Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_35_de_thi_hoc_sinh_gioi_van_12_co_dap_an.docx
Nội dung text: Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án)
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TRƯỜNG THPT ĐASAR-LẠC DƯƠNG THPT Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: Câu 1: (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.” (Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục 2012, tr.85) Câu 2: (12 điểm) Theo anh(chị) truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn? DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo - Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 8.0 điểm; câu 2: 12.0 điểm.) Câu 1: (8 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Đáp ứng các yêu cầu về văn phong. - Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. - Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch. B. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, miễn sao hợp lí và thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý về nội dung: 1. Giải thích - Câu nói có hai ý chính: vẻ đẹp của hình thức bên ngoài vốn là một hạnh phúc của con người; những vẻ đẹp của tâm hồn bên trong sẽ càng làm con người hạnh phúc hơn, nhất là khi gắn liền với lương tâm và sự tự trọng. - Câu nói muốn khẳng định một ý thức, một quan điểm sống: biết quý trọng vẻ đẹp bên ngoài nhưng cần nhất là phải luôn tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong để xứng đáng là Con Người. 2. Bình luận 2.1. Phương châm cuộc sống - Biết trân trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoài; đồng thời thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đời sống tâm hồn, nhân cách bên trong; - Luôn phấn đấu để đạt đến sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong; - Lấy lương tâm và sự tự trọng, tự tôn làm thước đo giá trị đời sống 2.2. Sự thận trọng cần thiết DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Không chạy theo hình thức bên ngoài, song cũng không nên bỏ bê để bề ngoài quá lôi thôi, luộm thuộm; cần xác định rõ đâu là điểm dừng của hình thức bên ngoài, không tự biến mình thành nô lệ của hình thức; - Tu dưỡng, rèn luyện tâm hồn, nhân cách theo chuẩn mực đạo đức, đạo lí xã hội; lấy đó làm mục tiêu phấn đấu hoàn thiện mình, tự tin để cùng tồn tại và phát triển hài hòa với cộng đồng 2.3. Bài học về nhận thức và lối sống - Hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong đều có giá trị tôn vinh con người; - Mỗi người cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi để phát triển và hoàn thiện tâm hồn, nhân cách, trí tuệ của cá nhân, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng; - Mỗi người cần lấy lương tâm và sự tôn trọng làm thước đo, làm chuẩn mực đời sống; hướng tới một xã hội có trách nhiệm, có ý thức ngày càng cao C. Cho điểm - Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B. - Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu; phần trình bày ý hiểu tương đối rõ ràng, phần bình luận, mở rộng có thể còn chưa thật đầy đủ nhưng tỏ ra hiểu bản chất vấn đề. - Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, tuy nhiên nhìn chung, bàn luận chưa thật toàn diện và thấu đáo. - Điểm 2: Bài làm còn sơ sài, viết lan man, tỏ ra chưa hiểu vấn đề. - Điểm 0: Bài lạc đề. Câu 2: (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh. - Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức Cần đáp ứng một số ý chính sau Nội dung Điểm. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ. 1.0 - Dẫn luận đề . * Khái quát chung về đặc điểm văn phong Thạch Lam và truyện ngắn Hai 1.0 đứa trẻ. * Hai đứa trẻ của Thạch Lam là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên 4.0 chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ. - Một ngày tàn - Một phiên chợ tàn - Những kiếp người tàn tạ -> Bao kiếp người nơi phố huyện đều sống một cuộc đời bế tắc, quẩn quanh, tù túng, ngột ngạt.Họ là những kiếp người “tàn tạ”,bất hạnh. * Hai đứa trẻ - câu chuyện về niềm khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp 5.0 hơn? - Trong tác phẩm,mặc dù bóng tối bao phủ nhưng người ta vẫn nhìn thấy ánh sáng- một thứ ánh sáng le lói, nhỏ nhoi vẫn bền bỉ cháy. - Liên sống trong sự tù đọng của phố huyện nhưng vẫn giữ cho mình hình ảnh về một Hà Nội sáng rực,lấp lánh.Niềm hi vọng vẫn được thắp sáng từ trong lòng của tăm tối,bế tắc. - Cả phố huyện đều khao khát chờ chuyến tàu đêm đi qua, đoàn tàu đem đến một thế giới khác- một thế giới tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. -> Nhà văn gửi gắm một niềm tin sâu sắc mãnh liệt vào con người.Trong hoàn cảnh khổ cực,tàn tạ nhất, con người vẫn sống, vẫn trông ngóng vào tương lai - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. 1.0 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Khẳng định tư tưởng nhân đạo cao đẹp của nhà văn gửi trong tác phẩm. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 Trêng THPT NguyÔn HuÖ §Ò thi vµ §¸p ¸n m«n Ng÷ V¨n Chän häc sinh giái trêng khèi 12 (Thêi gian lµm bµi : 180 phót ) §Ò ra C©u 1:(8 ®iÓm) Nh÷ng dßng s«ng « nhiÔm ë ViÖt Nam . C©u 2: (12 ®iÓm) C¶m nhËn cña anh (chÞ) vÒ ch©n dung ngêi lÝnh trong ®o¹n th¬ sau : “ T©y TiÕn ®oµn binh kh«ng mäc tãc Qu©n xanh mµu l¸ d÷ oai hïm M¾t trõng göi méng qua biªn giíi §ªm m¬ Hµ Néi d¸ng kiÒu th¬m R¶i r¸c biªn c¬ng må viÔn xø ChiÕn trêng ®i ch¼ng tiÕc ®êi xanh ¸o bµo thay chiÕu anh vÒ ®Êt S«ng M· gÇm lªn khóc ®éc hµnh “ (T©y TiÕn – Quang Dòng ). DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn §¸p ¸n C©u 1: *Häc sinh cã t hÓ chän mét trong ba kiÓu bµi sau: -NghÞ luËn vÒ mét vÊn ®Ò (hiÖn tîng)x· héi . -ThuyÕt minh vÒ mét vÊn ®Ò (hiÖn tîng )x· héi. -BiÓu c¶m vÒ mét vÊn ®Ò (hiÖn tîng )x· héi . *Chñ ®Ò : Nh÷ng dßng s«ng ViÖt Nam bÞ « nhiÔm vµ c¸ch kh¾c phôc . *Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng : -X©y dùng bµi v¨n nghÞ luËn chÆt chÏ ,hîp lÝ . -BiÕt c¸ch lµm mét bµi v¨n nghÞ luËn vÒ mét hiÖn tîng x· héi . -DiÔn ®¹t :Ýt sai lçi diÔn ®¹t (chÝnh t¶ ,dïng tõ ,®Æt c©u ,)c¸ch lËp luËn chÆt chÏ,v¨n cã h×nh ¶nh ,c¶m xóc ,s¸ng t¹o . *Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc : -VÊn ®Ò m«i trêng bÞ « nhiÔm trªn thÕ giíi vµ ViÖt Nam hiÖn nay trong ®ã cã hiÖn tîng « nhiÔm nh÷ng dßng s«ng . (1®iÓm). -Ph©n tÝch, chøng minh cô thÓ hiÖn tîng « nhiÔm trªn s«ng ë ViÖt Nam :nªu vÝ dô cô thÓ mét sè dßng s«ng ë c¶ ba miÒn ,møc ®é « nhiÔm vµ t¸c h¹i nhiÒu mÆt cña nã . (2,0 ®iÓm) -Ph©n tÝch c¸c nguyªn nh©n « nhiÔm . (2,0 ®iÓm) - Ph©n tÝch nh÷ng biÖn ph¸p kh¾c phôc cña c¸c c¬ quan nhµ níc ,®Þa ph¬ng vµ nh©n d©n trong vïng däc hai bê s«ng vµ nh÷ng ngêi sinh sèng vµ lµm viÖc trªn s«ng (2,0 ®iÓm) -ý nghÜa khoa häc ,x· héi vµ thêi sù cña vÊn ®Ò (1,0 ®iÓm) C©u 2: * §Ò bµi yªu cÇu nghÞ luËn vÒ mét ®o¹n th¬ . * Chñ ®Ò : Ch©n dung ngêi lÝnh T©y TiÕn thËt hµo hïng ,bi tr¸ng . * Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng :Häc sinh biÕt c¸ch lµm bµi v¨n nghÞ lu©n v¨n häc * Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc : -§Æt vÊn ®Ò: Giíi thiÖu t¸c gi¶ ,t¸c phÈm vµ vÞ trÝ ®o¹n th¬ (1,5 ®iÓm) - Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò : +Ngêi lÝnh T©y TiÕn víi mét ngo¹i h×nh tiÒu tuþ nhng trong ®êi sèng néi t©m th× phong phó ®a t×nh nh¹y c¶m . (5,0 ®iÓm). (Chó ý b×nh c¸i tµi hoa cña nhµ th¬ trong c¸i nh×n, kg¸m ph¸ vµ miªu t¶ ngêi lÝnh võa hiÖn thùc võa l·ng m¹n ) + Ngêi lÝnh s½n sµng chÊp nhËn mäi khã kh¨n gian khæ hy sinh mÊt m¸t . (4,0 ®iÓm) ( cÇn lµm næi bËt chÊt bi tr¸ng cña ®o¹n th¬ viÕt vÒ ngêi lÝnh ) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - KÕt thóc vÊn ®Ò: §o¹n th¬ thµnh c«ng trong viÖc miªu t¶ ngêi lÝnh ë vµo mét thêi ®iÓm ®Çy khã kh¨n gian khæ. §©y lµ mét ®ãng gãp s¸ng t¹o cña Quang Dòng vµo nÒn th¬ ca kh¸ng chiÕn . (1,5 ®iÓm). DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (8,0 điểm) Trong một bài thơ đề tặng con gái, nhà thơ Chế Lan Viên nhắc nhở: Ta cúi xuống đất Hí hửng nhặt tìm từng cái kim rơi vụn vặt Mà để lồng lộng trên cao Những mùa trái, mùa chim bay mất Những mùa yêu, mùa hạnh phúc bay vèo (Tu hú có cần đâu) Còn trong một đoản văn, cây bút trẻ Thụy Thảo bừng tỉnh: “Ta mong với trời xanh và biển rộng mà quên rằng hoa từ đất mà ra” (Với tuổi) Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị về những tâm niệm trên. Câu 2 (12 điểm) “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Anh/chị hãy giải thích và bình luận ý kiến trên của nhà văn Thạch Lam. HẾT DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 12 Câu 1 1. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức a. Giải thích - Câu thơ của Chế Lan Viên cho rằng con người nhiều khi quá thỏa mãn (“hí hửng”) với những cái tầm thường, tiểu tiết (“kim rơi vụn vặt”) mà đã bỏ phí bao điều tốt đẹp, những giá trị đích thực của cuộc sống (“mùa trái, mùa chim”, “mùa yêu, mùa hạnh phúc”. - Câu văn của Thụy Thảo lại cho rằng con người vẫn hay chạy theo những mộng tưởng vĩ đại, lớn lao (“trời xanh”, “biển rộng”) mà quên mất những điều nhỏ bé giản dị (“hoa từ đất”) trong khi đó mới chính là nền tảng của cuộc sống. => Đa số con người vẫn hay sống phiến diện, thiên lệch: hoặc chạy theo những điều cao vời, xa xôi; hoặc đắm chìm trong những niềm vui vụn vặt, tầm thường. Cần phải cân bằng trong cách sống để được sống trọn vẹn, ý nghĩa. b. Bình luận * Nếu sống thiên lệch, phiến diện không bao giờ con người được hưởng hạnh phúc thực sự và sẽ đánh mất ý nghĩa của sự tồn tại - Sống quá nặng về tiểu tiết, về những điều vụn vặt con người ta dễ thỏa mãn, tự đắc. Từ đó sẽ mất đi lý tưởng sống và trở nên bé nhỏ, kém cỏi hơn chiều kích tự nhiên của mình. Họ trở thành những sinh thể tầm thường, thảm hại. Thêm vào đó, người ta sẽ bỏ lỡ giá trị đích thực của cuộc sống, sẽ đánh mất những cơ hội trải nghiệm. Tâm hồn sẽ trống rỗng, trí tuệ sẽ cùn mòn. Họ không sống mà chỉ là tồn tại. - Nhưng nếu sống mà chỉ chạy theo những mộng tưởng xa xôi như một cánh chim không có điểm dừng thì con người cũng không bao giờ hạnh phúc. Họ không có được cảm giác an nhiên, thư thái bởi một cá nhân không bao giờ sở hữu được cả thế giới, lên đến đỉnh cao này lại có đỉnh cao khác xuất hiện. Tham vọng sẽ đốt cháy họ. Hơn nữa, họ sẽ đánh mất những niềm vui giản dị của kiếp nhân sinh bởi họ đã tự cắt lìa bản thân khỏi những điều nhỏ bé, thân thuộc. Họ trở thành cái diều đứt dây, bay vút lên rồi mất thăng bằng và rơi xuống. * Chỉ khi biết cân bằng trong cách sống, con người mới sống có nghĩa, có ích và có hạnh phúc, bởi: - Họ sẽ đạt được trạng thái cân bằng giữa tâm hồn và trí tuệ, giữa khát vọng vươn tới và sự bằng lòng. - Họ sẽ phát huy được mọi giá trị của bản thân, sống trọn vẹn bản thể của mình, bước đi vững vàng trong cuộc sống và đạt tới thành công. - Họ sẽ được đón nhận những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống mà một con người được ban tặng. Khi đó, cuộc sống của họ sẽ thực sự hạnh phúc. (Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải toàn diện cả trong văn học và trong đời sống ) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Mở rộng, nâng cao vấn đề - Để đạt được sự cân bằng, hài hòa con người phải tự nhận thức sâu sắc về bản thân để hiểu rõ khả năng, giá trị, khát vọng của mình. - Tránh sự cực đoan trong lối sống nhưng cũng cần tránh kiểu sống trung dung, nửa vời. Kiểu sống đó khác về bản chất với sự cân bằng mà ta đề cập ở trên. - Trong xu thế hội nhập ngày nay, càng cần phải dung hòa giữa các lối sống. Điều đó đòi hỏi một bản lĩnh vững vàng. – Học sinh tự liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động. 3. Cách cho điểm – Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. – Điểm 5-6: Đáp ứng từ 2/3 các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt – Điểm 3-4 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một số lỗi diễn đạt. – Điểm 1-2 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả – Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề. Câu 2 1. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết lý giải, phân tích các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả 2. Yêu cầu về kiến thức a. Giải thích: • Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực : Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm. • Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác: văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ thay thế nó. • Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn: Văn chương đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người. Đây chính là chức năng giáo dục đạo đức, tình cảm của văn học chân chính b. Bình luận: - Thể hiện một thái độ lựa chọn dứt khoát, tiến bộ, tích cực. Ngầm đối thoại với xu hướng văn học thoát li. Thể hiện một quan niệm gần gũi với quan niệm của các nhà văn hiện thực phê phán về văn học. Rất hiểu vai trò trách nhiệm của nhà văn cũng như sự mê hoặc, quyến rũ của văn chương. - Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình + Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực. + Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương. + Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống. - Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ + Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương. + Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn). + Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người. (Dẫn chứng) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn c. Mở rộng, nâng cao vấn đề - Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội. - Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy (Là quan niệm toàn diện, sâu sắc và tiến bộ, nó cũng chính là quan niệm của nhiều nhà văn chân chính ở thời hiện đại) 3. Cách cho điểm - Điểm 11-12 : Hiểu rõ nhận định, kiến thức sâu sắc, phong phú, phối hợp nhuần nhuyễn lí luận và kiến thức tác phẩm. Phối hợp linh hoạt thao tác giải thích- bình luận, phân tích- chứng minh. Diễn đạt trau chuốt, tinh tế, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. - Điểm 9- 10: Hiểu nhận định, giải thích còn bỏ sót ý nhỏ, có kiến thức lí luận song chưa sâu. Kiến thức tác phẩm sâu sắc, chứng minh nhuần nhuyễn, văn viết tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. - Điểm 6-7: Hiểu nhận định nhưng giải thích còn chung chung. Diễn đạt mạch lạc có hình ảnh, có cảm xúc nhưng chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai phần: lí luận và tác phẩm, giải thích và chứng minh - Điểm 4: Cảm nhận còn chung chung sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi trong diễn đạt. - Điểm 1- 2: Hoàn toàn không hiểu đề, kiến thức tác phẩm nghèo nàn, diễn đạt kém. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 Họ và tên: SBD: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Câu 1 (8,0 điểm) Đọc văn bản sau: Làm người nghĩ đi nghĩ lại “Ngồi thì co nghĩ gần nghĩ xa đứng thì thẳng nghĩa cao nghĩ thấp làm người thật khó ” (Lời người Dáy) nghĩ hẹp nghĩ rộng để trở thành một người biết sinh con đẻ cái có người đẹp ngoài mà xấu trong như thế chưa khó có người xấu ngoài mà đẹp trong để trở thành người biết ăn ngon mặc đẹp có người già mà vẫn trẻ như thế cũng chưa khó có người trẻ mà đã già để trở thành một người giàu có có người sống mà đã chết như thế vẫn chưa khó có người chết mà vẫn sống để trở thành một người sống lâu trăm tuổi làm người khó nhất là: Sống! như thế cũng vẫn chưa khó (Lò Ngân Sủn - Người trên đá, NXB Văn hóa - vậy làm người khó nhất là gì? dân tộc, 2000, tr.6) Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về thông điệp của nhà thơ Lò Ngân Sủn trong những câu thơ: có người sống mà đã chết có người chết mà vẫn sống làm người khó nhất là: Sống! Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về thơ, trong bài Liên tưởng tháng hai, Lưu Quang Vũ viết: Mỗi bài thơ của chúng ta Phải như một ô cửa Mở tới tình yêu Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên của Lưu Quang Vũ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SÓ 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Môn: Ngữ văn - Lớp 12 có người chết mà vẫn sống làm người khó nhất là: Sống! I. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí đặt ra trong những câu thơ. - Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ, các luận điểm, luận cứ xác đáng. - Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình đối với quan điểm của tác giả, đưa ra sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, lựa chọn lí lẽ và và dẫn chứng thuyết phục. Thí sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần làm rõ những nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận (0,5 điểm) - Cách sống đẹp, sống ý nghĩa của con người 2. Giải thích (2,0 điểm) - Bài thơ Làm người của nhà thơ Lò Ngân Sủn lấy cảm hứng từ lời của người Giáy (Dáy) - dân tộc ông (ở Bát Xát - Lào Cai). Những câu thơ ít vần điệu nhưng dân dã, giàu hình ảnh và triết lí, khiến mỗi người đọc phải trăn trở về cách sống đẹp, sống ý nghĩa trong cuộc đời. - Giải thích ý nghĩa 3 câu thơ cuối: + có người sống mà đã chết: sống cuộc đời mờ nhạt, vô vị, nhàm chán, vô nghĩa, không mục đích, không lí tưởng, đam mê, không bứt phá, sống vô ích, vô cảm, thậm chí sa đọa, ích kỉ, xấu xa, + có người chết mà vẫn sống: sống đẹp, sống cống hiến, sống có ý nghĩa, để lại dấu ấn trong cuộc đời, sống mãi trong lòng người, lưu danh muôn thuở. + làm người khó nhất là: sống! - Sự trăn trở về lẽ sống, cách sống sao cho có ích, có ý nghĩa của con người => Mỗi người có sự sống đích thực, ý nghĩa chỉ khi sống đẹp, biết tận hiến và tận hưởng, sống hết mình từng giây phút cuộc đời để không hổ thẹn, tiếc nuối, không sống mòn, vô nghĩa. 3. Bàn luận (4,5 điêm) a. Bàn luận về sự sống ý nghĩa (4,0 điêm) * Vì sao cần phải sống đẹp, sống ý nghĩa? (2,0 đ) - Cuộc đời mỗi người ngắn ngủi nhưng Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác (O. Sukhomlynsky). - Tất cả chúng ta đều khát khao, nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc nhưng không phải lúc nào cũng có được hạnh phúc đích thực. Sống đẹp, sống ý nghĩa sẽ cho ta hạnh phúc đích thực mỗi ngày, được mọi người yêu mến, trân trọng, ta cũng thêm yêu đời và ham sống. - Con người là bộ phận của tổng thể xã hội, vì thế lối sống của mỗi người sẽ tác động hình thành xã hội. Khi mỗi người sống tích cực, sống đẹp, sống có ích, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Ngược lại sống vô ích, vô nghĩa, sống mà như đã chết thì sự tồn tại của ta trở thành gánh nặng cho xã hội, thậm chí gây nguy hại cho người khác, sống không tìm thấy niềm vui đích thực. - Giá trị và ý nghĩa sự sống mỗi người không đo bằng số năm ta sống mà đo bằng chất lượng sống mỗi ngày: Có những người chết ở tuổi 25 và đến khi 75 tuổi mới được chôn cất (Benjamin Franklin). => Cuộc sống tuy ngắn ngủi nhưng nếu đã sống đẹp, có ích, sống tận độ, tận hiến, sống trọn vẹn tuổi trẻ, tuổi đời cho những giá trị tốt đẹp của loài người thì luôn là một đời sống ý nghĩa - chết mà vẫn sống! Bởi như nhân vật Pavel Korchagin từng nói: Cái quý nhất của con người ta là sự sống! Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người (Thép đã tôi thế đấy - Nikolai A. Ostrovsky) * Biêu hiện của sống đẹp, ý nghĩa (2,0 đ) • Sống có lí tưởng, mục tiêu, khát vọng tốt đẹp, cống hiến tối đa cho cuộc đời, sáng tạo ra những giá trị vượt trội, những kì tích cho bản thân và xã hội. • Sống vui tươi, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, sống lành mạnh, phong phú; không ngừng học hỏi, trau dồi nhân cách, tri thức, tâm hồn, trí tuệ, biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi, làm bản thân đẹp lên mỗi ngày. • Sống văn minh, theo chuẩn mực văn hóa, pháp luật, theo đạo lí con người, sống đúng với lương tâm, phù hợp với thời đại và hoàn cảnh. • Biết yêu thương bản thân nhưng phải luôn biết nghĩ cho người khác, giàu nhân ái, khoan dung, yêu thương, đồng cảm và quan tâm, sẻ chia với mọi người quanh mình, cho đi mà không cầu nhận lại. (Thí sinh lấy dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, điển hình để minh chứng) b. Bàn luận mở rộng (0,5 điểm) - Phê phán lối sống tầm thường, vô nghĩa: không dám xông pha, dâng hiến, tỏa sáng, bị chi phối bởi sự ích kỉ, ham muốn, dục vọng, cám dỗ mà đánh mất đi ý nghĩa sống, hoặc sống hời hợt, bằng phẳng, mờ nhạt, vô vị, nhàm chán, không mục đích, lí tưởng, đam mê, không bứt phá, sống vô ích, vô cảm, thậm chí sa đọa, xấu xa, sống mà đã chết! - Làm người khó nhất là: sống! - sống theo nghĩa đích thực tuy không dễ dàng nhưng hoàn toàn nằm trong tầm tay và sự lựa chọn của mỗi người: Vấn đề không phải là một người đã được sinh ra như thế nào, mà là họ sẽ trở thành ai khi lớn lên (Harry Potter và chiếc cốc lửa - J.K. Rowling), Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống. 4. Bài học nhận thức, hành động (1,0 điểm) - Ý thức đúng đắn về giá trị và ý nghĩa đích thực của đời người. - Không sống tầm thường, ích kỉ, không để bị cuốn theo lợi danh và vật chất phù du mà đánh mất ý nghĩa đích thực của sự sống. - Sống tích cực, yêu đời, bao dung, nhân ái, chia sẻ, yêu thương, biết tận hiến và tận hưởng. - Không ngừng trau dồi vẻ đẹp bên ngoài và bên trong, nhân cách và trí tuệ, sáng tạo không ngừng nghỉ để mang đến cái đẹp cho đời, => Sống đẹp đã trở thành triết lí sống, phương châm sống của mọi thời: Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? - Nếu là con chim, chiếc lá/ Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không có trả/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu), Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/Để làm gì, em biết không?/Để gió cuốn đi (Trịnh Công Sơn), Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí (N. A. Ostrovsky), có người sống mà đã chết/ có người chết mà vẫn sống/ làm người khó nhất là: Sống! (Lò Ngân Sủn). DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn III. Biểu điểm. - Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, có kiến thức xã hội phong phú. - Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi. - Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý chưa sáng rõ, còn mắc lỗi về diễn đạt. - Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, chưa làm rõ quan niệm, chưa chú ý minh hoạ bằng dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi. - Điểm 0: Không viết gì, hoặc không hiểu gì về đề. Câu 2 (12,0 điểm). Bàn về thơ, trong bài Liên tưởng tháng hai, Lưu Quang Vũ viết: Mỗi bài thơ của chúng ta Phải như một ô cửa Mở tới tình yêu Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên của Lưu Quang Vũ? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. I. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận văn học có liên quan đến lí luận về đặc trưng của thơ ca. - Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận giải quyết một vấn đề văn học theo định hướng yêu cầu của đề bài: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ - Bài viết có bố cục chặt chẽ, khoa học, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức - Hiểu được quan niệm về thơ của Lưu Quang Vũ. - Có kiến thức lí luận văn học, đặc biệt là về đặc trưng và giá trị của thơ ca. - Làm sáng tỏ vấn đề qua tác phẩm của Xuân Quỳnh. Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo rõ các ý sau: 1. Giải thích, bàn luận (2,0 điêm) a. Giải thích (1,0 đ) - Bài thơ: tác phẩm trữ tình lấy xúc cảm, suy tư kết hợp nhuần nhuyễn với chất liệu cuộc sống để bộc bạch thế giới bên trong mỗi nhà thơ. - Phải như một ô cửa/Mở tới tình yêu: mỗi bài thơ là một nguồn sáng, một con đường dẫn dắt người đọc đến với những xúc cảm, những rung động đẹp đẽ, nhân văn trong tâm hồn nghệ sĩ, hướng người đọc đến với tình yêu: yêu cuộc sống, con người, yêu cái đẹp, trân trọng những chân lí vĩnh hằng, bất biến của loài người, -> Ý kiến giản dị, sâu sắc của Lưu Quang Vũ đã khẳng định đặc trưng và giá trị cốt lõi của thơ ca nói riêng, văn chương nghệ thuật nói chung: mở ra trước người đọc thế giới tâm hồn nhà thơ với những xúc cảm nhân văn sâu sắc. Đồng thời, Lưu Quang Vũ nêu lên yêu cầu, sứ mệnh, vai trò của người cầm bút, cũng như khẳng định sợi dây kết nối người nghệ sĩ sáng tạo và tâm hồn độc giả, kết nối tâm hồn độc giả với đời sống. b. Bàn luận (1,0 đ) - Thơ ca ngoài việc phản ánh đời sống, còn thể hiện rõ thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Mỗi bài thơ là một lời giãi bày thế giới tâm hồn với bao suy tư và xúc cảm trước con người và cuộc sống. Thơ là người thư kí chân thành của trái tim (Duybralay), Thơ chính là tâm hồn (Macxim Gorki). DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Thế giới tâm hồn ấy trong thơ phải chứa đựng những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn, phải là ô cửa mở tới tình yêu. Lev Tolstoi từng khẳng định: Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu; Raxun Gamzatov cũng từng nói: Thơ sinh ra từ tình yêu Còn Shelly thì nói: Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử. - Thơ ca nói riêng, văn học nói chung là tiếng nói của tâm hồn đến với tâm hồn. Mỗi bài thơ là một sợi dây kết nối nhà thơ và độc giả. Qua bài thơ, người nghệ sĩ sáng tạo dẫn dắt người đọc đến với xứ sở của tình yêu: yêu cuộc sống, con người, yêu cái đẹp, trân trọng những chân lí vĩnh hằng, bất biến của loài người,. Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào xứ sở của cái đẹp (Pautovski) - Người đọc mở được ô cửa tới tình yêu trong tâm hồn nhà thơ để rồi biết làm đẹp chính tâm hồn mình: biết rung động, biết yêu những điều đẹp đẽ, biết trân quý những giá trị thiêng liêng, bất biến, vĩnh hằng. Có thể nói thơ ca hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ: Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển (Phương Lựu). Mỗi bài thơ chứa đựng tình yêu, khát vọng cao cả sẽ nuôi dưỡng cảm xúc, tâm hồn độc giả, để họ sống nhân văn hơn, sống đẹp và tìm thấy hạnh phúc. 2. Phân tích và chứng minh qua bài thơ Sóng — Xuân Quỳnh (9,0 điểm) a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khẳng định quan niệm của Lưu Quang Vũ (0,5 đ) - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mĩ, là thi sĩ của tình yêu, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính. - Sóng: sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu giàu nữ tính và khát vọng yêu bất diệt, vĩnh hằng. - Bài thơ chính là một ô cửa mở tới tình yêu. b. Bài thơ mở ô cửa vào tâm hồn Xuân Quỳnh với xúc cảm chan chứa nhân văn: tình yêu nồng nàn, thủy chung, tha thiết và khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, vĩnh hằng (5,5đ) - Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc, vẻ đẹp kì diệu của tình yêu: + Tình yêu với những cung bậc kì lạ, trạng thái đối lập: dữ dội/ dịu êm, ồn ào/ lặng lẽ + Tiếng nói của trái tim với khát vọng tình yêu muôn thuở: Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ + Tình yêu sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt với nỗi nhớ cồn cào, da diết chiếm lĩnh cả thời gian, không gian: Con sóng dưới lòng sâu / lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức + Tình yêu tha thiết, thủy chung, son sắt: Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương -Mượn hình ảnh sóng hòa vào biển cả mênh mông, nhà thơ bày tỏ khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng, bất tử, vượt lên trên cái hữu hạn của đời người, hòa vào biển cả tình yêu nhân loại Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ -Nghệ thuật: + Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu. + Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng + Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính + Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng + Bài thơ sử dụng các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập - tương phản, =>Bài thơ đã mở ra ô cửa đến tình yêu, đến tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi: nồng nàn, tha thiết, chân thành, chung thủy, khao khát vươn tới tình yêu bất diệt, vĩnh hằng, c. Bài thơ là ô cửa hướng tâm hồn độc giả tới quan niệm đúng đắn, triết lí sâu sắc về tình yêu (3,0 đ) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Tình yêu đôi lứa là tình cảm tự nhiên, là khát vọng chính đáng, nhân bản của môi con người. Khao khát và kiếm tìm tình yêu là hành trình đẹp đẽ của bất cứ ai trong cuộc đời. Đọc thơ Xuân Quỳnh, môi độc giả không chỉ tìm thấy tiếng lòng đồng điệu với từng nhịp thổn thức của trái tim yêu mà còn tìm thấy cho mình những phẩm chất của tình yêu chân chính: yêu chân thành, tha thiết, thủy chung, yêu mãnh liệt, say đắm bằng tất cả trái tim mình. - Môi độc giả còn nghiệm ra chân lí bất biến, vĩnh hằng của tình yêu: tình yêu chân chính có thể vượt lên trên cái hữu hạn của thời gian cuộc đời, hòa vào cái lớn lao, vĩ đại của tình yêu nhân loại. Từ khát vọng của Xuân Quỳnh, môi bạn đọc biết nuôi dưỡng khát vọng cho riêng mình: vươn tới một tình yêu cao cả, vĩnh hằng, bất diệt. => Người đọc đến với Sóng là đến với ô cửa dẫn vào thế giới tình yêu trong tâm hồn Xuân Quỳnh, đồng thời cũng tìm được đường đến với lẽ sống cao đẹp, đúng đắn trong tình yêu. Có thể nói, thơ ca đã hướng bạn đọc đến những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn, để biết sống đẹp, yêu đẹp, vươn tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. 3. Đánh giá chung (1,0 điểm) - Thơ ca có một vài trò, giá trị quan trọng trong đời sống con người. Nhà thơ cần ý thức sứ mệnh đó để mở ra những ô cửa hướng con người đến tình yêu, đến những giá trị nhân văn, những chân lí vĩnh hằng, bất biến. Muốn vậy, bản thân người nghệ sĩ phải sống hết mình, trải nghiệm sâu sắc để tìm cho chính tâm hồn mình những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn nhất, rồi gửi gắm vào trang thơ. - Người đọc cần hiểu được giá trị cao cả của thơ ca để biết mở rộng tâm hồn và trái tim mình, đón nhận những tình cảm đẹp đẽ, nhân văn ấy, để biết sống đẹp, yêu đẹp, vươn tới những giá trị Chân - Thiện - Mỹ của đời sống con người. - Quan niệm về thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ giản dị mà sâu sắc. Nó đã được chứng minh trong chính đời thơ Lưu Quang Vũ và trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh - người bạn đời gắn bó tha thiết với tâm hồn ông. Quan niệm ấy cũng là triết lí, phương châm sáng tạo của mọi nhà thơ chân chính. => Ý kiến không chỉ đề cao vai trò, chức năng, giá trị của thơ ca mà còn nêu lên yêu cầu, sứ mệnh, vai trò của người cầm bút, cũng như khẳng định sợi dây kết nối người nghệ sĩ sáng tạo và tâm hồn độc giả, kết nối tâm hồn độc giả với đời sống. III. Biêu điêm. - Điêm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc, chính xác, có sức thuyết phục, có thể mắc một vài sai sót không đáng kể. - Điêm 9-10: Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên, lập luận tương đối chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, chính xác. Có thể mắc những lôi nhỏ. - Điêm 7-8: Tương đối đủ các ý lớn tuy còn sơ sài, biết chọn và phân tích dẫn chứng, còn mắc một số lôi. - Điêm 5-6: Hiểu yêu cầu của đề, các ý lớn còn thiếu, nội dung sơ sài. - Điêm 3-4: Chưa thật hiểu yêu cầu của đề, nội dung sơ sài. - Điêm 1-2: Hiểu sai đề, diễn đạt yếu. (Lưu ý: Giám khảo khi chấm bài cần linh hoạt, trân trọng và khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn. Điểm bài thi là tổng điểm các câu hỏi trong bài theo thang điểm 20, cho điểm lẻ đến 0,25) DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 Câu 1. ( 8,0 điểm): Nghị luận xã hội Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rê sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rê vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Thảo Nguyên, trích - Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt được ra trong câu chuyện trên. Câu 2. (12,0 điểm): Nghị luận văn học Có ý kiến cho rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, anh chị hãy viết bài văn để làm sáng tỏ ý kiến đó. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh Số báo danh DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM Câu (8,0 điểm) a. về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu. b. về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Nội dung Điểm *Giới thiệu câu chuyện và quan niệm sống tích cực mà truyện gợi ra: Sống 0,5 phải có ước mơ cao đẹp, dám đương đầu với những khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ. *Giải thích 1,5 Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc. - Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt. *Lí giải vấn đề 3,5 - Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công. - Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. - Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn. - Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời. (Trong quá trình lí giải cân chọn dân chứng minh họa *Bàn luận 1,5 -Bên cạnh những người có ước mơ, không ngừng vươn lên để sáng tạo, cũng còn không ít người sợ hãi, né tránh gian khổ, khó khăn. Bên cạnh những ước mơ chính đáng, phù hợp với mục tiêu cao đẹp của cộng đồng cũng còn có ước mơ vụn vặt, tầm thường, vị kỉ. -Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, không có ý chí, nghị lực. (dân chứng minh họa) *Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động. 1,0 Câu 2: 12 Điểm 1.Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Học sinh có thể giải thích xong nhận định, 1,0 sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu, để làm rõ nét riêng độc đáo của tác phẩm; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2.Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau: 1. Giải thích nhận định: 3.0 - Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. 