Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 cả năm theo từng bài (Có đáp án)

docx 75 trang xuanha23 07/01/2023 3561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 cả năm theo từng bài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_giao_duc_cong_dan_lop_10_ca_nam_theo_tun.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10 cả năm theo từng bài (Có đáp án)

  1. BÀI 1. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là: A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại. C. Những vấn đề cần thiết của xã hội. D. Những vấn đề khoa học xã hội Câu 2: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Câu 3: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của: A. Môn Xã hội học. B. Môn Lịch sử. C. Môn Chính trị học. D. Môn Sinh học. Câu 4: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây? A. Toán học. B. Sinh học. C. Hóa học. D. Xã hội học. Câu 5: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học? A. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất. B. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học. C. Sự phân tách các chất hóa học. D. Sự hóa hợp các chất hóa học. Câu 6: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của: A. Lí luận Mác – Lênin. B. Triết học. C. Chính trị học. D. Xã hội học. Câu 7: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A. Thế giới tồn tại khách quan. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Giới tự nhiên là cái sẵn có. D. Kim loại có tính dẫn điện. Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Triết học là khoa học của các khoa học. B. Triết học là một môn khoa học. C. Triết học là khoa học tổng hợp. D. Triết học là khoa học trừu tượng. Câu 9: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người? A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.
  2. B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá. C. Vai trò định hướng và phương pháp luận. D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung. Câu 10. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là A. Quan niệm sống của con người. B. Cách sống của con người. C. Thế giới quan. D. Lối sống của con người. Câu 11. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng. A. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại. B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học. C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại. D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo. Câu 12: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa A. Tư duy và vật chất. B. Tư duy và tồn tại. C. Duy vật và duy tâm. D. Sự vật và hiện tượng. Câu 13: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung. A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. B. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. D. Vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 14: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm? A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 15: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Thuyết bất khả tri. D. Thuyết nhị nguyên luận. Câu 16: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. D. Chỉ tồn tại ý thức. Câu 17: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là A. Cách thức đạt được chỉ tiêu. B. Cách thức đạt được ước mơ. C. Cách thức đạt được mục đích. D. Cách thức làm việc tốt. Câu 18: Phương pháp luận là
  3. A. Học tuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. B. Học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học. C. Học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới. D. Học thuyết về phương án nhận thức khoa học. Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học? A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Sự hình thành và phát triển của xã hội. D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa. Câu 20: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. An cư lạc nghiệp. B. Môi hở rang lạnh. C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc. Câu 21. Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ? A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Duy tân. Câu 22. Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây: A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Duy tân. Câu 23. Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ? A. Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả. C. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá D. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH. Câu 24. Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của : A. Triết học B. Sử học C. Toán học D. Vật lí Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A C B B A Câu 6 7 8 9 10 Đáp án B D B D C Câu 11 12 13 14 15
  4. Đáp án B B A A B Câu 16 17 18 19 20 Đáp án B C A B D BÀI 2. THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN BIẾT Câu 1. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây: A. Giới tự nhiên và con người là sản phẩm của Chúa trời B. Giới tự nhiên là cái có sẵn, phát triển không ngừng. Con người và xã hội loài người là sản phẩm của sự phát triển của giới tự nhiên. C. Con người khi sinh ra đã chịu sự chi phối của số mệnh D. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. HIỂU Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? A. Con người không thể nhận thức được thế giới khách quan B. Con người vừa có thể nhận thức được vừa không thể nhận thức được thế giới khách quan C. Không có cái gì con người không thể nhận thức được, chỉ có những cái con người chưa nhận thức được mà thôi D. Con người nhận thức được tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Câu 3. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng nguồn gốc con người ? A. Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi vào đó sự sống B. Tổ tiên của loài người là ông Adam và bà Eva C. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên. D. Con người là sản phẩm của sự phát triển của chính bản thân mình. Câu 4. Quan niệm nào sau đây không phản ánh đúng nguồn gốc của xã hội loài người ? A. Xã hội loài người là sản phẩm của Chúa B. Xã hội loài người là sản phẩm của quá trình phát triển giới tự nhiên C. Xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn D. Con người có thể cải tạo xã hội. Câu 5. Con người có thể cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở A. Sự tồn tại của thế giới khách quan B. Theo ý muốn của con người C. Tôn trọng quy luật khách quan D. Không cần quan tâm đến quy luật khách quan VẬN DỤNG Câu 6. Trong các sự vật, hiện tượng sau, sự vật, hiện tượng nào không tồn tại khách quan ?
  5. A. Từ trường trái đất B. Ánh sáng C. Mặt trời D. Diêm vương BÀI 3. SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. Giới tự nhiên và tư duy. B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội C. Thế giới khách quan và xã hội. D. Đời sống xã hội và tư duy. Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan. B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời. C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người. D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi. Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây? A. Ngắt quãng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên. Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất? A. Vận động cơ học. B. Vận động vật lí C. Vận động hóa học D. Vận động xã hội. Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây? A. Phong phú và đa dạng. B. Khái quát và cơ bản. C. Vận động và phát triển không ngừng D. Phổ biến và đa dạng. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng? A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất. D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển. Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học? A. Sự di chuyển các vật thể trong không gian. B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt. C. Quá trình bốc hơi của nước. D. Sự biến đổi của nền kinh tế. Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí? A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. B. Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.
  6. C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng. D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử. Câu 9: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây? A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Xã hội Câu 10: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây? A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Sinh học Câu 11. Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây? A. Cơ học B. Vật lí C. Sinh học D. Xã hội Câu 12: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau. B. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau. C. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt. D. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau. Câu 13. Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí? A. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. B. Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử. C. Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì. D. Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng. Câu 14. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây? A. Luôn luôn vận động. B. Luôn luôn thay đổi. C. Sự thay thế nhau. D. Sự bao hàm nhau. Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động? A. Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao. B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp. C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau. D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau. Câu 16. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng? A. Sự vật và hiện tượng không biến đổi. B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi. C. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại. D. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người. Câu 17. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. C. Cây khô héo mục nát.
  7. D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. Câu 18. Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây? A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao. B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp. C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới. D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp. Câu 19. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển? A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già. B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước. C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá D. Học cách học →biết cách học. Câu 20. Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Rút dây động rừng B. Nước chảy đá mòn. C. Tre già măng mọc D. Có chí thì nên. Câu 21. Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện ntn? A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn. B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới. C. Sự xuất hiện các hạt cơ bản. D. Sự xuất hiện các giống loài mới. Câu 22. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây? A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến. B. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn. D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó. Câu 23. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng? A. Mọi sự vận động đều là phát triển. B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau. C. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển. D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động. Câu 24. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây? A. Tự nhiên B. Xã hội C. Tư duy D. Đời sống. Câu 25. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy? A. Tự nhiên B. Xã hội C. Tư duy D. Lao động Câu 26. Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?
  8. A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng. B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới. Câu 27. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển? A. Góp gió thành bão B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ C. Tre già măng mọc D. Đánh bùn sang ao. Câu 28. Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là: A. Sự tăng trưởng B. Sự phát triển C. Sự tiến hoá D. Sự tuần hoàn Câu 29. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là: A. Cái mới ra đời giống như cái cũ B. Cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ C. Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ D. Cái mới ra đời thay thế cái cũ Câu 30. Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do: A. Chúng luôn luôn vận động B. Chúng luôn luôn biến đổi C. Chúng đứng yên D. Sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng Câu 31. Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào ? A. Hoá học B. Vật lý C. Cơ học D. Xã hội Câu 32. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là A. Sự phát triển B. Sự vận động C. Mâu thuẫn D. Sự đấu tranh Câu 33. Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ? A. Hoá học B. Sinh học C. Vật lý C. Cơ học Câu 34. Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào ? A. Cơ học B. Vật lýC. Hoá học D. Sinh học BÀI 4. NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG Câu 1. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. Câu 2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có A. Hai mặt đối lập B. Ba mặt đối lập C. Bốn mặt đối lập D. Nhiều mặt đối lập.
