8 Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 Địa lí 7 (Có đáp án)

docx 18 trang xuanha23 06/01/2023 4082
Bạn đang xem tài liệu "8 Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 Địa lí 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx8_de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_1_dia_li_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: 8 Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 Địa lí 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút PHẦN A: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng B. Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2.1%. C. Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị. D. Dân số ở các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập. Câu 2: Mật độ dân số là: A. số dân sinh sống trên 1 đơn vị diện tích lãnh thổ. B. số diện tích trung bình của một người dân. C. dân số trung bình của các địa phương trong nước. D. số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ. Câu 3: Đới nóng nằm trong khoảng vĩ độ nào? A. Từ 50B đến 50N B. Từ 50B đến 230 27’B C. Từ 50N đến 230 27’N D. Từ 230 27’B đến 230 27’N Câu 4: Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình của thế giới phân bố ở những khu vực nào? A. Đông Nam Á B. B. Đông Á C. Đông Nam Á và Nam Á D. Đông Á và Đông Nam Á Câu 5: Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định không cho ta thấy A. tổng số dân, số nam, số nữ B. trình độ văn hóa, nghề nghiệp. C. số người ở từng độ tuổi D. trình độ phát triển kinh tế. Câu 6. Căn cứ để phân chia các chủng tộc chính trên thế giới, các nhà khoa học đã căn cứ vào A. nghề nghiệp. B. độ tuổi. C. trình độ học vấn. D. hình thái bên ngoài cơ thể. Câu 7. Những khu vực có dân cư tập trung đông đúc nhất là A. Tây và Trung Âu, Trung Đông
  2. B. Đông Á, Nam Á C. Tây Phi, Đông Bắc Hoa Kì D. Đông Nam Braxin, Đông Nam Á Câu 8. So sánh số lượng nam, nữ trên tháp dân số, thông thường tổng số nam, nữ là: A. Bằng nhau B. Nam nhiều hơn nữ C. Nữ nhiều hơn nam D. Nam chỉ kém nữ ở tuổi lao động Câu 9. Một địa phương hay một nước được coi là có mật độ dân số cao khi A. có nhiều người sống thọ trên 70 tuổi B. có dân cư đông đúc C. có nhiều người sinh sống trên một diện tích nhỏ hẹp. D. đất đai trở lên chật hẹp so với số người sinh sống Câu 10. Điểm giống nhau cơ bản giữa các kiểu môi trường đới nóng là A. độ ẩm trên 80%. B. nhiệt độ trung bình năm trên 200C. C. đều chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Đông Bắc. D. lượng mưa lớn, thời kì mưa không thay đổi. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới? A. Càng xa Xích đạo, lượng mưa càng tăng B. Càng xa Xích đạo, thực vật càng thưa. C. Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng lớn. D. Trong năm có 2 lần nhiệt độ cao vào lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Câu 12. Đặc điểm khác biệt nhất để phân biệt khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa là A. nhiệt độ trung bình B. lượng mưa mùa mưa. C. sự phân mùa mưa và mùa khô D. lượng mưa và sự phân bố mưa trong mùa khô. Câu 13. Biện pháp nào không cần thiết trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho nông nhiệp? A. Trồng rừng B. Bón phân C. Làm thủy lợi D Theo dõi dự bái thời tiết Câu 14. Để giải quyết tình trạng bùng nổ dân số, các nước kém phát triển đã áp dụng biện pháp A. nỗ lực kiểm soát sinh đẻ B. đây mạnh phát triển nông nghiệp và công nghiệp hóa. C. tăng cường giáo duc về kế hoạch hóa gia đình . D. phát triển mạnh kinh tế.
