Chuyên đề Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử

docx 30 trang thaodu 9080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_sinh_hoc_lop_12_chuyen_de_1_co_so_vat_chat_co_che.docx

Nội dung text: Chuyên đề Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử

  1. Chuyên đề 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ A. ADN – ARN – PRÔTÊIN I. ADN (Axit đềôxi ribônuclêic) 1. Chức năng: + Mang (lưu trữ) thông tin di truyền (Thông tin di truyền là trình tự sắp xếp các axit nucleotit trên mạch ADN và mang tính đặc trưng cho từng loài . Thực chất là thông tin quy định cấu trúc prôtêin được mã hóa trên ADN) + Truyền đạt thông tin di truyền: (Truyền đạt từ ADN → ADN nhờ quá trình tự nhân đôi; truyền đạt từ ADN → ARN nhờ quá trình phiên mã). 2. Cấu trúc: ☺Giáo viên dạy về cấu trúc ADN theo hướng phân tích cấu trúc ADN theo 2 nguyên tắc (nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung) từ đó thấy được sự phù hợp của cấu trúc phù hợp với chức năng của ADN. a) ADN là axit hữu cơ có cấu trúc đa phân gồm nhiều đơn phân là các Nucleotit + Mỗi Nuclêôtit có cấu trúc 3 phần: 1 phân tử axit H 3PO4, 1 phân tử đường deoxiribozo C 5H10O4, 1 bazơ nitơ. Hình: Cấu tạo 1 nuclêôtit + Có 4 loại bazơ nitơ là Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitozin (X). Các bazơ nitơ chia làm 2 nhóm: kích thước lớn (purin) gồm A, G và nhóm có kích thước nhỏ (pyrimidine) gồm T, X. Hình: Bốn loại bazơ nitơ của ADN => Có 4 loại nuclêôtit khác nhau bởi bazơ nitơ. + Các Nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo ra mạch polime nuclêôtit (polinucleotit) có chiều 5’ đến 3’.
  2. Hình: Sự hình thành liên kết giữa các nuclêôtit Hình: Chuỗi polinuclêôtit ᴓ Với cấu trúc đa phân từ các đơn phân là 4 loại nuclêôtit → cho phép tạo ra các dạng ADN khác nhau, mỗi dạng ADN (gen) quy định cấu trúc một loại polipeptit → thực hiện chức năng mang (lưu trữ) thông tin di truyền.
  3. b) Cấu trúc không gian của ADN gồm 2 chuỗi polinuclêôtit, trong đó các nuclêotit giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN: là nguyên tắc một nuclêôtit có bazơ nitơ lớn (puarin) liên kết với một nuclêôtit có bazơ nitơ nhỏ (pirimidin) bằng liên kết hiđrô. Trong cấu trúc ADN thì NTBS thể hiện A liên kết T bằng 2 liên kết hđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại. Hình: Liên kết hiđrô giữa các cặp bazơ nitơ + Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch polinuclêôtit chạy song song ngược chiều nhau, xoắn đều đặn quanh 1 trục không gian tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải (chuỗi xoắn phải) + Mô hình của Watson-Crick dạng B: ADN xoắn theo chu kì, 1 chu kì xoắn cao 34 A 0 gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính xoắn 20 A0 Hình: Mô hình ADN của Watson-Crick dạng B ᴓ Với cấu trúc không gian theo NTBS → ADN bền vững tương đối (bảo quản tốt thông tin di truyền nhưng lại thuận lợi cho chức năng truyền đạt thông tin di truyền do dễ dàng bẻ gãy liên kết hiđrô) ADN của sinh vật nhân sơ hoặc ADN trong tế bào chất của tế bào nhân thực: có cấu trúc mạch kép dạng vòng không liên kết với prôtêin histon.
