Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Văn Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2018_2019.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Văn Thanh
- GV : Huỳnh Văn Thạnh Ôn tập HKI Vật Lý 9 ®Ò c¬ng «n tËp vËt lý 9 HỌC KỲ II Caâu 1: Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận chuyển động quay gọi là rôto. *Nguyên tắc: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. *Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều. - Các máy phát điện đều chuyển đổi cơ năng thành điện năng. Caâu 2: Máy biến thế (còn gọi là máy biến áp ): n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp U1 n1 Công thức máy biến thế : Trong đó U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp U2 n2 U2 l à HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp *Cấu tạo của máy biến thế : Là thiết bị dùng để tăng giảm hiệu điện thế của dòng doay chiều . Bộ phận chính của máy biến thế là gồm 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau quấn trên 1 lõi sắt *Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế : Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến áp thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. *Khi hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn sơ cấp lớn hơn hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp (U 1>U2) ta có máy hạ thế, còn khi U1<U2 ta có máy tăng thế. * Máy biến áp dùng để: + Truyền tải điện năng đi xa. Từ nhà máy điện người ta đặt máy tăng thế, ở nơi tiêu thụ đặt máy hạ thế. + Dùng trong các thiết bị điện tử như tivi, rađiô, Câu 3: Nhận biết được thấu kính hội tụ. - Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa. - Chiếu một chùm tia sáng song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm. Câu 4:Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ : - Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló đi thẳng. - Tia tới đi song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. - Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. Câu 5: Nhận biết được thấu kính phân kì. - Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa. - Thấu kính phân kỳ có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự. - Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. Câu 6:Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì : + Tia tới song song với trục chính thì tia ló hướng ra xa trục chính và có phương đi qua tiêu điểm. + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. + Tia tới có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính. Caâu 7: Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì : - Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự. - Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. Câu 8: Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kì. * Giống nhau đều là ảnh cùng chiều với vật. *Khác nhau : + Thấu kính hội tụ cho ảnh ảo luôn lớn hơn vật và ở ngoài khoảng tiêu cự. + Thấu kính phân kì cho ảnh ảo luôn nhỏ hơn vật luôn nằm trong khoảng tiêu cự. 1 Trường THCS TT Mỹ Thọ N¨m häc 2018 - 2019
- GV : Huỳnh Văn Thạnh Ôn tập HKI Vật Lý 9 Câu 9: Dựng ảnh của điểm sáng qua thấu kính phân kì: ta vẽ 2 tia sáng đặc biệt xuất phát từ điểm sáng, giao điểm của đường kéo dài của hai tia ló là ảnh của điểm sáng qua thấu kính. - Dựng ảnh A’B’ của vật AB có dạng thẳng qua thấu kính phân kì, ta chỉ cần dựng ảnh A’ của điểm A và dựng ảnh B’ của điểm B, sau đó từ nối A’B’. Caâu 10: Kính lúp là gì? - Kính lúp là dụng cụ quang học dùng để quan sát các vật nhỏ. - Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (dưới 10 cm). Câu 11: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ. - Dựa vào tác dụng từ của dòng điện mà ta có thể phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều. Caâu 12: Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều *Khi cho dòng điện qua nam châm điện: + Nếu nam châm điện chỉ hút hoặc chỉ đẩy thanh nam châm thì dòng điện đó là dòng điện một chiều. + Nếu nam châm điện hút, đẩy thanh nam châm liên tục thì dòng điện đó là dòng điện xoay chiều. Câu 13: Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều Ampe kế hoặc vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). Trên các dụng cụ để đo dòng một chiều có kí hiệu DC (hay -) hoặc các chốt nối dây có dấu + và dấu -. Câu 14: Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Caâu 15: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Câu 16: Câu tạo mắt.Mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới. Caâu 17: - Sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh: Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính, màng lưới đóng vai trò như bộ phận hứng ảnh. Câu 18: Điểm cực cận và điểm cực viễn. - Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (Cv). - Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (Cc). đặc điểm của mắt cận và cách sửa. Câu 19: Mắt cận: Mắt cận chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn ở gần mắt hơn bình thường. *Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận là một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt. Câu 20: Mắt lão: Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần. Điểm cực cận ở xa mắt hơn bình thường. *Cách khắc phục tật mắt lão là đeo kính lão là một thấu kính hội tụ thích hợp để nhìn rõ các vật ở gần như bình thường. Câu 21: Mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu. Một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính sẽ bị phân tích thành nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát nhau biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím). Vậy, trong ánh sáng trắng có chứa các chùm ánh sáng màu khác nhau. Đề cương lưu hành nội bộ Trường: THCS TT Mỹ Thọ Chúc các em học sinh lớp 8 có một học kì đạt kết quả cao. 2 Trường THCS TT Mỹ Thọ N¨m häc 2018 - 2019
- GV : Huỳnh Văn Thạnh Ôn tập HKI Vật Lý 9 3 Trường THCS TT Mỹ Thọ N¨m häc 2018 - 2019
- Trêng THCS H¶i Phóc ¤n tËp häc kú I 4 N¨m häc 2009 - 2010