Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn kì Lớp 11 - Năm học 2019-2020

doc 7 trang thaodu 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn kì Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_ki_lop_11_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn kì Lớp 11 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN VĂN KÌ I LỚP 11 NĂM HỌC 2019 - 2020 I.PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 3,0đ) 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi !” Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2: Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai”? Câu 3: Em hiểu gì về câu nói của người con“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi !”? Câu 4: Đọc văn bản, anh/chị cảm nhận được điều gì về tình cha con? 2. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: -Giá tớ được làm con trai (Cô bé có lần đã nói) Từ lâu tớ đã bỏ đi Sang châu Phi chơi cho khoái. -Còn tớ, nếu là con gái (Cậu bé liền đáp lời ngay) Thay cho chỉ màu tớ sẽ Thêu bằng tia nắng ban mai. Rồi hai người dần khôn lớn Cùng nhau nên vợ nên chồng Với nhau sáng - trưa - chiều - tối Họ toàn nói chuyện tiền nong. (Maurice Carême - Bản dịch của Hồng Thanh Quang) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2: Ước mơ của cô bé và cậu bé là gì? Ý nghĩa của những ước mơ ấy? Câu 3: Anh, chị hiểu câu thơ “Họ toàn nói chuyện tiền nong” như thế nào? Câu 4: Đọc văn bản trên, Anh/chị cảm nhận được điều gì về cuộc sống? 3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tất cả đều đang tốt đẹp thì chiếc váy của một người đẹp trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt liên tục bị mắc vào những chiếc đinh đóng trên sàn diễn. Và ngay lập tức, cái thói cẩu thả ăn thật làm dối mà chúng ta vẫn gặp lâu nay lại thò cái đuôi của nó ra. 1
  2. Ví như việc đi bộ trong thành phố. Việc đi bộ cho thấy sự cẩu thả và tính ích kỉ của chúng ta. Chúng ta cởi trần, đủng đỉnh đi qua đường như đi trong sân nhà mình, mặc cho đèn đỏ hay đèn xanh. Và vừa đi vừa xỉa răng. Chúng ta điềm nhiên đi trên lòng đường theo ý muốn của mình. Tôi không tin có thể xây dựng được một đời sống hiện đại, văn minh khi thói cẩu thả và tùy tiện còn tồn tại quá nhiều trong thực tế. Và tôi nghĩ, muốn xây dựng một đất nước hiện đại, văn minh thì chúng ta phải bắt đầu từ việc đi bộ. Trở lại với mấy cái đinh trên sàn diễn của cuộc thi Hoa hậu 2007. Có lẽ người Việt Nam còn cần phải học hỏi nhiều lắm mới không bị thế giới bỏ rơi. Kĩ thuật đóng một cái đinh đâu phải chuyện khó khăn gì. Nhưng chiếc đinh vẫn cứ trồi lên trên cái sàn diễn chỉ làm trước đó ít ngày. Và tôi luôn luôn tin rằng: đóng một cái đinh không xong, thì đừng nói đến những việc lớn hơn. (Theo Chiếc đinh nhỏ nhưng nỗi buồn thì lớn, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr.83-84) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2:Theo tác giả, thói cẩu thả ăn thật làm dối của chúng ta được biểu hiện như thế nào? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: đóng một cái đinh không xong, thì đừng nói đến những việc lớn hơn không? Vì sao? 4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình. Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1.200 yên cho hành trình này.(1) Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.(2) Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉ đến vậy”.(3) (Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả, Thái độ làm việc đầy trách nhiệm của nhân vật anh được biểu hiện như thế nào trong đoạn văn (1)? Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích. 2