  4. Hình: ADN dạng vòng, mạch kép Sự khác nhau giữa ADN ngoài nhân và trong nhân: ADN Ngoài nhân Trong nhân Số lượng ít Nhiều Là phân tử ADN có khả năng liên kết với pr Là phân tử ADN trần Cấu trúc histon Là chuỗi xoắn kép mạch vòng Là chuỗi ADN xoắn kép mạch thẳng Chứa các gen quy định tính trạng di Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền Chức năng truyền qua tế bào chất trong nhân tế bào Di truyền theo dòng mẹ, không chia Được di truyền theo các quy luật, vai trò của bố Đặc điểm đều cho các tế bào con mẹ là ngang nhau II. ARN (AXIT RIBÔ NUCLÊIC) a) Cấu trúc và chức năng các loại ARN ARN có cấu tạo đa phân giống như ADN. + Đơn phân của ARN khác đơn phân của ADN là đường ribozơ (C5H10O5) + Có nuclêôtit loại U (uraxin) mà không có T Hình: Các loại bazơ nitơ của ADN và ARN + Chỉ được cấu tạo từ 1 chuỗi polinuclêôtit có chiều từ 5’ đến 3’ + Có cấu trúc không gian đa dạng tùy vào từng loại ARN: Mạch thẳng (mARN) ARN thông tin: không có liên kết hidro Xoắn cục bộ (rARN) ARN riboxom: có liên kết hidro Xoắn cuộn thành thùy (t ARN) ARN vận chuyển: có liên kết hidro Loại ARN Cấu trúc Chức năng
  5. mARN 1 chuỗi polinuclêôtit được sao chép từ 1 đoạn ADN Truyền đạt thông tin di (gen) truyền (thông tin về cấu trúc Prôtêin) từ gen (trong nhân tế bào) tới Ribôxôm (trong tế bào chất) tARN 1 chuỗi polinuclêôtit cuộn xoắn tạo ra các thùy tròn, Vận chuyển a.a. trong đó có một thùy tròn mang bộ ba đối mã (anticodon), đầu 3’ là nơi gắn a.a. Trong cấu trúc có nhiều chỗ các nuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS (A- U; G-X) rARN 1 chuỗi polinuclêôtit cuộn xoắn phức tạp, có nhiều chỗ Là 1 thành phần cấu tạo nên các nuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS (A-U; G-X) Ribôxôm b) Phân biệt ARN và ADN
  6. Hình: Phân biệt ARN và ADN III. PROTEIN 1. Cấu trúc a) Cấu tạo hóa học: - Là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân bao gồm nhiều đơn phân là các axitamin Hình: Cấu tạo hóa học prôtêin + 1aa gồm 3 thành phần: 1 nhóm –COOH (nhóm carboxyl), 1 nhóm amin –NH 2, 1 gốc -R- (Các aa chỉ khác nhau ở gốc –R-, có hơn 20 loại aa khác nhau). + 1aa có khối lượng trung bình là 110 đvC, chiều dài trung bình là 3 A0. + Các aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit giữa nhóm –COOH của aa trước với nhóm –NH 2 của aa sau tạo thành chuỗi polipeptit. Hình: Sự hình thành liên kết peptit
  7. Hình: Liên kết peptit trong cấu trúc prôtêin c) Cấu trúc không gian: gồm 4 bậc Hình: Các bậc cấu trúc không gian của prôtêin + Cấu trúc bậc 1: là 1 chuỗi polipeptit mạch thẳng + Cấu trúc bậc 2: là 1 chuỗi polipeptit xoắn hoặc gấp nếp + Cấu trúc bậc 3: là 1 chuỗi polipeptit xoắn cuộn trong không gian 3 chiều nên có hình cầu, chỉ ở cấu trúc này trở đi protein mới thực hiện được chức năng sinh học của mình + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi pp cùng hoặc khác loại xoắn cuộn trong không gian 3 chiều như protein trong hồng cầu (Hb) được cấu tạo từ 4 chuỗi pp. 2 chuỗi xoắn và 2 chuỗi gấp nếp . ᴓ Với cấu trúc đa phân (từ 20 loại axit amin) và cấu trúc không gian (4 bậc) có thể tạo ra nhiều dạng prôtêin khác nhau → ứng với các tính trạng khác nhau. Các phân tử pr vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa quy định. b) Chức năng của prôtêin + Cấu tạo tế bào và cơ thể + Dự trữ các aa + Vận chuyển các chất (hemôglôbin) + Bảo vệ cơ thể (kháng thể) + Thu nhận thông tin (thụ thể) + Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh (enzim). + Điều hòa (hoocmôn) + Vận động (prôtêin cơ)