1.0 Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dân càng lớn. - Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương: Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong 1.0 cách nghệ thuật mờ nhạt sẽ bị người đọc quên lãng ; lặp lại mình hoặc lặp lại người khác đều là điều tối kị trong hoạt động sáng tác của nhà văn - Biểu hiện của cái riêng trong văn chương: 1.0 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm. + Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá. + Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm. + Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo hai khía cạnh: nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy, cần đảm bảo các ý trên. 2. Phân tích một số tác phẩm văn học đế làm rõ vấn đề nghị luận: 6.0 a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: 1đ b/ Phân tích: - Giọng điệu - Cách nhìn, cách cảm mới mẻ. 5đ - Phong cách độc đáo - Nội dung mới mẻ c/ Đánh giá chung 2,0 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHÓI 12 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2ĐỀ THI MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 01 trang. Câu 1: (3,0 điểm) Thomas Carlyle cho rằng: Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất, những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi. Anh/ chị hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2: (7,0 điểm) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ . (Trích: “Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu và “Việt Bắc” của Tố Hữu. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHÓI 12 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 MÔN : NGỮ VĂN Đáp án gồm: 05 trang. A. YÊU CẦU CHUNG: - Giám khảo cần nắm chắc phương pháp và nội dung bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điếm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điếm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Thí sinh có thế làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điếm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ : Câu Ý Nội dung trình bày Điếm 1 Thomas Carlyle cho rằng: Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất, những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi. Anh/ chị hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. (3,0 điếm) a Giải thích ý kiến: 0.75 - Những giá trị bên ngoài rồi sẽ biến mất: những yếu tố thuộc về vật chất, hình thức bề ngoài chỉ có ý nghĩa tạm thời, không bền vững. - Những giá trị sâu bên trong vẫn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi:những yếu tố thuộc về tinh thần, làm nên vẻ đẹp bên trong, có tác động tích cực tới cuộc sống mới có ý nghĩa bền vững, dài lâu, bất biến. =>Câu nói của Thomas Carlyle nhấn mạnh ý nghĩa của những yếu tố bên trong làm nên giá trị thực chất và bền vững cho con người và cuộc sống. b Bàn luận: - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến: 1.25 + Những thứ bên ngoài vốn nhất thời, dễ thay đổi, phôi pha theo thời gian và những tác động khách quan. + Những giá trị bên trong mang tính bền vững vì nó thuộc về bản chất, là những gì cốt lõi nhất làm nên giá trị con người. + Bản thân mỗi người mang một giá trị riêng. Chân giá trị của mỗi người không phải nằm im trong bản thân mà phải hiện hữu sống động trong lòng người khác, trong thực tế học tập và lao động. Nó cần là DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn những giá trị sâu bên trong - giá trị thực chất, hướng đến những giá trị chung của nhân loại: chân- thiện- mĩ. + Khi hiểu được giá trị bản thân, con người sẽ hiểu và trân trọng giá trị người - Mở rộng - phản đề: 0.5 khác. Từ đó tạo nên sự cộng hưởng, lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp. (Nêu dẫn +Đề cao giá trị bên trong không có nghĩa là xem nhẹ những giá trị bên ngoài. chứng tiêu biểu) Cần phải có thái độ cân đối, hài hòa, có cái nhìn tỉnh táo để xây đắp những giá trị bên ngoài và những giá trị bên trong, từ đó hướng tới bồi đắp những giá trị lớn c Bài học nhận thức và hành động: -lao, Mỗi đích người thực. cần có nhận thức đúng về bản thân và những giá trị cuộc sống. 0.5 -+ TíchPhê phán lũy, traunhững dồi người tri thức, sống rèn ảo luyện tưởng, ý chí,đồng bản nhất lĩnh giá sống, trị riêng, kĩ năng giá sốngtrị sống để đápcủa 2 "Tácphẩmbảnứng thânđược với nhu nghệ tiền cầu tài,thuật cuộc quyền nàosống lực,cũng và vữngdanh xây vọng;vàngdựng trướcbằngnhững mọivật người liệusóng sốngmượn gió khôngcuộc ở thực đời. mục tại. đích, khôngNhưng có nghệ ý thức sĩ không về giá nhữngtrị bản thân,ghi lại không cái đã biết có trânrồi màtrọng còn giá muốn trị người nói một khác điều . gì mới mẻ”. (Trích: “Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua tác phấm"Vội vàng" của Xuân Diệu và “Việt Bắc” của Tố Hữu. (7,0 điểm) 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của hiện thực đời sống đối với văn học 0.5 nghệ thuật và yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. 2 Giải thích: 0.75 - Tác phẩm: đứa con tinh thần, sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. - Nghệ sĩ: người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. - Vật liệu mượn ở thực tại: hiện thực là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm. - Ghi lại cái đã có rồi: sao chép y nguyên cuộc sống như nó vốn có. -Muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phẩm thể hiện cách nhìn và cách khám phá riêng về hiện thực đồng thời gửi gắm những thông điệp của người nghệ sĩ. - Cặp quan hệ từ: khôngnhững mà còn : chỉ quan hệ bổ sung. => Ý kiến khẳng định vai trò của hiện thực đời sống đối với văn học và DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 3 Lí giải vấn đề : 3.1 Vì sao tác phẩm nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại ? 0.5 - Thực tại đời sống là cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có sáng tác văn chương. Không có cuộc sống sẽ không có sáng tạo nghệ thuật. - Thực tại đời sống là đề tài vô tận cho văn chương khai thác và phản ánh, là nguồn chất liệu vô cùng phong phú sinh động cho nhà văn lựa chọn và sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nó còn là cái nôi nuôi dưỡng nhà văn, là mảnh đất nhà văn sống và hình thành cảm xúc. - Văn học trở thành tấm gương phản chiếu thực tại đời sống để qua tác phẩm, người đọc có thể hình dung được “sự sống muôn hình vạn trạng”. Không bám sát đời sống, nhà văn sẽ không thể cho ra đời những tác phẩm văn học giàu “chất sống”. Nếu thoát li thực tại văn chương sẽ rơi vào siêu hình, thần bí. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 3.2 Vì sao nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều 0.5 gì mới mẻ? - Không thể đánh đồng thực tại đời sống với văn chương vì làm như vậy là hạ thấp văn chương và không hiểu về giá trị của những sáng tạo nghệ thuật. - Nếu chỉ ghi lại những cái đã có rồi sẽ không thỏa mãn được nhu cầu lí giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Người đọc sẽ chỉ thấy trong tác phẩm văn học những điều họ đã thấy được ở ngoài cuộc đời, khi đó văn chương sẽ không còn cần thiết, người đọc chỉ cần sống với cuộc đời thực là đủ. Vì thế tác phẩm văn học sẽ nhạt nhẽo, vô vị thiếu sức cuốn hút. - Thực tại đời sống được cảm nhận dưới con mắt của người nghệ sĩ bao gồm những điều mà mọi người đều thấy và cả vấn đề mà người khác chưa thấy - những điều sâu sắc và mới mẻ luôn phát sinh từ cuộc sống. - Những chất liệu thực tại cần sự sắp xếp và tái hiện, sáng tạo trên cơ sở những gì đã có để từ những mảng rời rạc của đời sống tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Đó là nhờ tài năng và công phu lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. - Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần mà đặc trưng của nó là tính cá thể hóa cao độ, đòi hỏi nhà văn phải đem đến cho văn chương một tiếng nói riêng, phong cách riêng, nếu không tác phẩm sẽ rơi vào quên lãng. - Thực tại đời sống được người nghệ sĩ ghi lại không phải là sự phản ánh một cách máy móc, rập khuôn mà được phản chiếu qua tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước hiện thực. Người nghệ sĩ - không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn gửi gắm, kí thác những ước mơ khát vọng về cuộc đời. Qua tác phẩm ta thấy được thông điệp tinh thần người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 4 Chứng minh: *4.1. Chất Chứng liệu mượn minh từqua thực Vội tại vàng đời sống.của Xuân Diệu. 0.5 - Bức tranh mùa xuân đẹp, tràn trề sức sống (ong bướm, hoa ,lá, đồng nội, yến, anh, ánh sáng '); bức tranh hoàng hôn buồn - Thời gian một đi không trở lại, trong cái tồn tại đã có cái mất đi, trong cái thắm tươi đã có dấu hiệu của sự phai tàn, rơi rụng. * Cách nhìn, cách cảm riêng về cuộc sống: 1.0 - Cuộc sống hiện lên thật đẹp qua con mắt “xanh non” của nhà thơ. Ông đã phát hiện ra "thiên đường trên mặt đất”, bữa tiệc dưới trần gian, thiên nhiên rạo rực trong tình yêu đôi lứa . - Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: Con người giữa mùa xuân và tuổi trẻ giữa cuộc đời là chuẩn mực, thước đo của mọi vẻ đẹp (ánh sáng chớp hàng mi; tháng giêng ngon như cặp môi gần). - Khẳng định bản sắc của cái tôi cá nhân: đó là người khổng lồ của khát vọng muốn đoạt quyền tạo hóa; cái tôi gắn bó với cuộc sống trần gian, thèm yêu, khát sống, muốn thâu vào mình mọi hương sắc, mật nhụy của cuộc đời; cái tôi đòi hưởng thụ. Cách hưởng thụ cuộc sống như tận hưởng tình yêu và thi sĩ là tình nhân của cuộc đời. - Quan niệm nhân sinh mới mẻ: hạnh phúc là được tận hưởng cuộc ng tối đađa, được chạy đua với thời gian, sống tích cực, sống cao độ để 1 hưởng từng giây, từng phút của cuộc đời. Tác phẩm truyền đến người đọc thông điệp hãy trân trọng mỗi phút giây của mùa xuân và tuổi trẻ, đừng sống hoài, sống phí. *Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ: Thể thơ tự do, cấu trúc câu thơ hiện đại (câu vắt dòng, kiểu câu định nghĩa 0.5 mang tính triết lí.). Nhịp hành khúc, giọng quyền uy; sử dụng các biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê; nhiều động từ, tính từ mạnh (ôm, riết, say, thâu, cắn; no nê, đã đầy, chuếnh choáng.), tất cả tạo nên chất nhạc tươi trẻ, sôi nổi, rạo rực, cuống quýt, vội vàng. Nhạc điệu của thơ là nhạc của “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. *4.2.Chứng Chất liệu minhmượn quatừ thực Việt tại Bắc đời của sống: Tố Hữu: 0.5 Xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. -Việt Bắc là khu căn cứ địa cách mạng, cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Tháng 10 năm 1954, ngay sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, hòa bình về trên miền Bắc, cán bộ cách mạng, cơ quan trung ương Đảng, Chính phủ dời Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. -Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống và gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu Việt Bắc để về xuôi. 1.2 * Cách nhìn, cách cảm riêng về cuộc sống: 5 - Cuộc sống trong Việt Bắc được hiện lên với cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ của nhà thơ Tố Hữu: nhớ về một giai đoạn lịch sử gian lao mà hào hùng của dân tộc với những mảng hoài niệm