21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án)

docx 127 trang Thái Huy 18/04/2025 100
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx21_de_thi_hsg_cap_truong_mon_van_12_co_dap_an.docx

Nội dung text: 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án)

  1. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về chủ đề “Đổi mới cách nghĩ và sáng tạo trong hành động”. Câu 2 (10,0 điểm): Nhà thơ Trương Nam Hương từng phát biểu: “Với tôi, thơ là nỗi ám ảnh của vô thức, sự sám hối của tâm thức. Tôi giải thoát những nỗi buồn của tôi bằng thơ và chỉ có thể bằng thơ. Lúc ấy lòng tôi mới có thể trở nên thanh thản như con chiên sau khi đã xưng tội trước Chúa vậy”. Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ quan điểm sáng tác của Trương Nam Hương qua thi phẩm “Nhớ mẹ và làng quan họ” được nêu ở phần Đọc hiểu. DeThi.edu.vn
  2. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 4.0 1 - Thể thơ của văn bản: Tự do 0,25 - Dấu hiệu để xác định thể thơ: Số chữ giữa các dòng thơ không đều nhau 0,25 2 Những hình ảnh thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: “Nghe quan họ anh bật khóc”; “thấy mình có lỗi với làng xưa”; “xót xa thương mẹ nhớ làng”; 0,5 “Mẹ không còn và mắt anh cay”. 3 Những ý nghĩa nào được gợi ra từ hai dòng thơ: “Mẹ cho của hồi môn là câu hát/ Để con rời quê kiểng có hành trang”: - “Của hồi môn” là để chỉ tài sản quý mà ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu. “Câu hát” là sản phẩm tinh thần, là biểu tượng vẻ đẹp văn hóa dân gian, là tài sản vô giá của dân tộc. 1,0 - Mẹ không có tiền bạc, vật chất mà chỉ có “câu hát” cho con làm hành trang trên chặng đường dài rộng của cuộc đời. Hai dòng thơ là sự nâng niu, trân trọng của mẹ với giá trị văn hóa truyền thống và tình yêu thương vô bờ bến với nhân vật trữ tình. Mẹ gửi trong câu hát tấm lòng, tình cảm và niềm hi vọng con khôn lớn, trưởng thành. 4 - Hai dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ tương phản- đối lập: “mẹ một đời áo rách”>< “Cố giữ lành câu quan họ” - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, biểu cảm cho sự diễn đạt, làm hình ảnh thơ sinh động, hấp dẫn, câu thơ cân đối, hài hòa. + Nhấn mạnh dù có nghèo khổ, cơ cực, vất vả (“một đời áo rách”) mẹ vẫn cố giữ 1,0 gìn và lưu truyền câu ca quan họ (“giữ lành câu quan họ”)- nét đẹp văn hóa dân gian của quê hương. Thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông, niềm kính yêu vô hạn của con với mẹ. Từ đó nhắc nhở mỗi người về thái độ sống ân nghĩa thủy chung với cha mẹ, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 5 - Lời của người mẹ được nhắc đến trong hai câu thơ: “Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích/ Có bà tiên ông bụt giúp người”. Người mẹ muốn nói với con rằng, người làng ta sống rất nhân hậu, giàu niềm tin, luôn hướng đến những điều tốt đẹp (“giàu cổ tích”), biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người(giống “bà tiên, ông bụt”). 1,0 - Từ lời người mẹ, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về mối quan hệ giữa quê hương và đời sống tâm hồn con người. Có thể theo hướng sau: quê hương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, làm phong phú đời sống tinh thần mỗi con người; quê hương giúp hình thành nhân cách và giá trị sống của mỗi người, mang đến cảm giác gắn bó và thân thuộc; quê hương ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta; quê hương còn là nguồn động lực để ta phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống;quê hương là nơi nương náu, chở che cho mỗi tâm hồn cô đơn, khổ đau hay thất bại . DeThi.edu.vn