  8. NỘI DUNG TRỌNG TÂM VẬN DỤNG VÀO GIẢI BÀI TẬP 1. Bài tập về cấu trúc ADN: • Đơn phân: nuclêôtit (A,T,G,X) • Liên kết giữa các đơn phân: liên kết cộng hóa trị (OH-C 3 với P-C5) tạo thành 2 chuỗi polinuclêôtit ngược chiều nhau. - Cấu trúc không gian gồm 2 mạch xoắn đều. 1.1. Chiều dài (L): N L x3,4Ao 2 N: là tổng số nuclêôtit của phân tử ADN 3,4 Ao : kích thước trung bình của 1 nuclêôtit L: chiều dài của phân tử ADN Chiều dài trung bình của một phân tử ADN mạch kép: (1Ao = 10-1nm = 10-4µm = 10-7mm) 1.2. Khối lượng (M): Khối lượng trung bình của một nuclêôtit: 300 đ.v.C Khối lượng trung bình của một phân tử ADN: M = N . 300 đ.v.C 1.3. Số vòng xoắn (C): N L C C 0 20 34A 1.4. Liên kết hóa học: a. Liên kết phôtphođieste có trong ADN kép, thẳng Ta có: * Giữa hai nuclêôtit liền kề trên một mạch được nối với nhau bởi 1 liên kết phôtphođieste N * : Tổng số nuclêôtit trên một mạch 2 N Liên kết phôtphođieste có trong 1 mạch = 1 2 N Liên kết phôtphođieste có trong ADN:2( 1) = N - 2 2 - Theo nguyên tắc bổ sung ta có: b. Liên kết hiđrô(H): Do A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô, nên tổng số liên kết hiđrô của ADN là: H = 2 x (Số lượng cặp A = T) + 3 x (Số lượng cặp G ≡ X) Mà số lượng cặp A=T bằng số nuclêôtit loại A của phân tử ADN, số lượng cặp G ≡ X bằng số lượng nuclêôtit loại G của phân tử ADN H = 2A + 3G 1.5. Số lượng nuclêôtit Theo NTBS thì: => A = A1 + A2 = A1 + T1 = A2 + T2
  9. T= T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 Do đó: A=T => %A=%T => G = G1 + G2 = G1 + X1 = G2 + X2 X = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2 Do đó: G = X => %G=%X Tổng số nu của ADN: A+T+G+X=N =>A+G= N/2 Vì %A=%T; %G=%X => %A+%G = %T + %X = 50% - Số liên kết hóa trị giữa các Nu = số liên kết hóa trị trên mỗi mạch x 2= (N/2 -1) x 2 = N - 2 - Số liên kết phôtpho đieste giữa các phân tử đường trong ADN = N – 2 - Số liên kết hidro: H= 2A+3G = 2T + 3X 1.6. Tỉ lệ nuclêôtit a. Trên mỗi mạch %A1=%T2 , %T1=%A2 , %G1=%X2 , %X1=%G2. %A1 +% T1 + %G1 + %X 1 = %A2 + %T2 + %X2 + %G2 b. Trên cả hai mạch %A %A %T %T %A %T 1 2 1 2 2 2 %G %G %X %X %G %X 1 2 1 2 2 2 2. Bài tập về cấu trúc ARN - ARN chỉ có 1 mạch, do đó không được áp dụng NTBS (A = U; G=X) mặc dù tARN và rARN vẫn có những chỗ có các nuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS 3. Bài tập về cấu trúc protein - Chiều dài protein: L = Số aa trên phân tử pr x 3 A0 - Khối lượng protein: m pr = số aa trên phân tử pr x 110 đvC - Số liên kết peptit = số aa-1 = số phân tử nước được giải phóng HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI ĐỀ THI Câu 87: MĐ201 - THPT QG 2018 Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN. Câu 98: MĐ201 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 25%. B. 10%. C. 20%. D. 40%. Câu 98: MĐ202 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 40%. B. 25%. C. 10%. D. 20%. Câu 96: MĐ203 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%. Câu 99: MĐ204 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 15%. B. 20%. C. 60%. D. 30%. Câu 94: MĐ205 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 40%. B. 30%. C. 10%. D. 20%. Câu 95: MĐ206 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 20%. B. 30%. C. 60%. D. 15%. Câu 91: MĐ207 - THPT QG 2018
  10. Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? A. mARN. B. ADN. C. tARN. D. rARN. Câu 96: MĐ207 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 25%. Câu 96: MĐ208 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 25%. Câu 92: MĐ209- THPT QG 2018 Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? A. mARN. B. ADN. C. tARN. D. rARN. Câu 98: MĐ209- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 10%. B. 25%. C. 20%. D. 40%. Câu 98: MĐ210- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 40%. B. 25%. C. 20%. D. 10%. Câu 100: MĐ211- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 30%. B. 10%. C. 40%. D. 20%. Câu 97: MĐ212- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 60%. B. 30%. C. 20%. D. 15%. Câu 100: MĐ213- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 30%. B. 20%. C. 10%. D. 40%. Câu 94: MĐ214- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 30%. B. 60%. C. 15%. D. 20%. Câu 98: MĐ215- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 10%. B. 40%. C. 25%. D. 20%. Câu 94: MĐ216- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 10%. B. 25%. C. 20%. D. 40%. Câu 95: MĐ217- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 10%. B. 25%. C. 40%. D. 20%. Câu 95: MĐ218- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 20%. B. 40%. C. 10%. D. 25%. Câu 99: MĐ219- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là