  3. Câu 15. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trương bình của châu Á năm 2001 là bao 0 0 nhiêu khi tỉ lệ sinh là 20,9 / 00 và tỉ lệ tử là 7,6 / 00 0 0 A. 20,9 / 00 B. 1,33% C. 2,85% D. 13,3 / 00 Câu 16 . Năm 2008, tỉnh Quảng Ninh có số dân là 1.109600 người, diện tích là 6099 km2, mật độ dân số khoảng là A. 182 người/ km2 B. 1826 người/ km2 C. 1055 người/ km2 D. 1212 người /km2 PHẦN B: TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1(2,5 điểm): Cho : Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở Xin-ga-po: - Hãy phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa. - Cho biết biểu đồ đó thuộc kiểu môi trường nào ở đới nóng? Câu2 (1,5 điểm):Dựa vào nội dung phân tích biểu đồ bài 1, hãy nêu đặc điểm khí hậu của môi trường đó? Câu 3(2,0 điểm):Dựa vào kiến thức đã học, cho biết dân số đới nóng đã gây sức ép như thế nào tới tài nguyên, môi trường? Lấy ví dụ ở Việt Nam? Hết
  4. V. Hướng dẫn chấm ( đáp án) và thang điểm A. Trắc nghiệm ( 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D D C D D B C Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C B A D B C B A B .Tự luận (6điểm) Câu Nội dung Điểm a.Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa Xi-ga-po *Nhiệt độ: 1,0 -Nhiệt độ cao nhất: 270C vào tháng 4,9 -Nhiệt độ thấp nhất : 25 0C vào tháng 12, 1 -Biên độ nhiệt năm: 2-3 0C -Nhiệt độ TB năm: 24-> 25 0C Câu 1 -Diễn biến nhiệt: Nóng quanh năm *Lượng mưa: 1,0 -Lượng mưa lớn nhất: 250mm tháng: 11,12,1 -Lượng mưa nhỏ nhất: 170m m tháng: 5,7,9 Tổng lượng mưa: 2640mm=> mưa nhiều -Phân hóa mưa: mưa quanh năm => Kết luận:Môi trường xích đạo ẩm 0,5 b.Đặc điểm khí hậu môi trường Xích đạo ẩm -Vị trí: nằm trong khoảng từ 50B đến 50N 0,25 -Khí hậu: 0,75 Câu 2 +Nhiệt độ: nóng quanh năm, nhiệt độ TB năm >250C. Biên độ nhiệt năm nhỏ: 2-3 0C, nhưng biên độ nhiệt ngày đêm lớn. +Lượng mưa 1500-2500mm, mưa nhiều, mưa quanh năm 0,25 +Độ ẩm không khí trên 80% 0,25 Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường -Diện tích rừng thu hẹp do: mở rộng diện tích canh tác, nhu cầu 0,25 sử dụng gỗ, củi tăng. -Đất trồng bị bạc màu do sản xuất quá mức nhưng không được 0,25 chăm bón. Diện tích đất trồng bị thu hẹp để mở rộng xây dựng Câu 3 -Khoáng sản cạn kiệt do khai thác và xuất khẩu nhiên liệu để đổi 0, 5 lương thực -Dân số tăng nhanh trong khi sản lượng lương thực tăng chậm dẫn 0, 5 đến thiếu lương thực, môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch *Liên hệ Việt Nam: - Dân cư đông, thiếu nơi ở => sức ép lên đất đai , giá đất cao
  5. - Khai thác than phục vụ công nghiệp =>cạn kiệt tài nguyên than đá. 0,5 . (học sinh tự do lấy ví dụ) ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút Phần I : Trắc nghiệm ( 5 điểm ) Hãy chọn ý em cho là đúng nhất trong các câu sau: 1. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là A. sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. B. nông nghiệp và công nghiệp. C. công nghiệp và dịch vụ. D. nông nghiệp và dịch vụ. 2. Ý nào không được thể hiện trên tháp dân số? A. Tổng số nam, nữ. B. Số người trong độ tuổi lao động. C. Số dân đô thị. D. Xu hướng phát triển dân số. 3. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc nào ? A. Ơ-rô-pê-ô-it. B. Môn-gô-lô-it. C. Nê-grô-it. D. Người lai. 4. Thế nào là mật độ dân số ? A. Số người trong một quốc gia. B. Số người của một châu lục. C. Số người của một quốc gia trên tổng số dân của toàn thế giới. D. Số người bình quân trên một đơn vị diện tích (1 km2 mặt đất). 5. Châu lục có mật độ dân số cao nhất thế giới là A. châu Âu. B. châu Á. C. châu Phi. D. châu Đại Dương. 6. Dân cư thường tập trung đôngở các khu vực nào? A. Vùng núi B. Hoang mạc C. Đồng bằng D. Hải đảo 7. Bùng nổ dân số xảy ra khi: A .dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị. B. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng. C. tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2.1%. D. dân số ở các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập. 8. Dân số tăng nhanh đã trở thành một trong những gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển do A. vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề môi trường. B. vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, giáo dục, việc làm, C. mật độ dân số quá cao dẫn tới thiếu đất cho sản xuất và đất ở.