  3. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn II Viết 1 Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: Đổi mới cách nghĩ và và sáng tạo trong 6,0 hành động. a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 Đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đổi mới cách nghĩ và và sáng tạo trong 0,5 hành động. c. Viết đoạn văn bảo đảm các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở bảo đảm những nội dung sau: * Giải thích 1,0 - Mượn hành trình di chuyển và mong muốn của con vật nhỏ bé, chậm chạp để chỉ khả năng vốn có và hàm ý về khát vọng lớn lao của con người. - Các câu hỏi “phải làm thế nào đây?”, “Phải gồng mình mà bò quyết liệt hơn?”: nhấn mạnh sự kiên trì, nỗ lực theo đuổi mục tiêu. Tuy nhiên giải pháp tối ưu phải là “biến thành bướm và vỗ cánh bay đi”. => Câu chuyện nhỏ nhưng gửi tới người đọc một thông điệp lớn: muốn thực hiện được khát vọng, không chỉ cần phải cố gắng mà còn phải đổi mới cách nghĩ và sáng tạo trong hành động. * Bàn luận + Đổi mới, sáng tạo là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với 2,5 trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Trong cuộc sống, mỗi người cần luôn đổi mới cách nghĩ, sáng tạo trong hành động vì: + Có rất nhiều mục tiêu chúng ta muốn đạt được, có rất nhiều khó khăn chúng ta muốn vượt qua nhưng không phải cứ cố gắng là được. + Phải thay đổi cách nhìn, thay đổi cách nghĩ, phải sáng tạo trong hành động, phải biết vận dụng thời cơ và tạo thời cơ để bắt kịp với thời đại, để có được thành công. + Khi đổi mới cách nghĩ, sáng tạo trong hành động, con người không chỉ cải thiện 0,5 hoàn cảnh mà còn có khả năng tạo ra cái mới, có sự bứt phá, đạt được kì vọng. + Để thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, thay đổi phương pháp cũ cần nhìn nhận đúng về bản thân mình, phải bỏ lối suy nghĩ bảo thủ. Phải không ngừng học tập, mở rộng nhận thức, trau dồi kĩ năng, hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân. (Thí sinh sử dụng dẫn chứng phù hợp) * Bài học: (Thí sinh rút ra được bài học cho bản thân) d. Diễn đạt: Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu 0,5 trong đoạn văn. đ. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới 0,75 DeThi.edu.vn
  4. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn mẻ. 2 Nhà thơ Trương Nam Hương từng phát biểu: “Với tôi, thơ là nỗi ám ảnh của vô 10,0 thức, sự sám hối của tâm thức. Tôi giải thoát những nỗi buồn của tôi bằng thơ và chỉ có thể bằng thơ. Lúc ấy lòng tôi mới có thể trở nên thanh thản như con chiên sau khi đã xưng tội trước Chúa vậy.” Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ quan điểm sáng tác của Trương Nam Hương qua thi phẩm “Nhớ mẹ và làng quan họ” được nêu ở phần Đọc hiểu. a. Đảm bảo đúng bố cục của bài văn nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng và vai trò, tầm quan trọng của 0.5 thơ đối với đời sống tâm hồn con người. c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng, trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận văn học. Học sinh có thể triển khai theo hướng: * Giải thích: - “Thơ là nỗi ám ảnh của vô thức, sự sám hối của tâm thức”: thơ là sự giải tỏa ở 1,0 mức độ cao nhất của cảm xúc, là sự giãi bày một cách tự nhiên những tình cảm sâu kín, mãnh liệt, cả những cảm xúc mà bản thân con người không nhận ra được, không ý thức được, nhưng luôn thường trực, day dứt trong lòng.