  11. A. 30%. B. 20%. C. 40%. D. 10%. Câu 99: MĐ220- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 20%. B. 60%. C. 30%. D. 15%. Câu 100: MĐ221- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 10%. B. 40%. C. 30%. D. 20%. Câu 96: MĐ222- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 60%. B. 20%. C. 30%. D. 15%. Câu 91: MĐ223- THPT QG 2018 Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? A. rARN. B. mARN. C. ADN. D. tARN. Câu 99: MĐ223- THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là A. 20%. B. 40%. C. 10%. D. 25%. Câu 96: MĐ224 - THPT QG 2018 Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 1/4. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là A. 10%. B. 25%. C. 20%. D. 40%. Câu 87- MĐ201 - THPT QG 2017: Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây? A. Xitôzin. B. Uraxin. C. Timin. D. Ađênin. Câu 117- MĐ201 - THPT QG 2017: Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41. III. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7. A. 4. B. 2. C.3. D. 1. Câu 118- MĐ202 -Thi THPT QG 2017: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có G/X = 3/4. II. Mạch 1 của gen có (A + G) = (T + X). III.Mạch 2 của gen có T = 2A. IV. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 2/3. A.2. B.1. C.3. D.4. Câu 119- MĐ203 -Thi THPT QG 2017:
  12. Một gen có 2500 nuclêôtit và 3250 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có 275 nuclêôtit loại X và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19. II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13. III. Mạch 2 của gen có T/G = 5/19. IV. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X. A. 4. B. 3. C. 1. D.2. Câu 120- MĐ204 -Thi THPT QG 2017: Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclếôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3. II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72. III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28. IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X. A.4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 18 -MĐ 147 – Thi THPT QG 2016: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được A. chủng virut lai. B. chủng virut A và chủng virut B. C. chủng virut B. D. chủng virut A. Câu 22-MĐ 147 – Thi THPT QG 2016: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực? (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất. (2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất. (3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng. (4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
  13. Câu 1 - Thi THPT QUỐC GIA NĂM 2015 _MĐ 159: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C.Uraxin. D. Xitôzin. Câu 44 - ĐẠI HỌC 2012_ MĐ 279: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là A. 112. B. 448. C. 224. D. 336. Câu 53 - ĐẠI HỌC 2012_ MĐ 279: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là A. 20%. B. 40%. C. 25%. D. 10%. Câu 46 - ĐẠI HỌC 2008_MĐ 253: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là (A + G)/ (T + X) = 1/2. Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của phân tử ADN nói trên là A. 0,2. B. 2,0. C. 5,0. D. 0,5. Câu 47- ĐẠI HỌC 2007_MĐ 152: Prôtêin không thực hiện chức năng A.điều hoà các quá trình sinh lý. B. xúc tác các phản ứng sinh hoá. C. bảo vệ tế bào và cơ thể. D. tích lũy thông tin di truyền. Chuyên đề 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT, CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ B. CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ I. GEN 1. Khái niệm về gen Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa một loại chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN Ví dụ: Sản phẩm của các gen A, B, C sau đây: 2. Cấu trúc của gen Gen có cấu trúc gồm 3 vùng: Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
  14. Vùng điều hòa có Promotơ (P) và Operatơ (O) (Xem nội dung điều hòa hoạt động của gen để biết chức năng của P và O). Vùng mã hóa của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực khác nhau ở cấu trúc phân mảnh (sinh vật nhân thực) và (không phân mảnh ở sinh vật nhân sơ). Nội dung gen ở sinh vật nhân thực không được dùng ra đề thi theo chủ trương giảm tải, các em chỉ tham khảo để hiểu về điều hòa của gen ở sinh vật nhân thực. Hình : Cấu trúc của gen ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ II. MÃ DI TRUYỀN 1. Khái niệm: ☺Phân tích mối liên quan giữa Gen – mARN – Polipeptit để hình thành khái niệm
