2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 (Chương trình chuẩn)

docx 4 trang thaodu 3350
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_chuong_trinh_chua.docx

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 (Chương trình chuẩn)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT Môn: HÓA HỌC 10 chương trình Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút; MÃ ĐỀ: 152 (không tính thời gian phát đề) I. Trắc nghiệm: (6 điểm) (20 câu * 0,3 điểm) Học sinh tô đậm đáp án đúng vào giấy bài làm. - Lưu ý: Tô rõ ràng, dùng bút mực hoặc bút chì. Nếu xóa thì dùng bút xóa hay gôm tẩy. (Cho biết khối lượng nguyên tử các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; I = 127; Ag = 108; Ba = 137) Câu 1: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? A. Cl2 và O2. B. CO và O2. C. H2 và F2. D. Ag và O2. Câu 2: Cần a mol K2Cr2O7 và b mol HCl để điều chế được 3,36 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của a và b lần lượt là: A. 0,05 và 0,7. B. 0,1 và 0,7. C. 0,05 và 0,35. D. 0,1 và 0,35 Câu 3: Cho 1,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng dư, thu được 0,84 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là: A. Zn. B. Ag. C. Cu. D. Fe. Câu 4: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe, CuO, H2SO4, Mg(OH)2 B. Fe2O3, KMnO4¸ CuO, AgNO3. C. Fe2O3, KMnO4, Cu, AgNO3. D. KMnO4, Cu, H2SO4, Mg(OH)2. Câu 5: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khả năng phản ứng, nồng độ, áp suất. B. Diện tích tiếp xúc, chất xúc tác, nhiệt độ, áp suất. C. Nhiệt độ, nồng độ, chất xúc tác, áp suất. D. Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích tiếp xúc. Câu 6: Cho các thí nghiệm sau: (1) O3 tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường. (2) O2 tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường. (3) CuO tác dụng với dung dịch HCl. (4) Sục khí O3 vào dung dịch KI. (5) Cr tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số phản ứng hóa học xảy ra là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 7: Cho hỗn hợp các chất sau tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: 1) FeO và ZnO. 2) Fe2O3 và CuO. 3) FeS và Cu2S. 4) CaO và CaCO3. Hỗn hợp chất nào phản ứng có sinh khí SO2? A. 1 và 4. B. 2 và 3. C. 1, 2 và 3. D. 1 và 3. Câu 8: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là? A. KMnO4. B. K2Cr2O7. C. CaOCl2. D. MnO2. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là: A. 48,4. B. 54,0. C. 58,0. D. 52,2. Câu 10: Cho các phản ứng sau: (1) 4HCl + MnO2→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O. (2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. (3) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. (4) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. (5) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
  2. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 11: Cho đường saccarozo vào dung dịch H2SO4 đặc thấy thoát ra khí. Các khí này là: A. CO2 và SO3. B. SO2 và H2S. C. CO2 và SO2. D. H2S và CO2 Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, ZnO và Al2O3 cần 400ml dung dịch HCl 1,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng: A. 28,9g. B. 26,8g. C. 24,8g. D. 29,5g. Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe và C có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng H2SO4 đặc nóng dư thì thu được hỗn hợp khí. Cho hỗn hợp khí này tác dụng với dung dịch nước brom thu được m gam dung dịch X1 và n gam dung dịch X2. Cho dung dịch X1 tác dụng với BaCl2 tạo ra kết tủa trắng. Giá trị của m là: A. 53,9 B. 14,7 C. 39,2 D. 73,5 Câu 14: Khuynh hướng chính của oxi là: A. nhường 2e, có tính oxi hóa mạnh. B. nhường 2e, có tính khử mạnh. C. nhận thêm 2e, có tính khử mạnh. D. nhận thêm 2e, có tính oxi hóa mạnh. Câu 15: Thuốc thử để nhận biết iot là: A. phenolphtalein. B. nước brom. C. quỳ tím. D. hồ tinh bột. Câu 16: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư và đun nóng. Thể tích khí thoát ra ở đktc là? A. 6,72 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. Câu 17: Cho các cân bằng sau: xt,to xt,to (a) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) (b) N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k)   xt,to xt,to (c) CO2 (k) + H2 (k)  CO (k) + H2O (k) (d) 2HI (k)  H2 (k) + I2 (k)   xt,to (e) CH3COOH (l) + C2H5OH (l)  CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)  Số cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch khi tăng áp suất là: A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 18: Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh hưởng đến không khí trên: A. O2. B. O3. C. H2S. D. SO2. Câu 19: Các ứng dụng của nước Gia – ven dựa trên cơ sở: A. Tính oxi hóa mạnh. B. Tính tẩy trắng. C. Tính khử mạnh. D. Tính sát trùng. Câu 20: Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu? A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không màu. D. Màu tím. II. Tự luận: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra khi: a. Cho dung dịch H2S vào dung dịch Pb(NO3)2. b. Sục khí SO2 vào dung dịch brom. Câu 2: (2 điểm) Cho 13,6 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 6,72 lít khí H2. a) Tính m và thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp . b) Cũng khối lượng Fe trên để lâu ngoài không khí , sau một thời gian thu được 14,4 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X phản ứng với lượng dư axit H2SO4 đặc nóng, thu được V lít SO2 (đktc). Tìm giá trị của V? Câu 3: (1 điểm) Sau khi đun nóng 23,7 gam KMnO4 thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp chất rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d=1,18g/ml) đun nóng. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí Cl2 thu được (ở đktc). c) Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng. -HẾT- (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)