“Thơ không phải là một vòng quay chậm dãi của cảm xúc mà là lối thoát của cảm xúc” (TS. Eliot) - “Tôi giải thoát những nỗi buồn của tôi bằng thơ và chỉ có thể bằng thơ”: con đường duy nhất để thi sĩ nương tựa tâm hồn ấy là tìm đến thơ. “Có những phút ngã lòng/Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy” (Phùng Quán) - “Lúc ấy lòng tôi mới có thể trở nên thanh thản như con chiên sau khi đã xưng tội trước Chúa vậy”: Thả hồn vào thơ, giải bày bằng thơ, lúc ấy người viết mới tìm được sự thanh thản, thỏa mái, vui vẻ, tâm hồn mới trở lại sự hồn nhiên, vô tư đúng nghĩa. => Như vậy, ý kiến đề cập đến đặc trưng thơ và vai trò, tầm quan trọng của thơ đối với đời sống tâm hồn con người. Thơ giúp con người cân bằng cảm xúc, giải tỏa áp lực, thơ hướng con người đến những vẻ đẹp cao quý: Chân- thiện- mỹ. Đây vừa là quan điểm sáng tác, vừa là một định nghĩa rất riêng về thơ được đúc kết từ quá trình lăn lộn với nghề của người nghệ sĩ. * Bàn luận: - Căn cứ vào đặc trưng thơ, ta thấy, thơ là nơi nhà thơ chia sẻ, trút gửi tâm tư sâu kín, những giày vò và chấn động bên trong. Đối với nhà thơ, hoạt động sáng tạo thơ 2,5 ca thực chất là sự giải phóng tâm hồn. Khi nghệ sĩ có những rung động mãnh liệt trước cuộc đời khi đó ta có thơ. - Thơ bắt nguồn từ cảm xúc cá nhân nhưng đó là thứ tình cảm thăng hoa nhất, bay bổng nhất, là trạng thái tuyệt vời của niềm vui, niềm hạnh phúc, là cảm xúc được DeThi.edu.vn
  5. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn nâng lên đỉnh cao và mãnh liệt đến mức buộc người nghệ sĩ phải tìm đến một hình thức nghệ thuật để dãi bày. - Thơ là tiếng nói của trái tim, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư. Từng tiếng nói trong thơ ca tạo nên sự sống động cho những năng lực mới rất diệu kỳ. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tự nhiên Sẽ "chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép", sẽ chẳng có thơ khi người làm thơ không tìm được sợi dây giao nối với cuộc đời để tâm hồn được ươm trồng, nảy nở. Khi ấy, những cảm xúc thơ có thể thức tỉnh, giúp ta “giật mình bởi một tiếng lá rụng”, xao xuyến trước một giọt sương rơi, giúp ta sống người hơn, có ích hơn. - Thơ là một thế giới tinh diệu thăng hoa từ điệu hồn thi nhân nhưng bao giờ cũng mang tính khái quát, có tác động sâu sắc đến con người và cuộc sống con người. - Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”. Hơn hai nghìn năm trước, Trang Tử đã có một triết lí rất hay như thế này: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều ra đi từ đó, nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Thơ ca cũng như những nguồn nước cũng nảy sinh lớn mạnh từ biển lớn cuộc đời. Thi sĩ là người mang tiếng sáo thời đại ngân vang vào những ải thơ miên man để thơ ca còn âm vang mãi. - Tình cảm, cảm xúc trong thơ mãnh liệt đòi hỏi phải được truyền tải qua hình thức nghệ thuật độc đáo. * Chứng minh: Thí sinh phân tích bài thơ để làm sáng tỏ những khía cạnh sau: - Giới thiệu vài nét khái quát về bài thơ “Nhớ mẹ và làng quan họ”. - “Thơ là nỗi ám ảnh của vô thức, sự sám hối của tâm thức”: Bài thơ là sự giải tỏa ở 4,0 mức độ cao nhất của cảm xúc, là sự giãi bày một cách tự nhiên những tình cảm sâu kín, mãnh liệt về mẹ, về quê hương của nhà thơ. Sau những năm tháng xa quê, nghe câu hát đắm say và nghĩa tình Trương Nam Hương mới cảm hết cái chênh vênh của câu hát Quan họ, mới cảm hết cái trống vắng của nhớ mẹ, nhớ làng. + Tình cảm, cảm xúc về mẹ: Xót xa, nhớ thương da diết (“Bao mưa nắng đời anh chưa hiểu hết/ Giờ xót xa thương mẹ nhớ làng”); biết ơn, thấu hiểu(“Mẹ cho của hồi môn là câu hát/ Để con rời quê kiểng(1)có hành trang”); Trân trọng, ngợi ca (mẹ “một đời áo rách/Cố giữ lành câu quan họ thôi”); ân hận, day dứt “Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ - Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày”); hoài niệm, nuối tiếc (“Mẹ không còn và mắt anh cay...”) =>Tình cảm với mẹ luôn thường trực, thổn thức trong trái 1,0 tim nhà thơ. “Đêm nay ngồi nghe em thay mẹ hát”, hình bóng mẹ, cảm xúc về mẹ dâng trào, tha thiết mãnh liệt trong từng nhịp nhớ thương. + Tình cảm, cảm xúc về quê hương quan họ: Thấy mình có lỗi(“Vịn câu hát anh lần về cội gốc/ Chợt thấy mình có lỗi với làng xưa ”), trân trọng, tự hào về những câu quan họ- nét đẹp văn hóa truyền thống của làng, về lối sống, về cốt cách, về phẩm DeThi.edu.vn
