Đáp án đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docdap_an_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_ma_de_a_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đáp án đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: VẬT LÝ– Lớp 9 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: A I. Trắc nghiệm (5,00đ) Mỗi câu đúng được 1/3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C C A B B A A B D C D B A D C II. Tự luận (5,00đ) Bài 1. (1,00đ) - Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện (0,25đ), một đầu đoạn mạch nối với một đầu cố định của biến trở, đầu kia của mạch nối với con chạy C. ( 0,25đ) - Khi dịch chuyển con chạy C làm thay đổi số vòng dây và do đó thay đổi điện trở của biến trở có dòng điện chạy qua (0,25đ). Cường dộ dòng điện trong mạch sẽ thay đổi ( 0,25đ). Bài 2. (1,50đ) 1. Đưa một thanh nam châm lại gần các vật bằng sắt, thép ta thấy thanh nam châm hút được sắt, thép. Ta nói nam châm có tính chất từ (0,50đ) 2. Từ trường của thanh nam châm chữ I (nam châm thẳng) mạnh nhất ở hai đầu và yếu nhất ở khoảng giữa thanh. Do đó ta đặt hai thanh sắt vuông góc với nhau, đầu thanh này ở giữa thanh kia (0,50đ) - Nếu hai thanh hút nhau thì thanh nằm ngang là thanh không bị nhiễm từ, thanh còn lại là thanh đã bị nhiễm từ (0,25đ). - Nếu hai thanh gần như không hút nhau thì thanh nằm ngang là thanh bị nhiễm từ, thanh còn lại là thanh không bị nhiễm từ (0,25đ). Bài 3. (2,5đ) 1. - Viết đúng hệ thức (0,50đ) - Nêu đầy đủ tên các đại lượng (0,25đ) - Nêu đúng đơn vị các đại lượng (0.25đ) 2. a. Vì U = Uđm = 220V nên P = Pđm =400W. (0.25đ) Điện trở của dây đốt nóng trong nồi: R = U2/P = 2202 /400 = 121Ω (0.50đ) b. P = 400W = 0,4kW (0.25đ) Điện năng tiêu thụ của nồi trong một tháng: A = P.t = 0,4.(1,5.30) = 18(kW.h) (0.50đ) (Chú ý: HS có thể giải cách khác vẫn cho điểm tối đa, phân phối điểm theo cách giải đó. Nếu thiếu hoặc sai đơn vị của các đại lượng thì trừ 0,25đ cho toàn bài) * Cách tính điểm: - Điểm cho mỗi câu trắc nghiệm khách quan đúng là 1/3 điểm - Điểm trắc nghiệm được tính bằng tổng số câu đúng x 1/3 điểm, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ví dụ: Trang 1/2
  2. + Nếu có 2 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 2 x 1/3 = 2/3 = 0,67đ + Nếu có 4 câu trắc nghiệm đúng thì điểm trắc nghiệm bằng: 4 x 1/3 = 4/3 = 1,33đ - Điểm toàn bài: Điểm toàn bài được tính bằng tổng số điểm trắc nghiệm khách quan và tự luận, làm tròn đến 1 chữ số thập phân sau khi đã tính tổng số điểm. Ví dụ: + Bài làm của HS có 8 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 8 x 1/3 + 3,25 ≈ 2,67 + 3,25 = 5,92 = 5,9đ + Bài làm của HS có 10 câu trắc nghiệm khách quan đúng và có điểm tự luận được 3,25đ thì điểm toàn bài bằng: 10 x 1/3 + 3,25 ≈ 3,33 + 3,25 = 6,58 = 6,6đ HẾT Trang 2/2