  6. D. số dân mới được sinh ra chưa thể tham gia các hoạt động sản xuất. 9. Tỉ lệ dân số tự nhiên trung bình của châu Á năm 2001 là bao nhiêu, khi tỷ lệ sinh là 20,9 %0 và tỷ lệ tử là 7,6 %0 A.28,5%0 B. - 13,3%0 C. 2.85% D. 1,33% 10. Sự xuất hiện ngày càng các siêu đô thị trên thế là dấu hiệu cho thấy A.tình trạng trung sản xuất công nghiệp ngày càng cao. B. nông nghiệp ngày càng giảm sút. C. ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. D. cuộc sống đô thị ngày càng hối hả, tập trung. 11. Rừng rậm xanh quanh năm là thảm thực vật của môi trường nào ở đới nóng? A. Xích đạo ẩm B. Nhiệt đới gió mùa C. Hoang mạc. D. Nhiệt đới 12. Đới nóng có vị trí trong khoảng từ: A. Xích đạo Chí tuyến Bắc B. Chí tuyến Bắc Vòng cực Bắc. C. Xích đạo Chí tuyến Nam. D. Chí tuyến Bắc Chí tuyến Nam 13.Đới nóng có bao nhiêu kiểu môi trường? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với môi trường nhiệt đới: A.Càng xa xích đạo lượng mưa càng tăng B.Càng xa xích đạo thực vật càng thưa C.Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng lớn D.Trong năm có hai lần nhiệt độ tăng cao 15.Tính chất khác biệt rõ rệt nhất để phân biệt khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa là A.nhiệt độ trung bình B.lượng mưa mùa mưa C.sự phân mùa mưa và mùa khô D,lượngmưa và sự phân bố mưa trong mùa khô 16.Để bảo vệ môi trường đới nóng nhiều nước đã A.tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài B.phân bố lại dân cư C.khai hoang các vùng đất mới D.khuyến khích phong trào trồng cây gây rừng 17. Môi trường có lượng mưa nhiều nhất ở đới nóng là: A. Xích đạo ẩm B. Nhiệt đới C. Nhiệt đới gió mùa D. Hoang mạc 18. Nhiệt độ ở môi trường nhiệt đới có mấy lần tăng giản trong năm?
