Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3820
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2014_201.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Hoá học - Lớp 10  Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: H100 Lưu ý: Học sinh phải ghi rõ mã đề thi vào phần bài làm trên tờ giấy thi! I – Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1: Chất nào sau đây có tính tẩy màu? A. H2S B. Br2 C. SO2 D. O2 Câu 2: Để điều chế hiđro clorua trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phản ứng nào sau đây? T 0 A. NaCl rắn + H2SO4 đặc  NaHSO4 + HCl T 0 B. H2 + Cl2  2HCl C. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + HCl D. Cl2 + SO2 + H2O 2HCl + H2SO4 Câu 3: Trong sinh hoạt người ta sử dụng loại hóa chất nào sau đây để làm sạch nước máy, bể bơi? A. F2 B. Br2 C. O2 D. Cl2 Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? A. BaCl2, Ba, Cu, CuO C. BaCl2, Fe, CuO, Na2CO3 B. Ag, Fe, Fe2O3, FeCO3 D. Fe, FeCO3, Cu, CuSO4 Câu 5: Sục 7,84 lít khí SO2 ở đktc vào 250 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch X là: A. 0,6M Na2SO3 và 0,6M NaHSO3 C. 0,8M Na2SO3 và 0,6M NaHSO3 B. 0,6M Na2SO3 và 0,8M NaHSO3 D. 0,6M Na2SO3 và 0,8M NaOH Câu 6: Lấy 20 ml dung dịch HCl 2M vào một ống nghiệm rồi thả vào đó một mẩu quỳ tím. Nhỏ từ từ dung dịch KOH 1M vào ống nghiệm trên đến khi thấy màu giấy quỳ thành màu tím trở lại thì hết đúng V ml. Giá trị của V là: A. 0 ml B. 40 ml C. 20 ml D. 80 ml II – Tự luận (7,0 điểm) Bài 1. (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). a. Al + Cl2 b. Dd AgNO3 + dd KBr c. H2S + O2 dư d. Cl2 + dd NaI e. FeCO3 + H2SO4 đặc, nóng Bài 2. (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn đựng trong các ống nghiệm riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có): KOH; Na2S; K2SO4; MgCl2 Bài 3. (3,0 điểm) Hòa tan 22,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào dung dịch H 2SO4 80% (đặc, nóng, vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (ở đktc) và dung dịch B. a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A. (1,5 điểm) b. Tính C% mỗi chất trong dung dịch B. (1 điểm) c. Oxi hóa 11,4 gam hỗn hợp A bằng 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm oxi và clo có tỉ khối hơi so với H 2 là 25,75. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu được V lít SO2 (đktc). Tính V? (0,5 điểm) (Cho: Fe = 56; Mg = 24; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; Na = 23; O = 16; S = 32; Cl = 35,5) (Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn)
  2. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Hoá học - Lớp 10  Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: H101 Lưu ý: Học sinh phải ghi rõ mã đề thi vào phần bài làm trên tờ giấy thi! I–Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1: X là một chất khí ở điều kiện thường, một lượng nhỏ chất X có tác dụng làm sạch không khí. Chất X là: A. O3 B. O2 C. Cl2 D. H2S Câu 2: Ở giai đoạn 3 trong quy trình sản xuất H 2SO4 trong công nghiệp, để tạo thành H 2SO4 người ta cho SO3 hấp thụ vào chất nào: A. H2O B. H2SO4 C. HCl D. H2SO3 Câu 3: Trong nhóm halogen, màu sắc của các đơn chất từ flo đến iot biến đổi: A. Nhạt dần C. Đậm dần B. Lúc đậm lúc nhạt D. Không theo quy luật Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl ? A. Na2CO3, Fe, Cu, AgNO3 C. Fe, CuO, AgNO3, Ag B. Fe, FeO, BaSO4, Na D. CuO, Na2CO3, Fe, AgNO3 Câu 5: Sục 7,84 lít khí SO2 ở đktc vào 500 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch X là: A. 0,6M K2SO3 và 0,6M KHSO3 C. 0,6M K2SO3 và 0,7M KHSO3 B. 0,6M K2SO3 và 0,8M KHSO3 D. 0,7M K2SO3 và 0,6M KOH Câu 6: Lấy 50 ml dung dịch HCl 1M vào một ống nghiệm rồi thả vào đó một mẩu quỳ tím. Nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào ống nghiệm trên đến khi thấy màu giấy quỳ thành màu tím trở lại thì hết đúng V ml. Giá trị của V là: A. 0 ml B. 50 ml C. 25 ml D. 100 ml II–Tự luận (7,0 điểm) Bài 1. (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). a. Fe + Cl2 b. Dd AgNO3 + dd NaI c. H2S + SO2 d. Cl2 + dd KBr e. FexOy + H2SO4 đặc, nóng Bài 2. (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn đựng trong các ống nghiệm riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có): K2S; MgSO4; NaOH; NaCl Bài 3. (3,0 điểm) Hòa tan 20,8 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe vào dung dịch H 2SO4 80% (đặc, nóng, vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 10,08 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất (ở đktc) và dung dịch B. a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A. (1,5điểm) b. Tính C% mỗi chất trong dung dịch B. (1điểm) c. Oxi hóa 10,4 gam hỗn hợp A bằng 1,12 lít hỗn hợp khí X gồm oxi và clo có tỉ khối hơi so với H 2 là 25,75. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc nóng thu được V lít SO2 (đktc). Tính V? (0,5 điểm) (Cho: Cu =64; Mg=24; O=16; H =1; K=39; O=16; S=32; Cl=35,5) (Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn)
  3. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÃ ĐỀ H100 Môn: Hoá học 10 I – Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A D C B B II – Tự luận (7,0 điểm) Bài 1: (2,5 điểm). Mỗi phương trình đúng được 0,5 điểm.Thiếu cân bằng và điều kiện phản ứng trừ 0,25 điểm. T 0 a. 2Al + 3Cl2  2AlCl3 b. AgNO3 + KBr  KNO3 + AgBr T 0 c. 2H2S + 3O2 dư  2SO2 + 2H2O d. Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2 e. 2FeCO3 + 4H2SO4 đặc nóng  Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O Bài 2: (1,5 điểm). Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số từ 1-4 KOH Na2S K2SO4 MgCl2 Quỳ tím Xanh - - - Dd BaCl2 X -  trắng - Dd AgNO3 X  đen X  trắng PTHH BaCl2 + K2SO4 BaSO4 + 2KCl 2AgNO3+ Na2S Ag2S + 2NaNO3 2AgNO3+ MgCl2 2AgCl + Mg(NO3)2 Các phương pháp nhận biết khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa. Bài 3: (3,0 điểm) a.(1,5 đ) Mg +2H2SO4 đặc nóng MgSO4 +SO2 + 2H2O x 2x x x (mol) 0,5đ 2Fe +6H2SO4 đặc nóng Fe2(SO4)3 +3SO2 + 2H2O y 3y y/2 1,5y (mol) Gọi số mol Mg và Fe lần lượt là x và y (mol) mA = 24x + 56y = 22,8 (g) (1) nSO2 = 0,7 (mol) => x + 1,5y = 0,7 mol (2) Giải hệ pt (1) và (2) x = 0,25; y = 0,3 (mol) 1đ %mMg = 26,32%; %mFe = 73,68% b.(1,0 đ) m = 22,8 + 1,4.98.100/80 – 0,7.64 = 149,5 g ddB 1đ C% MgSO4 = 20,066 %; C% Fe2(SO4)3 = 40,133 % c.(0,5 đ) Bản chất của 2 quá trình xảy ra như sau: 0 +3 -2 Fe Fe +3e O2 + 4e 2O 0,15 0,45 0,1 0,4 0 +2 - Mg Mg +2e Cl2 + 2e 2Cl 0,125 0,25 0,1 0,2 0,5đ S+6 + 2e S+4 a 2a a Theo định luật bảo toàn e ta có PT: 0,45 + 0,25 = 0,4 +0,2 + 2a  a = 0,05 Số mol của SO2 = 0,05 mol Thể tích của SO2 = 0,05. 22,4= 1,12 lít.
  4. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÃ ĐỀ H101 Môn: Hoá học 10 I – Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B C D D C II – Tự luận (7 điểm) Bài 1: (2,5 điểm). Mỗi phương trình đúng được 0,5 điểm.Thiếu cân bằng và điều kiện phản ứng trừ 0,25 điểm. T 0 a. 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 b. AgNO3 + NaI  NaNO3 + AgI T 0 c. 2H2S + SO2  3S + 2H2O d. Cl2 + 2KBr  2KCl + Br2 e. 2FexOy + (6x - 2y)H2SO4 đặc nóng  xFe2(SO4)3 + (3x - 2y)SO2 + (6x – 2y)H2O Bài 2: (1,5 điểm). Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm riêng biệt rồi đánh số từ 1-4 NaOH K2S MgSO4 NaCl Quỳ tím Xanh - - - Dd BaCl2 X -  trắng - Dd AgNO3 X  đen X  trắng PTHH BaCl2 + MgSO4 BaSO4 + MgCl2 2AgNO3+ K2S Ag2S + 2KNO3 AgNO3+ NaCl AgCl + NaNO3 Các phương pháp nhận biết khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa. Bài 3: (3,0 điểm) a. (1,5 đ) Cu +2H SO đặc nóng CuSO +SO + 2H O 2 4 4 2 2 0,5đ x 2x x x (mol) 2Fe +6H2SO4 đặc nóng Fe2(SO4)3 +3SO2 + 2H2O y 3y y/2 1,5y (mol) Gọi số mol Cu và Fe lần lượt là x và y (mol) mA = 64x + 56y = 20,8 (g) (1) nSO2 = 0,45 (mol) => x + 1,5y = 0,45 mol (2) Giải hệ pt (1) và (2) x = 0,15; y = 0,2 (mol) 1đ %mCu = 46,15%; %mFe = 53,85% b. (1,0đ) m = 20,8 + 0,9.98.100/80 – 0,45.64 = 102,25 g ddB 1đ C% CuSO4 = 23,47 %; C% Fe2(SO4)3 = 39,11 % c. (0,5đ) Bản chất của 2 quá trình xảy ra như sau: 0 +3 -2 Fe Fe +3e O2 + 4e 2O 0,1 0,3 0,025 0,1 0 +2 - Cu Cu +2e Cl2 + 2e 2Cl 0,075 0,15 0,025 0,05 0,5đ S+6 + 2e S+4 a 2a a Theo định luật bảo toàn e ta có PT: 0,3+ 0,15 = 0,1 + 0,05 + 2a  a = 0,15 Số mol của SO2 = 0,15 mol Thể tích của SO2 = 0,15. 22,4= 3,36 lít.