5 Đề thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

doc 10 trang thaodu 3701
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_tru.doc

Nội dung text: 5 Đề thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

  1. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc (Nguồn ngày 9-5-2014) Câu 1. Xác định PCNN trong văn bản trên? Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống? Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: “ Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời ”. Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 trang 120. Câu 5. Nêu nội dung của đoạn thơ? Câu 6. Tại sao từ “Đất Nước” được viết hoa? Câu 7. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 8. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước trong xã hội ngày nay? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “ Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !". Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn ”. Trích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 trang 71,72. Suy nghĩ của em về vấn đề xã hội được đặt ra trong đoạn trích trên? Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài và hành động thị theo Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân./. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN NGỮ VĂN 12 Đáp án Điểm Phần I 3,0 điểm Câu 1 PCNN Báo chí 0,25 Câu 2 Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) 0,5 cấu trúc câu (Mồ hôi rơi). Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người. Câu 3 Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nông dân, 0,5 công nhân trong cuộc sống. Câu 4 Tiêu đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi. 0,25 Câu 5 Lời nhắn nhủ về trách nhiệm của mỗi người với Đất Nước. 0,25 Câu 6 Từ “Đất Nước ” được viết hoa: thể hiện sự tôn trọng, ngợi ca, thành 0,25 kính, thiêng liêng khi cảm nhận về Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Câu 7 Điệp ngữ “phải biết’’, sử dụng nhiều từ chỉ mối quan hệ gắn bó như: 0,5 gắn bó, san sẻ, hóa thân Câu 8 Nêu được trách nhiệm của bản thân với đất nước: học tập, lao động để 0,5 bảo vệ, xây dựng đất nước. Phần II 7,0 điểm Làm văn Câu 1 3,0 điểm * MB: Nêu vấn đề 0,25 * TB: 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội 0,5 - Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong đoạn trích của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: + Hành động vũ phu và lời lăng nhục của chồng đánh vợ. + Trước hành động vũ phu của chồng, người đàn bà vẫn cam chịu, không van xin, không chạy → Vấn đề bạo hành trong gia đình. 2: Thực hiện các thao tác nghị luận 1,5 * Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng hành động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia đình. * Phân tích, chứng minh - Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức thiết của một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát triển tình trạng này diễn ra thường xuyên. + Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thôn, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và miền núi. + Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu, con chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về nhau - Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu
  3. quả rất lớn, về kinh tế, tinh thần, nỗi đau thể xác - Nguyên nhân: + Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươn chải gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tỏa uất ức. + Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống xô bồ của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận người trong xã hội. - Giải pháp: + Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức trong xã hội Đảng và nhà nước cần có biện pháp tích cực như tuyền truyền vận động mọi người giáo dục mỗi công dân về hạnh phúc gia đình. + Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình. + Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 3. Bài học liên hệ 0,5 - Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình như nhân vật Phùng, Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. - Hãy sống chan hòa, đầm ấm để không có bạo hành gia đình. * KB: Đánh giá vấn đề 0,25 Câu 2 Cảm nhận của em về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng 4,0điểm A Phủ” Tô Hoài và hành động thị theo Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB) - Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học - Biết cách làm bài văn nghị luận so sánh vấn đề. - Có luận điểm, luận cứ rõ ràng - Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau: I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 0,5đ II. Thân bài: 1. Phân tích làm rõ từng đối tượng 1,5 a. Phân tích hành động Mỵ chạy theo A phủ * Vài nét về nhân vật Mỵ : - Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về thể xác và tâm hồn - Cô sống vật vờ y một cái bóng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” * Lí giải hành động Mỵ chạy theo A phủ - Nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ - Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói, ban đầu Mị thật thản nhiên. Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại ” thì Mị lại chợt bừng tỉnh “trông người lại nghĩ đến ta”. Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện
  4. rùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong đêm nay đã hoàn toàn đánh thức tình thương và lòng căm hận trong lòng Mị. Từ thương người đến thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn dần để rồi dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật tàn bạo và vô lí, bất công. Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo A Phủ, cùng trốn khỏi Hồng Ngài. - Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ “ ở đây thì chết mất”. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới. b. Phân tích hành động thị theo Tràng về làm vợ * Vài nét về nhân vật thị (người vợ nhặt) – Cảnh ngộ: Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh – Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ * Phân tích, lí giải hành động theo Tràng về làm vợ – Bề ngoài Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trơ trẽn. Nghe anh chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị đâu xầm xầm chạy đến. Thị đứng trước mặt mà sưng sỉa, cong cớn. Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Người phụ nữ ấy hành động hoàn toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ để được ăn! - Đó là ý thức bám lấy sự sống là vì để được sống chứ không phải là loại người lẳng lơ. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên hoàn cảnh để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý. 2. So sánh sự tương đồng và khác biệt 1,0đ a, Tương đồng: - Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ. - Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc. - Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp.
