37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án)
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
37_de_thi_hsg_cap_truong_mon_van_7_co_dap_an.docx
Nội dung text: 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án)
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 PGD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC - HỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng trai làm theo. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: - Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích. (Theo Câu chuyện về những hạt muối- vietnamnet.vn, 17/6/2015) Câu 1 (1đ). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (2đ). Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”,“hòa tan” trong văn bản? Câu 3 (2đ). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời”. Câu 4 (2đ). Em rút ra thông điệp gì cho bản thân từ văn bản trên? Câu 5 (3đ). Em có đồng tình với ý kiến: “Chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần tạo lên một con người hoàn thiện hơn, giúp ta thành công hơn trong cuộc sống” không? Vì sao? II. VIẾT Câu 6 (10đ). Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em thích nhất. DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Yêu cầu 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự - Hình ảnh “thìa muối” tượng trưng cho khó khăn, thử thách, những nỗi buồn đau, phiền muộn mà con người gặp phải trong cuộc đời. 2 - Chi tiết “hòa tan” là thái độ sống, cách giải quyết những khó khăn, thách thức, những buồn đau, phiền muộn của mỗi người. - Biện pháp tu từ so sánh: “những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước” - Hiệu quả: 3 + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho câu văn thêm hay, thêm sinh động hơn. + Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho lời văn. + Khẳng định những con người có thái độ sống tích cực, luôn lạc quan, yêu đời, mở rộng tấm lòng, biết chia sẻ với mọi người xung quanh, luôn có niềm tin vào bản thân và mọi người dù cuộc sống gặp chông gai, trắc trở. +Tác giả là người luôn sống tích cực, lạc quan, yêu đời và đầy nghị lực, không đầu hàng trước những khó khăn, thử thách. (HS có thể trình bày một ý kiến khác hợp lý sẽ cho điểm cho phù hợp Trình bày được 2/3 ý hiệu quả cho tối đa số điểm là 0,5đ ) - Học sinh có thể trình bày được một số thông điệp sau: 4 + Mỗi chúng ta cần có thái độ sống tích cực bởi nó sẽ giúp chúng ta có được niềm tin, sức mạnh, bản lĩnh và khám phá khả năng vô hạn của bản thân. + Hãy sống lạc quan, yêu đời và mở rộng tâm hồn giống như hồ nước để nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm vui được nhân lên khi hoà tan +Không được đầu hàng trước số phận, không nên sống bi quan, chán nản (Hs có thể trình bày một ý khác hợp lý sẽ cho điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh. - Hành văn mạch lạc, trong sáng, tránh mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu. 5 - Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Mở đoạn: Giới thiệu ý kiến: “Chính những khó khăn thử thách sẽ góp phần giúp ta trở lên hoàn thiện hơn, kinh nghiệm hơn, thành công hơn”. - Bày tỏ quan điểm đồng tình 2.Thân đoạn: * Giải thích vấn đề - Khó khăn, thử thách là những trở ngại mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống. - Nhào nặn là hoạt động, tác động làm cho biến đổi dần, hình thành nên cái mới. => Cả câu nói khẳng định những trở ngại trong cuộc sống góp phần giúp con người trưởng DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn thành hơn. * Bàn luận vấn đề: - Vì sao nói khó khăn thử thách sẽ góp phần làm cho bạn hoàn thiện bản thân hơn? + Đem đến cho con người những bài học quý giá trong cuộc sống. Đó có thể là bài học về công việc, tình yêu,... + Rèn luyện ý chí, tôi luyện tính cách của con người. + Giúp con người trở nên bản lĩnh, trưởng thành hơn. + Giúp con người biết trân quý những thành công mình có được. + Giúp con người thấu hiểu lẽ đời và biết sống khiêm nhường - Phê phán những người sống thiếu ý chí, ngại khó. * Bài học cho bản thân. 3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề. II. Tập làm văn Câu 6 - Bố cục rõ ràng, đảm bảo đúng phương thức NL, tách đoạn chính xác Hình thức, - Biết đưa ra ý kiến, có lí lẽ, dẫn chứng làm rõ cho từng ý kiến, lập luận chặt chẽ kĩ năng - Diễn đạt lưu loát, sử dụng