chân thực, rõ nét về con người và quê hương cách mạng. Đó là khúc tình ca và khúc hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp. + Thiên nhiên Việt Bắc: thanh bình, thơ mộng, đậm dấu ấn vùng miền song cũng rất oai hùng trong những ngày kháng chiến. + Con người Việt Bắc : dù còn nghèo khổ, cuộc sống còn nhiều gian lao, vất vả nhưng rất nghĩa tình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, kề vai sát cánh cùng cách mạng, luôn hào hùng, tràn đầy khí thế, dũng mãnh, lạc quan khi ra trận. - Tái hiện kỉ niệm về Việt Bắc là để: + Bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng của cán bộ cách mạng với đồng bào và quê hương Việt Bắc. + Lời tự vấn của nhà thơ vớí lòng mình về nghĩa tình thủy chung đối với đất và người Việt Bắc. + Nhắn nhủ bài học sâu sắc về đạo lí dân tộc: uống nước nhớ nguồn, quá khứ lịch sử luôn là một phần của hiện tại hôm nay. * Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ: 0.5 - Kết cấu đối đáp, hô ứng kết hợp cặp đại từ mình- ta được sử dụng linh hoạt, sáng tạo. Nó biến cuộc chia tay tập thể , mang ý nghĩa lịch sử trở thành cuộc tình tự nồng nàn tha thiết sâu lắng giữa kẻ ở người đi. - Thể thơ 6/8 truyền thống. - Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, nhịp thơ thay đổi phù hợp với cảm xúc: +Chậm rãi, tha thiết, sâu lắng khi hoài niệm về thiên nhiên, con người. + Nhanh, mạnh, hối hả, gấp gáp khi tái hiện những tháng ngày kháng chiến hào hùng và niềm vui chiến thắng. -Hình ảnh thơ kế thừa sáng tạo từ văn học dân gian. -Sử dụng từ láy, điệp từ ngữ, đối, các biện pháp tu từ. ^Việt Bắc là một minh chứng cho phong cách thơ Tố Hữu: trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 5 0,5 Bàn luận. - Nhận định đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nghệ thuật, đồng thời khẳng định vị trí, tài năng của tác giả và giá trị, sức sống lâu bền của tác phẩm qua sự sáng tạo riêng mới mẻ, độc đáo của mỗi tác phẩm. - Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời và cảm nhận cuộc sống ở bề sâu mới có thể phát hiện ra những điều mới mẻ nằm trong những chất liệu quen thuộc của thực tại. Người nghệ sĩ cũng cần phải có cá tính sáng tạo thể hiện bản sắc riêng của mình vào tác phẩm từ đó đóng góp cho văn chương những điều mới mẻ. Để làm được điều đó người nghệ sĩ phải có tài năng, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp. - Qua tác phẩm người đọc nắm bắt được hiện thực đời sống, khám phá cái nhìn, cách cảm mới mẻ mang phong cách riêng của người nghệ sĩ. - Tiêu chí đánh giá tác phẩm nghệ thuật không chỉ là phản ánh chân thực, thấu đáo bản chất của hiện thực cuộc sống mà còn ở những điều mới mẻ người nghệ sĩ gửi gắm, kí thác vào tác phẩm nghệ thuật của mình. HẾT DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 12 TRƯỜNG THPT LƯU NHÂN CHÚ MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao đề. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 câu trong 01 trang) Câu 1 (8,0 điểm) Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành). Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên? Câu 2 (12,0 điểm): Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Trích: Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Suy nghĩ của anh /chị về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu và Chí Phèo của Nam Cao. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VÃN A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điếm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điếm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thế làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điếm. - Điếm bài thi có thế cho lẻ đến 0,25 điếm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (8,0 điểm) a. Về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu. b. Về kiến thức Học sinh có thế trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Nội dung Điểm 1. Giới thiệu câu chuyện và quan niệm sống tích cực mà truyện gợi ra: Sống phải 1,0 có ước mơ cao đẹp, dám đương đầu với những khó khăn thử thách đế thực hiện ước mơ. 2. Giải thích 2,5 - Tóm tắt thật ngắn gọn truyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc. - Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn đế biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt. 3 Lí giải vấn đề 2,5 - Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên đế sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công. - Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. - Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển. - Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn. - Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời. (Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa) 4. Bàn luận 1,0 - Bên cạnh những người có ước mơ, không ngừng vươn lên để sáng tạo, cũng còn không ít người sợ hãi, né tránh gian khổ, khó khăn. Bên cạnh những ước mơ chính đáng, phù hợp với mục tiêu cao đẹp của cộng đồng cũng còn có ước mơ vụn vặt, tầm thường, vị kỉ. - Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, không có ý chí, nghị lực. (dẫn chứng minh họa) 5 Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động. 1,0 * Ghi chú: Nếu học sinh có ý kiến ngoài hướng dẫn nhưng có những kiến giải hợp lý, thuyết phục thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điếm (không vượt quá điếm tối đa của từng phần). Câu 2: 12,0 điểm a. về kĩ năng • Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận. • Biết chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. • Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của hiện thực đời sống đối với văn học nghệ 1 thuật và yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. 0,5 2 Giải thích 1,5 - Tác phẩm: đứa con tinh thần, sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. - Nghệ sĩ: người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. - Vật liệu mượn ở thực tại: hiện thực là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm. - Ghi lại cái đã có rồi: sao chép y nguyên cuộc sống như nó vốn có. - Muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phẩm thể hiện cách nhìn và cách khám DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn phá riêng về hiện thực đồng thời gửi gắm những thông điệp của người nghệ sĩ. - Cặp quan hệ từ: khôngnhững mà còn : chỉ quan hệ bổ sung. => Ý kiến khẳng định vai trò của hiện thực đời sống đối với văn học và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 3 Lí giải vấn đề. 3,0 3.1 Vì sao tác phẩm nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại ? 1,5 - Thực tại đời sống là cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có sáng tác văn chương. Không có cuộc sống sẽ không có sáng tạo nghệ thuật. - Thực tại đời sống là đề tài vô tận cho văn chương khai thác và phản ánh, là nguồn chất liệu vô cùng phong phú sinh động cho nhà văn lựa chọn và sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nó còn là cái nôi nuôi dưỡng nhà văn, là mảnh đất nhà văn sống và hình thành cảm xúc. - Văn học trở thành tấm gương phản chiếu thực tại đời sống để qua tác phẩm, người đọc có thể hình dung được “sự sống muôn hình vạn trạng”. Không bám sát đời sống, nhà văn sẽ không thể cho ra đời những tác phẩm văn học giàu “chất sống”. Nếu thoát li thực tại văn chương sẽ rơi vào siêu hình, thần bí. 3.2 Vì sao nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ? 1,5 - Không thể đánh đồng thực tại đời sống với văn chương vì làm như vậy là hạ thấp văn chương và không hiểu về giá trị của những sáng tạo nghệ thuật. - Nếu chỉ ghi lại những cái đã có rồi sẽ không thỏa mãn được nhu cầu lí giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Người đọc sẽ chỉ thấy trong tác phẩm văn học những điều họ đã thấy được ở ngoài cuộc đời, khi đó văn chương sẽ không còn cần thiết, người đọc chỉ cần sống với cuộc đời thực là đủ. Vì thế tác phẩm văn học sẽ nhạt nhẽo, vô vị thiếu sức cuốn hút. - Thực tại đời sống được cảm nhận dưới con mắt của người nghệ sĩ bao gồm những điều mà mọi người đều thấy và cả vấn đề mà người khác chưa thấy - những điều sâu sắc và mới mẻ luôn phát sinh từ cuộc sống. - Những chất liệu thực tại cần sự sắp xếp và tái hiện, sáng tạo trên cơ sở những gì đã có để từ những mảng rời rạc của đời sống tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Đó là nhờ tài năng và công phu lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. - Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần mà đặc trưng của nó là tính cá thể hóa cao độ, đòi hỏi nhà văn phải đem đến cho văn chương một tiếng nói riêng, phong cách riêng, nếu không tác phẩm sẽ rơi vào quên lãng. - Thực tại đời sống được người nghệ sĩ ghi lại không phải là sự phản ánh một cách máy móc, rập khuôn mà được phản chiếu qua tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước hiện thực. Người nghệ sĩ không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn gửi gắm, kí thác những ước mơ khát vọng về cuộc đời. Qua tác DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn phẩm ta thấy được thông điệp tinh thần người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm. 4 Chứng minh 5,0 4.1. Phân tích tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu. 2,5 * Chất liệu mượn từ thực tại đời sống. - Bức tranh mùa xuân (ong bướm, hoa lá, đồng nội, chim muông, ánh sáng.); bức tranh hoàng hôn buồn - Thời gian một đi không trở lại, trong cái tồn tại đã có cái mất đi, trong cái thắm tươi đã có dấu hiệu của sự phai tàn, rơi rụng. 0,75 * Cách nhìn, cách cảm riêng về cuộc sống: - Cuộc sống hiện lên thật đẹp qua con mắt “xanh non” của nhà thơ. Ông đã phát hiện ra "thiên đường trên mặt đất”, bữa tiệc dưới trần gian, thiên nhiên rạo rực trong tình yêu đôi lứa . - Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: Con người giữa mùa xuân và tuổi trẻ giữa cuộc đời là chuẩn mực, thước đo của mọi vẻ đẹp (ánh sáng chớp hàng mi; tháng giêng ngon 1,25 như cặp môi gần). - Khẳng định bản sắc của cái tôi cá nhân: đó là người khổng lồ của khát vọng muốn đoạt quyền tạo hóa; cái tôi gắn bó với cuộc sống trần gian, thèm yêu, khát sống, muốn thâu vào mình mọi hương sắc, mật nhụy của cuộc đời; cái tôi đòi hưởng thụ. Cách hưởng thụ cuộc sống như tận hưởng tình yêu và thi sĩ là tình nhân của cuộc đời. - Quan niệm nhân sinh mới mẻ: hạnh phúc là được tận hưởng cuộc sống tối đa, chạy đua với thời gian, sống tích cực, sống cao độ để tận hưởng từng giây phút của cuộc đời. Tác phẩm truyền đến người đọc thông điệp hãy trân trọng mỗi phút giây của mùa xuân và tuổi trẻ, đừng sống hoài, sống phí. * Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ: Thể thơ tự do, cấu trúc câu thơ hiện đại (câu vắt dòng, kiểu câu định nghĩa mang tính triết lí.). Nhịp hành khúc, giọng quyền uy; sử dụng các biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê; nhiều động từ, tính từ mạnh (ôm, riết, say, hôn, cắn; no nê, đã đầy, chuếnh choáng.), tất cả tạo nên chất nhạc tươi trẻ, sôi nổi, rạo rực, cuống quýt, vội 0,5 vàng. Nhạc điệu của thơ là nhạc của “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. 4.2. Phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. 2,50 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn * Chất liệu từ thực tại đời sống. - Bức tranh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ngột ngạt, đen tối với nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, địa chủ với địa chủ. 0,75 - Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh và những thành kiến nặng nề ở nông thôn, những người nông dân lạnh lùng xa cách nhau. * Cách nhìn, cách cảm riêng về cuộc sống: - Khám phá hiện thực ở bề sâu: Viết về cuộc sống của những người nông dân Nam Cao không chỉ đề cập đến nỗi khổ đau về vật chất mà xoáy sâu vào bi kịch tinh thần 1,25 đau đớn: bi kịch tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Khái quát hiện tượng mang tính quy luật: chừng nào xã hội còn những áp bức bất công thì những người nông dân bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người sẽ không chấm dứt. - Tiếng nói nhân đạo sâu sắc và mới mẻ: Nam Cao vẫn thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ bị hủy hoại cả nhân hình và nhân tính. Khẳng định tình thương có sức cảm hóa lớn, khơi dậy, đánh thức phần người bị vùi lấp, chà đạp. Trân trọng, đề cao khát vọng được làm người đúng nghĩa. * Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ: Kết cấu vòng tròn, trần thuật theo mạch tâm lí, điểm nhìn trần thuật linh hoạt, tình huống truyện độc đáo, xây dựng nhân vật điển hình, kiểu nhân vật đa diện, miêu tả sâu sắc diễn biến tâm lí nhân vật; chi tiết nghệ thuật 0,5 độc đáo; ngôn ngữ đa thanh; có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại và độc thoại, giữa lời gián tiếp với lời nửa trực tiếp. Nam Cao đã góp phần cách tân văn xuôi Việt Nam. 5 Bàn luận. 1,5 - Nhận định đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nghệ thuật, đồng thời khẳng định vị trí, tài năng của tác giả và giá trị, sức sống lâu bền của tác phẩm qua sự sáng tạo riêng mới mẻ, độc đáo của mỗi tác phẩm. - Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời và cảm nhận cuộc sống ở bề sâu mới có thể phát hiện ra những điều mới mẻ nằm trong những chất liệu quen thuộc của thực tại. Người nghệ sĩ cũng cần phải có cá tính sáng tạo thể hiện bản sắc riêng của mình vào tác phẩm từ đó đóng góp cho văn chương những điều mới mẻ. Để làm được điều đó người nghệ sĩ phải có tài năng, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp. - Qua tác phẩm người đọc nắm bắt được hiện thực đời sống, khám phá cái nhìn, cách cảm mới mẻ mang phong cách riêng của người nghệ sĩ. - Tiêu chí đánh giá tác phẩm nghệ thuật không chỉ là phản ánh chân thực, thấu đáo bản chất của hiện thực cuộc sống mà còn ở những điều mới mẻ người nghệ sĩ gửi gắm, kí thác vào tác phẩm nghệ thuật của mình. Kết thúc vấn đề cần nghị luận: Khái quát được vấn đề và tạo được ấn tượng, nêu 6 được những suy nghĩ riêng của bản thân. 0,5 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 Câu 1 (3 điểm): Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận được ra ta? Ai trong đời cũng có thể tiến xa Nếu có thể tự mình đứng dậy Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy Đâu chỉ để dành cho một riêng ai. (Tự sự - Nguyễn Quang Hưng) Anh (chị) suy nghĩ gì về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ trên. Câu 2 (7 điểm): Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người. Động lực này được thể hiện qua những hoạt động không ngơi nghỉ, để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh. (Keith D. Harrell) Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN Câu Đáp án Điểm Câu 1 1. Giới thiệu đoạn thơ. Giới thiệu khái quát ý nghĩa đoạn thơ: mỗi 0.25 (3 người cần vươn lên, vượt qua thử thách để giành lấy hạnh phúc. (0.25 điểm) điểm) 2. Giải thích ý nghĩa đoạn thơ (0.75 điểm) - Từ những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc để gợi lên ý nghĩa ẩn dụ: 0.5 + Đường đời trơn láng: cuộc sống phẳng lặng, bình yên, không có trở ngại, không gặp khó khăn, thử thách. + Tự mình đứng dậy: vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. + Hạnh phúc: niềm vui, sự hài lòng, thoả mãn Hạnh phúc là điều mà ai ai cũng mong có được. + Bầu trời: khoảng không gian rộng lớn, mênh mông, không thuộc về bất cứ một cá nhân nào. Đoạn thơ nêu lên một triết lí trong cuộc sống: Khó khăn, thử thách 0.25 trong cuộc sống chính là sự rèn luyện bản thân. Nếu biết nỗ lực vượt qua thử thách đó, con người sẽ có được hạnh phúc. 3. Phân tích, nhận định, đánh giá, bàn luận về vấn đề (1.0 điểm) - Đoạn thơ là một triết lí sống sâu sắc, đúng đắn, có ý nghĩa, nhắc 0.75 nhở mỗi người cần phải biết phấn đấu, tự lập và nỗ lực hết mình trong cuộc sống để giành lấy hạnh phúc cho bản thân mình. + Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và trong cuộc đời mình, không ai là không bao giờ gặp khó khăn, thử thách. + Khi gặp khó khăn, nếu con người chỉ biết than thân, trách phận, oán thán cuộc đời hoặc chờ đợi sự giúp đỡ của người khác thì họ sẽ không thể vượt qua thử thách một cách thực sự. + Ngược lại, nếu người ta biết nỗ lực vươn lên, vượt qua những khó khăn đó thì nó sẽ rèn luyện được bản thân và trưởng thành hơn. Những khó khăn, thử thách đó sẽ mang lại cho con người những bài học, những kinh nghiệm hữu ích. - Phê phán những con người hèn nhát, không dám đối mặt với hoàn 0.25 cảnh, gặp khó khăn là đầu hàng. (lấy dẫn chứng phù hợp minh hoạ cho các ý trên) 4. Mở rộng vấn đề (0,5 điểm) - Con người cần dựa vào chính mình để vượt qua khó khăn, nhưng 0.5 nếu có sự giúp đỡ của người khác thì sự nỗ lực đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn. - Không chỉ tự mình vươn lên, mọi người cần có sự giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, trở ngại. Đó có thể là sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 5. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm) - Nhận thức được ý nghĩa triết lí nhân sinh của đoạn thơ: cần có bản 0.5 lĩnh đối mặt với khó khăn trong cuộc sống và biết nỗ lực hết mình để vượt qua khó khăn đó. - Liên hệ đến hành động cụ thể của bản thân: CÂU 2: Câu Đáp án Điể m Câu 2 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. (7 Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của 0.5 điểm) Nam Cao. (0.5 điểm) 2. Giải thích (0.75 điểm) - Giải thích từ ngữ, ý nghĩa câu trích: 0.5 + Khát vọng: là sự mong muốn, là khao khát đạt được một điều gì đó. Đó là điều mà con người luôn hướng tới. + Động lực: những nguồn lực, những yếu tố thúc đẩy, giúp ích cho con người thực hiện một điều gì đó. - Ý kiến nhấn mạnh đến hai vấn đề: Khát vọng luôn tiềm tàng trong mỗi con người. Khát vọng giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống để đạt được ước mơ. - Trong Hai đứa trẻ và Chí Phèo: 0.25 + Các nhân vật đều thể hiện một khát vọng chung, đó là khát vọng được sống đúng nghĩa chứ không chỉ là sự tồn tại trong cuộc đời. + Khát vọng sống đó chính là nguồn động lực để các nhân vật trong tác phẩm không đầu hàng và buông xuôi trước thực tại, mà luôn nỗ lực để đạt được ước mơ của mình bằng những hành động cụ thể. 3. Phân tích, chứng minh nhận định (4.75 điểm) a) Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm: 0.5 - Thạch Lam là nhà văn lãng mạn là nhà văn xuất sắc của xu hướng văn học lãng mạn trước năm 1945. Ông có biệt tài về truyện ngắn, với những truyện không có truyện, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Lối văn của ông trong sáng, giản dị nhưng chứa đựng sự nhạy cảm và lòng yêu thương của tác giả trước cảnh vật và con người. - Hai đứa trẻ là một trong những truyện đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Đây là tác phẩm có sự hoà quyện yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. * Hai đứa trẻ thể hiện khát vọng tiềm tàng, là động lực giúp con người vượt qua trở ngại để đạt được ước mơ: DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Cuộc sống nghèo nàn, quẩn quanh, tẻ nhạt nơi phố huyện: 0,75 + Cảnh chợ tàn: người về hết, trên đất chỉ còn rác rưởi mấy đứa trẻ nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh + Cảnh những kiếp người tàn: chị Tí, bác phở Siêu, vợ chồng bác xẩm, bà cụ Thi + Cuộc sống của chị em Liên: nghèo khó, tẻ nhạt, buồn chán Thạch Lam tái hiện lại cuộc sống tối tăm, quẩn quanh, bế tắc của những con người nơi phố huyện nghèo. - Dù cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh không lối thoát nhưng họ vẫn có 1.0 khát vọng vươn lên, vượt qua hoàn cảnh để hướng tới ánh sáng, hạnh phúc: + Mọi người vẫn tiếp tục sống và hi vọng: chị Tí dẫu biết bán hàng không ăn thua gì vẫn chăm chỉ; chị em Liên vẫn đều đặn mở cửa hàng + Mọi người chờ tàu như mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Dù chẳng mấy khi bán thêm được gì nhưng họ vẫn chờ đợi chuyến tàu để có thêm hi vọng, niềm tin để tiếp tục sống. Sau khi đoàn tàu đi qua mới là lúc họ kết thúc công việc. + Chị em Liên chờ tàu để hướng về quá khứ tươi đẹp. (Lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh hoạ cho các nội dung trên) a) Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm: 0.5 - Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc. Trước cách mạng, ông thường viết về đề tài nông dân và người trí thức. Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và phong cách nghệ thuật độc đáo: khai thác những nét mới mẻ trong đề tài, chú ý nội tâm nhân vật, kết cấu độc đáo - Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao. Truyện ra đời năm 1941, tên ban đầu là Cái lò gạch cũ, sau đổi thành Đôi lứa xứng đôi và cuối cùng là Chí Phèo. Truyện khai thác đề tài người nông dân với cách nhìn mới mẻ, mang giá trị nhân đạo sâu sắc. * Chí Phèo thể hiện khát vọng tiềm tàng, là động lực giúp con người vượt qua trở ngại để đạt được ước mơ: - Trước khi đi tù: 0.5 + Chí Phèo có hoàn cảnh hết sức éo le: bị bỏ rơi từ nhỏ, ở với hết người này người khác, phải đi ở, làm thuê. + Khi đó Chí Phèo vẫn có ước mơ, khát vọng. Điều đó đã giúp Chí Phèo vượt qua hoàn cảnh éo le, lớn lên trở thành một anh canh điền khoẻ mạnh, có nhân cách, có ước mơ khát vọng hạnh phúc bình dị. - Sau khi đi tù về: 1.5 + Chí Phèo thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị mọi người xa lánh. + Khát vọng hạnh phúc đã thức tỉnh Chí Phèo: gặp Thị Nở, Chí Phèo thức tỉnh các giác quan, thức tỉnh lương tri của một con người, Chí Phèo DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn khao khát lương thiện, khao khát được xây dựng cuộc sống hạnh phúc cùng với Thị Nở. Điều đó trở thành động lực giúp Chí Phèo có những hành động thực hiện khao khát của mình. + Khi bị cự tuyệt quyền làm người, khát vọng sống một lần nữa thôi thúc Chí Phèo hành động, giết chết Bá Kiến và tự sát. Đó là nỗ lực cuối cùng để làm người lương thiện của Chí Phèo. (Lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh hoạ cho các nội dung trên) 4. Đánh giá, mở rộng (0.75 điểm) - So sánh vấn đề nghị luận trong hai tác phẩm: 0.5 + Đều quan tâm đến số phận của những con người bất hạnh; chú ý đến những ước mơ, khát vọng tiềm tàng, ẩn sâu trong họ; biến những khát vọng ấy thành hành động cụ thể. + Đặc biệt chú ý đến khát vọng được sống đúng nghĩa như một con người. Không chấp nhận cuộc sống quẩn quanh, tăm tối, cuộc sống không được sự thừa nhận của mọi người. + Đều chú ý đến thế giới nội tâm nhân vật. + Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn, nhưng truyện ngắn của ông vẫn phảng phất yếu tố hiện thực. Thạch Lam quan tâm đến những số phận nhỏ bé, tội nghiệp và những xúc cảm mong manh của họ. + Nam Cao là nhà văn hiện thực, ông quan tâm tới người nông dân với những diễn biến tâm lí phức tạp. - Sự đề cao khát vọng sống của con người chính là biểu hiện rõ nét của 0,25 tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn xuất sắc của hai xu hướng lãng mạn và hiện thực trước cách mạng tháng Tám – 1945. 