  6. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn chất nhân hậu, giàu niềm tin của người quê hương (Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích/ Có bà tiên ông bụt giúp người). => Nhớ làng, yêu làng là biểu hiện của tình yêu quê hương tha thiết. Những tình cảm thường trực, ám ảnh ấy chỉ cần chạm vào là cháy bỏng, thiêu đốt tâm can. Hoài niệm và nuối tiếc cũng là sự trở về của nhà thơ với mạch nguồn văn hóa dân gian giàu có của xứ Bắc, để tự giữ mình thanh khiết, thánh thiện giữa cuộc đời không ít xô bồ, đua chen. - Bài thơ “Nhớ mẹ và làng quan họ” chính là phương tiện để Trương Nam Hương “giải thoát những nỗi buồn” của mình. Tâm trạng đã chọn được một hình thức để bộc lộ. Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh hàm chứa trong đó những cảm xúc nồng nàn, những suy tư sâu lắng. Nhờ khả năng của ngôn từ, hình ảnh mà cảm xúc được giải tỏa, tâm hồn thi nhân “trở nên thanh thản như con chiên sau khi đã xưng tội trước Chúa vậy”. - “Nhớ mẹ và làng Quan họ” được viết với bút pháp tự sự, lời lẽ khúc chiết, xúc cảm tràn đầy; thể thơ tự do, giọng điệu day dứt, thiết tha, các biện pháp tu từ ẩn dụ, đối lập được sử dụng khéo léo, tài hoa; hình ảnh quen thuộc, đậm chất dân gian. Bài thơ đã phần nào minh chứng cho quan niệm rất sâu sắc về thơ của Trương Nam Hương. * Đánh giá: - Ý kiến là kết quả những trải nghiệm sâu sắc của Trương Nam Hương về văn chương, nghệ thuật, thể hiện quan điểm đề cao đặc trưng tình cảm trong thơ, khẳng định thơ là nơi người nghệ sĩ giải bày, trút gửi tâm tư, vai trò của thơ trong việc giải tỏa cảm xúc. - Tình cảm trong thơ không phải là tình cảm sướt mướt mà phải là tình cảm đã được ý thức, cao cả, chân thành, mãnh liệt, hướng tới những giá trị nhân văn cao quý, như thế mới có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức, tâm hồn độc giả. - Bài học đối với người sáng tác và người tiếp nhận: + Đối với người sáng tác: cần phải sống thật với chính mình, có những tình cảm phong phú, cao đẹp, mãnh liệt, biết mở rộng tâm hồn mình trước cuộc đời, con người; đồng thời phải là những nghệ sĩ ngôn từ, tạo ra được dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ. + Đối với người đọc: Bạn đọc phải là “người đồng hành sáng tạo” (Gorki), biết cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những tâm tư, tình cảm, tiếng lòng mà nhà thơ gửi gắm trong mỗi vần thơ, để từ đó bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mình. d. Diễn đạt: Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản 0.25 đ. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0.5 nghị luận. Tổng điểm 20.0 ..........................Hết............................ DeThi.edu.vn
  7. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH THPT - TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc. Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ. Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh. Khi chúng tôi đến gần cửa, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây. Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác. Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười. Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ. Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà. Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh. “Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi”. Anh ta vui vẻ đáp. “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài. Vì vậy, mỗi buổi chiều về nhà, tôi đã đem hết nỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”. “Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp:“Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước” (Theo Mỗi ngày một câu chuyện, Vietbao.vn, ngày 07-10-2007) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Người thợ mộc đã chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với tâm trạng, thái độ thế nào? Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả sự thay đổi thái độ của người thợ mộc khi bước vào nhà. Câu 3. Anh/Chị hãy lí giải ý nghĩa của “cây buồn phiền”. Câu 4. Theo anh/ chị vì sao người thợ mộc nhận thấy những nỗi buồn được nhận lại vào buổi sáng hôm sau “dường như chúng đã vơi đi khá nhiều » so với lúc anh gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước ? Câu 5. Câu chuyện gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách con người cần làm khi đối mặt với những buồn phiền trong cuộc sống? II. VIẾT (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Khi sắp từ giã cõi đời, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ cuối cùng “Tạm biệt”, trong đó có câu: “Sống là cho. Chết cũng là cho”. Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về quan niệm được đặt ra trong câu thơ. Câu 2 (10,0 điểm) DeThi.edu.vn
  8. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất” và luôn cần ở “thì hiện tại”. Đó là sức mạnh để những câu thơ ra đời cách đây hàng ngàn năm vẫn còn song hành với thời đại của chúng ta và những câu thơ của ngày hôm nay sẽ còn làm bạn mãi mãi với mai hậu”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “Hoa mộc miên biên giới” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu: chẳng hiểu sao lần nào qua biên giới hoa mộc miên cũng rực đỏ triền sông rực đỏ vách núi rực đỏ tâm can mộc miên đỏ một trời biên viễn như máu tươi ròng rã ngàn năm dưới gốc mộc miên người lính biên phòng cùng ta nâng chén người xa nhà rượu ngô như lửa đêm đông thanh vắng vẳng tiếng hoa tầm tã khuya khoắt bóng ai rình rập dưới triền sông có ai trồng mộc miên biên giới hay biên cương cây tìm đến mọc lên hoa cứ máu tươi suốt ngàn năm tê tái cây cứ sừng sững mướt xanh cột mốc biên cương. (Theo Ghi chú: - Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959 tại Thái Bình. Ông là PGS.TS triết học, hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Ông đã từng đoạt giải thưởng thơ Báo Văn nghệ (1995) và Tạp chí Văn nghệ quân đội (2010). - Nhà thơ từng chia sẻ: Bài thơ Hoa mộc miên biên giới tôi viết trong dịp lên tặng quà đồng bào và chiến sĩ Biên phòng ở Mèo Vạc, Đồng Văn. Đó là những rung động chợt đến khi mình đứng ở nơi biên cương địa đầu Tổ quốc với hoa đỏ, cột mốc biên giới và người lính biên phòng. [ ] Đối với tôi, nhà thơ bao giờ cũng là người trong cuộc và anh ta nói tiếng nói của người trong cuộc. - Bài thơ nằm trong chùm ba bài thơ được trao giải Nhất của cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức vào năm 2008 – 2009. - Hoa mộc miên: còn gọi là hoa gạo, hoa pơ lang DeThi.edu.vn
  9. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 4.0 1 Người thợ mộc đã chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với tâm trạng, thái độ: 0,5 phiền muộn, bực dọc, ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường. 2 Sau khi bước vào nhà, người thợ mộc đã có sự thay đổi thái độ: Gương mặt sạm 0,5 nắng của anh rạng rỡ nụ cười; siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ; vui vẻ chuyện trò với “tôi”. 3 Ý nghĩa của “cây buồn phiền”: 1,0 - Là cái cây nhận lấy những buồn phiền khó chịu của người thợ mộc, giúp cho anh gửi gắm nỗi buồn trước khi bước về nhà và làm vơi đi nỗi buồn phiền trước khi bắt đầu ngày mới. - Thực chất, cây buồn phiền có ý nghĩa là một giải pháp tinh thần, là cách để con người ứng xử trước nỗi buồn phiền trong cuộc sống. 4 Người thợ mộc nhận thấy những nỗi buồn được nhận lại vào buổi sáng hôm 1,0 sau “dường như chúng đã vơi đi khá nhiều» so với lúc anh gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trướcvì: - Bản thân người thợ mộc đã gạt bỏ nỗi buồn