Bài tập Hóa học Lớp 10 - Chương 1: Nguyên tử - Huỳnh Ngọc Tài

doc 12 trang thaodu 11311
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 10 - Chương 1: Nguyên tử - Huỳnh Ngọc Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_10_chuong_1_nguyen_tu_huynh_ngoc_tai.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 10 - Chương 1: Nguyên tử - Huỳnh Ngọc Tài

  1. Bài tập: Hóa học 10 CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ Dạng 1: Tổng số hạt (hai dữ kiện) 1. Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện nhiều gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định R. 2. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 57, biết số hạt proton gần bằng số hạt nơtron. Tính Z và A của nguyên tố X. 3. Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Tính số khối của Y. 4. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52 và có số khối là 35. Xác định điện tích hạt nhân của nguyên tử X. 5. Nguyên tử X có tổng hạt là 46. Số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. Viết kí hiệu X. 6. Tổng số phần tử trong nguyên tử Z là 52 trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1. Tìm kí hiệu nguyên tử Z. 7. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố X là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số hạt proton và số khối của nguyên tử nguyên tố X. 8. Nguyên tử của kim loại M có số proton ít hơn số nơtron là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định M. 9. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định X, viết cấu hình electron của X. 10. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tố X. 11. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Tìm số khối nguyên tử X ? Dạng 2: Tổng số hạt (một dữ kiện) 1. Tổng số hạt của nguyên tử X là 21. Xác định số khối X. Biết rằng X là một phi kim và có p < n < 1,33 p 2. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 58 và có số khối nhỏ hơn 40. Viết kí hiệu của Y. 3.Tổng số hạt trong 1 nguyên tử R là 54 và có số khối nhỏ hơn 38. Xác định số khối, kí hiệu của R. 4. Tổng số hạt trong nguyên tử M là 58. Tìm tên M biết rằng sự chênh lệch giữa số khối và nguyên tử trung bình không quá 1 đơn vị. 5. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 19 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X. 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 13 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X. GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 1
  2. Bài tập: Hóa học 10 7. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 28 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X. 8. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 40 ( biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của X. 9. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố Y là 16 (biết nguyên tử ở trạng thái cơ bản). Tìm nguyên tử khối của Y. 10. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử của hai nguyên tố X và Y lần lượt là 16 và 58. Xác định các nguyên tố và kí hiệu chúng. Dạng 3: Tổng số hạt phức tạp 1. Phân tử XY3 có tổng số proton, nơtron, electron bằng 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76. Xác định X,Y và XY3. 2. Cho ba nguyên tử A, B, C có cùng số proton. Tổng số các lọai hạt của ba nguyên tử là 129. Số nơtron của A và B hơn kém nhau một hạt. Nguyên tử C có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử A có số khối bằng trung bìng cộng của hai nguyên tử còn lại. Tìm nguyên tử khối của mỗi nguyên tử? 3. Có 3 nguyên tử X, Y, Z , tổng số hạt proton, nơtron, electron của ba nguyên tử này là 51. Nguyên tử Z nhiều hơn nguyên tử Y 11 hạt. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn số hạt mang điện của X là 8 hạt. Nguyên tử X có số proton bằng số nơtron. Tổng số hạt của Y là 17. Tìm số p, n của X, Y, Z. 4. Nguyên tố X có 3 đồng vị X1, X2, X3. Số khối của X1 bằng trung bình cộng số khối của X2 và X3. Hiệu số nơtron của X2 Và X3 gấp 2 lần số proton của nguyên tử hiđro. Nguyên tử X 1 có tổng số hạt là 126, số nơtron nhiều hơn số electron là 12 hạt. Tính số khối của X1, X2, X3. 5. Tổng số hạt nơtron, proton, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. Xác định hai kim loại A và B. 6. Hợp chất Z tạo bởi 2 nguyên tố M,R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng, trong hạt nhân nguyên tử M có số nơtron=số proton + 4 còn trong hạt nhân R có số nơtron=số proton, tổng số hạt proton trong Z là 84 và a+b=4. Tìm công thức phân tử của Z. Viết phương trình phản ứng giữa Z với HNO3 đặc nóng. 7. Hợp chất B tạo bởi 1 kim loại hóa trị II và 1 phi kim hóa trị I. Trong phân tử B có : –Tổng số hạt là 290. –Tổng số hạt không mang điện là 110. –Hiệu số hạt không mang điện của phi kim và kim loại là 70. –Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim là 2/7. Tìm A,Z của kim loại và phi kim. 8. Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p,n,e) là 92 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt,Số khối của M lớn hơn số khối của X là 7.Tổng số hạt (p,n,e) trong nguyên tử M nhiều hơn X là 10 . Xác định M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất. GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 2
  3. Bài tập: Hóa học 10 9. Hợp chất Y có công thức là MX2 trong đó M chiếm 46,67% vế khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X ó số nơtron bằng số proton.Tổng số proton trong MX2 là 58. Tìm AM và AX. 10. Cho 3 nguyên tử M,X,R trong đó R là đồng vị . Trong nguyên tử M có : số nơtron–số proton = 3. Trong nguyên tử M và X có : số proton của M – số proton của X = 6. số nơtron của M + số nơtron của X = 36. Tổng số khối của các nguyên tử trong phân tử MR là 76. Xác định số proton, nơtron, electron trong M,X và viết kí hiệu nguyên tử của chúng. 11. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron và electron là 34. Nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron và electron là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. a)Xác định số proton, số nơtron và số electron của X và Y. b)Y còn 1 đồng vị khác là Y’ có số nơtron nhiều hơn Y 2 hạt và hỗn hợp A gồm Y và Y’có nguyên tử khối trung bình bằng số khối của Y + 0,5. Xác định phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị trong hỗn hợp A. 12. Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Xác định 2 kim loại A và B. 13.a) Một kim loại M có số khối là 54, tổng số hạt proton, nơtron, electron trong M2+ là 78. Xác định M. b)Một kim loại M có số khối 54, tổng số hạt proton, nơtron, electron trong M2+ là 78.Xác định M. 3– 2– c)Ion PxOy và SnOm đều có tổng số electron là 50. Xác định x,y,n,m và suy ra các ion trên. Cho biết x<y và n<m. 14. X,Y đều là phi kim . Trong nguyên tử X ,Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14,16. Hợp chất XYn có đặc điểm: –X chiếm 15,0486% khối lượng. –Tổng số proton là 100. –Tổng số nơtron là 106. Xác định số khối và tên X,Y. 2+ – 15.a)Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M và X , tổng số hạt (proton , nơtron , electron) trong phân tử MX2 là 186 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt.Số khối của ion M2+ nhiều –- 2+ – hơn X là 21. Tổng số hạt M nhiều hơn trong X là 27 hạt. Xác định M,X, MX2. b)Nguyên tử R có tổng số hạt là 54 và số khối nhỏ hơn 36. Xác định R. – 16. a)Tổng số hạt mang điện trong ion AB3 là 63 . Số hạt mang điện trong hạt nhân B nhiều hơn số hạt – mang điện trong hạt nhân A là 1. Xác định A,B, AB3 . 2+ 2– 2– b)Hợp chất A tạo bởi 2 ion X và YZ3 . Tổng số electron của YZ3 là 32 hạt, Y và Z đều có số proton bằng số nơtron. Hiệu số nơtron của 2 nguyên tố X và Y bằng 3 lần số proton của Z. Khối lượng phân tử A bằng 116. Xác định X,Y,Z và công thức của A. 17. A,B,X là 3 nguyên tố phi kim .Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong phân từ AX2 là 52. Số hạt mang điện của AY2 nhiều hơn số hạt mang điện của AX2 là 28 hạt. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 28 trong đó số hạt mang điện bằng 2,5 lần số hạt không mang điện. Xác định điện tích hạt nhân và số khối của A,X,Y. + 2– 18. Một hợp chất tạo thành từ các ion M và X2 . Trong phân tử M2X2 có tổng số proton, nơtron, elctron bằng 164 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn số GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 3
  4. Bài tập: Hóa học 10 + 2– khối của X là 23. Tổng số proton, nơtron, electron trong ion M nhiều hơn trong X2 là 7. Xác định nguyên + tố M,X và công thức phân tử M2X2. Viết cấu hình electron (dạng chữ và dạng obitan) của M ; viết công thức 2– electron của ion X2 . 19. A và B là 2 hợp chất ion tạo nên bởi các ion đều có cấu hình electron của Agon và có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 164. Xác định A và B biết rằng khi cho dung dịch A trong nước tác dụng với dung dịch HCl có khí mùi trứng thối bay lên. 20. Hợp chất A2B6 có tổng số hạt là 392 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 120 hạt. Số khối của A ít hơn số khối của B là 8. Tổng số hạt trong A3+ nhiều hơn trong B– là 13. Xác định A,B, AB3, A2B6. 21. Phân tử XY2 và X2Y có tổng số proton, nơtron,electron lần lượt là 69 và 66. Số nơtron của Y nhiều hơn của X là 1. Phân tử X2Y4 có tổng số hạt mang điện là 92. Xác định số proton, nơtron, electron trong các – 2– nguyên tử, phân tử, ion : X, Y, X2, Y2, Y3, XY, XY2 ,XY3 . + 2- 22. Một hợp chất ion cấu tạo từ M và ion X . Trong phân tử M2X có tổng hạt ( P, N, E ) là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt ( P, N, E ) trong ion M+nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt. Viết cấu hình electron của các ion M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất. Dạng 4 : Tìm nguyên tử khối trung bình 1. Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp đồng vị: 16O (99,757%) 17O (0,039%) 18O (0,204%) a) Tính nguyên tử khối trung bình của Oxi. b) Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có một nguyên tử đồng vị 17O. c) Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử Oxi (biết phân tử Oxi có 2 nguyên tử) 2. * Tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố 12Mg, 27CO, 28Ni theo các số liệu sau: a) 24Mg(78,7%), 25Mg (10,1%), 26Mg (11,2%) b) 59Co (100%) c)58Ni (67,76%), 60Ni (26,16%), 61Ni (2,42%), 62Ni (3,66%) 3. Tìm nguyên tử khối của kali và argon, biết trong tự nhiên kali và argon đều có 3 đồng vị bền với tỉ lệ phần trăm nguyên tử như sau: 36Ar 38Ar 40Ar 39K 40K 41K 0,337% 0,063% 99,6% 93,26% 0,01% 6,73% 4. Neon tách ra từ không khí là hỗn hợp hai đồng vị 20Ne (91%) và 22Ne (9%) a) Tìm nguyên tử lượng trung bình của Neon. b) Tính khối lượng 2,24 lít khí Neon (đktc). 5. Cho các hạt nhân nguyên tử sau đây với số khối và điện tích hạt nhân: A(11;5), B(23;11), C(20;10), D(21;10), E(10;5), G(22;10). Hỏi: a)Ở đây có bao nhiêu nguyên tố hóa học? b) Mỗi nguyên tố có bao nhiêu đồng vị? c) Mỗi đồng vị có bao nhiêu electron, bao nhiêu nơtron? 6. Nguyên tử Neon có 2 đồng vị 20Ne (91%) và 22Ne (9%) GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 4
  5. Bài tập: Hóa học 10 a) Tìm nguyên tử khối trung bình của Ne. b) Tính khối lượng của 8,961 l khí Ne ở đktc. 7. Đồng có hai đồng vị 65Cu và 63Cu (chiếm 73%). Tính khối lượng của 0,5 mol Cu. 8. Trong tự nhiên, nguyên tố X có hai đồng vị bền với số nguyên tử tỉ lệ nhau theo thứ tự lần lượt là 1:4. Tổng số khối của hai đồng vị là 21, hạt nhân đồng vị thứ hai hơn hạt nhân đồng vị thứ nhất 1 nơtron. Xác định nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X. Dạng 5: Tính phần trăm mỗi đồng vị 9. Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,81. Trong tự nhiên Bo có đồng vị là 10B và 11 11 B. Tính khối lượng của đồng vị B trong axit boric HBO3 (m = 61,81) 10. Trong tự nhiên, nguyên tử brom có hai đồng vị là 79Br, 81Br. Nếu nguyên tử lượng trung bình của brom là 79,91. Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị ? 11. Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,812 đvc. Hỏi khi có 94 nguyên tử 10B thì có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 11B. 12. Nguyên tử khối trung bình của Nitơ là 14,0036. Biết nitơ có 2 đồng vị 14N và 15N. a) Tính % số lượng mỗi đồng vị. 14 b) Tính % khối lượng của N trong HNO3. 13. Nguyên tử khối trung bình cùa Clo là 35,5. Biết Clo có hai đồng vị, trong đó đồng vị 37Cl 37 chiếm 24,23% số nguyên tử Clo. Tính thành phần % về khối lượng Cl trong HClO4. 27 29 14. Nhôm có hai đồng vị là 13 Al,13 Al . Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị, biết nguyên tử khối trung bình của nhôm là 27,8. Dạng 6: Tìm số khối đồng vị còn lại 15. Nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91, trong đó đồng vị 79Br chiếm 54,5%. Tìm số khối của đồng vị thứ 2. 16. Nguyên tử khối trung bình cùa antimon là 121,76. Biết antimon có 2 đồng vị trong đó 121Sb chiếm 62%. Tìm số khối đồng vị thứ 2. 17. Nguyên tố X có 2 đồng vị, đồng vị thứ nhất có 44 nơtron và chiếm 54,5%. Đồng vị thứ 2 có 46 nơtron. Biết nguyên tử khối trung bình của X là 79,91. Tìm số khối của mỗi đồng vị. 18. Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO2 có 27,3%C và 72,7%O theo khối lượng. Biết nguyên tử khối của C là 12,011. Xác định nguyên tử khối của oxi. 19. Kali có khối lượng nguyên tử trung bình là 40,08. Trong tự nhiên kali có hai đồng vị bền, đồng vị thứ nhất có số khối là 39 chiếm 93,3%. Tính số khối của đồng vị còn lại. 80 20. Brôm có hai đồng vị, trong đó 35 Br chiếm 81%, còn lại là đồng vị thứ hai. Tìm đồng vị thứ hai, biết nguyên tử khối trung bình của brôm là 80,38. GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 5
  6. Bài tập: Hóa học 10 21. Nguyên tố X có 2 đồng vị, đồng vị thứ 1 có tổng hạt là 18 và đồng vị 2 là 20. Biết % trong các đồng vị bằng nhau và đồng vị 1 có các loại hạt cũng bằng nhau. Xác định nguyên tử khối trung bình của X. 22. Cho 2 đồng vị hiđro và 2 đồng vị của clo với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử chiếm trong tự nhiên như sau : (99,984%), (0,016%), (75,77%), (24,23%). a)Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố. b)Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ 2 đồng vị của 2 nguyên tố đó? c)Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử nói trên. 23. Nguyên tố X có 2 đồng vị. Đồng vị X 1 có tổng hạt là 92 trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 24. Tính số hiệu nguyên tử và số khối của đồng vị này. Đồng vị X 2 có số khối nhiều hơn X 1 là 2 nơtron. Viết ký hiệu của đồng vị X 2. Trong tự nhiên X1 chiếm 73%. Tính nguyên tử khối trung bình của X. 24. Hidro điều chế từ nước có nguyên tử khối trung bình là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử 1 của đồng vị 1 H trong 1 ml nước? 1 2 Biết trong nước chủ yếu là hai đồng vị 1 H và 1 H 25. Nguyên tử X có tổng hạt bằng 126. Số nơtron nhiều hơn số electron là 12 hạt. a) Tính số proton và số khối của X. b) Nguyên tố R gồm 3 đồng vị X, Y, Z. Số khối của X bằng trung bình cộng số khối của Y và Z. Hiệu số nơtron của Y và Z gấp 2 lần số proton của nguyên tử hidro. Tính số khối của Y và Z. Dạng 7: Kí hiệu nguyên tử- cấu hình electron 1. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên 16 17 19 75 39 80 tử có kí hiệu sau đây :8 O, 8 O ,10 Ne,33 As , 19 K,35 Br 2. Hãy viết kí hiệu để chỉ phân lớp e với e cuối cùng ở: a) Lớp thứ 2, phân lớp s và e độc thân. b)Lớp thứ 2, phân lớp p, ô lượng tử thứ 2 và là e độc thân. c) Lớp thứ 3, phân lớp p, ô lượng tử thứ 2 và e cặp đôi. 3. Hãy viết cấu hình electron đầy đủ và cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng như sau: a) 2s2 b) 2s22p3 c) 2s22p6 d) 3s2 e) 3s23p1 f) 3s23p4 g) 4s1 4. Cation R+ và anion X2- có cấu hình e ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình của R và X và sự phân bố e vào obitan. GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 6
  7. Bài tập: Hóa học 10 5. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e ở phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có số hạt mang điện nhiều hơn A là 8. Xác định A, B. 6. Cho Na ( Z = 11), S ( Z= 16), Ne (Z = 10).Viết cấu hình electron, cho biết nguyên tử nguyên tố đó là kim lọai, phi kim, hay khí hiếm, vì sao? 19 75 7. Cho nguyên tử có kí hiệu : 10 Ne,33 As Viết cấu hình electron, cho biết nguyên tử nguyên tố đó là kim lọai, phi kim, hay khí hiếm, vì sao? 39 80 8. Cho nguyên tử có kí hiệu : 19 K,35 Br Viết cấu hình electron, cho biết nguyên tử nguyên tố đó là kim lọai, phi kim, hay khí hiếm, vì sao? 9. Cho Al (Z=13), Ar (Z=18), Ca (Z=20).Viết cấu hình electron, cho biết nguyên tử nguyên tố đó là kim lọai, phi kim, hay khí hiếm, vì sao? 10. Viết cấu hình e của các nguyên tử và ion sau: a) Fe (Z = 26), Fe2+, Fe3+ b) S (Z = 16), S2- c) Br (Z = 35), Br- d) Cu ( Z = 29), Cu+, Cu2+ 11. Cho 5 nguyên tố 8O, 7N, 35Br, 11Na, 26Fe, 36Kr. a) Viết cấu hình electron. b) Nguyên tử nào là kim loại? phi kim? Khí hiếm? Dạng 8: Tổng hạt- viết cấu hình electron 1. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định X, viết cấu hình electron của X. 2. Nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron, electron là 34. Xác định Y, viết cấu hình electron của Y và cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm. 3. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Xác định 2 kim loại A và B. Viết cấu hình electron của A,B. 4. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên 16 17 19 75 39 80 tử có kí hiệu sau đây :8 O, 8 O ,10 Ne,33 As , 19 K,35 Br 5. Một kim loại có số khối bằng 54. Ion M2+ có tổng hạt là 78. Xác định M, biết M là một trong các nguyên tố sau : 24Cr, 25Mn, 26Fe, 27Co 6. Nguyên tử R có tổng các loại hạt bằng 13. Xác định thành phần cấu tạo, viết cấu hình electron của nguyên tử R. 7. Hạt của nguyên tử R có điện tích +32.10-19C. Viết cấu hình electron của nguyên tử R. + 2- 8. Một hợp chất ion cấu tạo từ M và ion X . Trong phân tử M2X có tổng hạt ( P, N, E ) là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 7
  8. Bài tập: Hóa học 10 M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt ( P, N, E ) trong ion M+nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt. Viết cấu hình electron của các ion M và X. Viết công thức phân tử của hợp chất. Dạng 9 : Cấu hình, bài tập liên quan đến phương trình phản ứng 1 : Cho hai nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử là: + Nguyên tử X : 1s22s22p63s2 + Nguyên tử Y : 1s22s22p63s23p63d34s2 - X và Y có thuộc cùng một nhóm nguyên tố không ? Giải thích - Hai nguyên tố này cách nhau bao nhiêu nguyên tố hoá học? Có cùng chu kì không?. 2 :Nguyên tố X ở chu kì 3,nhóm VA của bảng tuần hoàn. a) Viết cấu hình electron của X. b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng nhóm thuộc hai chu kì kế tiếp ( trên và dưới ) . Giải thích tại sao lại viết được như vậy. 3 : Cho nguyên tố X có Z = 30 a)Viết cấu hình electron nguyên tử X b)Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng chu kì,thuộc hai nhóm liên tiếp (trước và sau) với nguyên tố X và hãy giải thích vì sao lại viết được như vậy. 4 : Cho hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng HTTH và có tổng số proton bằng 27. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. 5 : Cho hai nguyên tố A,B đứng kế tiếp nhau trong bảng HTTH và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 37. a)Có thể khẳng định A,B thuộc cùng một chu kì không? Xác định ZA ,ZB . b)Xác định vị trí của A, B trong bảng TH .Cho biết A,B là kim loại ,phi kim,hay khí hiếm? 6 : Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc).Tịm kim loại đó,viết cấu hình electron nguyên tử,nêu rõ vị trí trong bảng HTTH. 7 : Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lít khí thoát ra (đktc).Định tên kim loại đó. 8 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M. 27 29 2. Nhôm có hai đồng vị là 13 Al,13 Al . Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị, biết nguyên tử khối trung bình của nhôm là 27,8. 80 3. Brôm có hai đồng vị, trong đó 35 Br chiếm 81%, còn lại là đồng vị thứ hai. Tìm đồng vị thứ hai, biết nguyên tử khối trung bình của brôm là 80,38. 4 : Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc).Tìm kim loại đó,viết cấu hình electron nguyên tử,nêu rõ vị trí trong bảng HTTH. 5 : Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lít khí thoát ra (đktc).Định tên kim loại đó. 6 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M. 7 : Cho 1,2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng HTTH tác dụng với HCl thu được 0,672 lít khí (đktc).Tịm kim loại đó,viết cấu hình electron nguyên tử,nêu rõ vị trí trong bảng HTTH. 8 : Cho 0,78 gam một kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thu được 0,224 lít khí thoát ra (đktc).Định tên kim loại đó. GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 8
  9. Bài tập: Hóa học 10 9 : Khi cho 5,4 gam một kim loại M tác dụng với oxi không khí thu được 10,2 gam 1 oxit M2O3. Tìm tên kim loại M. CHUYÊN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI HẠT TRONG NGUYÊN TỬ, ION 1. Tổng số hạt trong nguyên tử A là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Xác định số e, số p, số n, số đơn vị điện tích hạt nhân và viết kí hiệu nguyên tử A. 2. Nguyên tử B có tất cả 46 hạt cơ bản. Số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương 1 hạt. Viết kí hiệu nguyên tử B. 3. Tổng số hạt của nguyên tử C là 34 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Xác định điện tích hạt nhân của C. 4. Nguyên tử D có tất cả 52 hạt mang điện. Số khối của nguyên tử D là 56. Xác định số hiệu nguyên tửcủa D. 5. Nguyên tử E có tổng số hạt là 46, hạt không mang điện bằng 8/15 hạt mang điện. Xác định số p, n, e của nguyên tử. 6. Biểu diễn kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố sau a) Nguyên tử của nguyên tố Y có số khối nhỏ hơn 40 và có tổng số hạt là 58. b) Nguyên tử của nguyên tố Z có số khối nhỏ hơn 32 và có tổng số hạt là 46. 