  5. b. Sự khác biệt: – Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm rất tinh tế trong Vợ chồng A phủ - Tô Hoài. – Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, xây dựng tình huống éo le, cảm động trong Vợ Nhặt - Kim Lân. – Sáng tạo về nội dung: Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một hướng đi riêng, khắc họa phẩm chất, số phận của những người phụ nữ trong từng cảnh ngộ khác nhau: Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945, Tô Hoài tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong kiến 3. Lí giải sự khác nhau 0,5đ + Do thể loại + Do phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn + Do hoàn cảnh 3. Kết bài: Đánh giá chung 0,5đ Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
  6. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang I. PHẦN ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Câu 2: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong lời bài hát trên? Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì? II. PHẦN LÀM VĂN Thí sinh chọn một trong hai câu dưới đây: Câu 1: Sau khi đọc lời bài hát, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống có trách nhiệm, ước mơ của tuổi trẻ học đường ngày nay? Câu 2: Câu 2. (7.0 điểm) Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành gợi cho anh / chị những suy nghĩ gì về lí tưởng và nhân cách của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. Hết
  7. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 02 trang I. PHẦN ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn? Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời. Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói cười rôm rả. ( )Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ” ( Gần mặt cách lòng- Lê Thị Ngọc Vi- Tuổi trẻ Online 04/05/2014) a/ Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay ? b/ Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì ? Điều đó trái với sự tiếp đón của gia chủ ra sao ? c/ Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo ? Em hiểu nhan đề đó như thế nào ? II. TẬP LÀM VĂN Câu 1: “Tại sao xếp hàng là hành vi rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được và ai cũng muốn, nhưng rốt cuộc không ai chịu làm? Có phải vì người Việt chúng ta hay có thói quen nhìn nhau và làm theo nhau. Người đến sau thấy người đến trước nhờ chen lấn mà được việc, nên cũng bắt chước làm theo và sợ rằng nếu xếp hàng mình sẽ bị thua thiệt. Người có ý thức xếp hàng bị coi thường, hoặc bị cho là muốn chơi trội, muốn thể hiện . Bởi chẳng ai muốn mình trở nên “khó coi”trong mắt mọi người, cho nên người nghiêm túc xếp hàng ngày càng trở nên hiếm hoi, những kẻ chen ngang thì coi hành vi của mình là chuyện bình thường. Và họ đã vô tình tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, tạo môi trường cho thói ích kỷ, mưu mẹo ” Đọc mẩu tin trên, anh/chị có suy nghĩ gì về sự cần thiết của “văn hóa xếp hàng” ? Hãy bàn luận trong một bài văn ngắn. Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh nồi cháo cám và vẻ đẹp của các nhân vật trong đoạn văn sau: “ Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: -Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm
  8. ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: -Chè đây. – Bà lão múc ra một bát – Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả: -Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy. Hết
  9. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: 1. Đoạn văn trên nói về thực trạng sống trong thế giới ảo của phần lơn mọi người trong xã hội hiện nay, đặc biệt là giới trẻ 2. Những người đi dự đám cưới quan tâm đến chiếc điện thoại, chụp ảnh, tung ảnh lên mạng xh .Điều đó trái với sự tiếp đón nhiệt tình của gia chủ từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến chọn thực đơn . 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức: tự sự và miêu tả. 4. Tác giả sử dụng cách nói tương phản, đối lập. sử dụng thành ngữ: Xa mặt cách lòng để viết về một thực trang: Gần mặt cách lòng, gây ấn tượng LÀM VĂN( 7,0 điểm) Câu 1 Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm đoạn văn NLXH; trình bày quan điểm, ý kiến của bản thân một cách chặt chẽ; thuyết phục, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận( giải thích, phân tích, so sánh, chứng minh, bình luận ) diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả. dùng từ, ngữ pháp, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ . Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: – Giải thích ý nghĩa cần luận bàn: + Sự thờ ơ, dửng dưng trước cái xấu, cái ác là thái độ vô cảm, quay lưng để mặc cho cái xấu cái ác công khai, tự do hoành hành. + Thái độ thờ ơ, vô cảm đó có tác hại không kém gì, thậm chí còn nguy hiểm hơn chính cái xấu cái ác. – Bàn luận mở rộng vấn đề: + Thờ ơ, dửng dưng trước cái xấu, cái ác là thái độ sống tiêu cực thể hiện sự vô cảm trước cuộc sống, sự hèn nhát của con người. + Thái độ vô cảm ấy cũng có nghĩa là con người chấp nhận thỏa hiệp, thậm chí tiếp sức cho cái ác, cái xấu ngày càng nảy nở và ngang nhiên hoành hành, lấn át cái thiện, cái đẹp. – Liên hệ bản thân: + Anh/ chị nhận thức được sự thờ ơ, thỏa hiệp với cái xấu, cái ác như thế nào? + Anh/ chị đã và sẽ làm gì để góp phần loại bỏ hiện tượng tiêu cực đó. * Cách cho điểm: Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm. Câu 2 : Giáo viên hường dẫn theo bài học .
  10. SỞ GD & ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang I. ĐỌC - HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: [ ] Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn. Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉlà những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề. [ ] (Thạch Lam, Nắng trong vườn, NXB Đời nay, 1983) a) Phương thức diễn đạt trong đoạn văn trên có điểm gì nổi bật? Cách diễn đạt đó đem lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn? b) Viết một đoạn văn ngắn khoảng (150 - 200) từ trình bày cảm nhận của Anh/Chị về đoạn văn trên? I. TẬP LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của Anh/ Chị về ý kiến của một học sinh cho rằng: “ Sống thử sẽ giúp cho chúng ta rèn luyện được kĩ năng sống và biết cách làm chủ cuộc đời mình ”. Câu 2. (5,0 điểm) “Điều đặc sắc của chương sách là diễn đạt được chung quanh hạnh phúc chung của tang gia, mỗi thành viên trong gia đình lại có một hạnh phúc riêng không ai giống ai gắn liền với tính cách riêng của mỗi nhân vật và mỗi nhân vật lại có một mâu thuẫn trào phúng”. Qua tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia, trích tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng” Anh/Chị hãy hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết