7 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 (Nâng cao) - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Đà Nẵng

docx 4 trang thaodu 2540
Bạn đang xem tài liệu "7 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 (Nâng cao) - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx7_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nang_cao_nam_hoc.docx

Nội dung text: 7 Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 (Nâng cao) - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Đà Nẵng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009-2010 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN : HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân đơn giản ĐỀ SỐ 1 Câu 1: a) Người ta có thể điều chế iot bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng hỗn hợp NaI và MnO 2. Hãy viết phương trình hóa học và chỉ rõ vai trò từng chất tham gia phản ứng. b) Hãy viết 2 phương trình để chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2. Câu 2: a) Cho những hóa chất sau: Na2SO3, CaSO3, BaSO3, CuSO3 và dung dịch H2SO4. Lựa chọn những hóa chất nào để điều chế SO2 thuận lợi nhất. Giải thích sự lựa chọn và viết phương trình. b) Hãy viết 2 phương trình để chứng tỏ HCl đóng vai trò chất oxi hóa, đóng vai trò chất khử. Câu 3: a) Thực hiện sơ đồ sau: S SO2 H2SO4 CuSO4 Cu b) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: HCl, H2SO4, HBr, Ba(HSO4)2, Ba(OH)2.( chỉ dùng 2 thuốc thử). Câu 4: Cho 22,4g hỗn hợp Cu và Fe2O3 tác dụng hết H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lit SO2. a) Viết phương trình và tính phần trăm khối lượng mỗi chất ban đầu. b) Cho lượng SO2 trên hấp thụ vào 150ml dung dịch KOH 1M. Tính CM các chất trong dung dịch sau phản ứng. Câu 5: Cho phản ứng : AK + αBK CK H 0 a) Tìm α biết khi tăng áp suất của hệ lên 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng 27 lần. b) Hãy giải thích cân bằng chuyển dịch về phía nào khi: + tăng nhiệt độ. + giảm áp suất. + tách lấy chất C ra khỏi phản ứng. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: a) Hãy nêu 4 phản ứng để chứng tỏ Clo là một chất oxi hóa mạnh? Tuy nhiên ngoài ra Clo cũng thể hiện tính khử. Viết 2 phương trình chứng tỏ điều này. b) Hãy gọi tên các axit sau: HClO4, HBrO4, HIO4. Hãy sắp xếp các hợp chất trên theo chiều tăng dần tính axit. Câu 2: a)Hãy dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh các nhận định sau sau: + oxi và ozon cùng tính oxi hóa nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn. + nước và hidroproxit cùng tính oxi hóa nhưng hidroproxit có tính oxi hóa mạnh hơn. b) Hãy viết các phương trình xảy ra khi cho H2SO4 loãng tác dụng Fe3O4, NaHSO3, FeS. Câu 3: a) Chỉ dùng 1 thuốc thử để nhận biết các chất sau đây: K2S, Na2SO3, Na2SO4, H2SO4, Ba(OH)2. b) Cho 17,4g MnO2 tác dụng hết HCl dư. Cho toàn bộ khí sinh ra hấp thụ vào 145,8g dung dịch NaOH 80% (đặc) ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch A. Tính C% các chất trong dung dịch A. Câu 4: Cho hỗn hợp Cu và Fe. Tính khối lượng mỗi kim loại khi chia m gam hỗn hợp này thành 2 phần bằng nhau: 0 + phần 1: tác dụng vừa đủ dung dịch HCl tạo 2,24lit H2 (0 C, 1atm). + phần 2: tác dụng vừa đủ H2SO4 đặc nóng tạo ra 5,6lit SO2 (đktc). Câu 5: Cho phản ứng : N2(K) + 3H2(K) 2NH3(K) H = -576kJ a) Muốn tăng hiệu suất phản ứng thì nhiệt độ và áp suất phải tăng hoặc giảm như thế nào? Giải thích ngắn gọn. b) Biết nồng độ ban đầu của N 2 và H2 bằng nhau và bằng 0,3M. Sau một thời gian phản ứng đạt trạng thái cân bằng nồng độ của [NH3] = 0,2M. Tìm KC.