7. Tổng số hạt trong nguyên tử F là 16 hạt. Xác định kí hiệu nguyên tử F. 8. Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Xác định tên và tính số khối của nguyên tử đó. 9. Tổng số hạt trong nhân của một nguyên tử X là 23. Hãy viết kí hiệu nguyên tử X biết X thuộc nhóm IA. 10. Tổng số hạt trong 1 nguyên tử khí hiếm là 58. Xác định số p, e và số khối của nguyên tử. 11. Tổng số các loại hạt trong nguyên tử phi kim X là 46, trong nguyên tử kim loại Y là 34 và trong nguyên tử khí hiếm Z là 120. Hãy viết kí hiệu nguyên tử của X, Y, Z. 12. Trong phân tử M 2 X có tổng số hạt là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 23. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Viết cấu hình e của các nguyên tử M và X. 13 . Tính số p, n, e của các ion sau: 3+ 3+ 14. Cation R có tổng số hạt là 37. Tỉ số hạt electron và nơtron trong R là 5:7. Tìm số electron và số nơtron của R. 15. Anion X- có số electron gấp đôi số proton của nguyên tử Ar (Z=18). Tổng số hạt trong nhân của X là 80. Tìm số proton và nơtron của nguyên tử X. 2+ 16. Cation Y có tổng số hạt là 58, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 18 hạt. Tìm số electron và số nơtron của Y. 17. Cho hợp chất MX 3 có tổng số hạt là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối của X lớn hơn M là 8. Tổng 3 loại hạt trong X nhiều hơn trong M 3+ là 16. Tìm Z, A của M, X. 18. Cho hợp chất M 2 X có tổng số hạt là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Nguyên tử khối của X lớn hơn M là 9. Tổng 3 loại hạt trong X 2nhiều hơn trong M + là 17. Tìm Z, A của M, X. 19. Hợp chất Y có công thức MX 2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX 2 là 58 hạt. a) Tìm A M và A X . b) Xác định công thức phân tử của MX 2 . 20. Cho hợp chất MX 3 . Trong phân tử MX 3 , tổng số hạt cơ bản là 196 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 16 hạt. a) Xác định hợp chất MX 3 ? b) Viết cấu hình e của M và X? GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 9
  10. Bài tập: Hóa học 10 21. Cho hợp chất MX 2 . Trong phân tử MX 2 , tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Xác định kí hiệu nguyên tử M, X và công thức phân tử MX 2 ? CHUYÊN ĐỀ 2: BÀI TOÁN ĐỒNG VỊ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH 1. Nguyên tố B (Z=5) có 2 đồng vị : 10 B (20%) và 11 B. a) Tính nguyên tử khối trung bình của B b) Tính số nguyên tử của 10 B nếu có 16 nguyên tử 11 B. 2. Nguyên tố Cu (Z=29) có 2 đồng vị : 63 Cu và 65 Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. a) Tính thành phần % về số nguyên tử của mỗi đồng vị. b) Tính % khối lượng của 63 Cu và % khối lượng của 65 Cu trong CuCl 2 (Cho Cl=35,5). 3. Nguyên tố Liti (Z= 3) có 2 đồng vị, trong đó đồng vị 6 Li chiếm 7,5%. Viết kí hiệu nguyên tử đồng vị còn lại, biết nguyên tử khối trung bình của Li là 6,925. 4. Clo trong tự nhiên gồm 2 đồng vị bền, trong đó đồng vị 1 có số nguyên tử nhiều gấp 3 lần đồng vị 2. Hạt nhân đồng vị 1 có ít hạt nhân đồng vị hai 2 notron. Tìm số khối mỗi đồng vị biết nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5 5. Nguyên tố X có 3 đồng vị là X 1 chiếm 92,23%, X 2 chiếm 4,67%. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số notron trong X 2 nhiều hơn X 1 là 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,0855. a) Hãy tìm X 1 , X 2 , X 3 . b) Nếu trong X 1 có số proton bằng số notron, hãy tìm số notron trong mỗi đồng vị. 6. Argon tách ra từ không khí là hỗn hợp của 3 đồng vị : 40 Ar(99,6%), 38 Ar(0,063%) và 36 Ar. Tính thể tích của 10g Argon ở đktc. 7. Nguyên tố magie có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là 24, 25 và 26. Trong số 3000 nguyên tử Mg thì có 2358 đồng vị 24 và 303 đồng vị 25 ; còn lại là đồng vị 26. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của Mg 8. Nguyên tử X có 3 đồng vị có số khối lần lượt là A 1 , A 2 , A 3 . Tổng số khối là 51, A 2 nhiều hơn A 1 là 1 đơn vị, A 3 bằng 9/8 A 1 . a) Tính số khối của mỗi đồng vị. b) Biết rằng đồng vị thứ nhất chiếm 99,577%, đồng vị thứ hai chiếm 0,339%. Tìm nguyên tử khối trung bình của X. 9. Nguyên tử khối trung bình của Nitơ là 14,0036. Biết nitơ có 2 đồng vị 14 N và 15 N. a) Tính % số lượng mỗi đồng vị. b) Tính % khối lượng của 14 N trong HNO 3 . 