Bài tập đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 12

doc 28 trang thaodu 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_doc_hieu_van_ban_mon_ngu_van_lop_12.doc

Nội dung text: Bài tập đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Lớp 12

  1. 1 aCÁC PHÉP LIÊN KẾT 1. Phép nối: - Định nghĩa: là cách dùng từ ngữ chỉ quan hệ để nối ý các câu lại với nhau. -Có hai nhóm từ ngữ liên kết: +Quan hệ từ: và ,hay ,hoặc là, thì,nhưng, VD :Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe. (Nam Cao) => “ Nhưng”: quan hệ từ dùng để liên kết. + Từ ngữ chuyển tiếp: ● Những đại từ :vậy ,thế ● những tổ hợp từ :Do đó ,tuy vậy.,ngoài ra ,vả lại ,hơn nữa. VD :Ông có xe hơi, nhà lầu,có đồn điền, lại có cả trang trại ở nhà quê. Vậy thì chính là người giàu đứt đi rồi. ( Nam Cao ) -Tác dụng:liên kết và tạo mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu -Đặc điểm nhận diện: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước 2.Phép thế: -Định nghĩa:là cách dùng đại từ và những tứ ngữ tương đương với đại từ thay thế để nối ý giữa các câu với nhau. VD 1:Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. (Hải Hồ) VD 2:Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh) VD 3: Nước ta là một nước văn hiến . Ai cũng bảo thế. = > “thế “ = “nước ta là một nước văn hiến” Điền nghĩ đến cái tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. -Tác dụng :liên kết câu và tránh lặp từ ngữ. - Đặc điểm nhận diện: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước. 3. Phép Lặp: - Định nghĩa:là cách dùng trong hai câu khác nhau, những từ ngữ cơ bản không khác nghĩa nhau để liên kết hai câu với nhau. - Có hai nhóm: + Lặp lại chính những từ ngữ ấy : VD ; Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! + Lặp lại từ gần nghĩa , đồng nghĩa : 1
  2. 2 VD 1 : Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái. Chiếc mũ đỏ nếu chị đẻ con trai. VD2 : Bệnh ung thư có mặt khắp nơi trên thế giới. Căn bệnh này đã lấy đi sinh mạng của khá nhiều người. -Tác dụng : liên kết câu và nhấn mạnh ý - Đặc điểm nhận diện: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước 4. Phép liên tưởng: - Định nghĩa:là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình huống sử dụng trong văn bản ( yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia). VD 1: (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật): Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền (Tố Hữu) VD 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật): Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao (Trần Ðăng Khoa) VD 3: (liên tưởng theo đặc trưng sự vật): Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng) -> Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ VD4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy nhưng (nghịch nhân quả), nếu thì (điều kiện/giả thiết - hệ quả). 2
  3. 3 Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng) -> Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy. VD 5 : (liên tưởng theo quan hệ bao hàm): Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ. Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ ) hoặc trong quan hệ tập hợp - thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính ) VD6 (liên tưởng đồng loại): Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi! Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng): Năm hôm, mười hôm Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Công Hoan) -Tác dụng : liên kết câu và bộc lộ nội dung - Đặc điểm nhận diện: Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước 5. Phép nghịch đối : ( tương phản) - Định nghĩa: sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, -Những phương tiện liên kết thường gặp: + Từ trái nghĩa + Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định) + Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối) 3
  4. 4 + Từ ngữ dùng ước lệ VD 1 (dùng từ trái nghĩa): Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ. (Nam Cao) VD 2 (dùng từ ngữ phủ định): Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do không có người quản lí. Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc. (Phạm Văn Ðồng) VD 3 (dùng từ ngữ miêu tả): Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy (Nam Cao) VD 4 (dùng từ ngữ ước lệ): Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình. ( Nguyễn Ðức Thuận) -Tác dụng : có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. - Đặc điểm nhận diện: Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ trái nghĩa , phủ định. 6. Phép tỉnh lược: - Định nghĩa:là cách rút bỏ những từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có thể rút bỏ và muốn hiểu được , phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu khác. VD ; Chị tôi rất thích ăn khoai luộc. Má tôi thường mua về cho chị. => Câu 2 bị lược mất từ khoai lang. -Tác dụng : liên kết và tránh lặp từ - Đặc điểm nhận diện: những câu không đủ các thành phần , thường là chủ ngữ và vị ngữ BÀI TẬP 4
  5. 5 1.Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” . (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) ( Trả lời: Các phép liên kết được sử dụng là: - Phép lặp: “Trường học của chúng ta” - Phép thế: “Muốn được như thế” thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.) 2: .Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng: - Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh) (phép nối ) - Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm. (Nam Cao) ) (phép nối ) - Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm (Nguyễn Ðình Thi)( Phép thế ) CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN 5
  6. 6 1. Thao tác lập luận giải thích: - Khái niệm :Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. -Nhận diện : + Các câu dưới dạng khái niệm ( định nghĩa )có từ là. +Các câu có dạng trả lời cho câu hỏi vì sao?, tại sao ? Với những quan hệ từ như: vì, bởi vì,các phó từ: sẽ, VD: 1 Khiêm tốn là tính nhã nhặn,biết sống một các nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. Tại sao con người phải khiêm tốn? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng nhưng thực ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la .( Trần Thu Hường). VD: 2 “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”. ( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu) 2.Thao tác lập luận chứng minh: -Khái niệm : Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. 6
  7. 7 -Nhận diện : + Những bằng chứng ( dẫn chứng ) là những con người, sự việc cụ thể tiêu biểu (nhiều người thừa nhận –được thẩm tra) +Những bằng chứng có thể là những lập luận có cơ sở thuyết phục. VD: Oan Đix Nây từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi sa thải nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đixn –nây –len. Lúc còn nhỏ, Lui Pax- tơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh trong lớp. Henri Pho thất bại và cháy túi năm lần trước khi thành công. Vậy bạn chỉ lo sợ thất bại . Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. ( sưu tầm ). Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm, là một người sợ hãi thực tế,trốn tránh thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem lại bài học cho đời. (Không sợ thất bại) VD: 2 “Người chân chính là người có nhiều phẩm chất: yêu quê hương đất nước, đồng bào, có kiến nước, bào, có thức có nghề nghiệp có ích cho xã hội, biết lao động hội, mưu cầu hạnh phúc.Và sự đồng cảm là yêu cầu sơ đẳng và cơ bản của đạo làm người.” 3.Thao tác lập luận phân tích: -Khái niệm : Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng. -Nhận diện : + Tìm luận điểm chính ( Có thể căn cứ vào câu chủ đề ). Tức là xác định đối tượng phân tích. 7
  8. 8 + Tìm các khía cạnh cụ thể làm rõ đối tượng . VD :1 Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay ,học vẹt. Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này , thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đầy những tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng. ( Vũ Khoan , Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới). Vd :2 “ Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng. Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách 8
  9. 9 còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.” ( Bàn về việc đọc sách) 4. Thao tác lập luận so sánh: -Khái niệm : là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau,.( Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.) -Nhận diện : + Xác định hai đối tượng : đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh. + Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau . VD:1 So sánh nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống Nghị luận về tư tưởng đạo lí và nghị luận về hiện tượng đời sống là hai dạng đề cụ thể của nghị luận xã hội. Nghĩa là, bàn bạc để hiểu một cách thấu đáo cũng như vận dụng vấn đề nghị luận vào đời sống và bản thân.Vấn đề đạo lí có tính chất truyền thống nhằm rèn luyện đạo đức nhân cách. Vấn đề hiện tượng đời sống mang tính thời sự nóng hổi nhằm mục đich rèn luyện ý thức công dân. Đối tượng nghị luận có khác nhau nhưng cách làm bài giống nhau VD:2 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất 9
  10. 10 với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời. (Lê Trí Viễn) Vd :3 “Các cụ ưa màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh Các cụ ưa màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh nhạt.Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn các cô gái xinh xắn ngây thơ các cụ coi như là làm một việc tội lỗi, ta thì xem như đang đứng trước một cách đồng xanh. Cái tình đang đứng trước một cách đồng xanh. Cái tình của các cụ chỉ là hôn nhân, còn cái tình của chúng ta thì muôn hình vạn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái đắm, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu ” 5. Thao tác lập luận bình luận: -Khái niệm : là bàn bạc, nhận xét, đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại ; nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá của mình -Nhận diện : +Bình luận thường có phần chủ quan của người viết ( người nói). Tuy nhiên vẫn dựa vào những cơ sở chung + Đó là nhận xét, đánh giá đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại. VD:1 Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng, lạng lách vượt ẩu trên phố. Những kẻ hoặc không biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông . Những kẻ đầu óc trống rỗng không còn gì để tự tin và tự hào ngoài việc “ khủng bố” người đi đường bằng những cú vượt phải, tạt qua sát sạt trên đầu xe người đi đường khác,gây ớn lạnh sống lưng và lấy nỗi khủng khiếp của kẻ khác làm khoái cảm 10
  11. 11 Rõ ràng, ngoài những hạn chế khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người. ( Võ Thị Hảo, báo điện tử Vietnamnet,ngày 12-12-2006) Vd :2 “Cần thấy được sức mạnh của tri thức trong mọi Cần thấy được sức mạnh của tri thức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống kinh tế, quân sự, khoa học Cũng cần nói thêm muốn có tri thức thì phải học, phát triển giáo dục không riêng bản thân ta mà mọi người, mọi dân tộc, mọi đất nước, cũng cần ý thức tầm quan trọng của nó mà đầu tư cho phù hợp. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tri thức, đó là một sự đầu tư đầy ý nghĩa và mang tính sống còn của mỗi quốc gia, nhìn vào đất nước nhỏ bé Singapo là thấy rõ nhất ” 6. Thao tác lập luận bác bỏ: -Khái niệm : Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai. Là cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng khoa học để phủ nhận ý kiến, quan điểm thiếu chính xác của người khác. Từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe. -Nhận diện : + Tìm câu nêu luận điểm ( câu chủ đề ): thường đặt ở đầu câu. + Xác định câu bác bỏ: thường có dùng từ phủ định hoặc câu hỏi tu từ VD:1 “ Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? 11
  12. 12 Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. ” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức VD :2 “Nhiều bạn trẻ ngộ nhận rằng, hai người có nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ, cách sống thì cuộc sống vợ chồng sẽ rất hợp nhau. Vì vậy khi chọn người yêu hoặc bạn đời, các đừng chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài mà đã vội cho rằng đấy chính là người hợp “gu” với mình. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ nếu hai bạn cùng có chung quan niệm sống, cá tính mạmh mẽ thì thường nảy sinh mâu thuẫn, sẽ không ai chịu nhường ai cả. Bạn có thể cùng sở thích về văn học, điện ảnh ca nhạc, vui chơi, giải trí – ấy là điều tốt nhưng nếu hai người cùng đều có ý muốn an nhàn, hưởng thụ, ích kỉ thì e rằng tổ ấm của bạn sẽ chẳng có ai “giữ lửa” cho hạnh phúc cả”. SƠ ĐỒ 12
  13. 13 Bài tập vận dụng Thao tác giải thích “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”. ( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu) Thao tác chứng minh “Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã 13
  14. 14 bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4, ” (Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết – Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-) “Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. Xu hướng đơn giản hóa là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v. Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) > !< cau có; :x yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy. Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai môi trường thực - ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .” 14
  15. 15 (Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) Một số biểu hiện của cảm hứng lãng mạn (Chứng minh) * - Thơ ca ca ngợi sự tốt đẹp của cuộc sống hiện tại: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn, Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc, Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng (Chế Lan Viên) Chỉ nhìn vào mặt tốt đẹp để ca ngợi, chưa nói được cái hiện thực còn bề bộn khó khăn nên nhiều tác phẩm mang cảm hứng lãng mạn như thế. - Hiện thực gian khổ, thiếu thốn, mất mát hi sinh được thi vị hoá: + Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa. (Chính Hữu - Đường về) + Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây. (Phạm Tiến Duật) - Quang Dũng đã lãng mạn hoá phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. - Bức tranh thiên nhiên trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu được nhìn qua ánh mắt mơ mộng của Lãm nên có vẻ đẹp thi vị, lãng mạn, bay bổng. * - Cuối tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình ảnh: cánh rừng xà nu bạt ngàn, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến chân trời. > Sức sống của thiên nhiên ẩn dụ, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của 15
  16. 16 cả dân tộc. Nó là cơ sở cho niềm tin tất thắng ở tương lai. Cảm hứng lãng mạn có thể bắt gặp ở hầu hết các tác phẩm trong thời kì văn học này. - Biết đánh Pháp lúc đầu như “châu chấu đá xe” nhưng lãnh tụ hoàn toàn tin tưởng vào ngày mai: Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa hạc cũ với xuân này. (Cảnh rừng Việt Bắc) - Lên đường nhập ngũ, anh bộ đội mang theo niềm hi vọng lớn: Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai. Ngày mai sẽ là ngày sum họp Đã toả sáng. Những tâm hồn cao đẹp! (Nguyễn Mỹ) Sỡ dĩ văn chương thời kì này giàu vẻ đẹp lãng mạn là vì hiện thực cách mạng có nhiều gian khổ, thiếu thốn, hi sinh nhưng cũng có nhiều vẻ đẹp, nhiều niềm vui và gợi nhiều mơ ước về tương lai. Thao tác lập luận phân tích Ví dụ 1: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. (Nguyễn Khuyến) Từ xanh ngắt gợi tả không gian trời thu cao xanh vời vợi, nền trời là một màu xanh ngăn ngắt. Màu xanh này gợi tả được cảnh trong veo và thật im vắng, yên tĩnh. Cụm từ mấy từng cao đã diễn tả không gian sâu thẳm vô cùng. Trên nền không gian bao la ấy, tác giả điểm xuyết một cành trúc. Từ láy lơ phơ giàu sức tạo hình, gợi tả cành trúc khẳng khiu, thanh mảnh, nhẹ nhàng, thưa thớt lá, đang đong đưa trong làn gió nhẹ của chiều thu. Nhờ cần trúc với dáng nét lơ phơ mà cảnh thu có vẻ đẹp duyên dáng thơ mộng, thanh thoát. Ví dụ 2: Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc lơ lửng, trữ tình: Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương - Hình ảnh thơ chân thực, không gian gần gũi nhưng nhờ cách lựa chọn thời gian nên đã gợi tả được phong cảnh tuyệt vời. Đó là thời điểm ngày đã hết, nắng chiều đã lưng nương nhưng lần lữa như không muốn đi. Bóng hoàng hôn còn lưu luyến thì trăng đã nhô lên, đổ ánh sáng dịu dàng. Do đó cảnh 16
  17. 17 thung lũng có sự giao hòa ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, thứ ánh sáng dịu dàng, trong trẻo của trăng hoà với ánh sáng êm ả của hoàng hôn tạo ra một vừng sáng diệu kì như thực, như mơ. Chớp lấy khoảnh khắc lạ lùng, Tố Hữu đã đem đến cho thiên nhiên Việt Bắc một vẻ đẹp bình dị, mộng mơ làm say đắm lòng người Thao tác bình luận “ Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn”. ( Bài viết tham khảo) “ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [ ] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình ” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90) Thao tác lập luận so sánh “Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng 17
  18. 18 cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”. (Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ) Thao tác bác bỏ “ Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người? Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. ” (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN 1. Diễn dịch - Định nghĩa: Diễn dịch là từ cái chung, cái phổ biến, suy ra kết luận về những cái riêng, có tính cá biệt, đặc thù (Đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề) - Đặc điểm nhận diện: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. 18
  19. 19 VD:1 Đau thương bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa lớn lao của văn học nghệ thuật. Nguyễn Du, Tônxtôi, Lỗ Tấn đã trở thành những nghệ sĩ lớn trước hết là vì hơn bất cứ ai họ đã thông cảm sâu sắc và đau đớn da diết những nỗi đau nhân tình trong thời đại họ (Hoàng Ngọc Hiến) Câu thứ nhất là một nguyên lí phổ biến {bao giờ cũng là). Câu thứ hai là một nhận định mới về các nhà văn cụ thể được suy ra từ quan điểm của câu thứ nhất (nhấn mạnh trước hết). VD:2 Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại. (Khái Hưng) 2. Quy nạp - Định nghĩa: Từ nhiều cái riêng suy ra cái chung, từ nhiều sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến. (Đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm) . -Nhận diện : câu chủ đề nằm ở cuối đoạn VD:1 19
  20. 20 Bộ Sử kí Tư Mã Thiên mà các nhà nho vẫn công nhận làm kiểu mẫu văn hay kia, nếu không phát sinh từ trong buồng gan uất ức của ông “Thái sử” thì ở đâu ra ? Gần chúng ta hơn là các nhà tiền bối như là Nguyễn Du, Cao Bá Nhạ, Nguyễn Công Trú Yên Đổ, Tú Xương, Phan Sào Nam, Nguyễn Khắc Hiếu cũng vậy Những câu văn mà hiện còn truyền tụng cũng đều biểu hiện những) buồng tim đã chán chê hay tê tái với thế cuộc nhân tình : Không có một khối óc sôi nổi, không có một thế giới quan, nhân sinh quan sinh động thì không thể sản sinh được một áng danh văn. (Đặng Thai Mai) Phần đầu, tác giả nêu lên các luận cứ cụ thể, và phần cuối, quy nạp thành luận điểm. (Khái Hưng) VD:2 Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình. (Trần Thanh Thảo) 3.Phân tích - Định nghĩa:Đem chia điều cần bàn luận thành các mặt, các bộ phận, các nhân tố để xem xét một cách kĩ càng, cặn kẽ. . -Nhận diện :giống lập luận phân tích 4.Tổng hợp 20
  21. 21 - Định nghĩa: Là kết hợp các phần ( bộ phận ), các mặt ( Phương diện ), các nhân tố của vân đề cần bàn luận ra thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét. . -Nhận diện :Câu mở đầu đoạn văn trên nêu lên môt nhận định chung. Câu kết đoạn đúc kết thành một nhận định mới vừa phù hợp với nhận định ban đầu, vừa được nâng cao hơn. VD:1 Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo : quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóct có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình. (Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh) = >Câu mở đầu đoạn văn trên nêu lên môt nhận định chung về nhân vật. Hai câu khai triển đoạn đưa ra các biểu hiện cụ thể minh họa cho nhận định chung ấy. Từ những chứng cớ cụ thể này, câu kết đoạn đúc kết thành một nhận định mới vừa phù hợp với nhận định ban đầu, vừa được nâng cao hơn. Đó là mô hình tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp). VD:2 Tiếng Việt chúng ta rất đẹp.Đẹp như thế nào đó là điều khó nói (1). Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên (2). Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn (3).Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (4). (Phạm Văn Đồng) 5.so sánh 21
