra khỏi ống, thân của tất cả các cây đều hướng lên trên còn rễ của các cây đậu đều hướng xuống dưới. (3) Trong ống hình trụ, các tế bào ở mặt trên của thân sinh trưởng nhanh hơn các tế bào ở mặt dưới còn các tế bào ở mặt dưới của rễ sinh trưởng nhanh hơn các tế bào ở mặt trên. (4) Khi ra khỏi miệng ống, các tế bào ở mặt trên của thân sinh trưởng chậm hơn các tế bào ở mặt dưới còn các tế bào ở mặt dưới của rễ sinh trưởng chậm hơn các tế bào ở mặt trên. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Có bao nhiêu hình thức cảm ứng sau đây liên quan đến sự sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía của cơ quan (hay bộ phận) thực hiện phản ứng? (1) Lá cây trinh nữ cụp lại khi có va chạm. (2) Trong rừng mưa nhiệt đới, các cây dây leo quấn quanh thân của các cây thân gỗ lớn để vươn lên cao. (3) Hoa của cây bồ công anh nở vào sáng sớm và khép lại khi chạng vạng tối. (4) Khi được chiếu sáng từ một hướng nhất định thì thân cây non uốn cong về phía nguồn sáng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Khi nói về hướng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hướng động là phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. (2) Theo tác nhân kích thích có thể chia hướng động thành 2 kiểu là hướng động âm và hướng động dương. (3) Rễ cây hướng động hương đối với trọng lực và hướng động âm đối với ánh sáng. (4) Thân cây non hướng động âm đối với trọng lực và hướng động dương đối với ánh sáng. (5) Hướng động có liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin ở cơ quan thực hiện phản ứng. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16: Khi nói về hướng động ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Theo hướng phản ứng của cơ quan phản ứng có thể chia hướng động thành 2 kiểu là hướng động dương và hướng động âm. (2) Hướng động dương là sự vận động của cơ quan hướng đến nguồn kích thích. (3) Hướng động âm là sự vận động của cơ quan tránh xa nguồn kích thích. (4) Theo tác nhân kích thích, hướng động gồm các kiểu: hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng trọng lực, hướng tiếp xúc. (5) Hướng động có liên quan đến sự sinh trưởng không đều của tế bào hai phía của cơ quan thực hiện và cơ quan thực hiện phản ứng. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Khi nói về cảm ứng ở động vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Ở động vật, chỉ có các tế bào thần kinh mới có khả năng cảm ứng. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 6
  7. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 B. Tốc độ phản ứng của động vật thường nhanh hơn tốc độ phản ứng ở thực vật. C. Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng. D. Ở động vật có hệ thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Câu 18: Động vật nào sau đây chưa có tổ chức thần kinh? A. Trùng roi. B. Thủy tức. C. Châu chấu. D. Ếch đồng. Câu 19: Động vật nào sau đây có tổ chức thần kinh dạng lưới? A. Trùng giày. B. Sứa. C. Giun đất. D. Cá chép. Câu 20: Động vật nào sau đây có tổ chức thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Trùng biến hình. B. San hô. C. Bọ ngựa. D. Gà. Câu 21: Động vật nào sau đây có tổ chức thần kinh dạng ống? A. Trùng roi. B. San hô. C. Tôm. D. Thỏ. Câu 22: Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể? A. Trùng giày. B. Sứa. C. Giun đất. D. Ếch đồng. Câu 23: Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích bằng cách co rút chất nguyên sinh trong tế bào? A. Trùng biến hình. B. San hô. C. Giun đất. D. Ếch đồng. Câu 24: Khi bị kích thích tại một điểm trên cơ thể thì cả cơ thể phản ứng lại là hình thức cảm ứng của động vật nào sau đây? A. Hải quỳ. B. Cá chép. C. Ếch đồng. D. Thỏ. Câu 25: Hình thức cảm ứng nào sau đây được coi là phản xạ? A. Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều oxi. B. Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng. C. Khi bị kích thích tại một điểm nào đó trên cơ thể, thủy tức co mình lại để tránh kích thích. D. Vào những ngày đông giá rét, chim xù lông để giữ ấm cho cơ thể. Câu 26: Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ và hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện? A. Trùng biến hình. B. Thủy tức. C. San hô. D. Bọ ngựa. Câu 27: Cảm ứng ở động vật nào sau đây diễn ra theo trình tự: Kích thích Tế bào cảm giác Tế bào biểu mô cơ? A. Trùng biến hình. B. Thủy tức. C. Châu chấu. D. Bọ ngựa. Câu 28: Cảm ứng ở động vật nào sau đây diễn ra theo trình tự: Kích thích Cơ quan thụ cảm Đường cảm giác Thần kinh trung ương Đường vận động Bộ phận thực hiện phản ứng? A. Trùng biến hình. B. Thủy tức. C. San hô. D. Cá chép. Câu 29: Bảng dưới đây liệt kê các nhóm động vật và đặc điểm cảm ứng ở các nhóm động vật: Cột A ( Nhóm động vật) Cột B (Đặc điểm cảm ứng) 1 Động vật chưa có tổ chức a Phản ứng chưa định khu, chưa thần kinh thật chính xác. 2 Động vật có hệ thần kinh b Phản ứng tập trung, chính xác dạng lưới bằng các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 3 Động vật có hệ thần kinh c Phản ứng định khu, theo nguyên dạng chuỗi hạch tắc phản xạ và hầu hết là phản xạ không điều kiện 4 Động vật có hệ thần kinh d Chuyển động cả có thể hoặc co dạng ống rút chất nguyên sinh. A. 1 - b, 2 - a, 3 - b, 4 - c. B. 1 - c, 2 - b, 3 - d, 4 - a. C. 1 - a, 2 - d, 3 - b, 4 - c. D. 1 - d, 2 - a, 3 - c, 4 - b. Câu 30: Khi nói về điện thế nghỉ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích. (2) Phía trong màng mang điện tích âm, phía ngoài màng mang điện tích dương. (3) Điện thế nghỉ hình thành do sự chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào; do tính thấm có chọn lọc của màng tế bào và do hoạt động của bom Na – K. (4) Trị số điện thế nghỉ của các loại tế bào khác nhau là khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31: Khi nói về điện thế hoạt động, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 7
  8. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 (1) Điện thế hoạt động xuất hiện khi tế bào bị kích thích. (2) Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái phân cực. (3) Ở giai đoạn mất phân cực, chỉ có Na+ đi từ ngoài tế bào vào trong tế bào làm cho phía trong và ngoài màng trung hòa về điện tích. (4) Ở giai đoạn tái phân cực, chỉ có K+ đi từ trong ra ngoài màng tế bào làm cho phía trong màng mang điện tích âm và phía ngoài màng mang điện tích dương. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Khi nói về hoạt động của bơm Na – K trong có tế hình thành điện tế bào, phát biểu nào sau đây sai? A. Bơm Na – K thực chất là các phân tử protein trên màng tế bào có chức năng vận chuyển các ion K+ và Na+ qua màng tế bào. B. Bơm Na – K chỉ hoạt động khi tế bào không bị kích thích. C. Bơm Na – K vận chuyển ion K+ từ trong tế bào ra ngoài màng tế bào và vận chuyển ion Na+ từ ngoài màng vào trong màng tế bào. D. Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng, năng lượng này do ATP cung cấp. Câu 33: Khi nói về sự lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh, phát biểu nào sau đây sai? A. Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. B. Trên sợi thần kinh không có bao mielin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. C. Trên sợi thần kinh có bao mielin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. D. Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh theo cả hai chiều từ điểm bị kích thích. Câu 34: Diện tiếp xúc giữa các tế bào nào sau đây không được gọi là xinap? A. Tế bào thần kinh với tế bào thần kinh. B. Tế bào cơ với tế bào thần kinh. C. Tế bào tuyến với tế bào thần kinh. D. Tế bào cơ với tế bào xương. Câu 35: Khi nói về xinap hóa học, phát biểu nào sau đây đúng? (1) Mỗi xinap chỉ có một loại chất trung gian hóa học. (2) Chất trung gian hóa học phổ biến ở thú là axeitincolin và noradrenalin. (3) Chất trung gian hóa học được chứa trong các bóng ở chùy xinap. (4) Chất trung gian hóa học có vai trò quan trọng trong việc làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Ion nào sau đây tham gia vào cơ chế truyền tin quan xinap? A. K+. B. Ca2+. C. Na+. D. Mg2+. Câu 37: Tập tính bẩm sinh là loại tập tính. (1) sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ. (2) thường rất bền vững. (3) đặc trưng cho loài. (4) có cơ sở thần kinh là chuỗi phản xạ không điều kiện. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Khi nói về tập tính học được, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. (2) Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mỗi liên hệ giữa các noron. (3) Tập tính học được có thể thay đổi. (4) Sự hình thành tập tính học được phụ thuộc vào mức đột tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của loài. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Khi nói về tập tính học được, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện. (2) Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mỗi liên hệ giữa các noron. (3) Tập tính học được rất bền vững và không hề thay đổi. (4) Sự hình thành tập tính học được không phụ thuộc vào mức đột tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của loài. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn náu. Nếu bóng đên đó cứ lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì sau đó khi thấy bóng đen gà con sẽ không chạy đi ẩn nấp nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào sau đây? A. In vết. B. Điều kiện hóa hành động. C. Học khôn. D. Quen nhờn. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 8
  9. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Câu 1: Khi nói về mô phân sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây. (2) Mô phân sinh gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng. (3) Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách và chồi rễ của cây một lá mầm và cây hai là mầm. (4) Mô phân sinh bên chỉ có ở cây hai lá mầm và mô phân sinh lóng ở tất cả các loài cây một lá mầm. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Loại mô phân sinh nào sau đây làm tăng đường kính của thân? A. Mô phân sinh đỉnh thân. B. Mô phân sinh đỉnh rễ. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh bên. Câu 3: Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh đỉnh thân. B. Mô phân sinh đỉnh rễ. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh bên. Câu 4: Bảng sau cho biết một số thông tin về các loại mô phân sinh ở thực vật Cột A (Loại mô phân sinh) Cột B (Đặc điểm) 1 Mô phân sinh đỉnh a Chỉ có ở một số loài cây một lá mầm, hoạt động của mô phân sinh này làm thân dài ra 2 Mô phân sinh bên b Gồm các tầng sinh mạch và tầng sinh bần, hoạt động của mô này tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. 3 Mô phân sinh lóng c Có ở tất cả các loài cây, hoạt động của mô này làm cho thân và rễ dài ra Trong các tổ hợp ghép đôi giữa mỗi lọa mô ở cột A với đặc điểm của loại mô ở cột B sau đây, tổ hợp ghép đôi nào đúng? A. 1 - c, 2 - b, 3 - a. B. 1 - a, 2 - b, 3 - c. C. 1 - b, 2 - a, 3 - c. D. 1 - c, 2 - a, 3 - b. Câu 5: Khi nói về sinh trưởng sơ cấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. Sinh trưởng sơ cấp có ở cả cây một lá mầm và cây hai lá mầm. C. Sinh trưởng sơ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. D. Sinh trưởng sơ cấp làm cho thân và rễ dài ra. Câu 6: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên. B. Sinh trưởng thứ cấp có ở cả cây một lá mầm và cây hai lá mầm. C. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. D. Sinh trưởng thứ cấp làm cho thân và rễ to ra. Câu 7: Hoạt động cả mô phân sinh bên ở cây Hai lá mầm tạo ra bao nhiêu sản phẩm sau đây? (1) Tầng sinh bần. (2) Mạch gỗ thứ cấp. (3) Mạch rây thứ cấp. (4) Gỗ dác. (5) Gỗ lõi A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Sinh trưởng ở thực vật phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây? (1) Đặc điểm di truyền. (2) Hoocmôn. (3) Thời tiết, khí hậu. (4) Điều kiện dinh dưỡng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Khi nói về hoocmon thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hoocmon thực vật là chất hữu cơ do cơ thể thục vật tạo ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. (2) Trong cây, hoocmon chỉ được vận chuyển trong mạch gỗ. (3) Hoocmon thực vật có hoạt tính mạnh nhưng có tính chuyên hóa thấp hơn hoocmon động vật. (4) Tùy theo mức độ biểu hiện, hoocmon thực vật gồm hai nhóm là hoocmon kích thích và hoocmon ức chế. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Những hoocmon nào sau đây thuộc nhóm kích thích sinh trưởng? (1) Auxin. (2) Axit abxixic. (3) Etilen. (4) Giberelin. (5) Xitokinin. A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 1, 4, 5. Câu 11: Những hoocmon nào sau đây thuộc nhóm ức chế sinh trưởng? (1) Auxin. (2) Axit abxixic. (3) Etilen. (4) Giberelin. (5) Xitokinin. A. 1, 3, 4. B. 2, 3. C. 2, 3, 5. D. 1, 4, 5. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 9
  10. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 Câu 12: Hoocmon nào sau đây chủ yếu được sinh ra ở đỉnh thân và cành; có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm và lá đang sinh trưởng A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Etilen. D. Giberelin. Câu 13: Hoocmon nào sau đây tham gia vào tính hướng động và ứng động ở thực vật? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Etilen. D. Giberelin. Câu 14: Hoocmon nào sau đây làm chậm quá trình già của tế bào thực vật ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Xitokinin. D. Giberelin. Câu 15: Hoocmon nào sau đây có thể được sử dụng để kích thích phát triển chiều cao của cây lấy sợi ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Xitokinin. D. Giberelin. Câu 16: Hoocmon nào sau đây làm tăng tốc độ phân giải tinh bột được ứng dụng vào sản xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Xitokinin. D. Giberelin. Câu 17: Hoocmon nào sau đây được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm và chiết ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Xitokinin. D. Giberelin. Câu 18: Hoocmon nào sau đây được sử dụng để tăng tỉ lệ thụ quả ở thực vật ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Xitokinin. D. Giberelin. Câu 19: Hoocmon nào sau đây có vai trò thúc đẩy quả chóng chín và làm rụng lá ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Etilen. D. Giberelin. Câu 20: Để thúc đẩy hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ, có thể sử dụng loại hoocmon nào sau đây ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Etilen. D. Giberelin. Câu 21: Những hoocmon nào sau đây có thể được sử dụng để tạo quả không hạt ở cây trồng ? (1) Auxin. (2) Axit abxixic. (3) Etilen. (4) Giberelin. (5) Xitokinin. A. 2 và 3. B. 2 và 5. C. 1 và 4. D. 3 và 5. Câu 22: Khi nói về auxin, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Auxin phổ biến trong hầu hết các loài cây là AIA. B. Auxin được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết. C. Auxin được sinh ra chủ yếu ở các quả đang chín. D. Auxin tự nhiên hoặc nhân tạo thường được sử dụng đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn. Câu 23: Hoocmon nào sau đây được hình thành ở lá và được di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa ? A. Auxin. B. Axit abxixic. C. Florigen. D. Giberelin. Câu 24: Loài cây nào sau đây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn? A. Lúa mì. B. Lúa mạch. C. Hướng dương. D. Cà phê. Câu 25: Loài cây nào sau đây là cây trung tính? A. Lúa mì. B. Lúa mạch. C. Hướng dương. D. Cà phê. Câu 26: Động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Ếch. B. Thỏ. C. Chim bồ câu. D. Châu chấu. Câu 27: Động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Ếch. B. Thỏ. C. Chim bồ câu. D. Châu chấu. Câu 28: Động vật nào sau đây phát triển không qua biến thái? A. Ếch. B. Thỏ. C. Ruồi. D. Châu chấu. Câu 29: Có bao nhiêu loại hoocmon sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống? (1) Tiroxin. (2) Ostrogen. (3) Testosteron. (4) Juvenin. (5) Ecdixon. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 30: Có bao nhiêu loại hoocmon sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống? (1) Tiroxin. (2) Ostrogen. (3) Testosteron. (4) Juvenin. (5) Ecdixon. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 31: Khi nói về các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở côn trùng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Các hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là juvenin và ecdixon. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 10
  11. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 (2) Ecdixon có tác dụng giúp nhộng hóa bướm nên chỉ được hình thành ở giai đoạn nhộng. (3) Juvenin kích thích quá trình biến đổi sâu thành nhộng nên trong suốt giai đoạn từ sâu bướm thành nhộng chỉ có sự tác động của loại hoocmon này. (4) Juvenin do thể allata sản xuất ra, con Ecdixon do tuyến trước ngực sản xuất ra. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Khi nói về hoocmon tiroxin ở người, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Tiroxin được hình thành ở tuyến giáp. (2) Tiroxin kích thích chuyển hóa ở tế bào. (3) Tiroxin kích thích quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể. (4) Tiroxin kích thích phân hóa tế bào thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Khi nói về hoocmon sinh trưởng (hoocmon tuyến yên) ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hoocmon tuyến yên kích thích phân chia tế bào và làm tăng kích thước tế bào thông qua việc tổng hợp protein. (2) Hoocmon tuyến yên kích thích phát triển xương. (3) Khi tuyến yên tiết qúa nhiều hoocmon quá nhiều dẫn tới người khổng lồ. (4) Khi tuyến yên tiết quá ít hoocmon quá nhiều dẫn tới người bé nhỏ (tí hon). A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Ở người, loại hoocmon nào sau đây chỉ có ở nam giới mà không có ở nữ giới? A. Tiroxin. B. Ostrogen. C. Testosteron. D. Hoocmon sinh trưởng (GH) Câu 35: Ở người, loại hoocmon nào sau đây chỉ có ở nữ giới mà không có ở nữ giới? A. Tiroxin. B. Ostrogen. C. Testosteron. D. Hoocmon sinh trưởng (GH) Câu 36: Khi thiếu loại hoocmon nào sau đây nòng nọc không biến thành ếch được? A. Tiroxin. B. Ostrogen. C. Juvenin. D. Ecdixon. Câu 37: Gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn sẽ có bao nhiêu biểu hiện sau đây? (1) Mào nhỏ. (2) Không có cựa. (3) Không biết gáy. (4) Mất bản năng sinh dục. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Nếu thiếu vitamin D trong khẩu phần ăn thì trẻ em sẽ bị mắc bệnh nào sau đây? A. Còi xương. B. Quáng gà. C. Phù thũng. D. Thiếu máu. Câu 39: Gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn sẽ dẫn tới bao nhiêu hậu quả sau đây? (1) Mào nhỏ. (2) Cựa phát triển. (3) Gáy nhiều hơn, tiếng gáy to hơn. (4) Mất bản năng sinh dục. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Quá trình phát triển của bướm gồm các giai đoạn sau (1) Trứng. (2) Bướm trưởng thành. (3) Bướm chui ra từ nhộng (4) Nhộng. (5) Sâu bướm. (6) Trứng đã phát triển thành phôi. Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là A. 2 1 3 4 5 6. B. 1 6 5 4 3 2. C. 2 1 5 4 3 6. D. 2 6 5 3 4 1. CHỦ ĐỀ 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT Câu 1: Ở thực vật có hoa, cây con được hình thành trong trường hợp nào sau đây không giữ được đặc tính của cây mẹ? A. Cây con được hình thành từ hạt của cây mẹ. B. Cây con được hình thành từ cành giâm của cây mẹ. C. Cây con được hình thành từ cành chiết của cây mẹ. D. Cây con được hình thành từ việc nuôi cấy mô, tế bào của cây mẹ. Câu 2: Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản hữu tính? A. Cây lạc con được hình thành từ hạt của cây lạc mẹ. B. Cây lá bỏng con được hình thành từ lá của cây bỏng mẹ. C. Cây khoai lang con được hình thành từ củ của cây khoai lang mẹ. D. Cây mía con được hình thành từ ngọn của cây mía mẹ. Câu 3: Khi nói về sinh sản hữu tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Trong sinh sản hữu tính có sự tổ hợp lại vật chất di truyền qua mỗi thế hệ. (2) Động vật sinh sản hữu tính có thể thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 11
  12. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 (3) Ở thực vật có hoa, khối nội nhũ nuôi phôi mang vật chất di truyền của cả bố và mẹ. (4) Tất cả các loài sinh vật thủy sinh đều có hình thức thụ tinh ngoài và thụ tinh diễn ra ở môi trường nước. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 4: Khi nói về sinh sản hữu tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Trong sinh sản hữu tính có sự tổ hợp lại vật chất di truyền sau mỗi thế hệ. (2) Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. (3) Ở thực vật có hoa, các cây mọc lên từ hạt của cây mẹ thường đa dạng di truyền hơn các cây mọc từ cành giâm của cây mẹ. (4) Khi môi trường sống biến động nhiều thì sinh sản hữu tính tỏ ra ưu thế hơn sinh sản vô tính. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 5: Khi nói về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Cơ thể con được hình thành nhờ cơ chế nguyên phân. (2) Không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền sau mỗi thế hệ. (3) Khi môi trường sống biến động nhiều thì sinh sản vô tính tỏ ra có ưu thế hơn sinh sản hữu tính. (4) Ở thực vật có hoa, các cây mọc lên từ cành giâm của cây mẹ thường nhanh cho quả hơn các cây mọc lên từ hạt của cây mẹ. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 6: Khi nói về sinh sản ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Các hình thức sinh sản ở thực vật bao gồm: sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính. (2) Sinh sản bào tử có ở những thực vật biểu hiện rõ xen kẽ thế hệ như rêu, dương xỉ. (3) Sinh sản hữu tính chỉ có ở thực vật có hoa. (4) Sinh sản sinh dưỡng chỉ có ở thực vật hạt trần. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Khi nói về sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giâm, chiết, ghép là ứng dụng cả sinh sản sinh dưỡng để tạo ra các biến dị tổ hợp. B. Sinh sản vô tính thường tạo ra đời con đa dạng về di truyền. C. Cơ sở di truyền của nuôi cấy mô là sự giảm phân và thụ tinh. D. Một số thực vật có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân, rễ, lá. Câu 8: Loài sinh vật nào sau đây sinh sản bằng bào tử? A. Rêu. B. Thông. C. Ngô. D. Lúa. Câu 9: Các cây con được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây đa dạng về di truyền? A. Nuôi cấy mô tế bào. B. Ghép chồi. C. Ghép cành. D. Giao phấn giữa các cây cùng loài. Câu 10: Thực vật nào sau đây có hiện tượng thụ tinh kép? A. Hạt trần. B. Rêu. C. Thực vật hạt kín. D. Dương xỉ. Câu 11: Bộ phận nào sau đây trên cây có kiểu gen khác với cây mẹ? A. Thân. B. Hạt. C. Lá. D. Rễ. Câu 12: Khi nói về sự sinh sản ở thực vật hạt kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên biến đổi thành. (2) Quả chín là do tác động của hoocmon etilen. (3) Thụ tinh kép là hện tượng cả hai giao tử đực đều tham gia thụ tinh tạo ra nội nhũ và phôi. (4) Hạt do noãn biến đổi thành. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Hình thức sinh sản phân đôi có ở loài động vật nào sau đây? A. Trùng biến hình. B. Thủy tức. C. Châu chấu. D. Giun dẹp. Câu 14: Khi nói về hình thức trinh sinh, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những mảnh nhỏ tách ra từ cơ thể mẹ phát triển thành những cơ thể con mới. B. Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới. C. Từ một có thể phân đôi thành hai cơ thể mới. D. Có sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Câu 15: Khi nói về hình thức sinh sản bằng nảy chồi ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những mảnh nhỏ tách ra từ cơ thể mẹ phát triển thành những cơ thể con mới. B. Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới. C. Cơ thể con có kiểu gen giống hệt cơ thể mẹ. D. Có sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 12
  13. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 Câu 16: Khi nói về hình thức sinh sản bằng phân mảnh ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những mảnh nhỏ tách ra từ cơ thể mẹ phát triển thành những cơ thể con mới. B. Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới. C. Cơ thể con có kiểu gen giống hệt cơ thể mẹ. D. Có sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Câu 17: Động vật nào sau đây lưỡng tính nhưng thụ tinh chéo? A. Gà. B. Giun đất. C. Châu chấu. D. Tôm. Câu 18: Ostrogen được sinh ra ở A. tuyến giáp. B. buồng trứng. C. tuyến yên. D. tinh hoàn. Câu 19: Ostrogen có vai trò A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp ở con cái. D. kích thích chuyển hóa ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. Câu 20: Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì A. khi nhau thau được hình thành, hoocmon progesteron kích thích sự tiết FSH và LH của tuyến yên. B. khi nhau thai được hình thành, hoocmon progesteron và estrogen có nồng độ cao sẽ ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. C. khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmon kích dục nhau thai HCG ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. D. khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmon estrogen tăng cường sự tiết FSH và LH của tuyến yên. Câu 21: Thể vàng sinh ra hoocmon A. FSH. B. LH. C. HCG. D. progesteron. Câu 22: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trừng là A. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn rụng trứng, uống viên tránh thai. B. dùng bao cao su, nạo thai, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. C. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. D. dùng bao cao su, thắt ống dẫn tính, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. Câu 23: Tuyến yên sản sinh ra hoocmon nào sau đây? A. Hoocmon kích thích trứng, hoocmon tạo thể vàng. B. Progesteron và ostrogen. C. Hoocmon kích dục nhau thai progesteron. D. Hoocmon kích kích nang trứng ostrogen. Câu 24: Sự phối hợp của những loại hoocmon nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con. A. Progesteron và ostrogen. B. LH và progesteron. C. FSH và ostrogen. D. LH, FSH và progesteron. Câu 25: Nhau thai sản sinh ra hoocmon nào sau đây? A. Progesteron. B. FSH. C. HCG. D. LH. Câu 26: Sự phối hợp của các loại hoocmon nào có tác dụng kích thích sự phát triển của nang trừng và gây rụng trứng? A. FSH, progesteron và