5. Kết luận vấn đề (0,25 điểm) 0.25 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 Câu 1 (8,0 điểm) Phải chăng “Con người hình thành từ những suy nghĩ của chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ nghĩ” (Mahatma Gandhi)? Câu 2 (12,0 điểm) Nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e đã chia sẻ: Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên, gợi những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa, đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam trước năm 1945, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN Câu Ý Nội dung Điểm Phải chăng “Con người hình thành từ những suy nghĩ của 1 chính bản thân họ. Họ sẽ hành động theo những gì họ 8,0 nghĩ” (Mahatma Gandhi)? Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan niệm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể a. Giải thích 1,5 - “Suy nghĩ” là cách hiểu, cách đánh giá thể hiện nhận thức, quan niệm của bản thân về những vấn đề trong cuộc sống. - Suy nghĩ là tiền đề quyết định đến ý thức, hành động, nhân cách và lối sống của con người (mối quan hệ lôgic giữa suy nghĩ và hành động). => Câu nói giúp con người ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của suy nghĩ đối với hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của mỗi con người. b. Luận bàn 5,0 Thí sinh có thể trình bày nhiều suy nghĩ khác nhau về vấn đề tầm quan trọng của suy nghĩ đối với hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của mỗi con người nhưng việc luận bàn cần hướng đến các phương diện sau: DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Hướng con người đến suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan, sự tự tin, biết yêu đời yêu cuộc sống, biết tha thứ, bao dung. - Suy nghĩ tích cực để có hành động đúng đắn, cao cả. Đó là yếu tố quan trọng để đi đến thành công. - Ngược lại nếu một người luôn sống trong suy nghĩ tiêu cực luôn bị bao vây bởi sự sợ hãi, nỗi chán chường, tuyệt vọng, thù hận sẽ dẫn đến những hành động mù quáng, ngu ngốc cản trở sự thành công, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân gia đình và xã hội. c. Bài học nhận thức và hành động 1,5 Từ luận bàn trên, thí sinh cần phải rút ra bài học nhận thức và hành động để có những suy nghĩ đúng đắn trong hành động và việc hình thành nhân cách lối sống của bản thân. Chẳng hạn, như: - Học cách suy nghĩ tích cực, lối sống lạc quan; cởi bỏ khỏi những suy nghĩ ích kỉ, hạn hẹp bó buộc bản thân. - Hãy tự mình vươn tới những chân trời mới bằng cách luôn “Hướng về phía mặt trời”; có trách nhiệm trong mỗi suy nghĩ và hành động của chính bản thân mình. - Có mục đích sống đúng đắn, tự tin, kiên cường theo đuổi để đạt được mục đích đó. Cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam trước 2 năm 1945 để bình luận ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ- 12,0 ruy-e. Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. Yêu cầu cụ thể a. Giải thích ý kiến 3,0 * Cắt nghĩa ý kiến: 1,5 - Nâng cao tinh thần: Làm cho đời sống tinh thần con người trở nên phong phú, trong sáng và tốt đẹp hơn. - Gợi những tình cảm cao quý và can đảm: Làm nảy nở trong tâm hồn con người những cảm xúc cao đẹp, mang tính nhân văn, đồng thời giúp con người có niềm tin và sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. - Cuốn sách hay: Tác phẩm văn học đích thực, giá trị và hấp dẫn người đọc. - Nghệ sĩ: Người tạo nên những tác phẩm nghệ thuật kết tinh tài năng và tâm hồn. => Ý kiến đã khẳng định tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện, đánh giá một tác phẩm nghệ thuật giá trị và một nhà văn đích thực là tác phẩm ấy phải bồi đắp, nâng cao những phẩm chất tinh thần, làm cho con người trở nên người hơn, cao quý hơn bằng những tình cảm tốt đẹp, bằng bản lĩnh và sức mạnh tinh thần. * Lí giải ý kiến: 1,5 - Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần do nhà văn tạo nên để thể hiện về cuộc sống, nhằm biểu hiện tâm tư, thái độ của nghệ sĩ. Nó bao giờ cũng phải là một chỉnh thể mang tính thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa nội dung và hình thức. - Văn học là nhân học (Mác-xim Gor-ki). Tác phẩm thực sự trở thành cuốn sách hay khi nó đặt ra vấn đề gần gũi, có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của con người, chứa đựng những DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn giá trị tư tưởng, tình cảm hướng người đọc tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. - Để viết được cuốn sách hay, nhà văn cần có tài năng, lương tâm, trách nhiệm, tầm tư tưởng và cảm xúc mãnh liệt. Đó là phẩm chất của người nghệ sĩ. Cảm nhận về một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam yêu b. 7,0 thích trước năm 1945 Thí sinh được tự do lựa chọn một vài tác phẩm văn xuôi Việt Nam yêu thích trước năm 1945 để cảm nhận. Tuy nhiên đây không phải là cảm nhận toàn bộ tác phẩm mà cần tập trung hướng sự cảm nhận vào việc làm sáng tỏ hai nội dung sau: - Tác phẩm có tác dụng nâng cao tinh thần đối với độc giả. 4,0 - Tác phẩm gợi những tình cảm cao quý và can đảm đối với 3,0 độc giả. c. Bình luận ý kiến 2,0 - Khẳng định ý kiến của La Bơ-ruy-e đề cập và nhấn mạnh một tiêu chí quan trọng để xác định giá trị của tác phẩm nghệ thuật là khả năng giáo dục, bồi dưỡng để hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất tinh thần quý giá cho con người. - Ý kiến cũng là chính là sự gợi nhắc, cổ vũ cho người cầm bút sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị giáo dục tâm hồn con người. Đồng thời ý kiến cũng gợi mở để người đọc hướng tới một tiêu chí khác có liên quan: giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Bởi chỉ khi đạt tới một trình độ nghệ thuật cần thiết, những giá trị tư tưởng, tình cảm mới được thể hiện trọn vẹn và phát huy khả năng tác động. - Kinh nghiệm khi lựa chọn và thưởng thức tác phẩm nghệ thuật: Đó phải là tác phẩm thật sự có ích đối với việc bồi dưỡng tình cảm, nâng cao bản lĩnh, hoàn thiện tâm hồn con người. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 Câu 1. Nghị luận xã hội (8.0 điểm) CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. ( ) (Hạt giống tâm hồn- từ những điều bình dị, tập 3, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh ) Phát biểu suy nghĩ của anh/chị khi đọc câu chuyện trên. Câu 2. Nghị luận văn học (12.0 điểm) “Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”. (Thạch Lam văn và đời, NXB Hà Nội 1999, tr 597) Hãy trình bày cách hiểu của anh/chị về ý kiến trên qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 1. Kĩ năng: Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống 0.5 luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, kết hợp các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 2. Kiến thức: Lí giải vấn đề một cách sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa 7.5 lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: a. Giải thích 2.0 - Khái quát nội dung câu chuyện: Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, 0.5 bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc. - Câu chuyện nêu và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt 1.0 đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động chỉ dẫn đến thất bại, thậm chí bị hủy diệt. - Cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước trên con đường mới. 0.5 b. Phát biểu suy nghĩ sau khi đọc câu chuyện 4.5 - Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp 1.0 con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. - Trên con đường thực hiện ước mơ, bao khó khăn, trở ngại và cả bất 1.5 hạnh có thể xảy ra để thử thách lòng dũng cảm của con người. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ chọn cho mình cách đón nhận để có hướng đi riêng. Có người chọn lối sống an phận, thụ động, không dám đối mặt với thử thách; có người tự thay đổi để thích nghi hoàn cảnh (dẫn chứng). - Cuộc sống chúng ta sẽ ra sao, luôn ngập tràn sợ hãi, oán hờn hay 1.0 chấp nhận và vui sống để vươn lên sẽ tùy thuộc vào cách ta đối mặt với những khó khăn thử thách gặp phải. Những con người biết vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, dám đương đầu với thử thách sẽ có được một tầm nhìn, sức mạnh và xứng đáng được tôn vinh (dẫn chứng). - Biểu dương những người có ước mơ, có nghị lực vươn lên. Phê phán những người sống không có ước mơ, thụ động, ngại khó ngại khổ, 1.0 không có ý chí, nghị lực. c. Bài học 1.0 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn, thử thách bát ngờ. 0.5 Con đường đi đến ước mơ không hề bằng phẳng, phải dũng cảm đương đầu với thử thách. - Trong cuộc sống không nên đợi đến khi nắm chắc phần thắng mới 0.5 làm, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì cả. 2 1. Kĩ năng: Đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận văn học, có hệ 0.5 thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 2. Kiến thức: Lí giải vấn đề một cách sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa 11.5 lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: a. Giải thích ý kiến của Thạch Lam 2.5 - Một trong những chức năng của văn học là chức năng thẩm mĩ. Vì 0.5 vậy, đi tìm và phát hiện cái đẹp chính là công việc, là sứ mệnh của nhà văn. - Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được nên 0.5 không nhất thiết phải cần đến vai trò của nhà văn. Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm và phát hiện cái đẹp cái khuất lấp ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp để giúp người đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, con người và thưởng thức tác phẩm một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất. - “Cái đẹp kín đáo” và “nơi không ai ngờ tới”: + “Cái đẹp kín đáo” là cái đẹp tiềm ẩn đằng sau vẻ bề ngoài xù xì, gai 0.25 góc, thô kệch, tầm thường Đó thường là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người, khát vọng, sức sống, tài năng. + “Nơi không ai ngờ tới” chính là hoàn cảnh, là môi trường không 0.25 phù hợp, thuận lợi cho cái đẹp. - Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: người đọc tin tưởng, có cái 0.5 nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm và vẻ đẹp cuộc sống. - Nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện để phản ánh 0.5 hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới nên phải đi tìm, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của đối tượng ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp. b. Chứng minh qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ 8.0 người tử tù (Nguyễn Tuân) * Truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) 4.0 - Vài nét về Thạch Lam và Hai đứa trẻ + Thạch Lam là gương mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Sáng tác 0.25 của ông thiên về chủ đề tình thương yêu. + Hai đứa trẻ rút trong tập Nắng trong vườn (1938), tiêu biểu cho 0.25 kiểu truyện ngắn không có cốt truyện đặc biệt, man mác như một bài thơ trữ tình đượm buồn. - “Cái đẹp kín đáo” trong Hai đứa trẻ là một cái gì chỉ hiện ra mong manh thấp thoáng, là cái đẹp cổ điển: đẹp và buồn. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Hai đứa trẻ là cái đẹp thầm kín của trái tim nhân hậu, chan chứa 1.0 yêu thương trong tâm hồn nhỏ bé của Liên. + Cái đẹp hiền hòa của những con người nghèo khổ mà sống với nhau 0.5 đầy tình thân ái. + Cái đẹp mong manh mơ hồ của những hi vọng về ánh sáng đang 1.0 chìm khuất trong bóng tối - Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: người đọc nhận ra, trân trọng, 1.0 đồng cảm với những khoảnh khắc đẹp, những tâm hồn chưa hẳn đã lụi tàn, những cuộc đời đang cố gắng sống và hi vọng vào một tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn. * Truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) 4.0 - Vài nét về Nguyễn Tuân và Chữ người tử tù + Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, luôn hướng thiện, hướng mĩ 0.25 để tìm và lưu giữ cho đời những vẻ đẹp. + Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời (1940), nổi lên một vẻ đẹp kín đáo, tiềm ẩn Chữ người tử tù. 0.25 - “Vẻ đẹp kín đáo” + Trong truyện ngắn Chữ người tử tù là cái đẹp lí tưởng của tài năng- 1.0 thiên lương và khí phách đặt trong sự đối nghịch của cảnh ngộ (thí sinh phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao). + Cái đẹp đã gặp gỡ, hội tụ, tỏa sáng và bất tử trong chốn lao tù- nơi 0.5 mà thông thường chỉ có cái xấu, cái ác ngự trị (cảnh cho chữ- cảnh tượng xưa nay chưa từng có). Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người. + Vẻ đẹp của tâm hồn và “thiên lương” trong sáng: Huấn Cao dũng 1.0 cảm, không sợ chết, coi khinh tiền bạc và cường quyền, có lòng yêu mến cái thiện, cái “thiên lương” trong sạch của viên quản ngục. Viên quản ngục cũng vậy, vẻ đẹp của ông ta thể hiện ở thái độ kính trọng Huấn Cao– hiện thân của cái tài, cái đẹp, “thiên lương” cao cả. Hai hình tượng này thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân: tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời. - Bài học “trông nhìn và thưởng thức”: trân trọng tài năng, nhân cách tốt đẹp; mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, vai trò của người 1.0 nghệ sĩ c. Đánh giá chung 1.0 + Quan niệm của nhà văn Thạch Lam trong tiểu luận Theo dòng đã 0.5 thể hiện đầy đủ trách nhiệm của nhà văn- người nghệ sĩ chân chính trong việc phát hiện “cái đẹp kín đáo”, cho người đọc bài học “trông nhìn và thưởng thức”, từ đó “nâng đỡ những cái tốt”, để “trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn”. + Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù đã làm nổi bật được cái đẹp tiềm ẩn 0.5 nơi tưởng như không thể có cái đẹp mà tác giả đã phát hiện, tìm kiếm trong tác phẩm. Điều đó thể hiện tấm lòng và tài năng của nhà văn qua tác phẩm. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 Câu 1 (8,0 điểm) Ngày xửa ngày xưa, trên tiên giới có hai ông tiên rất thích đánh cờ vây. Họ thường bay xuống một đỉnh núi dưới hạ giới để đánh cờ. Ở nơi họ đánh cờ có một cây thông cao lớn. Có một con khỉ sống trên cây thông ấy. Hết năm này đến năm khác, con khỉ nấp trên cây xem trộm hai ông đánh cờ. Nhờ vậy nó lĩnh hội được những bí quyết của môn cờ vây. Không lâu sau con khỉ xuống núi ,đi đến đâu cũng thách người ta đánh cờ với nó.Trong một thời gian không ai là đối thủ của nó. Sau này những người đánh cờ chỉ nhìn thấy đối thủ của mình là con khỉ đó liền đầu hàng vô điều kiện. Chuyện này cuối cùng cũng đến tai nhà vua. Ông cho rằng mình không thể làm ngơ trước việc này. Cả nước có bao nhiêu cao thủ cờ vây, vậy mà chẳng ai đánh thắng nổi con khỉ đó, thật là mất mặt. Nhà vua ra lệnh: “ Phải tìm bằng được người đánh thắng con khỉ đó ” Nói thật ra ,tài đánh cờ của con khỉ đó thật cao siêu, không ai xứng tầm là đối thủ của nó. Phải làm thế nào bây giờ? Lúc đó có vị đại thần, xung phong đi quyết đấu với con khỉ một ván. Nhà vua nói : “Khanh có chắc thắng không?” Vị thần tự tin trả lời “Thần cầm chắc phần thắng trong tay. Chỉ có điều xin nhà vua sai người đặt một đĩa đào chín ở cạnh bàn cờ” Trận đấu được bắt đầu, vị đại thần và con khỉ đó ngồi đối diện nhau, cạnh bàn cờ đặt một đĩa đào chín mọng, tươi ngon. Trong suốt ván cờ, con khỉ liên tục liếc mắt nhìn đĩa đào. Và cuối cùng thì nó đã thua. Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên. Câu 2 (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức” ( Thạch Lam) Anh(Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật Quản ngục trong tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để thấy sự “ phát hiện” cũng như “bài học trông nhìn” mà tác giả đã gửi gắm. DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN Câu Ý Nội dung Điểm 1 8,0 Yêu cầu về kỹ năng 0,5 - Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận - Diễn đạt trong sáng, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả . Yêu cầu kiến thức 7,5 a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Câu chuyện kể về 2 hình tượng chính đó là vị thần và con khỉ đã cho ta thấy: con khỉ thất bại là do đã không chuyên tâm, 0.5 không tập trung vào ván cờ mà lơi là, chủ quan. Vị đại thần thắng cuộc là nhờ vào sự dũng cảm, tự tin, mưu trí, khôn khéo, đặc biệt là chuyên tâm tập trung đánh cờ, suy tính cân nhắc kỹ càng trong 0.25 từng đường đi, nước bước. -> Câu chuyện ngắn gọn, cô đọng, hàm súc ngụ ý phê phán con khỉ ma lanh, láu cá có phần tự đắc và đồng thời ngợi ca vị đại thần chuyên tâm với công việc. 0.25 => Câu chuyện gửi gắm đến tất cả mọi người bài học về sự chuyên tâm, kiên trì, mưu mẹo, tự tin, thông minh sẽ mang lại cho con người chiến thắng dù ở trường học hay trường đời. Bàn luận: 0,5 - Chuyên tâm là dồn tâm sức trí tuệ tập trung làm một việc gì đó với một niềm say mê lớn cho đến khi hoàn thành xong công việc. - Sự chuyên tâm đem đến thành công cho con người, vì: b. + Khi dồn tâm sức, trí tuệ để làm việc; khi đã suy nghĩ chín 1,5 chắn, sâu sắc; cân nhắc tính toán lường trước được mọi việc thì con người sẽ hạn chế được rủi ro và có nhiều khả năng cơ hội để đi đến chiến thắng 1,5 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn + Khi con người tập trung cao độ, con người sẽ có những bứt phá, có những sáng tạo vì vậy dễ dàng đi đến thành công. 0,75 - Không chuyên tâm và quá tin vào mình, tự kiêu, chủ quan lơi là, mất cảnh giác thì sẽ chuốc lấy thất bại. 0,5 - Phê phán những con người khi làm việc gì đó hay chủ quan khinh địch, tinh vi, xem thường người khác 0,75 - Khẳng định: Chuyên tâm sẽ giúp con người đi đến thành công. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải lúc nào sự chuyên tâm cũng đưa con người đến thành công mà bên cạnh đó con người còn phải có sự thông minh mưu trí, sáng tạo; phải có sự tự tin. Bởi lẽ có nhiều người rất cần cù chịu khó, say mê nhưng không sáng tạo, thiếu phương pháp, không có sáng kiến khi thực hiện công việc thì cũng không thể thành công. ( HS cần có dẫn chứng trong quá trình bàn luận) c. Bài học nhận thức và hành động 1.0 - Muốn thành công, muốn chiến thắng thì cần sự chuyên tâm với công việc, thông minh, mưu trí không nên lơi là, chủ quan, tự kiêu 0.5 coi thường người khác - Rèn luyện ý chí, bản lĩnh, sự kiên trì; nâng cao tầm hiểu biết để 0.5 chiến thắng trong cuộc sống. 2 12.0 Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, liến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại . Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo 11,5 các ý sau: a. Giải thích ý kiến DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Cái đẹp kín đáo, che lấp là cái đẹp ẩn đằng sau vẻ bề ngoài xù xì, 1.5 gai góc, thô kệch, tầm thường Đó thường là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người, khát vọng, sức sống, tài năng - Nơi không ai ngờ tới chính là hoàn cảnh, là môi trường không phù hợp, thuận lợi cho cái đẹp. -> Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm và phát hiện cái đẹp cái khuất lấp ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp để giúp người đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, con người và thưởng thức tác phẩm một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất. => ý kiến đặt ra trách nhiệm của người cầm bút là phải phát hiện được những cái đẹp khuất lấp để đem lại những nhận thức mới mẻ cho người đọc. Đó cũng chính là thiên chức, là sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ. * Lí giải ý kiến: 1.5 - Một trong những chức năng của văn học là chức năng thẩm mỹ vì vậy đi tìm và phát hiện cái đẹp chính là công việc, là sứ mệnh của nhà văn. - Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được nên không nhất thiết phải cần đến vai trò của nhà văn. - Nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới nên phải đi tìm, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của đối tượng ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp. - Công việc ấy của nhà văn giúp người đọc thêm tin tưởng, có cái nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống. - Muốn làm tốt công việc ấy nhà văn cần phải gắn bó với cuộc sống, con người, có cái nhìn sâu sắc, tinh tế và có tài trong việc thể hiện cái đẹp tiềm ẩn b. Phân tích nhân vật Quản ngục trong Chữ người tử tù 7.0 * Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm 0,5 DeThi.edu.vn
- Bộ 35 Đề thi học sinh giỏi Văn 12 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. - Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân - In trong tập “ Vang bóng một thời ” ( 1940), với cốt truyện đơn giản * Phân tích - Sự “ phát hiện” của Nguyễn Tuân về quản ngục: Quản ngục là 4,5 “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn ,xô bồ + Quản ngục- người làm nghề coi ngục. Trong quan niệm của người đời, đó là 1 hung thần với bàn tay vấy máu, sống tàn nhẫn, lừa lọc. Nhưng bên trong con người ấy lại là 1 tâm hồn đẹp đẽ. Chức vụ quản ngục chỉ là “cái áo khoác ngoài của một tâm hồn đẹp” + Quản ngục là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết nâng niu quý trọng cái tài ,cái đẹp. Là người có tâm hồn nghệ sĩ . Sống trong cảnh tù ngục tối tăm, QN vẫn hướng về cái đẹp ở ngoài đời để biết được HC là người viết chữ đẹp nổi tiếng của vùng tỉnh Sơn . Mặc dù chọn nhầm nghề nhưng QN có 1 sở nguyện cao quý; một ngày nào đó được treo ở nhà riêng của mình một câu đối do chính tay HC viết. . Trân trọng Huấn Cao, trân trọng cái tài, cái đẹp, nhẫn nại để đạt được sở nguyện: ( Đăm chiêu nghĩ ngợi thao thức giữa đêm khuya, kín đáo để nghĩ về tử tù khi nhận được tấm phiến trát; sai ngục thất quét dọn lại buồng giam;lúc nhận tù quản ngục nhìn HC với ánh mắt kiêng nể; để ngoài tai những lời khích bác của lũ lính áp giải; hết lòng biệt đãi HC; QN nhún nhường xin “ lĩnh ý” khi HC đuổii ra khỏi phòng giam; ) + Quản ngục là người không sợ cường quyền . Dám chơi chữ của 1 kẻ đại nghich . Dám đảo lộn trật tự lao tù để biệt nhỡn, tôn trọng cái tài, cái đẹp DeThi.edu.vn