  22. 22 - Định nghĩa: So sánh: Đối chiếu hai (hoặc hơn hai) sự vật có liên quan với nhau theo những tiêu chuẩn nhất định, nhằm xác định sự giống nhau, khác nhau và các mối liên hệ giữa chúng, từ đó hình thành nhận thức về sự vật. Có hai kiểu so sánh là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. . -Nhận diện : So sánh tương đồng:có sự so sánh tương tự nhau . So sánh tương phản: có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng. VD:1 Ngày trước ông cha ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Sau này vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta.( tương đồng) (Lê Bá Hân) VD:2 Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để thành tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghĩ tới việc rèn luyệnđạo đức, lễ nghĩa, vốn là giá trị cao quí nhất trong các giá trị của loài người. Những người luôn hợm mình, tự cao tự đại, nhiều khi trở thành những kẻ có hại cho xã hội. Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của người xưa: “Tiên học lễ, hậu học văn”( tương phản) ÔN TẬP CÁC THỂ THƠ 1.Thơ năm chữ(Ngũ ngôn)Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ. Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ 2.Song Thất Lục Bát Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn 22
  23. 23 có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ. 3.Lục Bát Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ 4. Đường Luật ( Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, )Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó: Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề. Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơĐiểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Nó là 1 nửa của bài thất ngôn Bát cú. Niêm luật cũng chặt chẽ 5.Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ. Mỗi loại có quy định riêng về Vần, luật ( Cụ thể cô sẽ nói ở bài viết sau nhé ) 6.Thơ tự do : Đúng như cái tên của nó : không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm , luật, vần, đối, Nhận biết thơ tự do rất đơn giản : đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác. (Lục bát cũng dòng 6 dòng 8 nhưng nó cứ luân phiên theo quy luật) 23
  24. 24 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Khái niệm NL về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm, chia sẻ ). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. II. Cách làm bài - Để làm được kiểu bài này, cần phải hiểu được hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực, hoặc tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực. - MB: Giới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận. - TB: * Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong để bài (tuy nhiên, đây không phải là thao tác bắt buộc) * Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Chú ý liên hệ thực tế địa phương để đưa ra những DC sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề. * Luận điểm 3: Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống; đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề: nguyên nhân chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người. * Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (Từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt và lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào) - KB Cần khái quát vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận. CẤU TRÚC BÀI LÀM HIỆN TƯỢNG XẤU HIỆN TƯỢNG TỐT I. MB: Nêu vấn đề I. MB: Nêu vấn đề II. THÂN BÀI II. THÂN BÀI 24
  25. 25 1. Giải thích hiện tượng 1. Giải thích hiện tượng 2. Bàn luận 2. Bàn luận a. Phân tích tác hại,hậu quả. a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng b. Chỉ ra nguyên nhân b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng c. Biện pháp khắc phục c. Phê phán hiện tượng trái ngược 3. Bài học cho bản thân 3. Bài học cho bản thân III. KẾT BÀI : Đánh giá chung về III. KẾT BÀI : Đánh giá chung về hiện tượng hiện tượng DẠNG 1: Nghị luận về một hiện tượng tiêu cực, cần phê phán trong thực tế Bước 1: GV hướng dẫn học sinh xác định bản chất của hiện tượng được đưa ra nghị luận là hiện tượng đáng phê phán trong thực tế đời sống. Nếu trong đề bài sử dụng các khái niệm thì phải giải thích khái niệm đó. Bước 2: GV hướng dẫn học sinh xác định những ý cần trình bày trong bài văn bao gồm: + Nêu rõ hiện tượng: (lấy dẫn chứng cụ thể.xảy ra với ai ? ở đâu? khi nào ?) + Chỉ ra tác hại của hiện tượng đó đối với cá nhân, cộng đồng, tác hại trước mắt, lâu dài, tác hại về vật chất, tinh thần (phần này nếu có dẫn chứng thì thuyết phục hơn) + Học sinh tìm nguyên nhân của hiện tượng đó( khách quan và chủ quan). + Đề xuất giải pháp khắc phục (chú ý giải pháp chủ quan). + Rút ra bài học cho bản thân. - Bước 3: giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp trình tự các ý sẽ triển khai trong bài làm. - Bước 4: viết thành bài văn - ĐỀ : Viết một bài văn (không quá 400 từ) bàn về hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay: 1.Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lãng phí trong thực tế cuộc sống hiện nay. 2.Thân bài: - Giải thích: thế nào là lãng phí Lãng phí là làm hư hao, tốn kém một cách không cần thiết - Bàn luận: +Biểu hiện của sự lãng phí (VD: lãng phí thời gian, lãng phí của cải vật chất, lãng phí sức khỏe ) Tác hại của sự lãng phí (VD: lãng phí thời gian sẽ khiến cho hiệu quả công việc không cao, mất đi cơ hội để làm việc, cống hiến ) 25
