Biên soạn đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Vân Anh

doc 5 trang thaodu 3520
Bạn đang xem tài liệu "Biên soạn đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_soan_de_kiem_tra_bai_viet_so_3_mon_ngu_van_lop_11_nam_h.doc

Nội dung text: Biên soạn đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Vân Anh

  1. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 - NĂM HỌC 2018 - 2019 Loại câu hỏi: Tự luận MÔN HỌC: NGỮ VĂN * Lớp 11 – Học kì I, BÀI LÀM VĂN SỐ 3. * Chủ đề: Đọc – hiểu; Làm văn. * Chuẩn cần đánh giá: - Biết vận dụng kiến thức về từ ngữ, cú pháp, các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản để đọc hiểu văn bản. - Biết huy động các kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết. - Rèn kĩ năng tư duy phân tích tổng hợp cho học sinh. * Mức độ tư duy: Nhận biết 4 điểm, thông hiểu 3 điểm, vận dụng thấp 2 điểm, vận dụng cao 1 điểm. I. MỤC ĐÍCH - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn THPT học kì I lớp 11, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Cụ thể: + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học về lí luận văn học, tiếng Việt, làm văn, văn bản đã học để hoàn thành bài đọc - hiểu một văn bản văn học. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một bài văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số chủ đề Thấp Cao I. ĐỌC HIỂU - Chỉ ra điểm - Suy nghĩ của * Trích “Tự giống nhau về bản thân về vấn hát” - Xuân cách lập luận đề đặt ra trong Quỳnh trong 4 câu thơ. khổ thơ. - Xác định được các biện pháp tu từ trong đoạn thơ
  2. - Những từ ngữ nêu được trạng thái cảm xúc trong đoạn thơ. - Số câu 3 1 4 - Số điểm 2,5 0,5 3,0 - Tỉ lệ 25% 5% 30% II. LÀM VĂN - Nhận biết kiểu - Hiểu được, cảm Vận dụng - Đánh giá Chí Phèo – bài nghị luận về nhận được ý nghĩa kiến thức nhân vật và Nam Cao một nhân vật của nhân vật trong đọc hiểu và dụng ý của trong tác phẩm tác phẩm. kĩ năng tạo tác giả khi văn học. - Thấy được tư lập văn bản xây dựng - Xác định vấn tưởng nhân đạo để viết bài nhân vật. đề cần nghị luận, của nhà văn thể nghị luận phạm vi tư liệu. hiện trong tác văn học về - Xác định vị trí, phẩm. một nhân vật vai trò của nhân trong tác vật trong tác phẩm văn phẩm. xuôi, đảm bảo bố cục, lập luận mạch lạc, chặt chẽ. - Số câu 1 - Số điểm 1, 5 2,5 2,0 1,0 6,0 - Tỉ lệ 15% 25% 20% 10% 60% -Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 - Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD&ĐT CAO BẰNG ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3 – NĂM HỌC 2018 – 2019 TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH Môn: Ngữ Văn, Lớp 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức
  3. Biết yêu anh và biết được anh yêu Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh” (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh) Câu 1. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm) Câu 2. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,75 điểm) Câu 3. Nêu ý nghĩa của câu thơ “Biết khao khát những điều anh mơ ước”. (0,75 điểm) Câu 4. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,5 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. HẾT V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Đáp án có 02 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I. Đọc – hiểu: Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi: 3,0 1 Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. 1,0 2 Những từ: khao khát, xúc động, yêu. 0,75 Học sinh chỉ cần nêu được hai từ. 3 Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối 0,75 với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu. 4 Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm 0,5 thấy mình nhỏ bé và cô đơn II. Làm văn: 7,0 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận hợp lí 0,5 2 Cảm nhận về nhân vật
  4. * Tài hoa, nghệ sĩ: Thể hiện gián tiếp qua lời nói, thái độ, hành động ngưỡng mộ của thầy trò quản 1,0 ngục - Trong nghệ thuật thư pháp: Có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời => Thế ra y văn võ đều có tài cả. - Nét chữ, nét người: nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. 2,5 + Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. => Ca ngợi cái tài của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm, tư tưởng và nghệ thuật của mình: kính trọng và ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc. * Nhân cách trong sáng, cao đẹp: trọng nghĩa khinh lợi, có tài có tâm, coi khinh tiền bạc và quyền thế “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối” và mới chỉ cho chữ 3 người bạn thân → là người trọng nghĩa khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. - Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa, mà còn là hiện thân của cái tâm kẻ sĩ. Có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý” của viên quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời cho chữ, và coi quản ngục là người bạn tri kỉ của mình “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm long trong thiên hạ” → chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quý cái đẹp. => Bộc lộ lẽ sống của Huấn Cao: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của 1,75 người khác là không thể tha thứ. Biết trân trọng yếu tố thiên lương là điều cần có ở mỗi con người. * Khí phách hiên ngang, bất khuất: Coi thường cái chết, mặc dù đang chờ ngày ra chặt đầu, vẫn nguyên vẹn tư thế ung dung, đàng hoàng, không biết cúi đầu trước quyền lực và đồng tiền. - Bình tĩnh thản nhiên nhận rượu thịt, coi như có quyền hưởng thụ những vật phẩm đó. - Trả lời quản ngục bằng câu nói: “khinh bạc đến điều” → một trang anh hùng dũng liệt. - Hình tượng Huấn Cao trọn vẹn và hoàn hảo bởi một cảm hứng lãng mạn, một bút pháp lý tưởng hoá của Nguyễn Tuân. Một cốt cách: Nhất sinh đệ thủ bái hoa mai.
  5. 3 - Đánh giá về nhân vật. 0,75 4 Kết luận bài văn hợp lí 0,5 VI. KIỂM TRA TOÀN BỘ QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Tổ trưởng chuyên môn Người biên soạn Hà Thị Phương Dung Trần Thị Vân Anh