50 Câu trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazo

docx 3 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "50 Câu trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx50_cau_trac_nghiem_ve_oxit_axit_bazo.docx

Nội dung text: 50 Câu trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazo

  1. 50 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ OXIT –AXIT-BAZO Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2 B. Na2OC. SO 2 D. P2O5 Câu 2: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là A. K2OB. CuOC. P 2O5 D. CaO Câu 3: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với: A. Nước, sản phẩm là bazơB. Axit, sản phẩm là bazơ C. Nước, sản phẩm là axitD. Bazơ, sản phẩm là axit Câu 4: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit: A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HClB. MgO, CaO, CuO, FeO C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4 D. CaO, Ba(OH) 2, MgSO4, BaO Câu 5: Dãy chất gồm các oxit axit là: A. CO2, SO2, NO, P2O5 B. CO2, SO3, Na2O, NO2 C. SO2, P2O5, CO2, SO3 D. H2O, CO, NO, Al2O3 Câu 6: Dãy chất gồm các oxit bazơ: A. CuO, NO, MgO, CaOB. CuO, CaO, MgO, Na 2O C. CaO, CO2, K2O, Na2OD. K 2O, FeO, P2O5, Mn2O7 Câu 7: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm: A. CuO, CaO, K2O, Na2OB. CaO, Na 2O, K2O, BaO C. Na2O, BaO, CuO, MnOD. MgO, Fe 2O3, ZnO, PbO Câu 8: Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl): A. CuO, Fe2O3, CO2, FeOB. Fe 2O3, CuO, MnO, Al2O3 C. CaO, CO, N2O5, ZnOD. SO 2, MgO, CO2, Ag2O Câu 9: Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH: A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2 B. CaO, CuO, CO, N2O5 C. CO2, SO2, P2O5, SO3 D. SO2, MgO, CuO, Ag2O Câu 10: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là: A. CO2 và BaOB. K 2O và NOC. Fe 2O3 và SO3 D. MgO và CO Câu 11: Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là: A. CaCO3 và HCl B. Na 2SO3 và H2SO4 C. CuCl2 và KOH D. K 2CO3 và HNO3 Câu 12: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2, CO2), người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa: A. HCl B. Ca(OH) 2 C. Na2SO4 D. NaCl Câu 13: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có môi trường axit ? A. CO2 B. SO 2 C. CaO D. P 2O5 Câu 14: Khí nào sau đây Không duy trì sự sống và sự cháy? A. CO B. O2 C. N2 D. CO2 Câu 15: Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit? A. CO2 B. SO 2 C. N 2 D. O3 Câu 16: Khí có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là: A. N2O B. SO2 C. SO 3 D. CO 2 Câu 17: Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua: A. H2SO4 đặc B. NaOH rắn C. CaO D. KOH rắn Câu 18: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg B. Zn, Fe, Cu C. Zn, Fe, Al D. Fe, Zn, Ag Câu 19: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
  2. A. Na2O, SO3, CO2 B. K 2O, P2O5, CaO C. BaO, SO 3, P2O5 D. CaO, BaO, Na2O Câu 20: Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là: A. CO2, SO2, CuO B. SO 2, Na2O, CaO C. CuO, Na 2O, CaO D. CaO, SO2, CuO Câu 21: Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là: A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO B. Fe 2O3, MgO, P2O5, K2O C. MgO, Fe2O3, CuO, K2OD. MgO, Fe 2O3, SO2, P2O5 Câu 22: Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là: A. Mg B. CaCO 3 C. MgCO3 D. Na 2SO3 Câu 23: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành: A. Dung dịch không màu B. Dung dịch có màu lục nhạt C. Dung dịch có màu xanh lamD. Dung dịch có màu vàng nâu Câu 24: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước: A. Magie và dung dịch axit sunfuric B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric C. Magie nitrat và natri hiđroxitD. Magie clorua và natri clorua Câu 