từ ngữ và viết câu đúng ngữ pháp, chuẩn chính tả, trình bày sạch đẹp. - Mở bài: + Dẫn dắt: giới thiệu truyện ngụ ngôn mình yêu thích Nội dung + Giới thiệu khái quát đặc điểm; tình cảm, cảm xúc với nhân vật - Thân bài: + Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có) + Phân tích, làm rõ những đặc điểm về ngoại hình và tính cách ( thông qua hành động, việc làm, lời nói, thái độ ) của nhân vật theo trình tự: -> Nêu ý kiến : nêu đặc điểm của nhân vật. -> Nêu bằng chứng: Trích dẫn các từ ngữ, chi tiết trong văn bản liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật -> Nêu lí lẽ: dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật + Đánh giá về nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật -> Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản có gì đặc sắc? -> Nhân vật đó cho em bài học gì? - Kết bài: + Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật. + Liên hệ bản thân - Có những phát hiện mới mẻ, thú vị về nhân vật Sáng tạo - Biết liên hệ, so sánh với các nhân vật có đặc điểm tương tự trong các truyện ngụ ngôn khác DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 PGD&ĐT THÀNH PHỐ SƠN LA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Tôi lắng tai, đoán ra tiếng khóc quanh quẩn đâu đây. Vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò này đã bé nhỏ lại gầy gùa, yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh cô nàng mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. { } Nhà Trò đương khóc. Nghe như có điều oan trái chi đây, tôi bèn hỏi: - Làm sao mà khóc đường khóc chợ thế kia, em? { } Nhà Trò kể: - Năm trước, phải khi trời làm kém đói, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũ chưa trả được, Nhện cứ nhất định bắt trả nợ. Mấy bận nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân vặt cánh ăn thịt em. Tôi xòe hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe hiếp kẻ yếu. Đời này không phải như thế. Tôi dắt Nhà Trò đi. Một quãng, tới chỗ mai phục của bọn Nhện. { } Tôi cất tiếng hỏi lớn: -Ai đứng chóp bu bọn mày? Ra đây ta nói chuyện. Từ trong hốc đá, một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai Nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa chùm nhà Nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Vậy thì đầu tiên tôi hãy ra cái oai của tôi. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp. Mụ nọ hoảng hốt, co dúm lại hãi ngay. Rồi thế là mụ cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo, tỏ ý hối hận mà sợ hãi một điều gì đó - điều gì đó có lẽ mụ ta cũng chưa biết. Tôi thét: - Cớ sao dám kéo bè kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt thế kia? Chúng mày có của ăn của để, đứa nào cũng béo múp mông đít cả lượt như thế mà cứ cố tình đòi nó có một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi, là không được. Ta cấm từ giờ không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân, phải thương nó, xúy xóa công nợ cho nó. Ở đời, thù hằn, độc ác làm gì, thử trông đấy, bay bắt nạt nó, nhưng còn có ta khỏe hơn, ta mới thử gió mấy cái đá hậu, mà xem ra chúng mày đã thấy đáng nghĩ lắm rồi, phải không? Bọn Nhện núp phía trong cùng dạ được việc đầu vang và lao xao nói "Nghe rồi ạ" rối rít khe đá. Tôi ra lệnh: - Phá các vòng vây đi! Đốt hết văn tự nợ di! Lũ Nhện nghe ngay lời tôi. Cả bọn nhanh nhẹn chạy ngang chạy dọc, phá các dây tơ chăng lưới. Con đường về tổ Nhà Trò trên cành lá mua có một chiếc hoa tím phút chốc đã quang hẳn. Rồi vô số Nhện nhấp nhô tung tăng đến, chân nắm chân ả Nhà Trò mà nhảy múa, hát ầm ĩ, rất vui. DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) Thực hiện yêu cầu: a) Xác định nhân vật chính của văn bản trên là ai? b) Hãy tìm trạng ngữ của câu được in đậm trong văn bản trên. c) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Qua hành động và lời nói của Mèn với Nhà Trò trong những câu trên, em thấy Mèn là người như thế nào? d) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. PHẦN II. VIẾT Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 8 đến 12 câu) bày tỏ ý kiến tán thành quan điểm: Tình yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống. Câu 2. (10,0 điểm) Viết bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn trong văn bản Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài. DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Phần/ Nội dung Điểm câu I ĐỌC – HIỂU 6,0 a) Nhân vật chính của văn bản trên là Dế Mèn. 0,5 b) Trạng ngữ trong câu in đậm: - Một hôm, 0,5 - qua một vùng cỏ xước xanh dài, 0,5 c) Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Qua hành động và lời nói của Mèn với Nhà Trò trong những câu trên, em thấy Mèn là người: rất mạnh mẽ, dũng cảm, thương người, hào hiệp, sẵn sáng bênh vực kẻ yếu 1,0 d) Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. - Biện pháp tu từ: + Nhân hóa: Nhà Trò được gọi bằng cách gọi và hành động của con người: Chị, mặc. 0 ,75 + So sánh: hai cánh mỏng như cánh bướm non. 0,75 -Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 0,25 + Khiến con vật trở nên gần gũi, sinh động, có hồn 0,25 + Khắc họa hình ảnh Nhà Trò nhỏ bé, yếu ớt, đáng thương, tội nghiệp, cần được che 1,0 chở + Qua đó cho thấy tài năng quan sát và tình cảm của tác giả dành cho thế giới nhân vật 0,5 của mình cũng như thiếu nhi HS có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa. II VIẾT 14 Từ nội dung văn bản trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 8 đến 12 câu) bày tỏ ý kiến tán thành quan điểm: Tình yêu thương là món quà vô giá của cuộc 4,0 sống. I. Yêu cầu hình thức: -Viết đúng hình thức đoạn văn có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, dung lượng khoảng 0,25 8 – 12 câu. II. Yêu cầu cụ thể: - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận. - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận. - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng, bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. Làm nổi bật ý sau: 1. Nêu được vấn đề cần bàn luận: Tình yêu thương là món quà vô giá của cuộc sống. 0,5 DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 2. Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề: Tình yêu thương có ý nghĩa và giá trị lớn lao 0,5 trong cuộc sống. - Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý: + Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của 0,5 con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp với những người xung quanh Món quà vô giá là khẳng định ý nghĩa và giá trị lớn lao. Như vậy tình yêu thương có ý nghĩa và giá trị lớn lao. + Tình yêu thương là món quà vô giá trong cuộc sống con người. Bởi nó: sưởi ấm tâm 1,0 hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh; giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời; biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người xung quanh; tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn; là cơ sở xây dựng 0,5 một xã hội tốt đẹp, có văn hóa HS lấy bằng chứng tiêu biểu phù hợp. + Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân 0,25 mình mà không quan tâm đến bất cứ ai 3. Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, ý nghĩa, bài học về giá trị lớn lao của tình yêu 0,5 thương- món quà vô giá 2 Viết bài văn phân tích nhân vật Dế Mèn trong văn bản Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 10,0 (trích Dế Mèn phưu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài. I. Yêu cầu chung 0,5 - Xác định đúng kiểu phân tích đặc điểm nhân vật. - Đưa ra được những bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. II. Yêu cầu cụ thể 1. Mở bài: 1,0 - Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật Dế Mèn trong văn bản truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (trích Dế Mèn phưu lưu kí) của nhà văn Tô Hoài: thương người (nhân hậu), hào hiệp, hết lòng bênh vực kẻ yếu - Ấn tượng chung về nhân vật Dế Mèn. DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 2. Thân bài: Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật Dế Mèn thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, lời nói ). Gợi ý: a) Hoàn cảnh: gặp chị Nhà Trò bé nhỏ, gầy yếu, có cảnh ngộ tội nghiệp đáng thương; cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng 0,5 b) Đặc điểm của nhân vật Dế Mèn: *Dế Mèn rất giàu tình thương người: 2,5 - Thái độ, tình cảm: + Đi qua đám cỏ xước xanh dài, nghe tiếng khóc tỉ tê và nhìn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá cuội, Mèn rất quan tâm và thương cảm đến gần con người bất hạnh gặng hỏi mãi + Hình ảnh chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, đôi cánh mỏng ngắn chùn chùn khiến Mèn thương tâm