  26. 26 + Lý giải nguyên nhân (ý thức cá nhân, thói quen xấu, sự vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng ) + Giải pháp khắc phục (mỗi cá nhân phải rèn luyện ý thức tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất. Gia đình, nhà trường có biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho con em, học trò ) + Bài học cho bản thân (xác định tiết kiệm là một trong những yếu tố cần thiết để hoàn thiện nhân cách, có ý thức chống lãng phí từ trong sinh hoạt đến lao động, học tập, chống lãng phí trong môi trường xã hội rộng hơn ) 3. Kết bài. DẠNG 2: Nghị luận về một hiện tượng tích cực, cần ca ngợi, nhân rộng trong thực tế. ( trong xã hội; trong học đường ) - Bước 1: thực hiện như Dạng 1 - Bước 2: GV hướng dẫn học sinh xác định những ý cần trình bày trong bài văn bao gồm: + Nêu rõ hiện tượng: (lấy dẫn chứng cụ thể). + Chỉ ra tác dụng, hiệu quả của hiện tượng đó + Học sinh tìm nguyên nhân của hiện tượng đó. + Rút ra ý nghĩa xã hội của hiện tượng, đề xuất giải pháp tăng cường, nhân rộng hiện tượng đó. + Rút ra bài học cho bản thân. - Bước 3, 4, 5: thực hiện như Dạng 1 : Viết một bài văn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về phong trào quyên góp ủng hộ học sinh nghèo. 1. Mở bài: Giới thiệu về phong trào quyên góp ủng hộ học sinh nghèo. 2. Thân bài: - Giới thiệu về phong trào quyên góp ủng hộ học sinh nghèo ở Lạng Sơn và một vài địa phương khác. (nêu dẫn chứng cụ thể) - Nhận thức của học sinh về mục đích, ý nghĩa của phong trào. - Hiệu quả của phong trào đối với mỗi cá nhân và xã hội - Giải pháp để làm cho phong trào ngày càng phát triển hơn. - Bài học cho bản thân. 3. Kết bài: Đề 1. Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vấn đề: Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp? Gợi ý * Ý 1. Giải thích môi trường sạch đẹp. + Môi trường sống bao gồm môi trường không khí, đất, nước. 26
  27. 27 + Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, có sự hài hòa, vẻ mĩ quan cao. + Vai trò của môi trường sạch đẹp: tránh bệnh tật, có lợi cho sức khỏe * Ý 2. Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả: + Thực trạng và nguyên nhân:  Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.  Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.  Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh. + Hậu quả:  Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.  Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế-xã hội * Ý 3. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp. + Đối với xã hội:  Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.  Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng)  Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp. + Đối với cá nhân:  Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.  Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức. Đề 2. 27
  28. 28 Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội. Gợi ý. * Ý 1. Giải thích, nêu thực trạng hiện tượng. + Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay. + Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở * Ý 2. Nguyên nhân của hiện tượng: + Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người. + Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên). + Do áp lực cuộc sống. + Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành. * Ý 3. Tác hại của hiện tượng. + Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người. + Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ. * Ý 4. Đề xuất giải pháp. + Cần lên án đối với nạn bạo hành. + Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành. + Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành. . 28