12. Nguyên tố A có 3 đồng vị. Số khối của đồng vị thứ hai là trung bình cộng số khối của hai đồng vị còn lại. Tổng số khối của 3 đồng vị là 75. Đồng vị thứ ba chiếm 11,4% và có số nơtron nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1. Nguyên tử khối trung bình của A là 24,328. Hãy tìm số khối của các đồng vị . 10. Một nguyên tử X có hai đồng vị bền và có nguyên tử khối trung bình là 65,6. Tỉ lệ % của đồng vị thứ hai gấp 4 lần tỉ lệ % của đồng vị thứ nhất. Đồng vị thứ nhất có n nơtronvà đồng vị thứ hai có ( n+2 ) nơtron. Hãy xác định số khối của mỗi đồng vị. 11. Một nguyên tử R có 3 đồng vị bền mà số khối là ba số liên tiếp nhau có tổng số là 51. Hãy xác định 3 đồng vị của R biết đồng vị nhẹ nhất có số proton bằng số nơtron. CHUYÊN ĐỀ 3: VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON VÀ XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ 1. Viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố có Z=8; Z=16; Z=36; Z=28. a) Cho biết số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng? b) Cho biết các nguyên tố đó là kim loại hay phi kim? 2. Viết cấu hình e nguyên tử và xác định tính chất các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn : Z= 2, 5, 9, 10, 12, 19, 23, 24, 26, 27, 29, 30, 35. 3. Phân lớp có mức năng lượng cao nhất của 5 nguyên tử lần lượt là 4s 1 , 3p 5 , 3d 1 , 4p 5 , 5s 2 . Hãy viết lại đầy đủ cấu hình e của các nguyên tử trên. 4. Nguyên tử A có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s 2 4p 5 . Viết cấu hình e đầy đủ của A. Để đạt cấu hình bền của khí hiếm gần nhất, A có xu hướng tạo ion dương hay ion âm? Viết cấu hình e của ion đó. 5. Cho 2 ion có cấu hình như sau : A 2+ : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 và B : 1s 2 2s 2 2p 6 . Viết cấu hình e của A, B. A, B là kim loại hay phi kim? Vì sao? GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 10
  11. Bài tập: Hóa học 10 6. Ion X- có tất cả 53 hạt cơ bản, Số khối của X là 35. Xác định số lượng các loại hat trong X và trong ion X . Nêu tính chất của X. 7. Ion M 2+ có tất cả 58 hạt cơ bản. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 18 hạt. Viết cấu hình e của nguyên tử M và ion M 2+ . 8. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e ở phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có số hạt mang điện nhiều hơn A là 8. Xác định tên A, B. Viết cấu hình e và xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn 9. Tổng số hạt của nguyên tử của một nguyên tố kim loại là 34. Xác định tên nguyên tố. 10. Cation R 2+ có cấu hình e là 1s 2 2s 2 2p 6 . Viết cấu hình e của nguyên tử R. - 2- 11. Các ion A 2+ , B + , X ,Y đều có cấu hình e của khí hiếm Ar (Z=18). a) Viết cấu hình e của nguyên tử ứng với các ion trên. b) Viết công thức hóa học các hợp chất tạo thành từ các ion trên 12. Phân lớp có mức năng lượng cao nhất của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số electron trên 2 phân lớp là 5 và hiệu số của chúng là 3. a) Viết cấu hình e của hai nguyên tố này. b) Hai nguyên tố này có số nơtron hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71 đvC. Xác định số nơtron và số khối của hai nguyên tử. 13. a) Cation R 2+ và anion X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p 6 . Viết cấu hình e của nguyên tử R và X. R và X là các nguyên tố nào? b) Hòa tan 4g R vào 117,4g H 2 O, sau phản ứng thu được dd A. Tính C% của dd A. 14. a) Viết cấu hình e của nguyên tử Cu (Z=29). Nếu nguyên tử Cu mất đi 1e, 2e thì cấu hình e tương ứng sẽ như thế nào? b) Hãy cho biết số e độc thân của các nguyên tử sau: Fe (Z=26) ; C (Z=6) ; Br (Z=35). 15. Trong nguyên tử A, phân lớp có mức năng lượng cao nhất là 3p x , còn phân lớp có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử B là 4s y . Biết x + y=7. Nguyên tố A không phải khí hiếm. Tìm điện tích hạt nhân của A và B. Xác định vị trí trong bảng tuần hoàn 16. Nguyên tử của một nguyên tố M có cấu hình e lớp ngoài cùng là 5p 5 . Tỉ lệ số nơtron và số proton là 1,39623. Số nơtron của M bằng 3,7 lần số nơtron của nguyên tử nguyên tố X. Khi cho 4,29g X tác dụng với lượng dư M thu được 18,26g một chất có công thức MX. a) Xác định số proton của các nguyên tử và suy ra số khối của M và X. b) Nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? 