phiền sang một bên thay vì mang nỗi buồn phiền về nhà, trút những cảm xúc tiêu cực lên người khác. Nên nỗi buồn phiền cũng theo đó mà vơi đi. - Trải qua một đêm được sống trong tình yêu thương của gia đình với những cảm xúc tích cực, nỗi buồn phiền trong anh vơi đi. 5 Câu chuyện gợi lên những suy nghĩ về cách con người cần làm khi đối mặt với 1,0 những buồn phiền trong cuộc sống: - Mỗi người cần thay đổi về nhận thức về nỗi buồn phiền trong cuộc sống: Buồn phiền chỉ là một trạng thái tinh thần, bản thân chúng ta có thể tự thay đổi thái độ đối với sự buồn phiền. - Cần phải có giải pháp thoát khỏi những buồn phiền trong cuộc sống: Tạo cho mình sự cân bằng cảm xúc, không tìm cách trút bỏ áp lực hay sự buồn bực lên người khác, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực II Viết 16,0 1 Viết đoạn văn nghị luận bàn về quan niệm đặt ra trong câu thơ: “Sống là cho. 6,0 Chết cũng là cho” của Tố Hữu a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn 0,25 Đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về lối sống cho đi: sống và chết 0,5 đều phải trên tinh thần sẵn sàng, chủ động, cống hiến. DeThi.edu.vn
  10. 21 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn c. Viết đoạn văn bảo đảm các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở bảo đảm những nội dung sau: * Giải thích - Cho: suy nghĩ, hành động vì lợi ích chung, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá 1,0 nhân, sẵn sàng cống hiến. - Sống là cho: khi sống, mọi hành động đều hướng tới mục đích đem lại những điều ý nghĩa cho cuộc đời, làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn - Chết cũng là cho: khi từ bỏ cõi đời là cách nhường lại để cho sự sống khác sẽ nảy nở, sinh sôi, phát triển. - Nghĩa cả câu: sống và chết đều trên tinh thần sẵn sàng, chủ động cống hiến, tinh thần tận hiến. => Câu thơ thể hiện quan niệm sống và nhận thức sâu sắc của con người sắp từ giã 2,5 cuộc đời, bình thản đón nhận quy luật tất yếu của cuộc sống. Từ đó nêu lên quan niệm tích cực về lẽ sống cho đi cả khi ta sống và cả khi ta từ giã cõi đời. * Bàn luận - Cuộc sống phức tạp, bộn bề, cuộc đời con người ngắn ngủi, hữu hạn, mỗi người sống trong đời sống không phải chỉ để khẳng định mình, để tìm chỗ đứng mà hơn hết là để sống cuộc đời thực sự ý nghĩa. Vì vậy, mỗi người cần học cách sống “cho đi”, quan tâm, sẻ chia, cống hiến hết mình. Điều đó không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cá nhân mỗi người; mang lại giá trị cho cộng đồng mà còn gắn kết mọi người, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. - Trước cái chết, con người thường có tâm lý buồn phiền, lo sợ, chán nản, buông xuôi. Nhưng phải hiểu rằng: cái chết là quy luật tất yếu, ai cũng phải đối mặt. Thay vì sự hèn nhát, buông bỏ bi quan, thì hãy chủ động đón nhận, chấp nhận cái chết và coi đó là sự rời đi để nhường chỗ cho sự sống mới sẽ đến thay thế. Đồng thời, giây 0,5 phút lìa xa cõi đời, hãy gửi lại cho đời những giá trị tốt đẹp đã cho khi sống. - Tinh thần “Sống là cho. Chết cũng là cho” mang đến sự an nhiên, tự tại, bình thản cho tâm hồn. Đó là điều cần có ở mỗi người trước bão giông, thăng trầm của cuộc đời. Khi đã xác định như vậy, mỗi người sẽ tìm được sự bình an, sống tích cực và lan tỏa những giá trị sống đẹp đến mọi người. (Thí sinh sử dụng dẫn chứng phù hợp) * Bài học nhận thức, hành động d. Diễn đạt 0,5 Bảo đảm chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. đ. Sáng tạo 0,75 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Bàn về thơ có ý kiến cho rằng: “Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc 10,0 về “ngôi thứ nhất” và luôn cần ở “thì hiện tại”. Đó là sức mạnh để những câu thơ ra đời cách đây hàng ngàn năm vẫn còn song hành với thời đại của chúng ta và DeThi.edu.vn