ostrogen. B. Progesteron, ostrogen và LH. C. FSH, LH và ostrogen. D. FSH, LH và progesteron. Câu 27: Khi nói về chu kì kinh nguyệt ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong chu kì kinh nguyệt không có trứng chín và rụng. B. Nồng độ progesteron trong máu luôn cao. C. Nồng độ LH luôn cao hơn FSH. D. Niêm mạc tử cung trở nên mềm mại và dày hơn. Câu 28: Khi nói về cơ chế điều hòa sinh trứng, phát biểu nào sau đây đúng? A. FSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng kích thích trứng rụng va tạo thể vàng. B. LH làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng làm tổ. C. Nếu nồng độ ostrogen và progesteron cao sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng. D. Thể vàng tiết HCG kích thíc quá trình rụng trứng. Câu 29: Trường hợp nào sau đây có thể ức chế quá trình trứng phát triển? A. Tổng hợp prostaglandin từ nhau thai tăng cao. B. Thể vàng thoái hóa. C. Nồng độ progesteron tăng cao. D. HCG tăng cao. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 13
  14. THPT Quốc gia 2019 170 Câu trắc nghiệm Sinh học 11 Câu 30: Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào tháng đầu mang thai ở phụ nữ thì sẽ gây ra hậu quả gì? A. Tăng cường sản xuất progesteron nhưng lại ức chế sản xuất ostrogen. B. Gây ra hiện tượng thoái hóa thể vàng và gây nguy cơ xảy thai. C. Làm ức chế tuyến yên tiết FSH và LH. D. Làm mềm tử cung, tăng nồng độ HCG trong máu. Câu 31: Chất RU86 phong bế thụ thể progesteron. Nếu đưa chất RU86 vào cơ thể phụ nữ ngay say khi hợp tử làm tổ ở tử cung thì điều gì sẽ xảy ra? A. Làm tăng hoocmon LH. B. Có thể xảy thai. C. Có tác dụng an thai. D. Ức chế nhau thai tiết ra HCG. Câu 32: Số lượng thụ thể đối với testosteron ở vùng dưới đồi thị giảm sẽ làm A. giảm nồng độ FSH và testosteron trong máu. B. tăng nồng độ FSH và testosteron trong máu. C. tăng nồng độ FSH và giảm nồng độ testosteron trong máu. D. giảm nồng độ FSH và còn nồng độ testosteron không bị ảnh hưởng. Câu 33: Vai trò của ostrogen và progesteron trong chu kì rụng trứng là A. làm niêm mạc tử cung dày lên và phát triển. B. kích thích trứng phát triển và rụng. C. ức chế sự tiết HCG. D. duy trì sự phát triển của thể vàng. Câu 34: Vai trò của LH trong chu kì rụng trứng là A. làm niêm mạc tử cung dày lên và phát triển. B. kích thích trứng phát triển và rụng. C. ức chế sự tiết HCG. D. kích thích trứng rụng và tạo thể vàng. Câu 35: Vai trò của FSH trong chu kì rụng trứng là A. làm niêm mạc tử cung dày lên và phát triển. B. kích thích trứng phát triển. C. ức chế sự tiết HCG. D. kích thích trứng rụng và tạo thể vàng. Câu 36: Khi người phụ nữ mang thai, loại hoocmon nào sau đây có tác dụng duy trì sự phát triển của thể vàng? A. Glucocoocticoit. B. Andosteron. C. HCG (kích dục tố nhau thai người). D. Androgen. Câu 37: Thuốc tránh thai có loại hoocmon nào sau đây? A. Ostrogen và progesteron. B. HCG và progesteron. C. Ostrogen và LH. D. FSH và progesteron. Câu 38: Loại hoocmon nào sau đây khi tăng nồng độ có tác dụng kích thích tuyến yên tiết hoocmon sinh sản? A. Progesteron. B. Ostrogen. C. HCG. D. Testosteron. Câu 39: Khi nói về ưu thế của sinh sản hữu tính, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong sinh sản hữu tính luôn có sự tổ hợp lại vật chất di truyền. B. Trong trường hợp mật độ cá thể của quần thể thấp thì sinh vật sinh sản hữu tính có ứu thế hơn sinh vật sinh sản vô tính. C. Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền. D. Sinh sản hữu tính tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu chon quá trình tiến hóa và chọn giống. Câu 40: Hình thức sinh sản nào sau đây có ở ong? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Trinh sinh. D. Phân mảnh. Phạm Báu – Trường THPT Xuân Trường B _ Nam Định 14