  9. Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là A. Mâu thuẫn B. Xung đột C. Phát triển D. Vận động. Câu 4. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng A. Khác nhau B. Trái ngược nhau C. Xung đột nhau D. Ngược chiều nhau Câu 5. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải A. Liên tục đấu tranh với nhau B. Thống nhất biện chứng với nhau C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau Câu 6. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 7. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập. B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập Câu 8. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập Câu 9. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển B. Thống nhất biện chứng với nhau C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau Câu 10. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là A. Một tập hợp B. Một thể thống nhất C. Một chỉnh thể D. Một cấu trúc Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học? A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
  10. D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai Câu 13. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ. B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. Câu 14. Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau. B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau. D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật. Câu 15. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là, các mặt đối lập luôn luôn A. Xung đột với nhau B. Có xu hướng ngược chiều nhau C. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau D. Mâu thuẫn với nhau. Câu 16. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn? A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau. C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau. Câu 18. Ý kiến nào dưới đây về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng? A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối. B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối. C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối. D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối. Câu 19. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học? A. Bảng đen và phấn trắng B. Thước dài và thước ngắn C. Mặt thiện và ác trong con người. D. Cây cao và cây thấp. Câu 20. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là A. Quy luật tồn tại của sinh vật B. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? A. Sự biến đổi về lượng và chất B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. Sự phủ định biện chứng. D. Sự chuyển hóa của các sự vật
  11. Câu 22. “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học? A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định. B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi. C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa. D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định. Câu 23. Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học? A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay. B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Câu 24. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học? A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” C. Tiến hành phê bình và tự phê bình. D. Điều hòa mẫu thuẫn. Câu 25. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh. C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường. D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”. Câu 26. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là : A. Các mặt đối lập luôn tác động, loại bỏ, bài xích, thủ tiêu lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. B. Các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau C. Các mặt đối lập luôn tác động, gạt bỏ, bài trừ lẫn nhau D. Các mặt đối lập triệt tiêu nhau. Câu 27. Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học? A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau C. Không có mặt này thì không có mặt kia D. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất. Câu 28. Mặt đối lập của mâu thuẫn là: A. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau B. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau
  12. C. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều D. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau. Câu 29. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ? A. Sự vật hiện tượng có sự chuyển biến tích cực B. Sự vật hiện tượng tự mất đi và được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác C. Sự vật, hiện tượng phát triển D. Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại. Câu 30. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào ? A. Các mặt đối lập còn tồn tại B. Các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác C. Các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau D. Một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại Câu 31.Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm triết học? A. thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp, C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau. D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường. Câu 32. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa ,vừa A. đấu tranh với nhau -tồn tại cùng nhau B. tồn tại cùng nhau -thống nhất với nhau C. thống nhất với nhau -đấu tranh với nhau D. thống nhất với nhau-tồn tại cùng nhau Câu 33. Mặt đối lập của mâu thuẫn đó là những khuynh hướng tính chất đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những A. chiều hướng cùng chiều B. chiều hướng tiến lên C. chiều hướng trái ngược nhau D. chiều hướng đi xuống BÀI 5. CÁCH THỨC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN. Câu 1. Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ A. Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng B. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. C. Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng D. Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng Câu 2. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng B. Chất C. Độ D. Điểm nút Câu 3. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm
  13. A. Lượng B. Hợp chất C. Chất D. Độ Câu 4. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng Câu 5. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là A. Độ và điểm nút B. Điểm nút và bước nhảy C. Chất và lượng D. Bản chất và hiện tượng. Câu 6. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn? A. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh D. Chất và lượng biến đổi nhanh chóng. Câu 7. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ B. Lượng C. Bước nhảy D. Điểm nút. Câu 8. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó A. Các sự vật thay đổi B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất C. Lượng mới ra đời D. Sự vật mới hình thành, phát triển. Câu 9. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì A. Sự vật thay đổi B. Lượng mới hình thành C. Chất mới ra đời D. Sự vật phát triển Câu 10. Điều kiện để chất mới ra đời là gì? A. Tang lượng liên tục B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút D. Lượng biến đổi nhanh chóng Câu 11. Khái niệm dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là A. Bước nhảy B. Chất C. Lượng D. Điểm nút Câu 12. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ B. Lượng C. Chất D. Điểm nút Câu 13. Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm A. Một hình thức mới. B. Một diện mạo mới tương ứng
  14. C. Một lượng mới tương ứng D. Một trình độ mới tương ứng. Câu 14. Cách hiểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là đúng? A. Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất B. Lượng biến đổi dần dần đạt tới một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi C. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ D. Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi Câu 15. Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận độngphát triển của sự vật và hiện tượng? A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập C. Do sự phủ định biện chứng D. Do sự vận động của vật chất Câu 16. Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng? A. Liên tục thực hiện các bước nhảy B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới D. Thực hiện các hình thức vận động. Câu 17. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014 B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước. C. Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận Câu 18. Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên. A. Việt Nam B. 90,73 triệu. C. Cam – pu – chia D. Ở Đông Nam Á. Câu 19. Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi A. Mưa dầm thầm lâu B. Học thầy không tày học bạn C. Góp gió thành bão D. Ăn vóc học hay Câu 20. Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây? A. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn B. Ngại khó ngại khổ C. Dĩ hòa vi quý D. Trọng nam khinh nữ. Câu 21. Trong ba năm học ở phổ thong năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. Ba năm học phổ thông B. Sinh viên đại học C. Học sinh giỏi D. 25 điểm
  15. Câu 22. Dựa vào quy luật lượng – chất để lí giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ? A. Do không hòa hợp được về văn hóa B. Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực C. Trình độ các cô dâu Việt Nam còn thấp D. Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân Câu 23. Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra D. Sử dụng “phao” trong thi học kì Câu 24. Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất? A. Lượng đổi làm cho chất đổi B. Mỗi chất lại có một lượng tương ứng C. Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật D. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B B C C C Câu 6 7 8 9 10 Đáp án B D B C C Câu 11 12 13 14 15 16 17 Đáp án C A C B A B A Câu 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B C A D B B D Câu 1. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, số lượng, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là: A. Mặt đối lập B. Chất C. Lượng D. Độ Câu 2. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là
  16. A. Điểm nút B. Chất C. Lượng D. Độ Câu 3. Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là: A. Điểm nút B. Bước nhảy C. Lượng D. Độ Câu 4. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là: A. Điểm nút B. Bước nhảy C. Chất D. Độ Câu 5. Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu A. chiều hướng cân bằng B. chiều hướng thụt lùi C. chiều hướng tiến lên D. chiều hướng ổn định Câu 7. Để chất mới ra đời nhất thiết phải: A. Tích lũy dần về lượng. B. Tạo ra sự biến đổi về lượng. C. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng. D. Tạo ra sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định. Câu 8. Khái niệm chất được dùng để chỉ: A. Quy mô của sự vật, hiện tượng. B. Trình độ của sự vật, hiện tượng. C. Cấu trúc lien kết của sự vật, hiện tượng. D. Thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng. Câu 10. Chất theo nghĩa triết học: A. Chất liệu tạo nên sự vật đó. B. Phân biệt nó với svht khác. C. Thuộc tinh cơ bản,vốn có, tiêu biểu cho svht. D. Thuộc tinh cơ bản,vốn có, tiêu biểu cho svht, phân biệt nó với svht khác. Câu 11. Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách: A. Dần dần. C. Chầm chậm. B. Từ từ. D. Tăng tốc. Câu 14. Mặt chất và mặt lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn A. Tách rời nhau. C. Ở bên cạnh nhau. B. Thống nhất với nhau. D. Hợp thành một khối. Câu 15. Khi chất mới ra đời thì: A. Lượng mất đi B. Lượng cũ thay đổi. C. Lượng cũ vẫn giữ nguyên
  17. D. Lượng cũ bị thay thế bằng một lượng mới tương ứng Câu 16: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải: A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được C. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn D. Tích luỹ dần dần Câu 17: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì: A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng B. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng C. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 18: Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ: A. Sự biến đổi về lượng B. Sự thay đổi những thuộc tính cơ bản của lượng C. Quá trình biến đổi trạng thái của lượng D. Sự thay đổi lượng đặc trưng Câu 19. Độ của sự vật hiện tượng là A. Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng B. Giới hạn của sự vật, hiện tượng C. Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng D. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất Câu 20. Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi B. Chất quy định lượng C. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 22. Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì? A. Điểm số kiểm tra hàng ngày B. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ C. Điểm tổng kết cuối các học kỳ D. Khối khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được. Câu 23. Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ? A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Góp gió thành bão. C. Năng nhặt chặt bị D. Chị ngã em nâng. Câu 26. Câu nào trong các câu tục ngữ sau đây nói về lượng và chất: A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Học một biết mười. C. Lá lành đùm lá rách. D. Môi hở răng lạnh.