  15. Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin (aa) trong phân tử prôtêin (cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau trong gen quy định 1 aa). 2. Đặc điểm mã di truyền ☺Phân tích cấu tạo bảng mã di truyền để tìm ra đặc điểm mã di truyền Nhận xét: Đặc điểm của mã di truyền: + Mã bộ ba đọc liên tục, không chồng gối lên nhau. + Tính đặc hiệu: 1 codon chỉ mã hóa 1 loại a.a. + Tính thoái hóa: 1 aa do nhiều codon mã hóa. + Tính phổ biến: hầu hết các sinh vật đều sử dụng chung mã di truyền. III. QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN.
  16. Hình: Một chạc tái bản tổng hợp mạch ADN mới 1. Các enzim tham gia: enzim tháo xoắn, enzim ARN polimeraza, enzim ADN polimeraza, ligaza. 2. Nguyên tắc nhân đôi: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. a) Nguyên tắc bổ sung: Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết bổ sung với các nuclêôtit trong môi trường nội bào bằng liên kết hiđrô Ak-Tmt; Tk-Amt; Gk-Xmt; Xk-Gmt Ví dụ: b) Nguyên tắc bán bảo tồn: ADN con tạo ra có 1 mạch là nguyên liệu cũ của ADN mẹ, còn 1 mạch là nguyên liệu môi trường nội bào.
  17. Hình: ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn 3. Diễn biến: 3 giai đoạn - Tháo xoắn phân tử ADN Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn. - Tổng hợp mạch ADN mới ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ → 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X). Do ADN chỉ gắn được nucleotit vào mạch mới khi có đầu 3’OH nên: + Trên mạch mã gốc (3’ → 5’) mạch mới được tổng liên tục. + Trên mạch bổ sung (5’ → 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối. - Hai phân tử ADN mới được tạo thành Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn). Kết quả: từ 1 ADN mẹ ban đầu qua quá trình nhân đôi tạo 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ. 4. Khác nhau về quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực: + SV nhân sơ: quá trình nhân đôi diễn ra ở 1 điểm tái bản (gồm 2 chạc chữ Y); có ít enzim tham gia. + SV nhân thực: quá trình nhân đôi diễn ra ở nhiều điểm tái bản
  18. IV. PHIÊN MÃ 1. Khái niệm - Là quá trình truyền thông tin di truyền trên mạch khuôn của gen (ADN) sang ARN. - Thực chất đây chính là quá trình tổng hợp ARN. - Quá trình phiên mã xảy ra ở tất cả các tế bào có vật chất di truyền là ADN mạch kép. 2. Vị trí và thời gian diễn ra Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa hai lần phân bào. 3. Các thành phần tham gia - Mạch mã gốc của gen - Các ribonucleotit tự do - Enzim thực hiện: ARN polimeraza 4. Nguyên tắc - Nguyên tắc khuôn mẫu - Nguyên tắc bổ sung 5. Diễn biến
  19. V. DỊCH MÃ 1. Khái niệm - Dịch mã là quá trình chuyển thông tin là mã di truyền thành trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit. - Thực chất là quá trình tổng hợp prôtêin. 2. Vị trí diễn ra
  20. - Diễn ra trong tế bào chất. 3. Thành phần tham gia - Mạch khuôn: mARN - tARN - Riboxom - Axit amin tự do - Enzim tham gia: enzim hoạt hoá, enzim đặc hiệu 4. Nguyên tắc - Nguyên tắc khuôn mẫu - Nguyên tắc bổ sung 5. Diễn biến Quá trình này chia làm 2 giai đoạn: 5.1. Hoạt hóa a.a Trong tế bào chất nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các aa đựơc hoạt hoá và gắn với tARN tạo nên phức hợp aa – tARN. 5.2. Tổng hợp chuỗi polipeptit - Riboxom trượt trên mARN theo chiều 5’ →3’. Bắt đầu tại mã mở đầu (AUG) → Kết thúc ở mã KT (UAA, UAG, UGA). Mỗi lần dịch chuyển 1 codon. - Axit amin được lắp vào đúng vị trí là nhờ NTBS giữa codon (mARN) với anticodon (tARN). - Quá trình (3 giai đoạn) + Mở đầu Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aa mở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh. + Kéo dài aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN. + Kết thúc Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit.