  7. A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần. 19. Hai đặc điểm tiêu biểu của sinh vật môi trường nhiệt đới là A. thưa thớt giảm dần về hai chí tuyến B. thay đổi theo mùa và tăng dần về hai chí tuyến C. sinh trưởng nhanh và tăng dần về hai chí tuyến D. thay đổi theo mùa và giảm dần về hai chí tuyến 20. Với lượng mưa từ 500 1500 mm, môi trường nhiệt đới có lượng mưa A. rất ít B. ít C. trung bình D. nhiều. PHẦN II: Tự luận Câu 1: (2 điểm) Nhận xét về sự phân bố dân cư thế giới. Giải thích vì sao có sự phân bố dân cư như vậy. Câu 2: (3 điểm) Phân tích sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng. Nêu những biện pháp nhằm hạn chế sức ép trên. Liên hệ với thực tế ở địa phương em. C. Hướng dẫn chấm Phần I : Trắc nghiệm ( 5 điểm ) (Mỗi ý đúng được 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A C B D B C C B D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D C A B D A B D C PHẦN II: Tự luận ( 5 điểm ) Câu 1: Dân cư thế giới phân bố không đều - Tập trung ở nhừng nơi đồng bằng, ven biển, đô thị có điều kiện giao thông thuận tiện, khí hậu ôn hòa - Thưa thớt ở miền núi, hải đảo, hoang mạc, vùng cực có giao thông không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt Câu 2:
  8. - Dân số đông đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên, làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch (1.5 điểm) - Biện pháp: giảm tỉ lệ sinh, nâng cao đời sống và nhận thức của người dân( 1điểm) - Liên hệ với địa phương (0.5 điểm) ĐỀ 3 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4đ ) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu ý em cho là đúng nhất: Câu 1: Môi trường Xích đạo ẩm nằm trong khoảng vị trí : a. 50 B đến 50 N. ; b. 300 B - 300 N ; c. Hai bên đường Xích đạo . d. Từ vĩ tuyến 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu. Câu 2: Năm 2014, nước ta có diện tích là 330.000km2 và có số dân là: 90,5 triệu người.Vậy mật độ dân số trung bình của nước ta là: a. 247,3 người/km2 ; b. 274,3 người/km2 ; c. 234,7 người/km2 ; d. 243,7 người/km2 Câu 3: Nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững, nhiều nước đới nóng đã: a. Giảm tỉ lệ sinh, phân bố lại lực lượng lao động. b. Phân bố lại lực lượng lao động, khuyến khích di dân tự do. c. Phân bố lại lực lượng lao động, khai thác tài nguyên hợp lý đi đôi với việc bảo vệ môi trường. d. Khuyến khích di dân tự do kết hợp giảm tỉ lệ sinh. Câu 4: Địa bàn xã Đại An, nơi Trường THCS Mỹ Hòa đóng thuộc loại hình quần cư: a. Nông thôn đồng bằng ; b. Đô thị c. Nông thôn miền núi ; d. Đô thị miền núi. Câu 5: Việt Nam nằm trong môi trường khí hậu : a. Đới nóng ; b. Nhiệt đới ; c. Xích đạo ẩm ; d. Nhiệt đới gió mùa Câu 6: Cây lương thực trồng chủ yếu ở đới nóng là: a. Lúa mì, củ cải đường, ngô ; b. Lúa gạo, bông, khoai lang c. Lúa gạo, cao lương, ngô, khoai, sắn ; d. Cao lương, sắn, ngô, lúa mì. Câu 7: Dân số thế giới phân bố không đều, tập trung đông nhất ở : a. Môi trường đới nóng. ; c. Khu vực Nam Á. b. Khu vực Châu Á. ; d. Khu vực Nam Á và Đông Á
  9. B. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6đ ) Câu 8. Tình hình tăng dân số ở địa phương em như thế nào? Theo em nguyên nhân là do đâu? Hậu quả của nó như thế nào? Chính quyền và nhân dân đã làm gì để khắc phục những hậu quả trên?(2,75điểm) Câu 9: Trình bày vấn đề di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng? Nguyên nhân và hậu quả? (2,0điểm) Câu 10: Theo em, em sẽ chọn một khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nền kinh tế - xã hội kém phát triển hay một khu vực có điều kiện TN không thuận lợi nhưng nền kinh tế - xã hội phát triển để sinh sống? Cho biết lý do tại sao em lại chọn khu vực sinh sống đó?(1,25điểm) Đáp Án A/PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a b c a d c Câu 7 (chung cho cả 4 đề)Nếu HS trả lời đúng ý a( 0,25) ; ý b( 0,5) ; ý c( 0,75) và ý d( 1 đ) A/PHẦN TỰ LUẬN (6điểm) Câu 1(2,75điểm) : Học sinh trả lời đúng các ý hoặc các ý tương tự nội dung sau: a/DS địa phương em tăng nhanh.(0,25) Nguyên nhân là do có những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế, XH và Y tế(0,25), số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều(0,25), quan niệm cũ còn tồn tại như trọng nam khinh nữ (0,25) b/Hậu quả: Dân số tăng nhanh đã tạo sức ép đối với: + Việc làm: Nhiều người không có công ăn việc làm phải xa quê đi làm ăn ở nơi khác nhiều tháng có khi cả năm mới về một lần (0,25đ) + Phúc lợi xã hội: Thiếu các công trình công cộng, nơi vui chơi giải trí, luyện tập TDTT(0,25). + Môi trường bị ô nhiễm, nước sạch bị thiếu.(0,25đ) + Đói nghèo, các tệ nạn xã hội (0,25) c/Biện pháp khắc phục: +Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình(0,25) +Tuyên truyền luật bình đẳng giới 0,25 +Phát triển kinh tế địa phương, xây dựng các khu công nghiệp (0,25). Câu 2(2,0)điểm): -Đới nóng là nơi có làn sóng di dân lớn (0,25)và có tốc độ đô thị hoá khá cao(0,25). -Nguyên nhân di dân rất đa dạng: +Di dân tự do: Do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm.(0,5) +Di dân có kế hoạch: Nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi, ven biển(0,25) *Hậu quả: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị (0,75) Câu 3 -(1,25đ): Lựa chọn khu vực có điều kiện TN không thuận lợi nhưng nền kinh tế - xã hội phát triển để sinh sống.(0,5) Do những khu vực này có điều kiện sống tốt(0,25), có việc làm, có thu nhập cao(0,25), có điều kiện để khắc phục những trở ngại của điều kiện tự nhiên(0,25)
  10. ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) (Chọn câu trả lời đúng nhất) Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng A. giữa hai chí tuyến. B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa. C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc. D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam. Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là A. dân số tăng quá nhanh. B. kinh tế phát triển chậm. C. đời sống nhân dân thấp kém. D. khai thác tài nguyên không hợp lí Câu 3. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là A. Bắc Phi , Nam Phi B. Trung Phi ,Nam Phi C . Đông Á, Nam Á D. Nam Á , Đông Nam Á Câu 4. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới? A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông. B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển. C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a). D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước Câu 5. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào A. cấu tạo cơ thể. B. hình thái bên ngoài. C. trang phục bên ngoài. D. sự phát triển của trí tuệ. Câu 6. Năm 2001, Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người, trong khi diện tích là 330.991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam năm 2001 là A. 823 người/ km2 B. 238 người/ km2 C. 832 người/ km2 D. 328 người/ km2 II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị. Câu 2. (1.5 điểm) Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 3. (2.5 điểm) Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: - Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi? - Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
  11. HƯỚNG DẨN CHẤM BÀI KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A D C B B II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 2. (3.0 điểm) Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị: - Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp (0.5 điểm); kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (0.5 điểm). - Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao (0.5 điểm), kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ (0.5 điểm). - Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt. (1.0 điểm) Câu 3. (1.5 điểm) Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa: - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. (0.5 điểm) - Thời tiết diễn biến thất thường (0.5 điểm). Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt. (0.5 điểm) Câu 4. (2.5 điểm) Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi: - Đáy tháp năm 1999 thu hẹp lại (0.5 điểm), thân tháp mở rộng ra (0.5 điểm). - Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng về tỉ lệ (0.5 điểm). Trên độ tuổi lao động có tăng chút ít (0.5 điểm). - Nhóm tuổi chưa đến độ tuổi lao động có xu hướng giảm về tỉ lệ (0.5 điểm). ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn: Câu 1: Nhóm người trong độ tuổi lao động là: (1 điểm)