  18. Câu 27. Sự biến hoá nào sau đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến hoá của sinh vật từ đơn bào đến đa bào B. sự thoái hoá của một loài động vật C. Sự thụt lùi của nền kinh tế. D. Sự suy thoái của một chế độ xã hội. Câu 28. Sự dao động của con lắc” thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất? A. Vận động cơ học B. Vận động xã hội C. Vận động sinh học D. Vận động đều Câu 29. Câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? A. Chín quá hoá nẫu B. Có công mài sắt có ngày nên kim C. Đánh bùn sang ao D. Kiến tha lâu đầy tổ Câu 30. Đối với mỗi quốc gia, lượng là , diện tích lãnh thổ của nước ấy A. tài sản C. dân số B. sản phẩm D. thu nhập người dân Câu 31. Đối với mỗi phân tử nước, là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử hidrô và 1 nguyên tử ôxi A. Chất B. lượng C. chất mới D. Độ Câu 32. Hành động nào sau đây không trái với quy luật của sự phát triển? A. Kiên trì, nhẫn nại. B. Nôn nóng, nữa vời. C. Đốt cháy giai đoạn. D. Thiếu kiên nhẫn. Câu 33. Đoạn thơ sau: “Dù bay lên sao hỏa, Sao kim cũng bay từ mặt đất. Dù lớn tựa thiên thần cũng dòng sữa ngọt mẹ nuôi. Phải cần mẫn như con ong kéo mật. Phải cần cù như con nhện chăng tơ. Quả chín trên cây là quả chín dần dà.” Nói về: A. Quy luật phủ định của phủ định. C. Quy luật mâu thuẫn. B. Quy luật lượng đổi, chất đổi. D. Khuynh hướng của sự phát triển. Câu 34. Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển? A. Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. B. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức. C. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. D. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu. Câu 35. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Con người là chủ nhân của các giá trị vật chất. B. Con người là động lực của mọi biến đổi xã hội. C. Các vị thần đã quyết định các biến đổi lịch sử. D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động của qui luật khách quan. Câu 36. Trong các dạng vận động dưới đây dạng vận động nào được xem là sự phát triển? A. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm B. Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B C. Tư duy trong quá trình học tập D. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó
  19. Câu 37: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là : A. Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng B. Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng C. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng D. Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng Câu 38: Sự vận động của thế giới vật chất là A. Quá trình mang tính chủ quan B. Quá trình mang tính khách quan C. Do thượng đế quy định D. Do một thế lực thần bí quy định BÀI 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG. Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng B. Sự tác động từ bên ngoài C. Sự tác động từ bên trong D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình? A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ. B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển. C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn. Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình? A. Tre già măng mọc B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Có mới nới cũ Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình? A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn B. Gió bão làm cây đổ C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn. D. Con người đốt rừng Câu 5. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình? A. Nước chảy đá mòn. B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh Câu 6. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình? A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài B. cây có cội, nước có nguồn C. kiến tha lâu cũng đầy tổ D. có thực mới vực được đạo Câu 7. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định A. biện chứng B. siêu hình C. khách quan D. chủ quan. Câu 8. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình? A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống. Câu 9. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định
  20. A. Tự nhiên B. Siêu hình C. Biện chứng D. Xã hội Câu 10. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. Sự tác động của ngoại cảnh B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng C. Sự tác động của con người D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng Câu 11. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định A. Biện chứng B. Siêu hình C. Khách quan D. Chủ quan Câu 12. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng? A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới Câu 13. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng? A. Bão làm đổ cây B. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết C. Cây lúa trổ bông D. Sen tàn mùa hạ Câu 14. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là A. Tính khách quan B. Tính chủ quan C. Tính di truyền D. Tính truyền thống Câu 15. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là A. Tính kế thừa B. Tính tuần hoàn C. Tính thụt lùi D. Tính tiến lên Câu 16. Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây? A. Tính khách quan và tính kế thừa B. Tính truyền thống và tính hiện đại C. Tính dân tộc và tính kế thừa D. Tính khách quan và tính thời đại Câu 17. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng A. Có trăng quên đèn B. Có mới nới cũ C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ D. Rút dây động rừng Câu 18. Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính khách quan B. Tính truyền thống C. Tính kế thừa D. Tính hiện đại Câu 19. Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính truyền thống B. Tính thời đại C. Tính khách quan D. Tính kế thừa Câu 20. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định A. Lần thứ nhất B. Lần hai, có kế thừa C. Từ bên ngoài D. Theo hình tròn
  21. Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật D. Học sinh đổi mới phương thức học tập Câu 22. Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Sông lở cát bồi B. Uống nước nhớ nguồn C. Tức nước vỡ bờ D. Ăn cháo đá bát Câu 23. Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu. B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân Câu 24. Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng? A. Người có lúc vinh, lúc nhục. B. Giấy rách phải giữ lấy lề C. Một tiền gà, ba tiền thóc D. Ăn cây nào, rào cây nấy Câu 25. Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng? A. Đầu tư tiền sinh lãi B. Lai giống lúa mới C. Gạo đem ra nấu cơm D. Sen tàn mùa hạ Câu 26. Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình? A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Câu 27. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của A. Phủ định biện chứng B. Phủ định siêu hình C. Phủ định quá khứ D. Phủ định hiện tại Câu 28. Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng? A. Hết ngày đến đêm B. Hết mưa là nắng C. Hết hạ sang đông D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai Câu 29. Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng? A. Học vẹt B. Lập kế hoạch học tập C. Ghi thành dàn bài D. Sơ đồ hóa bài học Câu 30. Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình A. Phủ định quá khứ B. Phủ định của phủ định C. Phủ định cái cũ D. Phủ định cái mới Câu 31. Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự A. Phủ định sạch trơn B. Phủ định của phủ định
  22. C. Ra đời của các sự vật D. Thay thế các sự vật, hiện tượng. Câu 32. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 33. Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa A. Cái mới và cái cũ B. Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện C. Cái trước và sau D. Cái hiện đại và truyền thống Câu 34. Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là A. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng B. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng Câu 35. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập C. Quá trình lượng đổi dãn đễn chất đổi D. Xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Câu 36. Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời A. Dễ dàng B. Không đơn giản, dễ dàng C. Không quanh co, phức tạp D. Vô cùng nhanh chóng Câu 37. Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. B. Con vua thì lại làm vua C. Tre già măng mọc D. Đánh bùn sang ao Câu 38. Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng? A. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa B. Tre già măng mọc C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài D. Nước chảy đá mòn Câu 39. Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội? A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ B. Môn đăng hộ đối C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ D. Trọng nam, khinh nữ. Câu 40. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng? A. Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định B. Cái mới sẽ không bao giờ bị xóa bỏ C. Cái mới không tồn tại được lâu D. Cái mới không ra đời từ trong lòng cái cũ. Câu 41. Câu nào dưới đây không đúng ki nói về triển vọng của cái mới? A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời B. Song có khúc người có lúc C. Ăn chắc, mặc bền D. Sai một li đi một dặm
  23. Câu 42. Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật A. Phát triển B. Vận động C. Nhận thức D. Khách quan Câu 43. Sự vật, hiện tượng sẽ không có sự phát triển nếu A. Cái cũ không mất đi B. Cái tiến bộ không xuất hiện. C. Cái cũ không bị đào thải D. Cái tiến bộ không được đồng hóa Câu 44. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển A. Máy bay cất cánh B. Nước bay hơi C. Muối tan trong nước D. Cây ra hoa kết quả. Câu 45. Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo A. Đường cong B. Đường xoáy trôn lốc C. Đường thẳng D. Đường gấp khúc Câu 46. Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng? A. Phát triển B. Thụt lùi C. Tuần hoàn D. Ngắt quãng Câu 47. Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng D. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B C D C A Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A B A B B Câu 11 12 13 14 15 Đáp án A D C A A Câu 16 17 18 19 20