  21. • Polixôm (poliriboxom) Plixôm là hiện tượng nhiều ribôxôm cùng tham gia giải mã trên một mARN giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. VI. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
  22. 1. Khái niệm - Điều hoà hoạt động gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen. - Thực chất là kiểm soát gen có được phiên mã và dịch mã hay không. - Ví dụ: + Ở thú, các gen tổng hợp prôtêin sữa chỉ hoạt động ở cá thể cái, vào giai đoạn sắp sinh và nuôi con bằng sữa. + Ở E.coli các gen tổng hợp enzim chuyển hoá đường lactôzơ chỉ hoạt động khi môi trường có lactôzơ. - Quá trình điều hòa phức tạp xảy ra ở nhiều mức độ, ở sinh vật nhân sơ chủ yếu là ở mức phiên mã. 2. Mô hình Operon.Lac - Khái niệm: Opêron là một nhóm gen có liên quan về chức năng và có chung một cơ chế điều hoà. - Cấu trúc của một Opêron Lac gồm + Vùng khởi động (P): nơi mARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã + Vùng vận hành (O): tại đây protêin ức chế có thể liên kết ức chế phiên mã + Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): các gen cấu trúc tổng hợp các enzim tham gia phân giải đường lactozơ cung cấp năng lượng cho tế bào. - Gen điều hoà R (không nằm trong thành phần của Operon) là gen tổng hợp nên protein ức chế ức chế. Protein này có khả năng liên kết với vùng vận hành dẫn đến ngăn cản quá trình phiên mã. 3. Sự điều hoà hoạt động của operôn lactôzơ - Khi môi trường không có lactôzơ
  23. Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động. - Khi môi trường có lactôzơ Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. Do đó ARN polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã bị dừng lại. 4. Điều hòa ở sinh vật nhân thực (không trọng tâm) Quá trình điều hòa ở nhiều mức độ: + Trước phiên mã: NST xoắn không cho phiên mã + Phiên mã: giống cơ chế Mô hình Opêrôn Lac + Sau phiên mã: cắt loại bỏ Itron và sắp xếp lại Exon. + Dịch mã: thời gian tồn tại của mARN ảnh hưởng đến lượng sản phẩm dịch mã. + Sau dịch mã: Sự tạo thành cấu trúc bậc cao hơn của Pr và thời gian tồn tại của Pr. NỘI DUNG TRỌNG TÂM VẬN DỤNG GIẢI BÀI TẬP 1.Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một loại ARN. Cấu trúc của gen: 3 vùng - Vùng điều hòa: (P: trình tự nuclêôtit giúp ARN polimeraza nhận biết, liên kết và khởi động phiên mã), (O:tương tác prôtêin ức chế). - Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa a.a. - Vùng kết thúc: mang tín hiệu kết thúc phiên mã 2.Mã di truyền: • Mã di truyền là mã bộ ba. • Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau). • Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ). • Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại aa). • Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một loại aa, trừ AUG và UGG). 3.Quá trình tự nhân đôi ADN Xác định số phân tử ADN được tạo thành, số mạch đơn được tạo thành từ x phân tử ADN ban đầu sau k lần nhân đôi. + Số phân tử ADN được tạo thành = x.2k + Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là x(2k – 2) + Số mạch đơn được tạo thành = 2x.2k + Số mạch đơn được tổng hợp hoàn toàn từ các Nu tự do của môi trường là x(2.2k – 2) 4. Phiên mã + Là quá trình truyền thông tin di truyền trên mạch khuôn ADN sang ARN. + Thực chất là quá trình tổng hợp ARN
  24. + Enzim ARN polimeraza thực hiện phiên mã trên mạch khuôn ADN có chiều 3’→5’ tạo ra 1 phân tử ARN có chiều 5’→3’. + Nguyên tắc tổng hợp: NTBS giữa nuclêôtit trên mạch khuôn với nuclêôtit tự do trong môi trường. + Ở sinh vật nhân sơ trong tình huống cụ thể, vùng mã hóa của gen và ARN có thể xác định số lượng và thành phần nuclêôtit dựa vào NTBS như sau: Theo nguyên tắc bổ sung: A1 = T2 = rA G1 = X2 = rG T1 = A2 = rU X1 = G2 = rX Mà : A = T = A1 + A2 G = X = G1 + G2 Do đó : A = T = rA + rU G = X = rG + rX %rA %rU %rG %rX % A %T %G * % X * 2 2 + Ở sinh vật nhân thực sau phiên mã, có sự cắt bỏ Intron và sắp xếp các Exon lại tạo thành ARN trưởng thành. Do vậy không áp dụng công thức mối quan hệ số lượng giữa vùng mã hóa