Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Bài ôn tập số 5 (Nghỉ dịch cúm covid-19) - Trường THCS Thành Nhất

docx 4 trang thaodu 4400
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Bài ôn tập số 5 (Nghỉ dịch cúm covid-19) - Trường THCS Thành Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_ngu_van_7_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_bai_on.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập Ngữ văn 7 học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Bài ôn tập số 5 (Nghỉ dịch cúm covid-19) - Trường THCS Thành Nhất

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT TỔ NGỮ VĂN BÀI TẬP ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II- BÀI ÔN TẬP SỐ 5 NĂM HỌC: 2019- 2020 ( Nghỉ dịch cúm Covid – 19) BÀI: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN Câu 1. Liên kết trong văn bản là gì? A. Liên kết là một tỏng những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu B. Liên kết là sự móc nối các đoạn, các phần của văn bản với nhau C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt chủ đề, đề tài giữa các tác phẩm D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 2. Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì? A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu thích hợp C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 3. Đọc đoạn văn dưới đây và cho viết các câu văn đã có tính liên kết với nhau không? Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống, tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng. Câu 4. Đoạn đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn có tính liên kết không? Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt nhìn tôi. Cặp mắt đen của em buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều Câu 5. Trong văn bản có thể không cần đáp ứng yêu cầu về tính liên kết, chỉ cần đáp ứng được tính mạch lạc, đúng hay sai?
  2. A. Đúng B. Sai . BÀI: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN Câu 1. Mạch lạc trong văn bản là gì? A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc D. Cả A và C Câu 2. Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc? A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt D. Cả B và C đều đúng . BÀI: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1. Qúa trình tạo lập văn bản được tiến hành như thế nào? A. Định hướng chính xác, đối tượng, mục tiêu, nội dung, cách viết B. Tìm ý, sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên C. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết với nhau D. Cả 3 đáp án trên
  3. Câu 2. Có thể lược bớt bước định hướng văn bản: văn bản viết nói cho ai, về điều gì, để làm gì, và như thế nào được không? A. Có B. Không Câu 3. Nếu thay mặt En-ri-cô viết về một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận, bởi đã trót những lời nói thiếu lễ độ với mẹ, bước định hướng chính xác đề này? A. Vào vai En-ri-cô, viết thư cho bố, để xin lỗi mẹ vì đã thiếu lễ độ, viết theo hình thức một bức thư B. Vào vai En-ri-cô viết thư cho bố, nói lên nỗi ân hận vì trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ, viết theo hình thức bức thư C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai GV ra đề Nguyễn Thị Thanh Hà Chúc các em học tập tốt.