  12. a. 0 đến 14 b. 15 đến 59 c. 60 trở lên Câu 2: Đới nóng nằm trong vị trí: (1 điểm) a. 50B đến 50N b. 50 đến 2 chí tuyến c. trong vùng nội chí tuyến Câu 3: Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu: (1 điểm) a. Đông Á b. Tây Nam Á c. Nam Á và Đông Nam Á Câu 4: Dân cư Việt Nam chủ yếu thuộc chủng tộc nào trên thế giới: (1 điểm) a. Môn-gô-lô-it b. Ơ-rô-pê-ô-it c. Nê-grô-it II. Phần tự luận: 6 điểm Câu 1: Hãy nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa? (3 điểm) Câu 2: Đô thị hoá phát triển mạnh ở đới nóng đã để lại những hậu quà gì? (2 điểm) Câu 3: Di dân theo hướng tích cực là di dân như thế nào? Cho ví dụ ? (1 điểm) ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: 4 điểm Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: c Câu 4: a II. Phần tự luận: 6 điểm Câu 1: (3 điểm) _ Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu đặc sắc của đới nóng, phân bố chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á. ( 1 điểm) _ Có 2 loại gió mùa rõ rệt + Gió mùa mùa hạ: là loại gió thổi từ An Độ Dương và Thái Bình Dương vào khu vực Nam Á Và Đông Nam Á, mang theo không khí mát mẽ, mưa nhiều. ( 0.5 điểm) + Gió mùa mùa đông : là loại gió thổi từ lục địa Châu Á ra biển, mang theo không khí lạnh và khô, ít mưa. ( 0.5 điểm) _ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai điểm nổi bật: nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường. ( 1 điểm) Câu 2: (2 điểm) Đô thị hoá tự phát đã gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, huỷ hoại cảnh quan, tệ nạn xã hội, thất nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo lớn, Câu 3: ( 1 điểm) Di dân theo hướng tích cực là di dân có tổ chức, có kế hoạch, có biện pháp phù hơp. Ví dụ: Đưa nguồn lao động thừa ở nông thôn lên thành thị nơi thiếu nguồn lao động. ĐỀ 6 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút
  13. I) TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu mỗi câu em cho là đúng nhất. Câu 1: Để nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào a. hình dáng bên ngoài. b. chỉ số thông minh. c. cấu tạo cơ thể. d. tình trạng sức khỏe. Câu 2: Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở a. Châu Âu. b. Châu Á. c. Châu Mĩ. d. Châu Phi. Câu 3: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it phân bố chủ yếu ở a. Châu Á. b. Châu Phi c. Châu Âu. d. Châu Mĩ. Câu 4: Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng a. từ vĩ tuyến 50B đến vĩ tuyến 50N b. giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam c. từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu d. từ vĩ tuyến 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu Câu 5: Môi trường có diện tích rừng rậm xanh quanh năm rộng nhất thế giới là: a. môi trường xích đạo ẩm. b. môi trường nhiệt đới. c. môi trường nhiệt đới gió mùa. d. môi trường hoang mạc. Câu 6: Môi trường nhiệt đới gió mùa nằm ở a. Đông Á, Trung Đông. b. Nam Á, Đông Nam Á. c. Đông Á, Nam Á. d. Đông Nam Á, Trung Đông. II) TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Nêu nguyên nhân của sự di dân ở đới nóng. Câu 2: (3,0 điểm) So sánh những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị? Câu 3: (3,0 điểm) Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sau, em hãy phân tích nhiệt độ và lượng mưa và cho biết biểu đồ thuộc kiểu môi trường nào trong đới nóng ? 350 29 300 28 27 250 26 200 25 Lượ ng mưa 150 24 Nhiệ t độ 23 100 22 50 21 0 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 - Nhiệt độ tháng cao nhất là tháng nào ? bao nhiêu 0C ? - Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng nào? bao nhiêu 0C ?