của gen và ARN như sinh vật nhân sơ. 5. Dịch mã + Quá trình dịch mã diễn ra 2 giai đoạn: - Hoạt hóa a.a: + Các a.a + ATP → a.a* + Các a.a* gắn với tARN tạo thành phức hệ tARN-aa - Tổng hợp chuỗi polipeptit + Ribôxôm dịch chuyển trên mARN bắt đầu ở mã mở đầu AUG và dừng dịch mã ở mã kết thúc (UAA hoặc UAG hoặc UGA), chiều dịch chuyển từ 5’→3’, mỗi lần ribôxôm dịch chuyển là 1 codon (1 bộ ba). + Codon AUG đầu tiên ở đầu 5’ đóng vai trò là codon mở đầu nhưng nếu ở giữa (đã có codon AUG khác đứng trước làm nhiệm vụ mở đầu) thì codon AUG này chỉ đóng vai trò mã hóa aa Metionin bình thường như các codon mã hóa a.a khác. + Các a.a được lắp ráp vào đúng vị trí trên chuỗi polipeptit là do NTBS giữa bộ ba đối mã (anticodon) trên tARN mang a.a với codon (bộ ba mã sao) trên mARN.
  25. 6. Mối quan hệ giữa mạch mã gốc của gen – mARN- trình tự axit amin trong chuỗi polipetit Phiên mã: Theo NTBS: từ mạch mã gốc của gen => mARN Dịch mã: Theo bảng mã di truyền: 1 codon => 1 axit amin/chuỗi polipeptit. * Chiều của mạch mã gốc: 3’- 5’ * Chiều của mARN: 5’- 3’ Chú ý: Không được áp dụng công thức này tính số lượng a.a trong chuỗi polipepitit dựa vào tổng số nuclêôtit của gen hoặc dựa vào số lượng nuclêôtit của mARN và ngược lại. 7. Điều hòa hoạt động của gen Điều hoà hoạt động gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen. Thực chất là kiểm soát gen có được phiên mã và dịch mã hay không. Quá trình điều hòa phức tạp xảy ra ở nhiều mức độ, ở sinh vật nhân sơ chủ yếu là ở mức phiên mã. Opêron là một nhóm gen có liên quan về chức năng và có chung một cơ chế điều hoà. Opêron Lac gồm: + Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) + Vùng vận hành (O) + Vùng khởi động (P)
  26. HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC CÂU HỎI ĐỀ THI Câu 89: (MĐ 202 -Thi THPT Quốc gia 2018) Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AUA3'. B . 5'AUG3'. C . 5'AAG3'. D . 5'UAA3'. Câu 84: (MĐ 204 -Thi THPT Quốc gia 2018) Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AXX3'. B. 5'UGA3'. C. 5'AGX3'. D. 5'AGG3'. Câu 85: (MĐ 205 -Thi THPT Quốc gia 2018) Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AGG3'. B . 5'AXX3'. C. 5'AGX3'. D . 5'UGA3'. Câu 92: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ207 Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AAG3'. B. 5'AUA3'. C. 5'UAA3'. D. 5'AUG3'. Câu 92: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ210 Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AUA3'. B. 5'AAG3'. C. 5'AUG3'. D. 5'UAA3'. Câu 86: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ212 Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'UGA3'. B. 5'AGG3'. C. 5'AXX3'. D. 5'AGX3'. Câu 83: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ214 Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AGX3'. B. 5'UGA3'. C. 5'AXX3'. D. 5'AGG3'. Câu 92: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ215 Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AUA3'. B. 5'AUG3'. C. 5'AAG3'. D. 5'UAA3'. Câu 90: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ219 Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AGG3'. B. 5'UGA3'. C. 5'AGX3'. D. 5'AXX3'. Câu 88: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ222 Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5'AXX3'. B. 5'UGA3'. C. 5'AGG3'. D. 5'AGX3'. Câu 82: THPT Quốc Gia 2018 – MĐ222 Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? Câu 95. (MĐ 201 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza, B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm. C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ —> 3’. D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo tồn. Câu 107. (MĐ 201 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 92. (MĐ 202 -Thi THPT Quốc gia 2017) Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN? A. Restrictaza. B. ARN polimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Ligaza.