  24. Đáp án A D A D B Câu 21 22 23 24 25 Đáp án C D A B B Câu 26 27 28 29 30 Đáp án A A D A B Câu 31 32 33 34 35 Đáp án B C A B A Câu 36 37 38 39 40 Đáp án B C C A A Câu 41 42 43 44 45 46 47 Đáp án C A A D B A A BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC Câu 1. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây? A. Nhận thức lí tính B. Nhận thức cảm tính C. Nhận thức biện chứng D. Nhận thức siêu hình Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là A. Nhận thức B. Cảm giác C. Tri thức D. Thấu hiểu Câu 3. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm A. Hai giai đoạn B. Ba giai đoạn C. Bốn giai đoạn D. Năm giai đoạn Câu 4. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng Câu 5. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Đặc điểm bên trong B. Đặc điểm bên ngoài
  25. C. Đặc điểm cơ bản D. Đặc điểm chủ yếu Câu 6. Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách? A. Cụ thể và sinh động B. Chủ quan và máy móc C. Khái quát và trừu tượng D. Cụ thể và máy móc Câu 7. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn A. Gắn lí thuyết với thực hành B. Đọc nhiều sách C. Đi thực tế nhiều D. Phát huy kinh nghiệm bản thân Câu 8. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây? A. So sánh và tổng hợp B. Cảm tính và lí tính C. Cảm giác và tri giác D. So sánh và phân tích Câu 9. Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những A. Những tài liệu cụ thể B. Tài liệu cảm tính C. Hình ảnh cụ thể D. Hình ảnh cảm tính Câu 10. Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính A. Muối mặn, chanh chua B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa C. Ăn xổi ở thì D. Lòng vả cũng như lòng sung. Câu 11. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. Lao động B. Thực tiễn C. Cải tạo D. Nhận thức Câu 12. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 13. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện A. Phương thức sản xuất B. Phương thức kinh doanh C. Đời sống vật chất D. Đời sống tinh thần Câu 14. Mội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn? A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất B. Hoạt động chính trị xã hội C. Hoạt động thực nghiệm khoa học D. Trái Đất quay quanh mặt trời Câu 15. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn? A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động D. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan Câu 16. Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi B. Nghiên cứu giống lúa mới C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà D. Quyên góp ủng hộ người nghèo Câu 17. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt B. ủng hộ trẻ em khuyết tật C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường
  26. Câu 18. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây? A. Kinh doanh hàng hóa B. Sản xuất vật chất C. Học tập nghiên cứu D. Vui chơi giải trí Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức. C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức. Câu 20. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức? A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa B. Con hơn cha, nhà có phúc C. Gieo gió gặt bão D. Ăn cây nào rào cây ấy Câu 21. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão D. Cái rang cái tóc là vóc con người Câu 22. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức? A. Cái ló khó cái khôn B. Con vua thì lại làm vua C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ Câu 23. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Động lực của nhận thức C. Mục đích của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 24. Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? A. Học đi đôi với hành B. Đi một ngày đàng, học một sang khôn C. Trăm hay không bằng tay quen D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết Câu 25. Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng A. Hoạt động thực tiễn B. Nghiên cứu khoa học C. Đào tạo nhân lực D. Hoạt động sản xuất Câu 26. Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây? A. Ấn tượng ban đầu ntn B. Thông qua các mối quan hệ C. Quan sát một vài lần việc họ làm D. Gặp gỡ nhiều lần. Câu 27. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí A. Cá không ăn muối cá ươn B. Học thày không tày học bạn C. Ăn vóc học hay D. Con hơn cha là nhà có phúc Câu 28. Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí
  27. Câu 29. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Mục đích của nhận thức B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 30. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức? A. Tiêu chuẩn của chân lí B. Động lực của nhận thức C. Cơ sở của nhận thức D. Mục đích của nhận thức Câu 31. Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ A. Thực tiễn B. Kinh nghiệm C. Thói quen D. Hành vi Câu 32. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua A. Thực tiễn B. Thói quen C. Hành vi D. Tình cảm Câu 33. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức? A. Làm kế hoạch nhỏ B. Làm từ thiện C. Học tài liệu sách giáo khoa D. Tham quan du lịch Câu 34. Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 35. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 36. Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn? A. Cơ sở của nhận thức B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Tiêu chuẩn của chân lí Câu 37. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì A. Luôn đặt ra những yêu cầu mới B. Luôn cải tạo hiện thực khách quan C. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ D. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B A A A B
  28. Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A A B B B Câu 11 12 13 14 15 Đáp án B B A D B Câu 16 17 18 19 20 Đáp án B D D B A Câu 21 22 23 24 25 Đáp án D A C D A Câu 26 27 28 29 30 Đáp án B A A C C Câu 31 32 33 34 35 36 37 Đáp án A A C D B C A BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI Câu 1. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người? A. Thần linh B. Thượng đế C. Loài vượn cổ D. Con người Câu 2. Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết A. Chế tạo và sử dụng công cụ lao động B. Trao đổi thông tin C. Trồng trọt và chăn nuôi D. Ăn chín, uống sôi. Câu 3. Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò chủ thể lịch sử của con người? A. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất C. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội D. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội Câu 4. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội A. Các nhà khoa học B. Con người C. Thần linh D. Người lao động Câu 5. Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp con người A. Có cuộc sống đầy đủ hơn B. Hoàn thiện các giác quan
  29. C. Phát triển tư duy D. Tự sáng tạo ra lịch sử của mình Câu 6. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải A. Thông minh B. Cần cù C. Lao động D. Sáng tạo Câu 7. Điều gì dưới đây xảy ra nếu con người ngừng sản xuất của cải vật chất? A. Con người không có việc làm B. Con người không thể tồn tại và phát triển C. Cuộc sống của con người gặp khó khăn D. Con người không được phát triển toàn diện Câu 8. Sản xuất của cải vật chất là quá trình lao động A. Có động cơ và không ngừng sáng tạo B. Có mục đích và không ngừng sáng tạo C. Có kế hoạch và không ngừng sáng tạo D. Có tổ chức và không ngừng sáng tạo Câu 9. Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống Câu 10. Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên? A. Vịnh Hạ Long B. Truyện Kiều của Nguyễn Du C. Phương tiện đi lại D. Nhã nhạc cung đình Huế Câu 11. Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội? A. Nhu cầu khám phá tự nhiên B. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn C. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp D. Nhu cầu lao động Câu 12. Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được A. Quan tâm B. Chăm sóc C. Tôn trọng D. Yêu thương Câu 13. Các cuộc cách mạng có vai trò nào dưới đây? A. Thay thế phương thức sản xuất B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột C. Thiết lập giai cấp thống trị D. Thay đổi cuộc sống Câu 14. Là chủ thể của lịch sử, con người cần được Nhà nước và xã hội A. Tạo công ăn việc làm B. Chăm sóc sức khỏe C. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng D. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu Câu 15. Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định. A. Con người là chủ thể của sự phát triển xã hội B. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội C. Con người là động lực của sự phát triển xã hội D. Con người là cơ sở của sự phát triển xã hội Câu 16. Để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải không ngừng A. Rèn luyện sức khỏe B. Học tập nâng cao trình độ C. ứng dụng thành tựu khoa học D. lao động sáng tạo
  30. Câu 17. Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh cải tạo xã hội A. Cách mạng kĩ thuật B. Cách mạng xã hội C. Cách mạng xanh D. Cách mạng trắng Câu 18. Nước ta đang xây dựng một xã hội vì con người, xã hội đó có mục tiêu A. Dân chủ, công bằng, văn minh B. Dân chủ, văn minh đoàn kết C. Dân chủ, bình đẳng, tự do D. Dân chủ, giàu đẹp, văn minh. Câu 19. Hành động nào dưới đây là vì con người? A. Sản xuất bom nguyên tử B. Sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc D. Chôn lấp rác thải y tế. Câu 20. Xã hội nào dưới đây là xã hội phát triển vì con người? A. Xã hội xã hội chủ nghĩa B. Xã hội chiếm hữu nô lệ C. Xã hội nguyên thủy D. Xã hội phong kiến Câu 21. Một xã hội phát triển vì con người phải là một xã hội mà ở đó con người được tạo điều kiện để A. Học tập B. Lao động C. Phát triển toàn diện D. Có cuộc sống đầy đủ Câu 22. Hành động nào dưới đây không vì con người? A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh C. Bỏ rác đúng rơi quy định D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định Câu 23. Mục đích của mọi sự tiến bộ xã hội là vì A. Sự tồn tại của con người B. Sự phát triển của con người C. Hạnh phúc của con người D. Cuộc sống của con người Câu 24. Yếu tố nào dưới đây là giá trị tinh thần mà con người sáng tạo nên? A. Máy móc phục vụ trong nông nghiệp B. Áo dài truyến thống của phụ nữ Việt Nam C. Phương tiện sinh hoạt D. Nhà ở Câu 25. Hoạt động, biểu hiện nào dưới đây không đe dọa cuộc sống của con người? A. Thất nghiệp B. Mù chữ C. Tệ nạn xã hội D. Lao động Câu 26. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước? A. Học tập để trở thành người lao động mới B. Tham gia bảo vệ mt C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại Câu 27. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.