  3. Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình không? Vì sao? 5. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: "Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần lúa của anh thì thật không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy đống lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: "Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không công bằng." Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cho đến một đêm, hai anh em đều ra đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. Phỏng theo LA-MÁC-TIN (Lê Quang Đán dịch) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Sau vụ thu hoạch, hai anh em có ỹ nghĩ và hành động như thế nào? Câu 3: Hai người họ đều cho rằng thế nào là công bằng? Điều ấy giúp anh/chị cảm nhận gì về tình anh em của họ? Câu 4: Đọc văn bản trên, Anh/chị rút ra bài học gì? II. PHẦN LÀM VĂN( 7,0đ) Câu 1( 2,0đ) 1. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 1, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Ước mơ của con người trong cuộc sống. 2. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 2, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc. 3. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 3, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Tác hại của lối sống cẩu thả trong cuộc sống. 4. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 4, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống. 5. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu 5, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về Vai trò của gia đình đối với mỗi người. Câu 2( 5,0đ) 1. Phân tích cảnh đợi tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 2. Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 3
  4. Gợi ý: I.PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 3đ) 1. Câu 1: PCNN nghệ thuật. Câu 2: - Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ: + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Tác dụng: + Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giúp người đọc hình dung cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi sáng đẹp trời với ánh nắng mềm mại, dịu dàng và tràn ngập khắp nơi làm sáng đẹp lên hình ảnh của họ. + Cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và niềm vui sướng của người con đi dạo bên cha. + Thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Câu 3: Câu nói thể hiện: + Ước mơ gắn liền với cánh buồm trắng, với khát vọng đi xa đến những nơi chưa biết, đến những chân trời mới. + Đó là ước mơ của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng, đẹp đẽ đáng trân trọng và ngợi ca. Câu 4: Tình cha con bình dị, ấm áp và thiêng liêng để lại cho người đọc nhiều suy tư và xúc động. (HS trình bày suy nghĩ riêng của mình song cần có quan điểm đúng đắn, thuyết phục) 2. Câu 1: PCNN nghệ thuật. Câu 2: - Ước mơ của cô bé: Sang châu Phi chơi. Ước mơ của cậu bé: Thêu bằng tia nắng ban mai - Ý nghĩa: Đây là những ước mơ đẹp, trong sáng.Thể hiện sự hồn nhiên, trong trẻo của tâm hồn trẻ thơ. Câu 3: “Họ toàn nói chuyện tiền nong” cho thấy họ chỉ quan tâm đến tiền. Tiền đã làm thay đổi con người, đánh mất sự ngây thơ, hồn nhiên trong quá khứ. Lời thơ chỉ ra một thực tế nghiệt ngã: Tiền ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của con người, đặc biệt trong hôn nhân. Câu 4: Cuộc sống vốn không đơn giản. Phải sống thực tế để có hạnh phúc thực sự. Đừng vì tiền mà đánh mất nhiều giá trị sống. (HS trình bày suy nghĩ riêng của mình song cần có quan điểm đúng đắn, thuyết phục) 3. Câu 1: PTBĐ nghị luận. Câu 2: Biểu hiện: chiếc váy của một người đẹp trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt liên tục bị mắc vào những chiếc đinh đóng trên sàn diễn.Ví như việc đi bộ trong thành phố. Việc đi bộ cho thấy sự cẩu thả và tính ích kỉ của chúng ta. Chúng ta cởi trần, đủng đỉnh đi qua đường như đi trong sân nhà mình, mặc cho đèn đỏ hay đèn xanh. Và vừa đi vừa xỉa răng. Chúng ta điềm nhiên đi trên lòng đường theo ý muốn của mình. Câu 3: Nội dung của đoạn trích: Tác giả phê phán thói cẩu thả và tùy tiện trong lối sống của một bộ phận người Việt Nam. 4
