Bộ đề thi khảo sát học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020

docx 6 trang thaodu 3670
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi khảo sát học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_thi_khao_sat_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_2.docx

Nội dung text: Bộ đề thi khảo sát học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỀ 1: Bài 1: Xác định số từ ; lượng từ trong đoạn trích sau đây. ( 2 điểm ) Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như long đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sang dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ( Nguyễn Tuân, Cô Tô ) Số Từ Lượng Từ . Bài 2: Tìm hiểu nghĩa của từ chân trong đoạn thơ sau: ( 2 điểm ) Cái gậy có một chân1 Biết giúp bà khỏi ngã Chiếc com – pa bố vẽ Có chân2 , chân quay. Cái kiềng đun hang ngày Ba chân3 xòe trong lửa Trường THCS Hòa Hậu Trần Hải Đăng
  2. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bà bốn chân4 Riêng cái võng Trường Sơn Không chân5 đi khắp nước. chân1 : chân2 : chân3 : chân4 : chân5 : ( Vũ Quần Phương, Những cái chân ) Giải nghĩa các từ chân: Bài 3: Em hãy nêu khái niệm về truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, văn tự sự, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. ( 2 điểm ) Bài 4: Nội dung văn tự sự là giới thiệu về nhân và kể lại sự việc. Hãy cho biết các đoạn văn dưới đây , đoạn văn nào là đoạn văn tự sự. Tại sao ? ( 2 điểm ) (1)Đời Trịnh, hồ Hoàn Kiếm được chia thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Đời Tự Đức (1847 – 1883), hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm, hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân. Từ năm 1844, nhà nước bảo hộ Pháp giữ lại hồ Hoàn Kiếm, lấp dần hồ Thủy Quân để xây dựng, mở mang thành phố Hà Nội. ( Theo Wikipedia Tiếng Việt) (2)Một ngày năm 1418, một con Rùa Vàng nổi lên trên mặt hồ và dâng Lê Lợi một thanh gươm báu. Ngài biết đây là mệnh trời bèn đứng lên giải phóng non song. Khởi nghĩa thành công, ngài đến nơi được thần giúp đỡ để làm lễ tạ ơn. Đúng lúc cuộc lễ bắt đầu, một tiếng sét nổ vang trời ; thanh kiếm của ngài tuột khỏi vỏ, quay vần vũ trên trời rồi Trường THCS Hòa Hậu Trần Hải Đăng
  3. rơi vào miệng con Rùa Vàng. Rùa lặn sâu xuống đáy hồ. Từ đó hồ được gọi là hồ Hoàn Kiếm. (Theo Bùi Ngọc Minh, Suy ngẫm sự tích hồ Hoàn Kiếm) Bài 5: Tìm và viết vào bảng sau các chi tiết nói về hành động của Thach Sanh và Lý Thông. Nhận xét về tính cách của hai nhân vật đó. ( 2 điểm ) Hành động Thạch Sanh Hành động Lý Thông Nhận xét: Nhận xét: Hết ĐỀ 2 : Bài 1: Em hãy giải thích nghĩa của các từ sau: ( 2 điểm ) a) Thái tử: b) Ngọc Hoàng: . c) Thiên thần: d) Nước chư hầu: . e) Động binh: f) Quận công: Bài 2: Viết đoạn văn từ 7 – 11 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh. ( 2 điểm ) Bài làm.
  4. Trường THCS Hòa Hậu Trần Hải Đăng Bài 3: Từ câu chuyện về Lương Thế Vinh, em thấy thế nào là người thông minh. ( 2 điểm ) Bài 4: Kể lại câu chuyện Lương Thế Vinh theo gợi ý sau: (3 điểm ) - Mở đầu: giới thiệu tình huống trong truyện và hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của em bé. - Thân bài: kể các tình huống thể hiện trí thong minh của em bé trong truyện. - Kết bài: khẳng định tài trí của em bé và nêu cảm nghĩ của bản than. Bài làm.
  5. Trường THCS Hòa Hậu Trần Hải Đăng Bài 5: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi (1điểm ) - Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. a) Em hiểu thế nào là danh từ? Danh từ giữ chức vụ chủ yếu gì trong câu? Lấy ví dụ minh họa. b) Danh từ có khả năng kết hợp với những từ ngữ nào để tạo thành cụm danh từ? Hết
  6. Trường THCS Hòa Hậu Trần Hải Đăng *Nếu học sinh viết văn thiếu giấy giám thị phát thêm cho học sinh.