Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

docx 5 trang thaodu 6310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoa_hoc_lop_9_chuong_1_cac_loai_hop_chat_vo.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Hóa học Lớp 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

  1. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Trang 2 CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Trang 10 CHƯƠNG 3: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Trang 16 BẢNG 1: HÓA TRỊ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC THÔNG DỤNG Trang 20 BẢNG 2: HÓA TRỊ CÁC NHÓM NGUYÊN TỬ THÔNG DỤNG Trang 21 BẢNG 3: CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ CHẤT CẦN NHỚ Trang 22 BẢNG 4: BẢNG TÍNH TAN Trang 23 BẢNG 5: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT THÔNG DỤNG Trang 24 BẢNG 6: TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC HÓA HỌC 8 Trang 25 BẢNG 7: CÁC TÍNH CHẤT CỦA DÃY ĐIỆN HÓA KIM LOẠI Trang 27 BẢNG 8: TÊN GỌI CÁC CHẤT THÔNG DỤNG Trang 28 BẢNG 9: GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THÔNG DỤNG Trang 29 BẢNG 10: MÀU CỦA CÁC CHẤT THÔNG DỤNG Trang 31 BẢNG 11: BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC Trang 32 Trang 1
  2. CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ BÀI 1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT - KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT LÝ THUYẾT I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT 1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học: a) Tác dụng với nước: (oxit bazơ gồm: Na2O, K2O, CaO, BaO).  Na2O + H2O  2NaOH  K2O + H2O  2KOH  CaO + H2O  Ca(OH)2  BaO + H2O  Ba(OH)2 b) Tác dụng với axit: (axit gồm: HCl, H2SO4, ).  Na2O + 2HCl  2NaCl + H2O  Na2O + H2SO4  Na2SO4 + H2O  MgO + 2HCl  MgCl2 + H2O  MgO + H2SO4  MgSO4 + H2O  Al2O3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2O  Fe2O3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3H2O c) Tác dụng với oxit axit: (oxit bazơ gồm: Na 2O, K2O, CaO, BaO; oxit axit gồm: CO 2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, ).  Na2O + CO2  Na2CO3 (CO2  (CO3) hóa trị II)  CaO + SO2  CaSO3 (SO2  (SO3) hóa trị II)  BaO + SO3  BaSO4 (SO3  (SO4) hóa trị II)  3K2O + P2O5  2K3PO4 (P2O5  (PO4) hóa trị III)  Na2O + N2O5  2NaNO3 (N2O5  (NO3) hóa trị I) 2. Oxit axit có những tính chất hóa học: a) Tác dụng với nước: (oxit axit gồm: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, ).  CO2 + H2O  H2CO3  SO2 + H2O  H2SO3  SO3 + H2O  H2SO4  P2O5 + 3H2O  2H3PO4  N2O5 + H2O  2HNO3 b) Tác dụng với bazơ: (oxit axit gồm: CO 2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, ; bazơ gồm: NaOH, KOH, Ca(OH) 2, Ba(OH)2).  CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O  SO2 + 2KOH  K2SO3 + H2O  SO3 + 2KOH  K2SO4 + H2O  P2O5 + 6NaOH  2Na3PO4 + 3H2O  N2O5 + 2NaOH  2NaNO3 + H2O c) Tác dụng với oxit bazơ (xem bài 1, mục I, phần 1.c). II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT 1. Oxit bazơ: là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. 2. Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước. 3. Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước (như: Al2O3, ZnO, ).  Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2O  Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O Trang 2
  3.  ZnO + 2HCl  ZnCl2 + H2O  ZnO + 2NaOH  Na2ZnO2 + H2O 4. Oxit trung tính: còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với dung dịch axit, bazơ, nước (như: CO, NO, ). BÀI 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG LÝ THUYẾT A. CANXI OXIT  Canxi oxit có công thức hóa học là CaO, tên thông thường là vôi sống.  Canxi oxit thuộc loại oxit bazơ. I. CANXI OXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT  Canxi oxit là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (khoảng 25850C).  Canxi oxit có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ. 1. Tác dụng với nước CaO + H2O  Ca(OH)2  Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ.  CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất. 2. Tác dụng với axit  CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O  CaO + H2SO4  CaSO4 + H2O 3. Tác dụng với oxit axit (oxit axit gồm: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, ).  CaO + CO3  CaCO3  CaO + SO2  CaSO3  CaO + SO3  CaSO4  3CaO + P2O5  Ca3(PO4)2  CaO + N2O5  Ca(NO3)2 II. CANXI OXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ? Một phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Ngoài ra, canxi oxit còn được dùng để: khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường, III. SẢN XUẤT CANXI OXIT NHƯ THẾ NÀO? 1. Nguyên liệu Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi. Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên, 2. Các phản ứng hóa học xảy ra t0  C + O2  CO2 t0  CaCO3  CaO + CO2 B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT Lưu huỳnh đioxit còn được gọi là khí sunfurơ, có công thức hóa học là SO2. I. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT  Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp, ), nặng hơn không 64 khí d . 29  Lưu huỳnh đioxit có tính chất hóa học của oxit axit. 1. Tác dụng với nước  SO2 + H2O  H2SO3 2. Tác dụng với bazơ (bazơ gồm: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2).  SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O  SO2 + 2KOH  K2SO3 + H2O  SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 + H2O Trang 3
  4.  SO2 + Ba(OH)2  BaSO3 + H2O 3. Tác dụng với oxit bazơ (oxit bazơ gồm: Na2O, K2O, CaO, BaO).  SO2 + Na2O  Na2SO3  SO2 + K2O  K2SO3  SO2 + CaO  CaSO3  SO2 + BaO  BaSO3 Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit. II. LƯU HUỲNH ĐIOXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?  SO2 được dùng để sản xuất H2SO4.  Ngoài ra, SO2 còn dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy; dùng làm chất diệt nấm mốc, III. ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT NHƯ THẾ NÀO? 1. Trong phòng thí nghiệm Cho muối sunfit (Na2SO3, K2SO3, CaSO3, BaSO3) tác dụng với axit (dung dịch HCl, H 2SO4), thu khí SO2 vào lọ bằng cách đẩy không khí:  Na2SO3 + 2HCl  2NaCl + SO2 + H2O  Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2 + H2O  CaSO3 + 2HCl  CaCl2 + SO2 + H2O  CaSO3 + H2SO4  CaSO4 + SO2 + H2O Đun nóng H2SO4 đặc với Cu: Cu + 2H2SO4 (đ)  CuSO4 + SO2 + 2H2O 2. Trong công nghiệp  Đốt lưu huỳnh trong không khí: t0 S + O2  SO2  Đốt quặng pirit sắt (FeS2) thu được SO2: t0 4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2 BÀI 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT LÝ THUYẾT I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị  Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.  Trong hóa học, quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit. 2. Axit tác dụng với kim loại (axit gồm: HCl, H2SO4 loãng; kim loại hầu hết (trừ Cu, Ag, Au)  2HCl + 2Na  2NaCl + H2  2HCl + Mg  MgCl2 + H2  6HCl + 2Al  2AlCl3 + 3H2  H2SO4 + 2K  K2SO4 + H2  H2SO4 + Fe  FeSO4 + H2  3H2SO4 + 2Al  Al2(SO4)3 + 3H2 3. Axit tác dụng với bazơ  HCl + NaOH  NaCl + H2O  H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O  2HCl + Ca(OH)2  CaCl2 + 2H2O  H2SO4 + Ca(OH)2  CaSO4 + 2H2O  3HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3H2O  3H2SO4 + 2Al(OH)3  Al2(SO4)3 + 6H2O 4. Axit tác dụng với oxit bazơ Trang 4
  5.  2HCl + Na2O  2NaCl + H2O  H2SO4 + Na2O  Na2SO4 + H2O  2HCl + CuO  CuCl2 + H2O  H2SO4 + CuO  CuSO4 + H2O  6HCl + Al2O3  2AlCl3 + 3H2O  3H2SO4 + Al2O3  Al2(SO4)3 + 3H2O II. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU Dựa vào tính chất hóa học, axit được phân thành 2 loại:  Axit mạnh như: HCl, HNO3, H2SO4,  Axit yếu như: H2S, H2CO3, H2SO3, BÀI 4. MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG LÝ THUYẾT A. AXIT CLOHIĐRIC (HCl) 1. Tính chất Dung dịch khí hiđro clorua trong nước gọi là axit clohiđric. Dung dịch axit clohiđric có những tính chất hóa học của một số axit mạnh. - Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. - Tác dụng với kim loại: (trừ Cu, Ag, Au)  2HCl + 2Na  2NaCl + H2  2HCl + Mg  MgCl2 + H2  6HCl + 2Al  2AlCl3 + 3H2 - Tác dụng với bazơ:  HCl + NaOH  NaCl + H2O  2HCl + Cu(OH)2  CuCl2 + 2H2O  3HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3H2O - Tác dụng với oxit bazơ:  2HCl + Na2O  2NaCl + H2O  2HCl + CuO  CuCl2 + H2O  6HCl + Fe2O3  2FeCl3 + 3H2O - Tác dụng với muối: (sẽ học trong bài 9). 2. Ứng dụng Axit clohiđric được dùng để: - Điều chế các muối clorua. - Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn. - Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại. - Chế biến thực phẩm, dược phẩm, B. AXIT SUNFURIC (H2SO4) I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Axit sunfuric là chất lỏng sánh, không màu, nặng hơn gấp hai lần nước (khối lượng riêng bằng 1,83 g/cm 3 ứng với nồng độ 98%), không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Chú ý: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc, ta phải rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. Làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC https : //giaidethi24h.net Trang 5