  5. Câu 4: HS có thể đông ý/ không đồng ý/ nhưng cần đưa ra lí lẽ thuyết phục: Ví dụ: Đồng ý: Vì + Thành công và giá trị cuộc sống thƣờng bắt đầu từ những việc rất nhỏ chúng ta vẫn làm hàng ngày. + Hoàn thành tốt những việc nhỏ trong cuộc sống sẽ góp phần hình thành những phẩm chất cần thiết để con người có thể làm được những việc lớn lao, vĩ đại. 4. Câu 1: PTBĐ nghị luận. Câu 2: Biểu hiện: Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro - sân bay Hadena cho từng khách với một thái độ ân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1.200 yên cho hành trình này. Câu 3: Ca ngợi anh lái xe bus người Nhật làm việc đầy tinh thần trách nhiệm với tình thần kỷ luật cao. Câu 4: HS có thể đông ý/ không đồng ý/ vừa đồng ý vừa không đồng ý nhưng cần đưa ra lí lẽ thuyết phục: - Ví dụ: Đồng ý: Bởi vì: Thái độ làm việc đầy trách nhiệm là kết quả của tinh thần kỷ luật rất cao của mỗi người. Có tinh thần kỷ luật, con người sẽ biết hành động đúng, cẩn thận, chu đáo và đáng tin cậy. Đây là một đức tính tốt để trở thành người chân chính. 5. Câu 1: PTBĐ tự sự. Câu 2: Biểu hiện: Đêm hôm ấy, người em nghĩ: "Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần lúa của anh thì thật không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy đống lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: "Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không công bằng." Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Câu 3: Cho rằng: Phần của mình ít hơn phần của người kia. Ý nghĩa: Hai anh em rất yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn nhau. Tình cảm của họ khiến người đọc xúc động và nhận ra nhiều điều đáng quý trong cuộc sống. Câu 4: Bài học về tình yêu thương, về lẽ công bằng, về gia đình (HS trình bày suy nghĩ riêng của mình song cần có quan điểm đúng đắn, thuyết phục) II. PHẦN LÀM VĂN( 7đ) Câu 1( 2đ) 1.Ước mơ của con người trong cuộc sống - Giải thích: Ước mơ là một thứ gì đó vượt ngoài tầm với, là những mong muốn, khát vọng, là những điều tốt đẹp mà mỗi chúng ta luôn hướng tới và phấn đấu đạt được. - Vai trò, ý nghĩa của ước mơ: + Dường như ai cũng có ước mơ. Gắn với mỗi người là những ước mơ 5
  6. khác nhau: Có những ước mơ vĩ đại, có những ước mơ nhỏ bé, giản dị + Ước mơ rất quan trọng và cần thiết. Ước mơ giúp ta xác định được mục tiêu trong cuộc đời, chắp cánh cho ta vươn lên, hướng ta tới điều tốt đẹp, là động lực giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách ,vấp ngã trong cuộc sống. + Ước mơ cao đẹp sẽ khiến con người sống có ý chí, nghị lực, hoài bão và trở thành những con người có ích, cống hiến nhiều cho xã hội. + Với tuổi thơ, ước mơ có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần và nuôi dưỡng những ý nghĩ bay bổng cho các em. - Liên hệ và rút ra bài học : + Cần phải có ước mơ ngay từ khi còn nhỏ và biết cách nuôi dưỡng ước mơ ( học tập, rèn luyện ) 2. Mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc - Giải thích: Tiền: Tiền bạc, của cải, vật chất. Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng, thỏa mãn vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Tiền tài và hạnh phúc đều rất quan trọng, cần phải có quan niệm đúng về hai vấn đề này cũng như cần thấy được mối quan hệ của chúng. - Bàn luận: Vai trò của tiền trong cuộc sống. Nếu chỉ coi đồng tiền là mục đích duy nhất, cao nhất để sống thì nhiều khi chúng ta sẽ rơi vào bi kịch, nhân cách bị huỷ hoại, gia đình tan nát, mọi người sẽ coi thường, xa lánh. Nhiều khi có tiền nhưng con người vẫn không thấy hạnh phúc. Nếu vì đồng tiền mà quên đi tất cả người thân bạn bè thì đồng tiền sẽ không tạo nên giá trị cũng như sức mạnh trong cuộc sống. Điều quan trọng là ta phải tạo được sự hài hoà giữa tiền với hạnh phúc, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. - Bài học nhận thức, hành động: Phải trân trọng, giữ gìn hạnh phúc khi đã tạo dựng được. Không vì tiền tài mà tranh giành lẫn nhau, đánh mất đi hạnh phúc đã có. Muốn tạo được sự hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, mỗi người phải nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức.Tạo ra của cải vật chất một cách chân chính. Biết sử dụng nó một cách hợp lí, có ý nghĩa. 3. Tác hại của lối sống cẩu thả trong cuộc sống - Giải thích: Sự cẩu thả là thái độ thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc trong công việc, qua loa chiếu lệ để đối phó, - Phân tích bàn luận:Cẩu thả thường gây ra tâm lý thiếu nhẫn nại, ngại khó trong công việc (thường bỏ dở công việc giữa chừng, vấn đề quá khó thì không chịu suy nghĩ để tìm cách giải quyết mà làm bừa cho xong. Cẩu thả còn khiến con người chạy theo nhu cầu vật chất ( làm cho có, cho xong để kiếm tiền; làm nhanh để tăng hiệu suất, tăng thu nhập; mức lương được trả chưa vừa ý nên chỉ làm qua loa, ). Nguy hiểm nhất ở chỗ cẩu thả sẽ gây ra những sai lầm,tội ác hay những tai họa lớn cho con người. Bị mọi người xem thường - Bài học nhận thức, hành động: Thấy được tác hại của cẩu thả. Nên sống có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật. Làm việc cần có kế hoạch và có tâm. 4. Giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống. - Giải thích: Kỉ luật là sự tuân theo các nguyên tắc, luật lệ được đặt ra nhằm hoàn thành tốt công việc. - Phân tích, bàn luận: Nhờ có tính kỷ luật mà con người biết tuân thủ những quy tắc trong công việc và trong đời sống. Qua đó giữ được nề nếp, kỉ cương và trật tự xã hội. Khi bạn là một người kỉ luật thì mọi vấn đề diễn ra đều được nắm bắt và kiểm soát dễ dàng. Nhờ 6
  7. vậy, ta cũng sẽ có thêm ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn, thấy cuộc sống có ý nghĩa. Tính kỉ luật cũng sẽ giúp ta đi đúng hướng đến thành công, nó sẽ giúp ta xác định rõ mục tiêu cần thực hiện và tránh cho ta không kiệt sức trên đường đi. Nhiều người vẫn thường đưa ra những lời bao biện cho sự bỏ cuộc và đi tìm con đường ngắn hơn để đi. Nhưng bạn hãy nhớ rằng không bao giờ có đường tắt đến thành công mà chỉ có một hướng đúng và chính tính kỉ luật sẽ đưa bạn đến. Những kẻ không khép mình vào kỉ luật sẽ hành động tùy hứng, vô trách nhiệm và dễ sống dễ dãi, sa ngã, buông xuôi. - Bài học nhận thức, hành động: Thấy được giá trị của tinh thần kỷ luật. Kỷ luật khác với bảo thủ, tự cao tự đại. Cần thay đổi tư duy để kỷ luật thật sự có ý nghĩa. 5. Vai trò của gia đình đối với mỗi người - Giải thích: Gia đình là tế bào xã hội, là nơi mọi người gắn bó với nhau bằng tình cảm thiêng liêng của quan hệ huyết thống. - Phân tích, bàn luận: Ý nghĩa và vai trò đặc biệt của gia đình đối với mỗi người: + Là mái ấm, nơi ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. + Là nơi con người được sống trong tình yêu thương, chở che, đùm bọc. + Là cái nôi, là cơ sở, nền tảng bồi dưỡng và hình thành nhân cách. + Là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên, là bệ phóng cho sự nghiệp -Bài học nhận thức, hành động: Thấy được tầm quan trọng của gia đình. Biết vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Biết hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương, nhường nhịn, chăm sóc cho nhau 7