Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

docx 4 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2017_2018_t.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

  1. Điểm Trường THCS Đoàn Thị Điểm KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÝ 8 Năm học 2017 – 2018 ĐỀ SỐ 1 Họ và tên: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (3đ) 1. Chọn công thức sai trong những công thức sau: 푠 푠 푡 A. v = 푡 B. s = v.t C. 푡 = 푣 D. v= 푠 2. Một vận động viên đua xe đạp hoàn thành quãng đường 16,2km trong 0,3h. Vận tốc của vận động viên đó là: A. 20km/h B. 54km/h C. 60km/h D. 40km/h 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát là có lợi? A. Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau khi máy đang hoạt động B. Ma sát giữa thùng hàng và sàn nhà khi người công nhân kéo thùng hàng C. Ma sát giữa cỏ và ván trượt khi em bé chơi trượt cỏ D. Ma sát giữa bàn tay và vật được giữ trên tay 4. Người ta tra dầu mỡ vào các chi tiết máy nhằm mục đích gì? A. Làm giảm quán tính B. Làm đẹp chi tiết máy C. Làm tăng ma sát D. Làm giảm ma sát 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bì nghiêng sang phải, điều đó chứng tỏ xe ô tô: A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc C. Đột ngột rẽ trái D. Đột ngột rẽ phải 6. Khi có hai lực cân bằng tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần C. Vận tốc giảm dần D. Vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần 7. Trường hợp nào sau đây chứng tỏ vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng: A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn nằm ngang B. Quyển sách bị kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang C. Ô tô đang tăng tốc D. Ô tô phanh gấp 8. Về bình thông nhau, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bình thông nhau là bình hình trụ được bịt kín hai đầu B. Trong bình thông nhau chỉ có thể chứa nước C. Trong bình chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở độ cao khác nhau D. Trong bình chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao 9. Cách nào sau đây sẽ làm giảm áp suất ? A. Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bị ép B. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép C. Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bị ép D. Tăng áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép 10. Công thức p=d.h là công thức tính: A. Áp suất tại một điểm trong chất lỏng, cách mặt thoáng chất lỏng một đoạn h B. Khối lượng của vật nằm trong chất lỏng C. Vận tốc chìm của vật khi thả vật vào trong chất lỏng D. Thể tích của vật nằm trong chất lỏng 11. Gắn một vật vào lực kế, lực kế chỉ 8,9N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 7,9N. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật có giá trị: A. 2N B. 1N C. 3N D. 4N 12. Một vật đang nổi lên khi: A. FA P C. FA = P D. FA ≤ P
  2. II. TỰ LUẬN Bài 1(2,5đ) Một ô tô khách đi từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 60km/h hết 1,5h. a, Hà Nội cách Hải Phòng bao xa? Tóm tắt b, Người ta qui định trên đoạn đường cao tốc đó, ô tô phải đi cách xe đằng trước ít nhất là 35m. Con hãy giải thích tại sao? Bài 2 (2,5đ): Một tàu ngầm đang ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. a, Hãy tính áp suất tác dụng lên vỏ tàu ở độ sâu đó? Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3 Tóm tắt b, Khi tàu lặn sâu xuống thì áp suất tác dụng lên vỏ tàu tăng hay giảm? Tại sao? Bài 3 (2đ): Hai quả cầu A, B có thể tích giống nhau và cùng được thả vào một bình đựng nước (như hình vẽ) a, Quả cầu nào có trọng lượng lớn hơn? Giải thích? . . . . . B . . A . . . b, Người ta khoét hết lõi quả cầu B rồi hàn kín lại. Hiện tượng gì xảy ra với quả cầu này khi thả quả cầu vào bình nước? Giải thích?
  3. Điểm Trường THCS Đoàn Thị Điểm KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÝ 8 Năm học 2017 – 2018 ĐỀ SỐ 2 Họtên: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM (3đ) 1. Công thức nào sau đây là công thức tính vận tốc? 푠 푡 A. v = s.t B. v = 푡 C. v = 푠 D. v = s+t 2. Một người đi xe đạp trên quãng đường 6 km vận tốc là 12km/h. Thời gian để người này đi hết quãng đường đó là: A. 8h B. 4h C. 2h D. 0,5h 3. Đế giày, đế dép có khứa các rãnh nhỏ nhằm mục đích gì? A. Làm giảm quán tính B. Làm đẹp cho dép C. Làm tăng ma sát D. Làm giảm ma sát 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát là có hại? A. Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường khi xe bắt đầu khởi động B. Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau khi máy đang hoạt động C. Ma sát giữa bánh xe của máy mài và vật được mài D. Ma sát giữa bàn tay và vật được giữ trên tay 5. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bì ngã về phía trước, điều đó chứng tỏ xe ô tô: A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc C. Đột ngột rẽ trái D. Đột ngột rẽ phải 6. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần C. Vận tốc giảm dần D. Vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần 7. Trường hợp nào sau đây chứng tỏ vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng: A. Quyển sách bị kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang B. Hòn bi đang rơi xuống đất C. Ô tô đang chuyển động thẳng đều trên đường D. Ô tô đang phanh gấp 8. Về bình thông nhau, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh thông nhau B. Trong bình thông nhau có thể chứa một hoặc nhiều chất lỏng khác nhau C. Nếu bình thông nhau chứa một loại chất lỏng, thì chất lỏng đó luôn luôn chuyển động giữa hai nhánh D. Trong bình chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao 9. Cách nào sau đây sẽ làm tăng áp suất ? A. Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bị ép B. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép C. Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bị ép D. Giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép 10. Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất tại một điểm nằm trong chất lỏng và cách mặt thoáng một đoạn h: A. p=d/h B. p=d.h C. p=d+h D. p=d-h 11. Gắn một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 8N. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật có giá trị: A. 2N B. 1N C. 3N D. 4N 12. Một vật lơ lửng trong chất lỏng khi: A. P FA C. P=FA D. P FA
  4. II. TỰ LUẬN Bài 1(2,5đ) Trên quãng đường từ Hà Nội về Bắc Giang dài 60km. Một xe máy chuyển động với vận tốc 40km/h. a, Tính thời gian để đi từ Hà Nội đến Bắc Giang? Tóm tắt b, Trên đường đi người này muốn rẽ sang đường vào quán nước để nghỉ chân. Tại sao khi rẽ người đó cần bật đèn xi-nhan và rẽ từ từ không nên rẽ đột ngột? Bài 2 (2,5đ): Người ta đo được áp suất tác dụng lên vỏ của một tàu ngầm là 618000 Pa. a, Hỏi tàu đang ở độ sâu bao nhiêu so với mực nước biển? Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3 Tóm tắt b, Theo dõi thấy áp suất tác dụng lên vỏ tàu đang giảm. Hỏi tàu đang nổi lên hay lặn xuống? Tại sao? Bài 3 (2đ): Người ta thả lần lượt một quả cầu bằng sắt vào hai bình chất lỏng. Một bình chứa nước và một bình chứa rượu. (như hình vẽ) a, Trong hai bình, bình nào là bình nước? Tại sao? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3 trọng lượng riêng của rượu là: 8000 N/m3 . . . . . . . Bình 1 Bình 2 . . b, Có hiện tượng gì xảy ra với quả cầu nếu đem thả quả cầu vào một bình đựng thủy ngân? Giải thích? Biết trọng lượng riêng thủy ngân là: 136 000 N/m3