  14. - Biên độ nhiệt trong năm là bao nhiêu 0C? - Các tháng mưa nhiều là các tháng nào ? các tháng mưa ít là các tháng nào? HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊA LÍ KHỐI 7 I) TRẮC NGHIỆM: (3,0đ) Đúng mỗi câu 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a b c d a b II) TỰ LUẬN: (7,0 đ) CÂU NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM 1 Nguyên dân của sự di dân ở đới nóng: 1,0đ - Di dân tự do: chiến tranh, thiên tai, nghèo đói, kinh tế chậm 0,5đ phát triển 0,5đ - Di dân có kế hoạch: phát triển kịnh tế xã hội vùng núi, vùng ven biển 2 Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn 3,0đ và quần cư đô thị: Quần cư nông thôn Quần cư đô thị - MĐDS thấp. - MĐDS cao. 1,0đ - Hoạt động sản xuất chính là - Hoạt động sản xuất chính là 1,0đ nông- lâm- ngư nghiệp. công nghiệp xây dựng và dịch - Làng mạc, thôn xóm thường vụ. 1,0đ phân tán. - Nhà xây thành phố, phường. - Lối sống phong tục, cổ truyền. - Lối sống văn minh, hiện đại ( Lưu ý: HS so sánh được từ 3 đặc điểm cho trọn điểm. Nếu sai hoàn toàn mỗi đặc điểm - 0,5 đ). 3 3,0đ - Nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 10: 280C 0,75đ - Nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 7 : 260C 0,75đ - Biên độ nhiệt trong năm là 2 0C 0,5đ - Các tháng có lượng mưa nhiều là tháng 5, 6, 12. 0,5đ - Các tháng có lượng mưa thấp là tháng 2, 9 ,10. 0,5đ ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7
  15. Thời gian: 45 phút Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm) ( Chọn đáp án đúng nhất) Câu 1: Bằng cách nào người ta biết được dân số của một nước hoặc một địa phương: A. Qua các cuộc điều tra dân số C. Các cuộc điều tra y tế B. Các cuộc điều tra môi trường D. Các cuộc điều tra về giáo dục Câu 2: Mật độ dân số được tính theo công thức: A. Mật độ dân số = số dân/diện tích(người/km2) B. Mật độ dân số = diện tích/số dân(người/km2) C. Mật độ dân số = số dân/diện tích(km2/người Câu 3: Làm thế nào để phân biệt các chủng tộc trên thế giới: A. Căn cứ vào: màu da, tóc C. Căn cứ vào: màu da, tóc, mắt, mũi B. Căn cứ vào: màu da, mắt D. Căn cứ vào: mắt, mũi Câu 4:Vị trí của đới nóng: A. Nằm giữa 2 bán cầu C. Nằm giữa 2 cực Bắc và Nam B. Nằm giữa 2 chí tuyến D. Nằm giữa 2 vòng cực Câu 5: Biên độ nhiệt của môi trường xích đạo ẩm: A. Cao B. Trung bình C. ThấpD. Rất cao Câu 6: Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là: A. Rừng rậm xanh quanh năm C. Xa van B. Rừng thưa D. Hoang mạc Câu 7: Thảm thực vật thay đổi như thế nào về phía 2 chí tuyến của môi trường nhiệt đới A. Rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc B. Xavan, rừng thưa, hoang mạc C. Hoang mạc, xavan, rừng thưa D. Rừng thưa, nửa hoang mạc, xavan Câu 8: Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu điển hình của khu vực: A. Nam ÁB. Đông Nam Á C. Tây Nam ÁD. Cả A và B Câu 9: Để hạn chế xói mòn đất biện pháp hàng đầu là: A. Bảo vệ rừngB. Làm thủy lợiC.Trồng rừngD. Cả A và C Câu 10: Dân cư đới nóng sống tập trung ở khu vực nào: A. Đông Nam Á, Tây Phi C. Nam Á B. Đông Nam Braxin D. Cả A, B, C Phần II: Tự luận (7,5 điểm) Câu 1: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? Để khắc phục khó khăn ta phải làm gì? (4,5 điểm) Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị? ( 3 điểm)