  2. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: a) Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng hỗn hợp KBr và MnO 2. Hãy viết phương trình hóa học và chỉ rõ vai trò từng chất trong phản ứng. Tính khối lượng mỗi chất tham gia phản ứng để điều chế được 32g brom. b) So sánh độ mạnh của 2 axit HClO và H2CO3. Viết phương trình để giải thích sự so sánh đó. Câu 2: a) Trong phòng thí nghiệm có những hóa chất sau: Cu, MgO, dung dịch KOH, Fe, CuSO 4.5H2O và dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc. Hãy viết các phương trình để chứng tỏ: + H2SO4 loãng có tính chất hỗn hợp chung của một axit. + H2SO4 đặc có những tính chất đặc trưng. b) Hãy viết phương trình điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm. Nêu những ứng dụng của SO2. Câu 3: a) Thực hiện sơ đồ sau: NaCl HCl Cl2 Br2 PBr3 HBr Clo  nước Javen  b) Giải thích các hiện tượng và ghi phương trình sau khi: + cho khí SO2 từ từ cho đến dư vào dung dịch brom. + cho khí SO2 vào lọ chứa khí H2S ở nhiệt độ cao. Câu 4: Cho 10,3g hỗn hợp Cu , Al và Fe tác dụng hết HCl dư được 5,6lit H2 và 2g chất rắn. a) Viết phương trình và tính phần trăm khối lượng mỗi chất. b) Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Clo. Tính thể tích Cl2 (đktc) cần tác dụng hỗn hợp trên. Câu 5: a) Cho phản ứng : 2NO2(K)nâu đỏ N2O4(K)không màu + khi giảm áp suất cân bằng dịch chuyển theo chiều nào? + ngâm bình vào nước đá thấy màu nâu nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận tỏa nhiệt hay thu nhiệt. b) Nếu nồng độ ban đầu của [N2O4] = 0,4M, sau một thời gian [NO2] = 0,1M. Tìm KC của phản ứng. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: a) Đem oxi hóa hoàn toàn 11,2lit SO2 (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào 210g dung dịch H 2SO4 10% được dung dịch A. Tìm C% của dung dịch A. b) Giải thích các hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có): + khi cho CuSO4.5H2O tác dụng với H2SO4 đặc. + khi cho đường trắng tác dụng với H2SO4 đặc. Câu 2: a) Hãy giải thích vì sao nước Javen có tính oxi hóa mạnh? Dựa vào tính chất này hãy nêu những ứng dụng của nước Javen. b) Nêu phương pháp điều chế Flo trong công nghiệp? Tại sao không điều chế flo từ florua bằng phản ứng của hidro florua với chất oxi hóa mà phải sử dụng phương pháp trên? Câu 3: a) Viết các phương trình xảy ra khi cho brom lần lượt tác dụng: dung dịch NaI, H2O, nước clo. b) Nếu lấy cùng khối lượng KMnO 4 hoặc MnO 2 tác dụng hết HCl đặc thì lượng clo thu được tính chất nào lớn nhất? Giải thích. Câu 4: Cho 13,6g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thấy khối lượng dung dịch tăng 13,4g so với ban đầu. a) Tìm khối lượng Cu có trong hỗn hợp đầu. b) Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng H2SO4 đặc nóng dư thì thu được bao nhiêu lít SO2 (đktc).