25: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí: A. Bari oxit và axit sunfuric loãng B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãngD. Bari clorua và axit sunfuric loãng Câu 26: Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong: A. Zn B. Na 2SO3 C. FeS D. Na 2CO3 Câu 27: Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng: A. ZnO, BaCl2 B. CuO, BaCl 2 C. BaCl 2, Ba(NO3)2 D. Ba(OH) 2, ZnO Câu 28: Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là: A. Dung dịch AgNO3 và giấy quỳ tímB. Dung dịch BaCl 2 và dung dịch AgNO3 C. Dùng quỳ tím và dung dịch NaOHD. Dung dịch BaCl 2 và dung dịch phenolphtalein Câu 29: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là: A. K2SO4 B. Ba(OH) 2 C. NaCl D. NaNO 3 Câu 30: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na 2SO4, NaOH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng? A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH) 2 D. Zn Câu 31: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là: A. 13,6 gam B. 1,36 gam C. 20,4 gam D. 27,2 gam Câu 32: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng A. 2,5 lít B. 0,25 lít C. 3,5 lít D. 1,5 lít Câu 33: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành: A. Sắt (II) clorua và khí hiđrôB. Sắt (III) clorua và khí hiđrô C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrôD. Sắt (II) clorua và nước Câu 34: Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđrôxit tạo thành dung dịch màu: A. Vàng đậmB. ĐỏC. Xanh lamD. Da cam Câu 35: Oxit tác dụng với axit clohiđric là: A. SO2 B. CO2 C. CuOD. CO Câu 36: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là: A. Zn(NO3)2 B. NaNO3 C. AgNO3 D. Cu(NO3)2 Câu 37: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: A. Rót nước vào axit đặcB. Rót từ từ nước vào axit đặc
  3. C. Rót nhanh axit đặc vào nướcD. Rót từ từ axit đặc vào nước Câu 38: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí: A. CO2 B. SO2 C. SO3 D. H2S Câu 39: (Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là: A. Sủi bọt khí, đường không tanB. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh raD. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra Câu 40: Dãy các chất thuộc loại axit là: A. HCl, H2SO4, Na2S, H2SB. Na 2SO4, H2SO4, HNO3, H2S C. HCl, H2SO4, HNO3, Na2SD. HCl, H 2SO4, HNO3, H2S Câu 41: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit clohiđric: A. Al, Cu, Zn, FeB. Al, Fe, Mg, AgC. Al, Fe, Mg, CuD. Al, Fe, Mg, Zn Câu 42: Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử: A. NaNO3 B. KClC. MgCl 2 D. BaCl2 Câu 43: Để nhận biết gốc sunfat (= SO4) người ta dùng muối nào sau đây? A. BaCl2 B. NaClC. CaCl 2 D. MgCl2 Câu 44: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại: A. Phản ứng trung hoà B. Phản ứng thế C. Phản ứng hoá hợpD. Phản ứng oxi hoá-khử Câu 45: Cặp chất không thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch: A. NaOH, K2SO4 B. HCl, Na2SO4 C. H2SO4, KNO3 D. HCl, AgNO3 Câu 46: Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 ddịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là: A. PhenolphtaleinB. Dung dịch NaOHC. Dung dịch Na 2CO3 D. Dung dịch Na 2SO4 Câu 47: Trung hoà 100 ml dung dịch H2SO4 1M bằng V (ml) dung dịch NaOH 1M. V là: A. 50 mlB. 200 mlC. 300 mlD. 400 ml Câu 48: Điện phân ddịch natri clorua (NaCl) bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là: A. H2 và O2 B. H2 và Cl2 C. O2 và Cl2 D. Cl2 và HCl Câu 49: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng: A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch BaCl2 D. Dung dịch Pb(NO3)2 Câu 50: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2? A. Al và H2SO4 loãng B. Al và H2SO4 đặc nóng C. Cu và dung dịch HCl D. Fe và dung dịch CuSO4