  31. Câu 28. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ mt do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia C. Khuyên các bạn không nên tham gia D. Chế giễu những bạn tham gia Câu 29. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia D. Lờ đi, coi như không biết. Câu 30. Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có A. Mục đích B. Lợi ích C. Lợi nhuận D. Thu nhập Câu 26. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước? A. Học tập để trở thành người lao động mới B. Tham gia bảo vệ mt C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại Câu 27. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn. Câu 28. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ mt do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia C. Khuyên các bạn không nên tham gia D. Chế giễu những bạn tham gia Câu 29. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia
  32. D. Lờ đi, coi như không biết. Câu 30. Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có A. Mục đích B. Lợi ích C. Lợi nhuận D. Thu nhập Câu 31. Hành động lịch sử đầu tiên của con người là A. Sản xuất tư liệu cần thiết cho đời sống B. Trao đổi kinh nghiệm sản xuất C. Giao lưu buôn bán D. Xây dựng nhà để ở Câu 32. Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo A. Mục đích B. Khả năng C. Văn hóa D. Truyền thống Câu 33. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của A. Chủ nghĩa xã hội B. Chủ nghĩa tư bản C. Chủ nghĩa không tưởng D. Chủ nghĩa thực dân Câu 34. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do ” là thể hiện mục tiêu xây dựng A. Chủ nghĩa xã hội B. Con người mới C. Tư tưởng mới D. Văn hóa mới Câu 35. Con người là chủ thể lịch sử nên con người cần được tôn trọng và đảm bảo các A. Quyền chính đáng B. Quyền ưu tiên C. Quyền bình đẳng D. Quyền mưu cầu lợi ích Câu 36. Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để A. Cải tạo xã hội B. Xây dựng xã hội C. Cải tạo con người D. Xây dựng văn hóa Câu 37. Con người là mục tiêu phát triển của xã hội nên con người cần được A. Bảo vệ B. Chăm sóc C. Tự do D. Hoàn thiện Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D A C B B Câu 6 7 8 9 10 Đáp án C B B A C Câu 11 12 13 14 15
  33. Đáp án B C A C B Câu 16 17 18 19 20 Đáp án D B A C A Câu 21 22 23 24 25 Đáp án C A B B D Câu 26 27 28 29 30 Đáp án D C B C A Câu 31 32 33 34 35 36 37 Đáp án A A A A A A A Câu 38: Các quan điểm dưới đây, quan điểm nào là đúng nhất? A. Con người làm ra lịch sử theo ý muốn chủ quan của mình. B. Các quy luật khách quan chỉ chi phối tự nhiên. C. Con người làm ra lịch sử theo sự mách bảo của thần linh. D. Hoạt động của con người chịu sự chi phối của quy luật khách quan. Câu 39: Điểm chủ yếu nhất để phân biệt con người với con vật là: A. Bằng tôn giáo B. Bằng ý thức C. Bằng ngôn ngữ D. Bằng lao động sản xuất Câu 40: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây: “ Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu con người ngừng . . . . . . . . . . ” ( Các Mác) A. giao tiếp với nhau B. hợp tác với nhau C. hoạt động D. lao động sản xuất Câu 41: Đỉnh cao của sự phát triển xã hội là: A. Con người được phát triển tự do B. Không còn chế độ bóc lột người C. Con người sống trong một xã hội tự do phát triển cá nhân D. Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản Câu 42: Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người? A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần. B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.
  34. C. Con người làm ra lịch sử của chính mình. D. Chúa tạo ra con người. Câu 43: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây: “ Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là . . . . . . . . cao cả của chủ nghĩa xã hội”. A. nguyên tắc B. điều kiện C. lý do D. mục tiêu Câu 44: Các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là đúng nhất? A. Con người thay đổi lịch sử với sự trợ giúp của các vị thần. B. Các vị thần đã quyết định sự biến đổi của lịch sử. C. Chỉ có cá nhân kiệt xuất mới làm nên lịch sử. D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động theo các quy luật khách quan. Câu 45: Theo quan điểm triết học Mac – Lenin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn thành người? A. Chọn lọc tự nhiên B. Cuộc sống quần cư thành bầy đàn C. Phát triển khoa học D. Lao động Câu 46: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây: “Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là . . . . . . . phát triển của xã hội.” A. trung tâm B. tiêu chuẩn C. điều kiện D. mục tiêu Câu 47: Lịch sử loài người được hình thành khi: A. Con người tạo ra tiền tệ B. Con người biết sáng tạo ra các giá trị tinh thần C. Chúa tạo ra Adam và Eva D. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động Câu 48: Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để: A. phát triển kinh tế B. nâng cao đời sống tinh thần B. đảm bảo cho con người tồn tại D. cải tạo xã hội Câu 49: Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là: A. Chiến tranh biên giới B. Cải tạo xã hội C. Thay đổi chế độ xã hội D. Các cuộc cách mạng xã hội Câu 50: Chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần là: A. Thần linh B. Các nhà khoa học C. Do tự nhiên ban cho D. Con người Câu 51: Con người tạ ra các giá trị tinh thần dựa trên: A. Sự mách bảo của thần linh B. Bản năng sinh tồn của con người C. Các quy luật tự nhiên D. Đời sống sinh hoạt hằng ngày, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh Câu 52: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:
  35. “Cuộc cách mạng xã hội thay thế (1) . . . . . . lỗi thời bằng (2). . . . . . . mới tiến bộ hơn.” A. (1) công cụ lao động; (2) công cụ lao động B. (1) đối tượng lao động; (2) đối tượng lao động C. (1) tư liệu lao động; (2) tư liệu lao động D. (1) quan hệ sản xuất; (2) quan hệ sản xuất Câu 53: Xây dựng củng cố và phát triển nền đạo đức ở nước ta hiện nay có ý nghĩa to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt nam hiện đại,mà còn góp phần xây dựng, phát triển: A. Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam B. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh C. Nền dân chủ XHCN Việt Nam D. Nền văn hoá tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc BÀI 10. QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Phong tục Câu 2. Quan niệm nào dưới đây đúng khi nói về người có đạo đức? A. Tự giác giúp đỡ người gặp nạn B. Tự ý lấy đồ của người khác C. Chen lấn khi xếp hàng D. Thờ ơ với người bị nạn Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính A. Tự nguyện B. Bắt buộc C. Cưỡng chế D. Áp đặt Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? A. Tôn trọng pháp luật B. Trung thành với lãnh đạo C. Giữ gìn bất cứ truyền thống nào D. Trung thành với mọi chế độ Câu 5. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội? A. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững B. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội C. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn D. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau Câu 6. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân? A. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người B. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người D. Giúp mọi người vượt qua khó khăn Câu 7. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình? A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình B. Làm cho mọi người gần gũi nhau
  36. C. Nền tảng đạo đức gia đình D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn Câu 8. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực A. Sống thiện B. Sống tự lập C. Sống tự do D. Sống tự tin Câu 9. Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lá lành đùm lá rách B. Ăn cháo đá bát C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ D. Một miếng khi đói bằng gói khi no Câu 10. Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lá lành đùm lá rách B. Học thày không tày học bạn C. Có chí thì nên D. Có công mài sắt, có ngày nên kim Câu 11. Câu nào dưới đây nói về chuẩn mực đạo đức gia đình? A. Công cha như núi Thái Sơn B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài C. Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức về gia đình? A. Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày B. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy C. Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền D. Công cha như núi Thái Sơn Câu 13. Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây? A. Đạo đức, pháp luật B. Đạo đức, tình cảm C. Truyền thống, quy mô gia đình D. Truyền thống, văn hóa Câu 14. Nền tảng của hạnh phúc gia đình là A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Tập quán Câu 15. “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của A. Tài năng và đạo đức B. Tài năng và sở thích C. Tình cảm và đạo đức D. Thói quen và trí tuệ Câu 16. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của A. Lễ nghĩa đạo đức B. Phong tục tập quán C. Tín ngưỡng D. Tình cảm Câu 17. Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Giúp người phụ nữ xách đồ B. Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình. C. Đứng nhìn người phụ nữ đó D. Gọi người khác giúp. Câu 18. A là kĩ sư xây dựng nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động của phường. Nếu là hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để khuyên A? A. Lờ đi vì không liên quan đến mình B. Nói xấu A với hàng xóm C. Rủ nhiều người đến bắt A phải tham gia D. Động viên, cổ vũ A tham gia các hoạt động của phường. Câu 19. Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