  27. Câu 98. (MĐ 202 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các côđon trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nuclêôtit tự do. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục. D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza. Câu 112. (MĐ 202 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac. II. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 90. (MĐ 203 -Thi THPT Quốc gia 2017) Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin? A. 5‘TAA3’.B. 5’UUA3’C. 5‘TGU3’.D. 5’AUG3’. Câu 97. (MĐ 203 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình dịch mã diễn ra trong nhân tế bào. B. Nguyên liệu của quá trình dịch mã là các axit amin. C. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ → 3’. D. Sản phẩm của quá trình dịch mã là chuỗi pôlipeptit. Câu 107. (MĐ 203 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac. II. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc Z và gen cấu trúc A đều phiên mã 8 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 8 lần. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 84. (MĐ 204 -Thi THPT Quốc gia 2017) Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã? A. 5’GGA’.B. 5 XAA3’. C. 5’AUG3’.D. 5’AGX3’.
  28. Câu 93. (MĐ 203 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai? A. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin. B. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã. C. Anticôđon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với côđon tương ứng trên phân tử mARN. D. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’. Câu 110. (MĐ 203 -Thi THPT Quốc gia 2017) Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. II. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 9: QUỐC GIA NĂM 2016 _MĐ 147 Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN. Câu 18: QUỐC GIA NĂM 2016 _MĐ 147 Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi axit nuclêic ra khỏi vỏ prôtêin của chủng virut A và chủng virut B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm virut lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được A. chủng virut lai. B. chủng virut A và chủng virut B. C. chủng virut B. D. chủng virut A. Câu 41: QUỐC GIA NĂM 2016 _MĐ 147 Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533. (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530. (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
  29. Câu 3: QUỐC GIA NĂM 2015 _MĐ 159 Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’. Câu 8: QUỐC GIA NĂM 2015 _MĐ 159 Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’→5’. B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. Câu 28 - ĐẠI HỌC 2014_ MĐ 169 : Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã. A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (2) và (4). D. (1) và (3). Câu 22: ĐẠI HỌC 2013_ MĐ 749 Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN. D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. Câu 28: ĐẠI HỌC 2013_ MĐ 749 Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X ; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là A. (2) và (3) B. (1), (2) và (3) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (4) Câu 7: ĐẠI HỌC 2012_ MĐ 279 Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX-Pro; GXU- Ala; XGA-Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly.
  30. Câu 17: ĐẠI HỌC 2012_ MĐ 279 Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. Câu 44: ĐẠI HỌC 2012_ MĐ 279 Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là A. 112. B. 448. C. 224. D. 336. Câu 50: ĐẠI HỌC 2012_ MĐ 279 Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. dịch mã. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã. D. giảm phân và thụ tinh. Câu 48: ĐẠI HỌC 2007_MĐ 152 Phát biểu nào sau đây đúng? A.Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin. B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X. C.Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin. D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.