  16. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 2,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A A C B C A A D D D Phần II: Tự luận (7,5 điểm) Nội dung đáp án Điể m Câu 1: * Thuận lợi: - Trồng trọt được tiến hành quanh năm, xen canh tăng vụ 1 - Chủ động bố trí mùa vụ 0.75 • Khó khăn: Đất dễ xói mòn, rửa trôi 1 Thiên tai: 0.25 Sâu bệnh 0.25 Vùng hoang mạc đang mở rộng 0.25 • Giải pháp: Bảo vệ rừng, trồng rừng, làm thủy lợi, phòng chống 1 thiên tai, phòng trừ sâu bệnh Câu 2: So sánh 3 Quần cư nông thôn Quần cư thành thị điểm Hoạt động kinh tế chủ Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và dịch vụ yếu Mật độ dân số Thấp Cao Lối sống Phổ biến lối sống nông Phổ biến lối sống thành thôn thị ĐỀ 8 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I Môn ĐỊA LÍ 7 Thời gian: 45 phút I.TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất( Mỗi câu đúng 0,25đ) 1/. Siêu đô thị sau đây có từ 8 triệu dân trở lên. A. Lôt An-giơ-let B.Luân Đôn C. Bắc Kinh D. Cai-rô 2/. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào. A. Chỉ số thông minh B. Cấu tạo cơ thể C.Hình thái bên ngoài D. Tình trạng sức khỏe 3/. Sự gia tăng dân số cao ở các nước đang phát triển chủ yếu là do. A. Tỉ lệ sinh cao B. Tỉ lệ tử thấp C. Tỉ lệ tử cao D. Câu A+C đúng 4/. Trên tháp tuổi lớp người trong độ tuổi lao động thể hiện ở. A. Phần đáy B. Phần thân C. Phần đỉnh D. Phần thân và đỉnh
  17. 5/. Vị trí môi trường đới nóng. A. Nằm giữa hai chí tuyến B. Chỉ có ở bán cầu bắc C. Chỉ có ở bán cầu Nam D. Xen kẽ với môi trường đới ôn hòa. 6/. Cây lương thực quan trọng ở đới nóng. A. Lúa mì B. Lúa gạo C. Cà phê D. Ca cao 7/. Màu đỏ vàng phổ biến trên đất Feralit của vùng nhiệt đới là do sự có mặt của: A. Ôxit sắt,nhôm tích tụ B. Ôxit silic,nhôm tích tụ C. Lượng nước dồi dào trong đất D.Sự có mặt của chất khoáng N,P,K 8/. Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng A.Vĩ tuyến 30o B- 30o N B.Vĩ tuyến 5o B – 5o N C. Vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu D. Nam Á và Đông Nam Á 9. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp(1đ) A Trả lời B 1. Xích đạo ẩm 1+ A.Vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả 2. Nhiệt đới 2+ 2 bán cầu 3. Nhiệt đới gió mùa 3+ B. 5o B- 5o N 4. Đới nóng 4+ C. Chí tuyến Bắc – chí tuyến Nam D. Nam Á và Đông Nam Á E. 5o B- chí tuyến Bắc II. TỰ LUẬN Câu 10(3đ) Nêu vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới? Giải thích vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? Câu 11(2đ) Trình bày sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng? Câu 12(2đ) Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét? Tên nước Diện tích( km2) Dân số( triệu người) Việt Nam 329313 78,7 Trung Quốc 9597000 1273,3 In-đô-nê-xi-a 1919000 206,1 ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm I/. Trắc nghiệm: 1-C 0,25đ (3đ) 2-C 0,25 đ Khoanh tròn ý 3-A 0,25 đ đúng 4-B 0,25đ 5-A 0,25 đ 6-B 0,25 đ 7-A 0,25 đ
  18. 8- C Nối ý 1+B 0,25đ 2+A 0,25đ 3+D 0,25đ 4+C 0,25đ II/. Tự luận: (7đ) Câu 10(3đ) - Vị trí: Khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở 0,5đ cả hai bán cầu. - Đặc điểm: + Nhiệt độ cao nóng quanh năm,trung bình 0,5đ trên 20oC. + Một năm có 2 mùa rỏ rệt:một mùa mưa và 0,5đ một mùa khô. + Càng về hai chí tuyến thời kì khô hạn kéo 0,5đ dài,biên độ nhiệt càng cao - Giải thích: Ở miền đồi núi,trong mùa mưa, 1đ nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới,đến mùa khô,nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng gọi là đất Feralit. Câu 11 - Gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ 1đ (2 đ) khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu,khoáng sản cạn kiệt thiếu nước sạch. - Biện pháp: + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. 0,25đ + Phát triển kinh tế nâng cao đời sống người 0,25đ dân + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 0,25đ + Phân bố lại dân cư hợp lí 0,25đ Câu 12(2đ) * Tính mật độ dân số. - Việt Nam: 238 người/km2 0,5đ - Trung Quốc: 132 người/km2 0,5đ - In-đô-nê-xi-a: 107 người/km2 . 0,5đ * Nhận xét 0,5đ