  37. A. Lờ đi coi như không biết B. Quay clip tung lên mạng xã hội C. Cãi nhau với người bị đổ xe D. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ Câu 20. Do ghen ghét V được nhiều bạn quý mến, A đã bịa đặt, nói xấu trên Facebook. Việc làm này là trái với A. Giá trị đạo đức B. Giá trị nhân văn C. Lối sống cá nhân D. Sở thích cá nhân Câu 21. B thường quay cóp bài trong giờ kiểm tra là hành vi trái với chuẩn mực A. Đạo đức B. Văn hóa C. Truyền thống D. Tín ngưỡng Câu 22. B thường hay tung tin, nói xấu bạn bè trên Facebook là hành vi trái với chuẩn mực về A. Đạo đức B. Văn hóa C. Truyền thống D. Tín ngưỡng Câu 23. B rất lười học và thường gian lận trong giờ kiểm tra. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn? A. Đánh cho bạn B một trận B. Quay clip việc làm của B C. Nói chuyện của B cho các bạn khác D. Khuyên nhủ và giúp đỡ B trong học tập Câu 24. B thường hay tung tin nói xấu bạn bè trên Facebook. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Không phải việc của mình nên lờ đi B. Rủ các bạn khác nói xấu lại B trên Facebook. C. Lôi kéo các bạn bị nói xấu đánh B D. Báo cho cô giáo chủ nhiệm biết để giải quyết. Câu 25. Anh C đánh đập, ngược đãi mẹ vì bà đã già và không tự kiếm tiền để nuôi bản thân. Hành vi của anh C không phù hợp với chuẩn mực đạo đức A. Gia đình B. Tập thể C. Cơ quan D. Trường học Câu 26. Anh C thường xuyên ngược đãi người mẹ già yếu của mình. Nếu là hàng xóm của anh C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Lờ đi vì không phải việc của mình B. Quay clip và tung lên mạng xã hội C. Nói xấu anh C với mọi người D. Cùng mọi người khuyên nhủ anh C. Câu 27. Anh K có quan hệ ngoài hôn nhân với chị V. Điều này là vi phạm các chuẩn mực đạo đức về A. Gia đình B. Tập thể C. Cơ quan D. Trường học Câu 28. Trường X tổ chức cho học sinh quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động A. Xã hội B. Kinh doanh C. Y tế D. Môi trường Câu 29. Công ty V tổ chức cho nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo là việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong hoạt động A. Xã hội B. Văn hóa C. Giáo dục D. Môi trường
  38. Câu 30. Các chuẩn mực “Công, dung, ngôn, hạnh” ngày nay có nhiều điểm khác xưa, điều này thể hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng luôn A. Biến đổi cho phù hợp xã hội B. Biến đổi theo trào lưu xã hội C. Thường xuyên biến đổi D. Biến đổi theo nhu cầu của mỗi người Câu 31. Trong lớp, G thường hay nói xấu thầy cô giáo. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức để giúp bạn? A. Nói xấu bạn với cả lớp B. Lờ đi vì không liên quan đến mình C. Đồng tình với việc làm của G. D. Khuyên bạn không nên làm như vậy Câu 32. Nhà trường vận động học sinh góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Học sinh không làm ra tiền nên không đóng góp B. Đóng góp để mang lại thành tích cho nhà trường C. Tùy vào điều kiện của mỗi học sinh để đóng góp D. Tùy vào sở thích của mỗi học sinh mà đóng góp ít hay nhiều Câu 33. Các nền đạo đức xã hội khác nhau luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của A. Nhân dân lao động B. Giai cấp thống trị C. Tầng lớp tri thức D. Tầng lớp doanh nhân Câu 34. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và A. Phát huy tinh hoa văn hóa của nhân loại B. Phát huy tinh thần quốc tế C. Giữ gìn được bản sắc riêng D. Giữ gìn được phong cách riêng Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A A A Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A C A B A Câu 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A A A A A Câu 17 18 19 20 21 22 Đáp án A D D A A A Câu 23 24 25 26 27 28 Đáp án D D A D A A
  39. Câu 29 30 31 32 33 34 Đáp án A A D C A A Câu 35: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng( ) trong văn bản dưới đây: “Đạo đức là của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình” A. nội dung B. điều kiện C. cơ sở D. nền tảng Câu 36: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng( ) trong văn bản dưới đây: “Xã hội chỉ . . . . . . . . . khi các quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong xã hội đó luôn được tôn trong, củng cố và phát triển.” A. hội nhập nhanh chóng B. phát triển thuận lợi C. nhanh chóng phát triển D. phát triển bền vững Câu 37 : Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức luôn biến đổi theo: A. Sự vận động B. Sự phát triển của xã hội C. Đời sống của con người D. Sự vận động và phát triển của xã hội Câu 38: Chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng( ) trong văn bản dưới đây : “Đạo đức giúp cá nhân năng lực và ý thức , tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc , đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại “ A. sống tự giác, sống gương mẫu B. tự hoàn thiện mình C. sống thiện, sống tự chủ D. sống thiện , sống có ích Câu 39: Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống: A. Các quy định mang tính bắt buộc của nhà nước B. Các quy ước, thoả thuận đã có C. Các nề nếp, thói quen xác định D. Các quy tắc, chuẩn mực xác định Câu 40: Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính: A. Nghiêm minh B. Tự do C. Tự giác D. Bắt buộc Câu 41: Nền đạo đức của nước ta hiện nay kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc , vừa kết hợp và phát huy : A. Những chuẩn mực XHCN B. Những năng lực của mọi người trong xã hội C. Những đóng góp của mọi người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước D. Những tinh hoa văn hoá nhân loại Câu 42. Các nền đạo đức xã hội trước đây luôn bị chi phối bởi : A. Quan điểm và lợi ích bởi tầng lớp trí thức B. Quan điểm đại đa số quần chúng
  40. C. Quan điểm và lợi ích của nhân dân lao động D. Quan điểm và lợi ích bởi giai cấp thống trị Câu 43: Đạo đức là gì ? A. Đạo đức là hệ thống các chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội B. Đạo đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực của xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp C. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng D. Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con tự người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội Câu 44: Mục đích cao nhất của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới là: A. con người được tự do làm theo ý mình B. con người được phát triển tự do C. con người được sống trong một xã hội công bằng và tự do D. con người được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và được tự do phát triển toàn diện cá nhân. Câu 45: Chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng ( ) trong văn bản dưới đây : “Đạo đức là hệ thống mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội.” A. Các quy tắc, của sự tiến bộ B. Các hành vi, việc làm mẫu mực C. Các quan niệm, quam điểm xã hội D. Các quy tắc, chuẩn mực xã hội Câu 46: Tuổi thấp nhất được kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình là: A. Nam nữ từ 18 tuổi trở lên B. Nữ từ 20 tuổi trở lên ,nam từ 22 tuổi trở lên C. Nam,nữ từ 20 tuổi trở lên D. Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên , nam từ đủ 20 tuổi trở lên BÀI 11. MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC Câu 1. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích của A. Cộng đồng B. Gia đình C. Anh em D. Lãnh đạo Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa vụ? A. Kinh doanh đóng thuế B. Tôn trọng pháp luật C. Bảo vệ trẻ em D. Tôn trọng người già Câu 3. Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết A. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung B. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung
  41. C. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên D. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân. Câu 4. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân? A. Nam thanh niên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự B. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành D. Học tốt là nghĩa vụ của học sinh Câu 5. Nhận định nào dưới đây không thể hiện nghĩa vụ của thanh niên Việt Nam hiện nay? A. Quan tâm đến mọi người xung quanh B. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ C. Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc D. Không giúp đỡ người bị nạn Câu 6. Câu nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ? A. Liệu mà thờ kính mẹ già B. Gieo gió gặt bão C. Ăn cháo đá bát D. Ở hiền gặp lành Câu 7. Năng lực tự đánh giá và điều chình hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là A. Lương tâm B. Danh dự C. Nhân phẩm D. Nghĩa vụ Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm? A. Không bán hàng giả B. Không bán hàng rẻ C. Tạo ra nhiều công việc cho mọi người D. Học tập để nâng cao trình độ Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm? A. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém C. Xả rác không đúng nơi quy định D. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời Câu 10. Khi cá nhân có những hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy A. Cắn rứt lương tâm B. Vui vẻ C. Thoải mái D. Lo lắng Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái cắn rứt lương tâm? A. Dằn vặt mình khi cho bệnh nhân uống nhầm thuốc B. Vui vẻ khi lấy cắp tài sản nhà nước C. Giúp người già neo đơn D. Vứt rác bừa bãi Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trạng thái lương tâm thanh thản? A. Vui vẻ khi đã đóng góp tiền ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam B. Không vui với việc làm từ thiện của người khác C. Lễ phép với thầy cô D. Chào hỏi người lớn tuổi Câu 13. Để trở thành người có lương tâm, mỗi người cần phải làm gì dưới đây? A. Bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh B. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ C. Chăm chỉ làm việc nhà giúp cha mẹ D. Lễ phép với cha mẹ