17. Xác định tên nguyên tố biết : a) Ion R 2+ có tổng số hạt proton, nơtron, e là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. b) Ion R có tổng số hạt proton, nơtron, e là 53 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. c) Ion X 2có cấu hình e giống cấu hình e nguyên tử của nguyên tố Ne. d) Ion R 2+ có cấu hình e giống cấu hình e nguyên tử của nguyên tố Ar. LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 1. Viết cấu hình electron đầy đủ và phân bố electron vào obitan nguyên tử của các nguyên tố sau Z = 6 , Z = 8 , Z = 15 , Z = 18, Z = 20 , Z = 28 2. Viết cấu hình electron nguyên tử dưới dạng thu gọn của các nguyên tố sau : Z = 23 , Z = 26, Z = 24, Z = 30, Z = 47. 3. Cho biết mức năng lượng ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố A là 3p 5 và nguyên tố B là 4s 2 . a) Viết cấu hình electron của A, B. Suy ra số hiệu nguyên tử A, B. b) Nguyên tố nào là kim loại ? phi kim ? c) Xác định số electron độc thân. 4. Viết cấu hình e nguyên tử trong các trường hợp sau và cho biết : Nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Vị trí trong bảng tuần hoàn. a) Nguyên tử A có tổng số electron ở phân lớp s là 7. b) Nguyên tử B có số electron ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa ở phân lớp 4s. GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 11
  12. Bài tập: Hóa học 10 5. Cho biết nguyên tử A, B, C có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng lần lượt là : 2p4, 3p1, 4p5 a) Viết cấu hình e đầy đủ, cho biết số hiệu nguyên tử của A, B, C. b) Cho biết A, B, C có bao nhiêu e độc thân. c) Cho biết nguyên tố nào là KL, PK, KH ? Vì sao ? 6. Viết cấu hình e đầy đủ và thu gọn của nguyên tố có Z = 24 và Z = 29. Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm ? Tại sao ? 7. Nguyên tử A có cấu hình electron ngoài cùng là 3p 4 . Tỉ lệ nơtron và số proton là 1:1. Nguyên tử B có số nơtron bằng 1,25 lần số nơtron của A. Khi cho 7,8g B tác dụng với lượng dư A ta được 11g hợp chất B 2 A. Xác định số thứ tự, số khối của A và B. 8. Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng số các hạt là 52. Viết cấu hình electron và nêu tính chất hoá học cơ bản của X. 9. Một nguyên tử Y có tổng số hạt là 62, số khối nhỏ hơn 43. Tìm nguyên tử khối của Y. Viết cấu hình electron và cho biết tính chất hoá học cơ bản của Y. 10. Nguyên tử X có tổng số hạt là 95. Biết số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt mang điện. Viết cấu hình electron của X, xác định tên nguyên tố X. 11. X và Y là 2 nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng là 3s 1 và 4s 1 . X có 12 nơtron, Y có 20 nơtron. a) Viết cấu hình electron đầy đủ của X, Y. b) Xác định tên của 2 nguyên tố X, Y. c) Cho 6,2g hỗn hợp X, Y vào H 2 O, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đkc). Tính thành phần phần trăm của X, Y về khối lượng trong hỗn hợp ban đầu. 12. Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 15. Cho biết số hạt mỗi loại và số khối. 13. Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố X là 58. Cho biết X là kim loại. Xác định điện tích hạt nhân của X. Viết cấu hình e của X. Để đạt cấu hình e bền vững thì X cần nhận hay nhường bao nhiêu e ? 14. Một nguyên tố R có 2 đồng vị X&Y. Tỉ lệ số nguyên tử X : Y là 45 : 455. Tổng số phần tử trong nguyên tử X bằng 32 nhiều hơn tổng số phần tử trong Y là 2 nơtron. Xác định nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R. 15. Một nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử của mỗi đồng vị là 19 : 6. Hạt nhân nguyên tử X có 17 proton. Trong nguyên tử của đồng vị thứ nhất có 18 nơtron. Số nơtron trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X . 16. Một nguyên tử X có tổng số hạt bằng 126. Số nơtron nhiều hơn số electron là 12. a) Tính số hiệu nguyên tử và viết kí hiệu nguyên tử của X. b) Nguyên tử Y có số hạt mang điệm âm bằng ¼ số hạt mang điện của X và có số nơtron bằng 0,4 lần số nơtron của X. Tính số khối và điện tích hạt nhân của Y. 17. Hợp chất Y có công thức MX 2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX 2 là 58. a) Tìm A M và A X . b) Xác định công thức phân tử của MX 2 GV: Huỳnh Ngọc Tài Page 12