Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 9 trang Hàn Vy 02/03/2023 3722
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 12 – ĐỀ 1 Câu 1: Trong kĩ thuật chuyển gen, các bước được tiến hành theo trình tự là: A. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận B.phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→tạo ADN tái tổ hợp→chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận C. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp D. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận Câu 2: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là A. sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân. C. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua giảm phân đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen. D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng. Câu 3: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (X m), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXM x XmY. B. XMXM x X MY. C. XMXm x X MY. D. XMXm x XmY. Câu 4: Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp B. Người mắc hội chứng Đao vẫn sinh con bình thường C. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ D. Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể số 21 Câu 5: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng A. Tương tác bổ trợ. B. Tương tác gen. C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác bổ sung. Câu 6: Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó thuộc thể A. đa bội lẻ. B. một nhiễm. C. đơn bội lệch. D. tam bội. Câu 7: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng một liên kết hidro. Gen này bị đột biến thuộc dạng? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. Câu 8: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành A. Di truyền học tư vấn. B. Di truyền Y học. C. Di truyền Y học tư vấn. D. Di truyền học Người. Câu 9: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền 0,1 AA: 0,4 Aa : 0,5 aa . Tỉ lệ kiểu gen dị hợp sau 3 thế hệ ngẫu phối là A. 0,42 B. 0,9 C. 0,25 D. 0,125 Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thể hệ theo hướng: A. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử. B. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn. C. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử. D. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội. Câu 11: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa Câu 12: Bệnh phêninkêtô niệu: A. nếu áp dụng chế độ ăn có ít pheninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh nhưng đời con vẫn có gen bệnh. B. do đột biến trội nằm trên NST thường gây ra. C. do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính gây ra. D. cơ thể người bệnh không có enzym chuyển hóa tirôzin thành phêninalanin. Câu 13: Để tạo ra tỉ lệ kiểu hình 3 : 1, thuộc phép lai tứ bộ nào? A. AAaa x AAaa. B. AAAa x AAAa. C. AAaa x Aaaa. D. Aaaa x Aaaa.
  2. Câu 14: Người mang bệnh phenyl-keto niệu biểu hiện: A. máu khó đông. B. tiểu đường C. mất trí D. mù màu. Câu 15: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bố B. ông nội C. mẹ D. bà nội Câu 16: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là: A. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc B. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá. D. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc Câu 17: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin là: A. 5 B. 25. C. 15. D. 10. Câu 18: Ý nào không đúng với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật? A. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng B. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng C. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người D. Để cải tạo giống và tạo giống mới Câu 19: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể Ab//aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen Ab//aB được hình thành ở 1F: A. 51% B. 16% C. 24% D. 32% Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính ? A. Một số trường hợp con đực chỉ có 1 NST giới tính X B. Chỉ gồm 1 cặp NST. C. Khác nhau ở 2 giới tính. D. Con đực luôn luôn mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giớí tính XX. Câu 21: Ở lúa, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định hạt tròn, b quy định hạt dài. Phép lai cho đồng loạt thân cao, hạt tròn là A. AABb x aabb B. AABb x Aabb C. AAbb x aaBB . D. AaBB x aabb Câu 22: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai? A. Lai khác dòng kép. B. Lai thuận nghịch. C. Lai khác dòng đơn. D. Lai phân tích. Câu 23: Moocgan đã sử dụng ruồi giấm để phát hiện ra các quy định di truyền: A. Tác động qua lại giữa gen không alen B. Di truyền ngoài nhân C. Di truyền phân li độc lập D. Liên kết và hoán vị gen Câu 24: Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen aa là 0,16. Theo lý thuyết tần số alen A của quần thể này là A. 0,4 B. 0,6 C. 0,48 D. 0,32 Câu 25: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần chủng người ta tiến hành phương pháp A. Lai khác dòng B. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết C. Lai khác dòng đơn D. Lai khác thứ Câu 26: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn: A. phiên mã. B. sau dịch mã. C. sau phiên mã. D. dịch mã. Câu 27: Mức phản ứng của kiểu gen là: A. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường giống nhau. B. những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen trước các điều kiện môi trường khác nhau. C. những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen trước các điều kiện môi trường giống nhau. D. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. Câu 28: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau mà không thông qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp A. Lai tế bào B. Kĩ thuật di truyền C. Đột biến nhân tạo D. Chọn lọc cá thể Câu 29: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng: A. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1 B. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 C. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1 D. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1 Câu 30: Để tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt giúp vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng, cần áp dụng phương pháp nào sau đây? A. Lai hữu tính. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Công nghệ tế bào. D. Công nghệ gen. HẾT
  3. ĐÁP ÁN 1 C 6 B 11 C 16 D 21 C 26 A 2 C 7 B 12 A 17 A 22 D 27 D 3 D 8 C 13 D 18 D 23 D 28 A 4 D 9 A 14 C 19 D 24 B 29 B 5 B 10 C 15 C 20 D 25 B 30 D ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 12 – ĐỀ 2 Câu 1: Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là A. XY, con đực là XX. B. XX, con đực là XY. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. Câu 2: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở: A. quần thể giao phối không có lựa chọn. B. quần thể tự phối. C. quần thể tự phối và ngẫu phối. D. quần thể ngẫu phối. Câu 3: Khi nói về ung thư, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Ung thư là 1 loại bệnh được hiểu đầy đủ là sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. (2) U ác tính khác với u lành tính là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến nơi khác, tạo nên nhiều khối u khác nhau. (3) Nguyên nhân gây ra ung thư có thể là do đột biến gen, đột biến NST. (5) Ung thư là 1 trong những bệnh nan y chưa có thuốc chữa. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 4: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm. Các cây cap 170cm có kiểu gen A. aaBbddEe ; AaBbddEe B. AaBbddee ; AabbDdEe C. AAbbddee ; AabbddEe D. AaBbDdEe ; AABbddEe Câu 5: Mức phản ứng của kiểu gen là: A. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. B. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường giống nhau. C. những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen trước các điều kiện môi trường khác nhau. D. những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen trước các điều kiện môi trường giống nhau. Câu 6: Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi A. chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ và có cùng kiểu gen, cùng giới tính. B. chúng được hình thành từ một hợp tử. C. chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ. D. chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính. Câu 7: Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 (gồm 4 cặp NST tương đồng). Người ta quan sát thấy bộ NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng đang ở kì giữa của hai thể đột biến được kí hiệu là I, II có số lượng
  4. NST ở từng cặp như sau: Thể đột biến Cặp NST số 1 Cặp NST số 2 Cặp NST số 3 Cặp NST số 4 I 3 3 3 3 II 2 2 1 2 Tên của hai thể đột biến I, II lần lượt là: A. Thể tam bội, thể đơn bội. B. Thể tam bội, thể một. C. Thể một, thể ba D. Thể ba, thể một. Câu 8: Phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra A. các chủng vi sinh vật không gây bệnh, đóng vai trò làm kháng nguyên. B. chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người. C. chủng penicillium có hoạt tính penicillin tăng gấp 200 lần chủng gốc. D. các chủng vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh, tạo sinh khối lớn. Câu 9: Những thành tự nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen? (1) Tạo chuột nhắt chứa hoocmon sinh trưởng của chuột cống (2) Từ một phôi động vật, người ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen đồng nhất. (3) Tạo ra cừu Đôly. (4) Tạo ra giống nho tam bội không hạt. (5) Tạo giống cây bông chống sâu hại. Phương án đúng là: A. (4) và (5) B. (1) và (5) C. (3) và (4) D. (1) và (3) Câu 10: Cho biết các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: 5’XUG 3’- Leu; 5’GUX 3’ - Val; 5’AXG 3’ - Thr; 5’GXA 3’ – Ala. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’ XAGXGTGAXXAG 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlypeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là: A. Leu - Ala - Leu – Val B. Val - Ala - Leu - Thr C. Leu - Val - Thr - Val D. Leu - Val - Thr – Leu Câu 11: Ở người, gen quy định máu khó đông nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Một người đàn ông bị bệnh lấy vợ bình thường, sinh con trai bị bệnh. Dự đoán nào sau đây đúng? A. Người vợ mang alen gây bệnh B. Bệnh này chỉ biểu hiện ở nam mà không biểu hiện ở nữ. C. Xác suất sinh ra 1 người con trai bình thường của họ là 50% D. Tất cả các con gái của họ đều không bị bệnh này Câu 12: Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi A. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen. B. do tác động của môi trường. C. không liên quan đến rối loạn phân bào. D. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. Câu 13: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng A. Tương tác gen. B. Tương tác bổ trợ. C. Tương tác cộng gộp. D. Tương tác bổ sung. Câu 14: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau: 1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây. 2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