  42. Câu 14. Để trở thành người có lương tâm, học sinh cần thực hiện điều nào dưới đây? A. Có tình cảm đạo đức trong sáng B. Hạn chế giao lưu với bạn xấu C. Chăm chỉ lao động D. Chăm chỉ học tập Câu 15. Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là? A. Tự trọng B. Danh dự C. Hạnh phúc D. Nghĩa vụ Câu 16. Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có nhân phẩm? A. Bán hàng giả, hàng kém chất lượng B. Bán hàng đúng giá cả thị trường C. Giúp đỡ người nghèo D. ủng hộ đồng bào lũ lụt Câu 17. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có A. tự trọng B. tự ái C. danh dự D. nhân phẩm Câu 18. Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người A. tự ái B. tự trọng C. tự tin D. tự ti Câu 19. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có A. danh dự B. nhân phẩm C. ý thức D. tình cảm Câu 20. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội thì cá nhân cảm thấy A. hài lòng B. khó chịu C. bất mãn D. gượng ép Câu 21. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người A. Tự tin vào bản thân B. Tự ti về bản thân C. Lo lắng về bản thân D. Tự cao tự đại về bản thân Câu 22. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là người A. Có lòng tự trọng B. Có lòng tự tin C. Đáng tự hào D. Đáng ngưỡng mộ Câu 23. Người không có nhân phẩm sẽ bị xã hội A. Coi thường và khinh rẻ B. Theo dõi và xét nét C. Chú ý D. Quan tâm Câu 24. Người có nhân phẩm sẽ được xã hội A. Kính trọng B. Coi thường C. Dò xét D. Thờ ơ Câu 25. Thấy N chép bài kiểm tra của bạn, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hớp với chuẩn mực đạo đức? A. Im lặng để bạn chép bài B. Báo giáo viên bộ môn
  43. C. Nhắc nhở bạn không nên chép bài người khác D. Viết lên mạng xã hội phê phán hành vi của bạn Câu 26. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước? A. Học tập để trở thành người lao động mới. B. Tham gia bảo vệ môi trường. C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. D. Chỉ tiêu dùng hàng ngoại. Câu 27. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động. B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thòi gian chăn nuôi. C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. D. Việc làm này giúp người dân mua được thực phẩm rẻ hơn. Câu 28. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do địa phương phát động,nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học. B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia. C. Khuyên các không nên nên tham gia. D. Chế giễu những bạn tham gia. Câu 29. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “ Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giaó lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định. C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia. D. Lờ đi, coi như không biết. Câu 30. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có con người. Đó là quá trình lao động có A. Mục đích. B. Lợi ích. C. Lợi nhuận. D. Thu nhập. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A A D Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A A A A A
  44. Câu 11 12 13 14 15 Đáp án A A A A B Câu 16 17 18 19 20 Đáp án A A A A A Câu 21 22 23 24 25 Đáp án A A A A C Câu 26 27 28 29 30 Đáp án A A A A B Câu 31: Nghĩa vụ là gì ? A. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân này đối với cá nhân khác trong xã hội B. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cộng đồng đối với yêu cầu lợi ích chung của xã hội C. Nghĩa vụ là bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng của xã hội D. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng Câu 32: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là: A. Trong sáng thanh thản và sung sướng B. Trong sang vô tư và thương cảm, ái ngại C. Hứng khởi vui mừng và buồn phiền, bực tức D.Trong sang thanh thản và dằn vặt, cắn rứt Câu 33: Nơi đăng ký kết hôn là: A. Khu phố ,thôn ấp nơi hai người yêu nhau sinh sống B. Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống C. Toà án nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống D. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hai người yêu nhau sinh sống Câu 34: Hãy chọn từ đúng với phần chấm lửng ( ) trong văn bản dưới đây: “Xã hội cũng phải có đảm bảo cho sự thoả mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân, bởi vì, suy đến cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm những nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân” A. phối hợp B. điều kiện C. nghĩa vụ D. trách nhiệm Câu 35: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất: Các chức năng cơ bản của gia đình là: A. Duy trì nòi giống, kinh tế, nuôi dưỡng và giáo dục con cái
  45. B. Duy trì nòi giống, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng con cái C. Chăm lo nuôi dạy con nên người D. Duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình,nuôi dạy và giáo dục con cái Câu 36: Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng ( .) trong văn bản dưới đây: “Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được để làm điều tốt và không làm điếu xấu.” A. Một ý chí mạnh mẽ B. Một vũ khí sắc bén C. Một sự lạc quan vui vẻ D. Một sức mạnh tinh thần Câu 37: Tình yêu chân chính là: A. Tình yêu bắt nguồn từ những người có cùng lý tưởng B. Tình yêu được pháp luật công nhận C. Tình yêu được sự ủng hộ của cha mẹ D. Tính yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm đạo đức tiến bộ Câu 38: Định nghĩa nào sau đây đầy đủ và đúng nhất về hạnh phúc ? A. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng của con người khi được đáp ứng thoả mãn các nhu cấu về vật chất và tinh thần B. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng tràn đầy niềm vui khi thoả mãn các nhu cầu sống của con người C. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi có đầy đủ về vật chất và tinh thần D. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính lành mạnh về vật chất và tinh thần Câu 39: Danh dự của mỗi người là do: A. Cộng đồng thừa nhận B. Xã hội xây dựng nên C. Bản thân người đó tự đánh giá và công nhân D. Nhân phẩm của người đó đã được xã hội coi trọng, đánh giá và công nhận Câu 40: Hãy chọn cặp từ đúng với phần chấm lửng( ) Trong văn bản dưới đây: “Để trở thành người có lương tâm, đối với mọi người, cần phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cá nhân theo (1) .tiến bộ, cách mạng, biến ý thức đạo đức thành .(2) . đạo đức trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày.” A. (1) tư tưởng - (2) thói quen B. (1) tư tưởng - (2) tình cảm C. (1) quan niệm - (2) ý thức D. (1) quan điểm - (2) thói quen Câu 41: Danh dự là gì ? A. Danh dự là sự coi trọng của dư luân xã hội đối với một người dựa trên dư luận xã hội của người đó
  46. B. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá của dư luận XH đối với một người dựa trên giá trị đạo đức của người đó C. Danh dự là sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên nhân phẩm của người đó D. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức của người đó Câu 42: Hãy chọn từ đúng với phần chấm lửng ( .) trong văn bản dưới đây: “Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính trong hành vi của mình.” A. Tự giác B. Chủ động C. Sáng tạo. D. Tích cực Câu 43: Nhân phẩm là: A. trạng thái tâm lý vui sướng,thích thú mà con người có được trong cuộc sống. B. khả năng tự đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình. C. sự đánh giá của dư luận xã hội về hành vi đạo đức của một cá nhân nào đó. D. toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được, là giá trị làm người của mỗi con người. Câu 44: Người có nhân phẩm là người: A. có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức đôí với xã hội. B. có lương tâm trong sáng, biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với mọi người. C. có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình đối với người khác và xã hội. D. có lương tâm trong sáng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, biết tôn trọng các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của mình đối với người khác, với xã hội. Câu 45: Lương tâm là gì ? A. Lương tâm là năng lực tự điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân đối với những người xung quanh B. Lương tâm là sự đánh giá của xã hội về mối quan hệ cá nhân đối với xã hội và những người xung quanh C. Lương tâm là sự nhận thức của cá nhân đối với chuẩn mực đạo đức của xã hội D. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội Câu 46: Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng ( ) trong văn bản dưới đây: “Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm của mình sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị .”