  3. Câu 5: Cho phản ứng : 2A(K) + B2(K) 2AB(K) a) Khi tăng áp suất lên 4 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? b) Biết [A], [B] tại các thời điểm ban đầu bằng 0,1M. Tính K C của phản ứng. Cho rằng tại thời điểm cân bằng nồng độ A giảm 50% so với ban đầu. ĐỀ SỐ 6 Câu 1: a) Cho Mg cháy trong SO2 sinh ra chất rắn A màu vàng. A cháy trong không khí được khí B. Khí B mất màu dung dịch kalipemanganat. Xác định A, B và viết phương trình. b) Thực hiện sơ đồ sau: NaClO  CaOCl2 Cl2 KClO3 Câu 2: a) Có hỗn hợp O2 và O3. Sau thời gian O3 bị phân hủy hết được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. Tính % thể tích các khí ban đầu. b) H2SO4 đặc có thể làm khô các khí nào sau đây có lẫn nước: HCl, CO2, NH3. Câu 3: a) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất khí O2, O3, H2S, SO2, Cl2. b) Hãy giải thích vì sao H2S có tính khử. Viết 3 phương trình để chứng minh H2S có tính khử. Câu 4: Cho m gam hỗn hợp FeO và Cu. Chia hỗn hợp này thành 2 phần bằng nhau: + phần 1: tác dụng vừa đủ 200ml dung dịch H2SO4 0,05M. + phần 2: tác dụng H2SO4 đặc nóng dư được 3,36lit khí (đktc). a) Viết phương trình phản ứng . b) Tìm khối lượng m. Câu 5: a) Cho KC của phản ứng : 2HI(K) H2(K) + I2(K) 1 1 Tìm K của phản ứng : H + I HI C 2 2(K) 2 2(K) (K) b) Cho phản ứng: CaCO3(r) CaO(r) + CO2(r) + Biết khi giảm nhiệt cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch. Hỏi phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt. + Tại sao miệng các lò nung vôi phải hở? Nếu đậy kín xảy ra hiện tượng gì? Giải thích. ĐỀ SỐ 7 Câu 1: a) Người ta điều chế 1 số chất khí bằng những thí nghiệm sau: + cho dung dịch HCl đặc tác dụng mangandioxit. + dung dịch H2SO4 tác dụng kẽm. + lưu huỳnh tác dụng H2SO4 đặc. + natrisunfit tác dụng H2SO4 đặc. + nung nóng kali pemanganat. Viết các phương trình xảy ra. b) Hãy giải thích vì sao SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Mỗi tính chất viết 2 phương trình phản ứng để minh họa. Câu 2: a) Từ các hóa chất: NaCl (r), MnO2 (r), NaOH (dd), KOH (dd), H2SO4 (đ), Ca(OH)2 (r). Hãy viết các phương trình điều chế: nước Javen, kali clorat clorua vôi, oxi, lưu huỳnh dioxit. b) Nhận biết các dung dịch sau: NaHCO3, Na2S, H2SO4, Ba(OH)2, HCl.
  4. Câu 3: a) A là muối canxi halogenua. Cho 2g A tác dụng AgNO3 được 0,376g kết tủa. Tìm công thức của A. b) Có 100ml dung dịch H2SO4 98% khối lượng riêng 1,84g/ml. Người ta muốn pha loãng H 2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%. Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng. Biết Dnước = 1g/ml. Câu 4: Chia hỗn hợp Fe và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau: + phần 1: tác dụng vừa đủ 180ml dung dịch HCl 1M. + phần 2: tác dụng H2SO4 đặc nóng được 560lit khí SO2 (đktc). a) Viết phương trình phản ứng . b) Tìm % khối lượng mỗi chất ban đầu. Câu 5: Cho phản ứng : CO(K) + Cl2(K) COCl2(K) H < 0 a) Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào? (nếu có) khi tăng áp suất hoặc giảm nhiệt độ. b) Biết KC của phản ứng bằng 5. Nồng độ ban đầu của [CO] và [Cl2] đều bằng 0,4M. Tìm CM của COCl2 tại lúc cân bằng. GV chuyên Hóa: Thạc sĩ TRỊNH BIẾT Điện thoại liên lạc: 0905 404669 – 0511 2469920 Email: biettrinh2006@yahoo.com Địa chỉ: K251/18B Thái Thị Bôi – Đà Nẵng Lớp hè khai giảng ngày 04/06/2010