4 Đề thi tham khảo học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thanh Trí

docx 29 trang thaodu 6930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "4 Đề thi tham khảo học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thanh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx4_de_thi_tham_khao_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: 4 Đề thi tham khảo học kì I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Phạm Thanh Trí

  1. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) TÂY TIẾN (Quang Dũng) ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: (1) “Tết không chỉ là ở “ở nhà”, mà còn là “về nhà”. Người ta về là ngôi nhà ở quê xa, thăm cha thăm mẹ thăm cánh đồng đã lâu mình không thấy trải dài trong mắt. Người ta ghé nhà ông bà, thắp nén hương cho người thân đã mất, ôm lấy và ủi an người thân còn đó, cho họ biết dù mình bôn ba nơi nào vẫn còn có họ trong lòng. Người ta về qua gia đình cô, chú, dì, cháu Về hết những “ngôi nhà” có dòng máu ruột rà đang chảy ấm thân. (2) Thời gian ở nhà ngày Tết còn trở về trong ký ức tôi với nồi thịt kho của mẹ, món ăn này đủ sức gợi nhớ cả một trời Xuân. Chưa hết, là tự tay dọn dẹp căn phòng với những gì đã cũ. Tự tay mình quét sơn tường, sơn cửa. Một chút chăm sóc tỉa tót cho chậu mai quanh năm chờ đợi một thời khắc bừng dậy huy hoàng Chỉ cần là “ở nhà”, lúc nào cũng có rất nhiều thứ để làm trong ngày Tết. (3) Tôi có những người bạn xa quê, họ đến một miền đất xa xôi ở bên kia nửa vòng trái đất. Những ngày Tết ở nước ngoài họ vẫn đón mừng đúng theo phong tục của người Việt, nhưng sâu thẳm trong tim họ vẫn muốn được hưởng không khí đó ở Việt Nam. “Nhà” không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương (4) Đến cuối cùng, “ở nhà” ngày Tết không xác định bằng việc bạn sẽ ở yên trong ngôi nhà của mình, mà xác định bằng việc bạn nghĩ về ai trong trái tim. Có thể rất nhiều người sẽ không may mắn được hạnh phúc đón Xuân bên gia đình, có thể nhiều người còn ở tít nơi nào xa xôi trên trái đất, có thể rất nhiều người không còn người thân để quay về nữa Nhưng chỉ cần bạn thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu thương, hồi tưởng, trở về. (5) Đó! Đó chính là “ở nhà”, đó chính là mùa Xuân ” (Theo “Mỉm cười cho qua”, NXB Trẻ, 2015, trang 169 – 171) Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và đặt nhan đề cho văn bản? Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật Tôi quan niệm “ở nhà ngày Tết” như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4 (1.0 điểm). Thông điệp có ý nghĩa nhất trong văn bản là gì? 1 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  2. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc – hiểu: “Nhà không chỉ còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương”. Câu 2 (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây trong đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (Quang Dũng, “Tây Tiến”, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GDVN) ĐỀ 2 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: 2.10.1971 Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. 2 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  3. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo. Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước. Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta. (Trích “Mãi mãi tuổi hai mươi”, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm). Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? Câu 3 (1.0 điểm). Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? Câu 4 (1.0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị? II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM) Câu 1 (2.0 điểm) 3 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  4. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1, Tr.88) ĐỀ 3 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc [ ] nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa. Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lọc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu. Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh 4 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  5. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. [ ] Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. [ ] Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.” (Theo Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2 (0.5 điểm). Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn. Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn văn nêu lên hiện trạng gì? Câu 4 (1.0 điểm). Thái độ của tác giả muốn gửi đến bạn đọc là gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người”. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1, Tr.88) 5 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  6. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) VIỆT BẮC (Tố Hữu) ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày , để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo. (Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2 (0.5 điểm). Trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương,những từ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong câu: “Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng”. Câu 4 (1.0 điểm). Từ văn bản, anh/ chị hãy rút rathông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng 6 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  7. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa (Trích “Việt Bắc”, Tố Hữu, SGK Ngữ văn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 111) ĐỀ 2 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ xở Làm nên Đất Nước muôn đời (Đất Nước – trích “Mặt đường khát vọng”, theo Ngữ văn 12, tập một, tr.120, XNB GDVN – 2019) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định nội dung chính của khổ thơ trên. Câu 2 (0.5 điểm). ở câu thơ “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (1.0 điểm). Hãy xác định biện pháp tu từ ở câu thơ còn lại và phân tích ý nghĩa nghệ thuật? Câu 4 (1.0 điểm). Hãy nêu ít nhất 2 lí do trả lời câu hỏi sau: “Đất nước muôn đời được làm nên bởi những yếu tố nào?” II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn ngắn không quá 200 từ trả lời câu hỏi: “Tuổi trẻ hôm nay phải làm gì để góp phần dựng xây Đất Nước?” 7 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  8. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Câu 2 (5.0 điểm) Nêu cảm nhận của anh/ chị về khổ thơ sau: “Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, có nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?” (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, tr.110, NXB GDVN) ĐỀ 3 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em đã không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles (tên đội bóng chày chuyên nghiệp của Mỹ). Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, 8 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  9. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào. (Trích “Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Welldesley” – David MeCullough, theo ngày 5/6/2012) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2 (0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn văn. Câu 3 (1.0 điểm). Tác giả quan niệm như thế nào về việc đọc? Câu 4 (1.0 điểm). Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Hãy nghĩ cho bản thân mình” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung chính đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính tự mãn của học sinh ngày nay. Câu 2 (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB GDVN, 2019, tr.111) 9 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  10. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) ĐỀ 4 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ em được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhiều nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn, theo ngày 12/8/2016) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định câu nêu ý khái quát của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). Anh/ chị hiểu ý kiến sau như thế nào: “Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá”? Câu 3 (1.0 điểm). Dựa vào đoạn trích để giải thích vì sao có thể nói: “Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ sống trên mạng”? Câu 4 (1.25 điểm). Từ đoạn trích, anh/ chị hãy rút ra bài học cho bản thân. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) 10 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  11. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc – hiểu: “Hiện tại việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại”. Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau, trích trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu: - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng bên dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu Ngữ văn 12, Tập một, NXB GDVN, 2019, tr.109) ĐỀ 5 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Trong bài diễn thuyết tại buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Liberty (Mỹ) năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã nhắn gửi: “Đừng từ bỏ, đừng lùi bước, và đừng bao giờ ngừng làm những điều mà bạn cho là đúng [ ] Các bạn hãy nhớ không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng. Sống đúng theo các giá trị của mình có nghĩa là bạn phải sẵn sàng đối mặt với chỉ trích từ những người không đủ dũng cảm để làm những gì đúng đắn. Họ biết rõ điều gì là đúng, nhưng họ không đủ can đảm và nghị lực để làm điều đó. Đó gọi là con đường hẹp ít người dám đi. Tôi biết các bạn sẽ làm điều đúng, chứ không phải điều dễ dàng, các bạn sẽ sống đúng với bản thân, đất nước và niềm tin của mình”. (Theo tạp chí Time, Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0.5 điểm). Anh/ chị hiểu “con đường hẹp ít người dám đi" được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3 (1.0 điểm). Theo Tổng thống Donald Trump, khi “sống đúng theo các giá trị của mình”, con người cần phải làm gì ? 11 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  12. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Câu 4 (1.0 điểm). Anh/ chị có cho rằng “sống đúng theo các giá trị của mình” là điều cần thiết không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc – hiểu: “Các bạn hãy nhớ: không có cái gì đáng giá trên đời này lại đến với ta một cách dễ dàng". Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau để thấy được tình cảm của tác giả đối với quê hương: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXBGD 2019, tr.110-111) ĐỀ 6 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng 12 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  13. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng Có thằng sụp dưới chân anh tránh đạn Bởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân. (“Dáng đứng Việt Nam”, Lê Anh Xuân) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra những phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Câu 2 (0.5 điểm). Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng” Câu 4 (1.0 điểm) Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ Anh là chiến sĩ Giải phóng quân. 13 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  14. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Đoạn thơ trên đã gợi cho anh/ chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng quân? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ văn bản ở phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh trong xã hội ngày nay. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về âm vang hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ qua đoạn thơ sau: Những đường Việt Bắc của ta Ðêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXBGD 2019, tr.112-113) 14 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  15. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm) ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: Mẹ đưa con đi thi Cơm nắm Khẩu trang Mũ trùm đầu kín mít Đường quá đông, còi xe vang như thét Khó đi hơn cả đường cày Con ơi, còn “phen” này Thoát khỏi ách đồng lầm ruộng ngấu Thoát khỏi cảnh gặt lúa đêm tránh nắng Cầm tay mẹ nào, làm bài cố nhé con! Cha đưa con đi thi Áo nhàu Da sạm Lưng giắt thêm cái điếu cày Con ơi, cả nhà chỉ trông vào mày Đừng lo lắng, lúa ngoài đồng đã bán Đủ tiền tàu xe, đủ cơm ngày ba bữa Còn “đận” này, làm bài cố nhé con! Nắng nóng héo hon Mặt đường bê tông bóng rát Vạ vật bên đường chờ làn gió mát Chờ con tan thi, phấp phỏng nụ cười Con làm bài Mệt nhoài Khó nhọc Cos với sin quay cuồng trong lồng ngực Áp lực đổi đời oằn trĩu những giọng văn 15 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  16. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Thương biết bao giọt nước mắt những người cha Và xót xa giọt mồ hôi những mẹ quê lam lũ Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ Hay cứ phải cược “số phận” mình trong những cuộc thi? (Thơ Đỗ Nhật Nam, Dẫn theo Báo Dân Việt, thứ 6, ngày 03/07/2015) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.25 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Câu 2 (0.5 điểm). Nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ, của cha, của con được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3 (1.0 điểm). Theo anh/ chị, mong muốn của cha, của mẹ, của con trong kì thi là gì? Câu 4 (1.25 điểm). Anh/ chị nhận ra thông điệp gì cho bản thân qua câu hỏi mà tác giả đặt ra ở cuối bài thơ (trình bày từ 5 đến 7 dòng): Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ Hay cứ phải cược “số phận” mình trong những cuộc thi? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ khát vọng của người con trong bài thơ thuộc phần Đọc – hiểu đã nêu trên, là học sinh anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Hãy sống có khát vọng”. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu 16 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  17. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Trích “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, tr.118) Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ cảm nhận sâu sắc, mới mẻ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”. (Theo “Hạt giống tâm hồn”, NXB Trẻ, 2004) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2 (0.5 điểm). Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “mong được 17 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  18. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) ông chủ mang gieo xuống đất”? Câu 3 (1.0 điểm). Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩ tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống? Câu 4 (1.0 điểm). Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra từ văn bản là gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu ra ở phần Đọc – hiểu: “Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ”. Câu 2 (5.0 điểm) Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ 18 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  19. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời (Trích “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB GDVN năm 2019) ĐỀ 3 I ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng, ai cũng cảm thấy tổn thương, thậm chí dằn vặt rằng mình đã làm gì để xứng đáng nhận được điều đó. Thế nhưng bạn cần ngưng suy nghĩ như vậy đi, càng không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua. Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy tha thứ cho họ, tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi. Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khi bạn gặp khó khăn hay sa cơ lỡ vận, khiến bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương, với mục đích là khiến bạn gục ngã không thể gượng dậy. Đó lại chính là lúc bạn phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kẻ xấu có muốn chế nhạo, hả hê cũng không được. Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần vì chỉ có cuộc sống tràn đầy niềm vui, tiếng cười của bạn mới là công cụ trả thù ngọt ngào mà chí mạng nhất đối với những kẻ thù. (Theo Trí Thức Trẻ ) 19 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  20. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). “Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng”, tác giả khuyên ta nên làm gì? Câu 3 (1.0 điểm). Vì sao tác giả cho rằng: “Việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi”? Câu 4 (1.0 điểm). Với suy nghĩ: “Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần”. Anh/ chị có đồng tình không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/ chị hãy viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” được gợi ra ở phần Đọc – hiểu. Câu 2 (5.0 điểm) Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời (Trích “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm – Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB GDVN – 2019) 20 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  21. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) ĐỀ 4 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống n òi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”. Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình! Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa. (Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà, Ngày 03/01/2016) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2 (0.5 điểm). Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra các thao tác lập luận trong đoạn trích trên. Câu 4 (1.0 điểm). Anh/ chị nêu quan điểm của mình về vai trò của thực phẩm sạch? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 21 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  22. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một bài văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc – hiểu: “ thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc”. Câu 2 (5.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Trong đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ đã có những phát hiện mới mẻ thú vị về hình tượng Đất nước dựa trên nhiều phương diện khác nhau”. Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sống ta ” (Trích “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB GD năm 2019) 22 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  23. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) SÓNG (Xuân Quỳnh) ĐỀ 1 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu: CHỈ CẦN HỌC THÔI CHÍNH LÀ “TRÁI BOM HỌC ĐƯỜNG” “ .Dân tộc Do Thái ít ỏi chỉ với 5 triệu người, nhưng trong số 40 người giàu đứng đầu bảng xếp hạng của Forbes, họ có tới 21 người nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái.” Người Do Thái rất khắc nghiệt trong việc rèn trẻ con làm việc nhà và tự lao động kiếm tiền. Theo một thống kê của Israel, tỉ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ không biết làm việc nhà gấp 15 lần những đứa trẻ biết làm việc nhà. Còn những đứa trẻ biết làm việc nhà thu nhập bình quân gấp 20 lần những đứa trẻ không biết làm việc nhà. Ông bà ta có câu: “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.”. Tôi chẳng bao giờ muốn em chỉ biết học giỏi, đậu cao, rồi ra trường đứng vào hàng ngũ trên 220.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp hiện nay của nước ta đâu! Em à, thế kỉ 21 đang thay đổi nhanh ngoài sức tưởng tượng của nhân loại và chúng ta chuẩn bị để bước ra một thế giới mà không thể biết trước được. Ray Kuvzweil – Giám đốc kĩ thuật của Google nhận định: “100 năm tới, thế giới sẽ thay đổi với tốc độ bằng 20.000 năm qua.” Cho nên, những kiến thức cụ thể trong sách giáo khoa, hay trong những giờ lên lớp không bao giờ đủ cả. Chắc chắn là trong 70 năm tới của cuộc đời em, không phải là trả lời đúng câu hỏi, hoặc giải đáp đúng đáp án. Cuộc đời không cần những thợ học, thợ thi. Cái chúng ta cần là sự linh hoạt, sáng tạo thích nghi trước những thay đổi không ngừng của công nghệ, xã hội và cuộc sống. Khi đó, khả năng tự học, tự tìm hiểu, kỹ năng tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề, độc lập, biết quan tâm tới người xung quanh mới là quan trọng. Đó là những kỹ năng, những tính cách phải được rèn luyện mỗi ngày, đều đặn, vất vả, kiên trì, bền bỉ trong suốt quá trình làm việc và lao động. 23 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  24. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) “Hãy tự phá vỏ kén bao bọc quanh mình và lao vào thực tế, ngay và luôn, em à!” (“Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc” – Thu Hà – NXB Văn học, 2018, trang 90) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.25 điểm). Theo tác giả, người Do Thái rèn cho trẻ con điều gì để thành công? Câu 2 (0.5 điểm). Theo em, vì sao “tỉ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ không biết làm việc nhà gấp 15 lần những đứa trẻ biết làm việc nhà. Còn những đứa trẻ biết làm việc nhà thu nhập bình quân gấp 20 lần những đứa trẻ không biết làm việc nhà”? Câu 3 (1.0 điểm). Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Cái chúng ta cần là sự linh hoạt, sáng tạo thích nghi trước những thay đổi không ngừng của công nghệ, xã hội và cuộc sống. Khi đó, khả năng tự học, tự tìm hiểu, kỹ năng tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề, độc lập, biết quan tâm đến người xung quanh mới là quan trọng”. Vì sao? Câu 4 (1.25 điểm). Bài học sâu sắc anh/ chị rút ra sau khi đọc đoạn trích trên là gì? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ ngữ liệu phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về ý kiến sau của Thu Hà: “Hãy tự phá vỏ kén bao bọc quanh mình và lao vào thực tế, ngay và luôn, em à!”. Câu 2 (5.0 điểm) Từ cảm nhận về hai đoạn thơ sau, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của nhà thơ: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa 24 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  25. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, tr.155, NXB GDVN 2019) ĐỀ 2 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Trong lớp học vẽ, hai mươi sinh viên cùng vẽ một người mẫu, kết quả được hai mươi bức họa khác nhau, vừa có phần giống người mẫu, vừa giống người vẽ. Cho họ vẽ một lần nữa, lại được những bức họa khác. Điều đó chứng tỏ không ai suy nghĩ giống ai và không ai có thể lặp lại y như trước. Trong hàng trăm, hoặc hàng ngàn họa sỹ, có thể xuất hiện một người mà chúng ta công nhận là danh họa. Anh ta vừa là một cá nhân duy nhất, vừa có thể tạo ra những tác phẩm mang tính phổ quát, quyến rũ lòng người. Rồi một ngày nào đó, danh họa đó cũng trở nên cũ kỹ. Một họa sĩ mới và một phong cách mới ra đời. Việc đời đại loại cũng như vậy, như dòng sông chảy mãi không ngừng. (Trích “Nghệ thuật ngày thường”, Phan Cẩm Thường, NXB Phụ nữ, 2008, tr.431) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả Phan Cẩm Thượng, họa sỹ được công nhận là danh họa có đặc điểm như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm). Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích trên. Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sáng tạo cái mới trong cuộc sống. 25 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  26. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Câu 2 (5.0 điểm) Qua hình tượng “sóng” và “em”, Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo, không hề giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của người phụ nữ Hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm sáng tỏ vấn đề này: Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc, Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh – một phương. (Trích “Sóng”, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GDVN, 2019, tr.155) ĐỀ 3 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và say tự đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca 26 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  27. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. (Trích “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.25 điểm). Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh? Câu 2 (0.75 điểm). Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm". Câu 4 (1.0 điểm). Suy nghĩ của anh/ chị về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc”. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm “bom rơi đạn nổ”. Câu 2 (5.0 điểm) Về bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, có ý kiến nhận xét: “Đó là những vần thơ thể hiện một tình yêu vừa rộng mở, lớn lao lại vừa thân thương, gần gũi”. Anh/ chị hãy phân tích hai đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Ôi con sông nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh 27 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  28. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Cả trong mơ còn thức (“Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXBGD, trang 155) ĐỀ 4 I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng,với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, và con hàng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rống đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay, đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo động nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm. (Trích “Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa”, Bài tập Ngữ văn 12) 28 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí
  29. Trường THPT Hàm Tân Đề thi tham khảo HKI Ngữ văn 12 (2019 – 2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 3 (1.0 điểm). Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? Câu 4 (1.0 điểm). Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nhận xét của một nhà văn trong đoạn trích ở phần Đọc – hiểu: “Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”. Câu 2 (5.0 điểm) Trên cơ sở phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ, anh/ chị hãy làm sáng tỏ cội nguồn của niềm khát khao ở nhân vật trữ tình qua khổ thơ sau: Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (“Sóng” – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXB GDVN, tr.156) 29 Lớp 12A5 Phạm Thanh Trí