  47. A. phê phán và chỉ trích B. xa lánh và ghét bỏ C. ghét bỏ và coi thường D. coi thường và khinh rẻ Câu 47: Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Hành động nào sau đây làm cho lương tâm bạn A được thanh thản, trong sáng ? A. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà ra đường đi đâu lung tung làm cản trở giao thông B. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được C. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường D. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường Câu 48: Sự đánh giá của xã hội đối với người có nhân phẩm là: A. Đặc biệt tôn trọng và nể phục B. Người điển hình trong xã hội C. Rất cao và khâm phục D. Rất cao, được kính trọng và có vinh dự lớn Câu 49: Chọn câu đầy đủ và đúng nhất: Người có danh dự là người: A. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ B. Biết kiềm chế nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, biết tôn trọng danh dự của mình và người khác C. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế những ham muốn không chính đáng của mình, biết tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác D. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế những nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, biết tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người khác Câu 50: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình thì được coi là người có: A. Tinh thần tự chủ B. Tính tự tin C. Bản lĩnh D. Lòng tự trọng Câu 50: Danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì: A. Nhân phẩm là bản chất con người còn danh dự là sự bảo vệ nhân phẩm B. Có nhân phẩm mới có danh dự C. Nhân phẩm là bản chất con người còn danh dự là hình thức bên ngoài của con người D. Nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người, còn danh dự là kết quả xây dựng và bảo vệ nhân phẩm Câu 51: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người: A. Gắp lửa bỏ tay người B. Chia ngọt sẻ bùi C. Tối lửa tắt đèn có nhau D. Đói cho sạch, rách cho thơm BÀI 12. CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Câu 1. Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là
  48. A. Tình yêu. B. Tình bạn. C. Tình đồng đội. D. Tình đồng hương. Câu 2. Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ phẩm chất A. Đạo đức cá nhân. B. Đạo đức xã hội. C. Cá tính con người. D. Nhân cách con người. Câu 3. Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có A. quan niệm đúng đắn về tình yêu. B. Quan niệm thức thời về tình yêu. C. Quan điểm rõ ràng về tình yêu. D. Cách phòng ngừa trong tình yêu. Câu 4. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của mỗi cá nhân nhưng không hoàn toàn là việc A. Riêng của cá nhân. B. Tự nguyện của cá nhân. C. Bắt buộc của cá nhân. D. Phải làm của cá nhân. Câu 5. Tình yêu bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan niệm, kinh nghiệm sống của A. Những người yêu nhau. B. Gia đình. C. Xã hội. D. Cộng đồng. Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính? A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân. B. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía. C. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi. D. Có tình cảm chân thực, quyến luyến. Câu 7. Điều nào dưới đây nên tránh trong tình yêu nam nữ? A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. B. Có tình cảm trong sang, lành mạnh. C. Có hiểu biết về giới tính. D. Có sự thông cảm sâu sắc cho nhau. Câu 8.Việc nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người? A. Yêu nhau vì lợi ích. B. Tôn trọng người yêu. C. Tặng quà cho người yêu. D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Câu 9. Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây? A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. B. Trung thực, chân thành từ hai phía. C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau. Câu 10. Trong tình bạn khác giới, cần chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Cư xử lịch thiệp, đàng hoàng. B. Thân mật và gần gũi. C. Quan tâm và chăm sóc. D. Lấp lửng trong cách ứng xử. Câu 11. Việc làm nào dưới đây không cần tránh trong quan hệ tình yêu? A. Có sự quan tâm, chăm sóc nhau. B. Yêu một lúc nhiều người. C. “ Đứng núi này trông núi nọ”. D. Tình yêu sét đánh. Câu 12. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước ta? A. Môn đăng hộ đối. B. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. C. Trai năm thê bảy thiếp. D. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời. Câu 13. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nữ ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 18 tuổi . B. 19 tuổi . C. 20 tuổi . D. 21 tuổi.
  49. Câu 14. Độ tuổi quy định kết hôn đối với nam ở nước ta là từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? A. 18 tuổi . B. 19 tuổi . C. 20 tuổi . D. 21 tuổi. Câu 15. Hôn nhân thể hiện quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau và được A. Pháp luật và gia đình bảo vệ. B. Gia đình công nhận và bảo vệ. C. Hai người yêu nhau thỏa thuận. D. Bạn bè hai bên thừa nhận. Câu 16. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Tình yêu chân chính. B. Cơ sở vật chất. C. Nền tảng gia đình. D. Văn hóa gia đình. Câu 17. Trong chế độ phong kiến, hôn nhân thường dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Lợi ích kinh tế. B. Lợi ích xã hội. C. Tình yêu chân chính. D. Tình bạn lâu năm. Câu 18. Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do như thế nào dưới đây? A. Kết hôn theo luật định. B. Lấy bất cứ ai mà mình thích. C. Kết hôn ở độ tuổi mình thích. D. Lấy vợ, chồng theo ý muốn gia đình. Câu 19. một trong những nội dung của hôn nhân tiến bộ là A. Đăng kí kết hôn theo luật định. B. Tổ chức hôn lễ linh đình C. Báo cáo họ hàng hai bên. D. Viết cam kết hôn nhân tự nguyện. Câu 20. Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân? A. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu. B. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế. C. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ. D. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối. Câu 21. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở quyền tự do nào dưới đây? A. Li hôn. B. Tái hôn. C. Chia tài sản D. Chia con cái. Câu 22. Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân A. Một vợ, một chồng và bình đẳng. B. Ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế. C. Tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. Có sự trục lợi về kinh tế. Câu 23. Vợ chồng luôn tôn trọng ý kiến, nhân phẩm và danh dự của nhau là biểu hiện của A. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. B. Bình đẳng trong xã hội. C. Truyền thống đạo đức. D. Quy định pháp luật. Câu 24. Cộng đồng người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống là A. Gia đình. B. Làng xã. C. Dòng họ. D. Khu dân cư. Câu 25. Quan hệ vợ chồng được hình thành trên cơ sở tình yêu và được A. Pháp luật bảo vệ. B. Gia đình bảo đảm C. Gia đình đồng ý. D. Chính quyền địa phương công nhận. Câu 26. Câu nào dưới đây không nói về tình cảm gắn bó giữa vợ và chồng A. Giàu đổi bạn, sang đổi vợ. B. Thuận vợ,thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn. C. Chồng em áo rách em thương. D. Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu.
  50. Câu 27. Gia đình không có chức năng nào dưới đây? A. Duy trì nòi giống. B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái. C. Tổ chức đời sống gia đình. D. Bảo vệ môi trường. Câu 28. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập, không phân biệt đối xử giữa các con là thể hiện nội dung quan hệ nào dưới đây trong gia đình? A. Cha mẹ và con. B. Cha mẹ và con đẻ. C. Cha mẹ và con nuôi. D. Cha mẹ và họ hàng. Câu 29. Câu nào dưới đây thể hiện sự biết ơn của con cái đối với cha mẹ? A. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. B. Cha mẹ sinh con Trời sinh tính. C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Con dại cái mang. Câu 30. Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây? A. Hôn nhân và huyết thống. B. Hôn nhân và họ hàng. C. Họ hàng và nuôi dưỡng. D. Huyết thống và họ hàng. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A A A A Câu 6 7 8 9 10 Đáp án A A A A A Câu 11 12 13 14 15 Đáp án A D A C A Câu 16 17 18 19 20 Đáp án A A A A A Câu 21 22 23 24 25 Đáp án A A A A A Câu 26 27 28 29 30 Đáp án A D A A A Câu 31: Hãy chọn từ đúng với phần chấm lửng ( .) trong văn bản dưới đây: “Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người mới bước sang tuổi thanh niên.” A. nghĩa vụ B. nhiệm vụ