lắm + Chú xúc động, đồng cảm trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống thui thủi, ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ, đánh đập - Cử chỉ, hành động: Xoè hai càng như muốn che chở, trấn an chị Nhà Trò, muốn chị Nhà Trò hãy yên tâm và tin tưởng Mèn - Lời nói: an ủi, sẻ chia với Nhà Trò: Em đừng sợ. *Mèn còn là người hào hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu: - Sau khi nghe chị Nhà Trò kể lại câu chuyện: + Lời nói: của Dế Mèn vang lên như một lời khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, tuyên chiến với lũ nhện quen thói cạy thế, áp bức đè nén người khác: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. 2,5 + Cử chỉ, hành động: dắt chị Nhà Trò đi là hành động dũng cảm, hào hiệp, đi đòi lại công bằng, bảo vệ bênh vực kẻ yếu. - Khi gặp bọn Nhện: + Hành động: Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái một đạp là hành động ra oai, thể hiện sức mạnh, dũng cảm dám đương đầu với bọn Nhện bảo vệ kẻ yếu. + Lời nói: Xưng ta của Dế Mèn cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện. Đanh thép hạch tội bọn Nhện của ăn của để, béo múp mà lại tham lam cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi? cấm bọn nhện từ giờ không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa; nghiêm khắc bắt bọn nhện: Hãy phá các vòng vây đi! Đốt hết văn tự nợ đi! + Kết quả: Tức thì quân tướng lũ nhện sợ hãi cùng dạ ran, chúng vội vàng phá hết các dây tơ chăng lối. Và con đường về tổ Nhà Trò quang hẳn. Chị Nhà Trò đã thoát nạn tai ương. *Nêu nhận xét về nhân vật Dế Mèn: một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp: có võ nghệ tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi bất công giúp đỡ, bênh vực người yếu ớt, khó khăn, hoạn nạn c) Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Nghệ thuật miêu tả loài vật rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Tô Hoài miêu tả rất kỹ và 1,0 rất am hiểu tập tính, hình dáng của loài vật. - Hệ thống ngôn từ tự nhiên, giàu chất gợi hình, gợi cảm đặc biệt sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa, so sánh 1,0 HS có thể phân tích theo sự việc rồi khí quát đặc điểm nhân vật vẫn đạ điểm tối đa. DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 3. Kết bài: 1,0 Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc Tổng 20,0 DeThi.edu.vn
- 37 Đề thi HSG cấp Trường môn Văn 7 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Trường THCS Bồ Lý Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Người con gái trẻ măng Đó là câu chuyện thực Đảo Côn Sơn – địa ngục Giặc đem ra bãi bắn Về người nữ anh hùng Chị Sáu hoá thiên thần Đi giữa hai hàng lính Nhưng ở đảo Côn Sơn Trừng trị lũ ác ôn Vẫn ung dung mỉm cười Từ buổi mai chị ngã Cứu giúp người lương thiện Ngắt một đoá hoa tươi Đã có bao câu chuyện Qua bao mùa gió chướng Chị cài lên mái tóc Về chị Sáu linh thiêng Trong bão tố tù đày Đầu ngẩng cao bất khuất Những truyền thuyết không tên Mộ chị Sáu hương bay Ngay trong phút hy sinh Cứ lan dần như sóng Cả bốn mùa không tắt Bây giờ dưới gốc dương Chị nằm nghe biển hát Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn a) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Em hãy nêu những đặc điểm của thể thơ đó? b) Trong thời chiến ác liệt, “Người con gái trẻ măng” được nhắc đến trong đoạn trích trên đã thể hiện những phẩm chất gì? Em hãy ghi lại một vài câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ dùng để nói về những phẩm chất đó? c) Đặt trong ngữ cảnh đoạn trích trên, hai câu thơ in đậm sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của những biện pháp ấy. Câu 2 (2.0 điểm) Sự hi sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và bao chiến sĩ quả cảm khác trong bài thơ “Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn” đã gợi cho em suy nghĩ gì về giá trị của hoà bình mà ngày nay chúng ta đang có. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) để thể hiện suy nghĩ đó. Câu 3 (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Bằng trải nghiệm thơ ca của mình hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. (Học sinh cần chọn tác phẩm nằm ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 – bộ Kết nối tri thức) ------------Hết-------------- Họ và tên thí sinh: ... ...SBD: Phòng thi số . DeThi.edu.vn