  5. 3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. 4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. Quy trình tạo giống được diễn ra theo trình tự nào dưới đây? A. 1 → 3 → 2 → 4. B. 1 → 2 → 3 → 4. C. 2 → 3 → 4 → 1. D. 1 → 3 → 4 → 2. Câu 15: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội. B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính tốt nào đó. Người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau. C. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai. Nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai. D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hiện tượng liên kết gen? A. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó. C. Các gen trên cùng một NST lúc nào cũng di truyền cùng nhau. D. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gen liên kết. Câu 17: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng? A. Tạo ra giống mới trong thời gian ngắn. B. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. C. Tiết kiệm được diện tích đất sản xuất. D. Bảo tồn được một số gen thực vật quý hiếm. Câu 18: Một cơ thể thực vật, có kiểu gen AaBb sau quá trình tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc có thể tạo ra bao nhiêu dòng thuần về tất cả các tính trạng (biết rằng A trội hoàn toàn so với a) ? A. 1. B. 4. C. 6. D. 2. Câu 19: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a : thân thấp; alen B : quả đỏ, alen b : quả trắng. Biết các gen liên kết hoàn toàn với nhau, cho cây có kiểu gen Ab//aB giao phấn với cây có kiểu gen ab//ab thì tỉ lệ kiểu hình thụ được ở F1 là: A. 3 cây thân cao, quả trắng : 1 cây thân thấp, quả đỏ B. 1 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả trắng C. 9 cây thân cao, quả trắng : 7 cây thân thấp, quả đỏ D. 1 cây thân cao, quả trắng : 1 cây thân thấp, quả đỏ Câu 20: Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, hãy chọn kết luận đúng : A. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3’ của mARN. B. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu. C. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG. D. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mã mở đầu. Câu 21: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa C. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa D. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa Câu 22: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là: A. 22 B. 21 C. 23 D. 26 Câu 23: Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ, a quy định quả màu vàng; gen B quy định quả tròn, b quy định quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ 3 quả màu đỏ, dẹt : 1 quả màu vàng, dẹt thì phải chọn cặp bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình:
  6. A. Aabb (đỏ, dẹt) × aaBb (vàng, tròn). B. AaBb (đỏ, tròn) × Aabb (đỏ, dẹt). C. Aabb (đỏ, dẹt) × Aabb (đỏ, dẹt). D. aaBb (vàng, tròn) × aabb (vàng, dẹt). Câu 24: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một các thể của loài trong tế bào có 48 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể A. dị bội B. đa bội lệch. C. bốn nhiễm. D. tứ bội. Câu 25: Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì bà nội bị bệnh. B. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bình thường. D. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. Câu 26: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau 1 thế hệ cho tự phối là: A. 10% B. 70% C. 50 D. 20% Câu 27: Mã di truyền có tính thoái hoá vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C. một bộ ba mã hoá một axitamin. D. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. Câu 28: Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra A. các sinh vật chuyển gen. B. các sản phẩm sinh học. C. các chủng vi khuẩn E. coli có lợi. D. các phân tử ADN tái tổ hợp. Câu 29: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu? A. A = 0,75 ; a = 0,25 B. A = 0,25 ; a = 0,75 C. A= 0,5625 ; a= 0,4375 D. A = 0,4375 ; a = 0,5625 Câu 30: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là A. 4 B. 8 C. 12 D. 16 HẾT ĐÁP ÁN 1 B 6 B 11 A 16 C 21 D 26 A 2 B 7 B 12 A 17 A 22 A 27 A 3 A 8 B 13 A 18 B 23 C 28 A 4 D 9 B 14 A 19 D 24 D 29 B 5 A 10 D 15 D 20 D 25 D 30 B
  7. ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 12 – ĐỀ 3 Câu 1: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một lần ngẫu phối là: A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa B. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa C. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật? (1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục (2) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. (3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. (4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 3: Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng giữa loài 2n 18 và loài 2n ' 42 tạo ra tế bào lai có bộ NST là: A. 36 B. 84 C. 60 D. 30 Câu 4: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thể hệ theo hướng: A. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử. B. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp tử, giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử. C. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội. D. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn. Câu 5: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trêm NST giới tính X, không có alen trên Y. Alen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở ra tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở ra tằm cái? A. XaXa x XAY B. XAXa x XAY C. XAXa x XaY D. XAXA x XaY Câu 6: Người mang bệnh phenyl-keto niệu biểu hiện: A. mù màu. B. tiểu đường C. mất trí D. máu khó đông. Câu 7: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ bố mẹ là 0,2BB: 0,5Bb: 0,3bb. Cho biết các cá thể Bb không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tần số tương đối của alen B và b lần lượt ở F5 là A. 0,5; 0,5. B. 0,6; 0,4. C. 0,25; 0,75. D. 0,4; 0,6. Câu 8: Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều này nào sau đây là hợp lí nhất? A. Đột biến NST lệch bội ở cặp NST 21 có 2 chiếc và một chiếc thứ 3 gắn vào NST 14. B. Hội chứng Đao phát sinh do ĐB NST thứ 21 có 3 chiếc nhưng một chiếc trong số đó dần bị tiêu biến. C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14. D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14. Câu 9: Di truyền y học là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về Di truyền học người vào y học A. để điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí B. chỉ để phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền C. để giải thích, chẩn đoán các tật, bệnh di truyền D. giúp cho việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí. Câu 10: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến: A. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa. B. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường. C. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường. D. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn thông qua trao đổi chất. Câu 11: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau mà không thông qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp A. Kĩ thuật di truyền B. Đột biến nhân tạo C. Chọn lọc cá thể D. Lai tế bào Câu 12: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
  8. A. sinh trưởng và phát triển bình thường. B. bị tiêu diệt hoàn toàn. C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác. D. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển. Câu 13: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu A. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit. B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai. C. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp. D. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng. Câu 14: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai? A. Lai khác dòng đơn. B. Lai phân tích. C. Lai thuận nghịch. D. Lai khác dòng kép. Câu 15: Phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra A. các chủng vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh, tạo sinh khối lớn. B. chủng penicillium có hoạt tính penicillin tăng gấp 200 lần chủng gốc. C. chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người. D. các chủng vi sinh vật không gây bệnh, đóng vai trò làm kháng nguyên. Câu 16: Một quần thể thực vật lưỡng bội, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen. Trong quần thể, số kiểu gen đồng hợp về gen A là: A. 3 B. 10 C. 20 D. 15 Câu 17: Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước: I . cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tao ra các giống thuần chủng II.chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn III.xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến Trình tự nào là đúng? A. I→III→II; B. I→II→III; C. III→II→I; D. III→I→II Câu 18: Hiện nay, liệu pháp gen được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dựng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là: A. Đưa các protein ức chế vào trong cơ thể người để các protein này ức chế hoạt động của gen gây bệnh B. Gây ĐB để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành C. Thay thế các gen ĐB gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành D. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh Câu 19: Quần thể tự thụ phấn ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là A. 5%. B. 87,5%. C. 25% D. 50% Câu 20: Kỹ thuật chuyển gen là kỹ thuật tác động lên vật chất di truyền ở cấp độ A. phân tử. B. quần thể. C. tế bào. D. cơ thể. Câu 21: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở: A. quần thể ngẫu phối. B. quần thể giao phối không có lựa chọn. C. quần thể tự phối và ngẫu phối. D. quần thể tự phối. Câu 22: Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là A. XY, con đực là XX. B. XX, con đực là XY. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. Câu 23: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành A. Di truyền Y học tư vấn. B. Di truyền Y học. C. Di truyền học Người. D. Di truyền học tư vấn. Câu 24: Enzym nối được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là A. restrictaza. B. ARN-polymeraza. C. ADN-polymeraza. D. ligaza. Câu 25: Ý nghĩa của công nghệ gen trong tạo giống là gì? A. Giúp tạo giống cây trồng sản xuất chất bột đường, protein trị liệu, kháng thể trong thời gian ngắn.
  9. B. Giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng sản phẩm cao. C. Giúp tạo giống mới sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người. D. Giúp tạo giống vi sinh vật sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp. Câu 26: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây? A. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. B. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính. C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen. D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Câu 27: Điều nào sau đây không đúng về ưu thế lai A. Cơ thể mang ưu thế lai thường có kiểu gen đồng hợp tử B. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở lai khác dòng C. Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ Câu 28: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là A. thoái hoá giống. B. đột biến. C. ưu thế lai. D. di truyền ngoài nhân. Câu 29: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen? A. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin. B. Lai tế bào xôma khác loài. C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn. D. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 30: Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của môi trường là thường biến. B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường. C. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hay hẹp tùy thuộc vào từng loại tính trạng. D. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật càng thích nghi với môi trường. HẾT ĐÁP ÁN 1 B 6 C 11 D 16 A 21 D 26 B 2 D 7 D 12 A 17 C 22 A 27 A 3 C 8 A 13 C 18 C 23 A 28 C 4 A 9 D 14 B 19 B 24 D 29 A 5 A 10 A 15 C 20 A 25 C 30 A