  3. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT Môn: HÓA HỌC 10 chương trình Chuẩn Thời gian làm bài: 45 phút; MÃ ĐỀ: 281 (không tính thời gian phát đề) I. Trắc nghiệm: (6 điểm) (20 câu * 0,3 điểm) Học sinh tô đậm đáp án đúng vào giấy bài làm. - Lưu ý: Tô rõ ràng, dùng bút mực hoặc bút chì. Nếu xóa thì dùng bút xóa hay gôm tẩy. (Cho biết khối lượng nguyên tử các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; I = 127; Ag = 108; Ba = 137) Câu 1: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khả năng phản ứng, nồng độ, áp suất. B. Diện tích tiếp xúc, chất xúc tác, nhiệt độ, áp suất. C. Nhiệt độ, nồng độ, chất xúc tác, áp suất. D. Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích tiếp xúc. Câu 2: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là? A. CaOCl2. B. K2Cr2O7. C. MnO2. D. KMnO4. Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là: A. 58,0. B. 54,0. C. 48,4. D. 52,2. Câu 4: Các ứng dụng của nước Gia – ven dựa trên cơ sở: A. Tính sát trùng. B. Tính oxi hóa mạnh. C. Tính khử mạnh. D. Tính tẩy trắng. Câu 5: Cho hỗn hợp các chất sau tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: 1) FeO và ZnO. 2) Fe2O3 và CuO. 3) FeS và Cu2S. 4) CaO và CaCO3. Hỗn hợp chất nào phản ứng có sinh khí SO2? A. 2 và 3. B. 1 và 4. C. 1, 2 và 3. D. 1 và 3. Câu 6: Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh hưởng đến không khí trên: A. O2. B. O3. C. H2S. D. SO2. Câu 7: Cho 1,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng dư, thu được 0,84 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là: A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Zn. Câu 8: Cần a mol K2Cr2O7 và b mol HCl để điều chế được 3,36 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của a và b lần lượt là: A. 0,05 và 0,35. B. 0,1 và 0,7. C. 0,05 và 0,7. D. 0,1 và 0,35 Câu 9: Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu? A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không màu. D. Màu tím. Câu 10: Cho các thí nghiệm sau: (1) O3 tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường. (2) O2 tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường. (3) CuO tác dụng với dung dịch HCl. (4) Sục khí O3 vào dung dịch KI. (5) Cr tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số phản ứng hóa học xảy ra là: A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, ZnO và Al2O3 cần 400ml dung dịch HCl 1,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng: A. 28,9g. B. 26,8g. C. 24,8g. D. 29,5g.
  4. Câu 12: Hỗn hợp X gồm Fe và C có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Cho 8 gam hỗn hợp X tác dụng H2SO4 đặc nóng dư thì thu được hỗn hợp khí. Cho hỗn hợp khí này tác dụng với dung dịch nước brom thu được m gam dung dịch X1 và n gam dung dịch X2. Cho dung dịch X1 tác dụng với BaCl2 tạo ra kết tủa trắng. Giá trị của m là: A. 53,9 B. 14,7 C. 39,2 D. 73,5 Câu 13: Khuynh hướng chính của oxi là: A. nhường 2e, có tính oxi hóa mạnh. B. nhường 2e, có tính khử mạnh. C. nhận thêm 2e, có tính khử mạnh. D. nhận thêm 2e, có tính oxi hóa mạnh. Câu 14: Thuốc thử để nhận biết iot là: A. phenolphtalein. B. nước brom. C. quỳ tím. D. hồ tinh bột. Câu 15: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư và đun nóng. Thể tích khí thoát ra ở đktc là? A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. Câu 16: Cho các cân bằng sau: xt,to xt,to (a) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k) (b) N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k)   xt,to xt,to (c) CO2 (k) + H2 (k)  CO (k) + H2O (k) (d) 2HI (k)  H2 (k) + I2 (k)   xt,to (e) CH3COOH (l) + C2H5OH (l)  CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)  Số cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch khi tăng áp suất là: A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 17: Cho đường saccarozo vào dung dịch H2SO4 đặc thấy thoát ra khí. Các khí này là: A. H2S và CO2 B. CO2 và SO3. C. CO2 và SO2. D. SO2 và H2S. Câu 18: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? A. H2 và F2. B. Cl2 và O2. C. Ag và O2. D. CO và O2. Câu 19: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohidric? A. Fe, CuO, H2SO4, Mg(OH)2 B. Fe2O3, KMnO4¸ CuO, AgNO3. C. KMnO4, Cu, H2SO4, Mg(OH)2. D. Fe2O3, KMnO4, Cu, AgNO3. Câu 20: Cho các phản ứng sau: (1) 4HCl + MnO2→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O. (2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. (3) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. (4) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. (5) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. II. Tự luận: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra khi: a. Cho dung dịch H2S vào dung dịch Pb(NO3)2. b. Sục khí SO2 vào dung dịch brom. Câu 2: (2 điểm) Cho 13,6 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 6,72 lít khí H2. a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? b) Cũng khối lượng Fe trên để lâu ngoài không khí , sau một thời gian thu được 14,4 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X phản ứng với lượng dư axit H2SO4 đặc nóng, thu được V lít SO2 (đktc). Tìm giá trị của V? Câu 3: (1 điểm) Sau khi đun nóng 23,7 gam KMnO4 thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp chất rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d=1,18g/ml) đun nóng. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính thể tích khí Cl2 thu được (ở đktc). c) Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng. -HẾT- (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)