Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020

docx 7 trang thaodu 3451
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 12 (2019 – 2020) Biên soạn - Hiệu đính: Little Deer 2K2 Cùng chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19 | Hãy ở nhà vì cộng đồng! Chủ đề I: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học? A. do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit B. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học C. trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có hoặc có rất ít oxi D. quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm Câu 2. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. Câu3. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu4. Trình tự các giai đoạn tiến hoá của sự sống là : A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học Câu 5: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là: A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh. C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh. D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh. Câu6: Đại nào là đại mà sự sống di cư hàng loạt từ nước lên đất liền? A. Nguyên sinh B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân sinh Câu13. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là A. phát sinh thực vật và các ngành động vật, B. sự phát triển cực thịnh của bò sát C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú . D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn. Câu7. Sự di cư của các động ,thực vật ở cạn vào kỉ đệ tứ là do A. khí hậu khô,băng tan,biển rút tạo điều kiện cho sự di cư B. Sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và thú ăn thịt C. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ D. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển,mực nước biển rút xuống Câu8. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại A. cổ sinh B. nguyên sinh C. trung sinh D. tân sinh Câu9. Loài người hình thành vào kỉ A. đệ tam B. đệ tứ C. jura D. tam điệp Câu10. Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh? A. kỉ phấn trắng B. kỉ jura C. tam điệp D. đêvôn
  2. Câu11. Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ? A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật. B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Hóa thạch và khoáng sản. Câu12. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng? A. cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này. B. được chia thành 2 kỉ, trong đó loaì người xuất hiện vào kỉ đệ tứ C. phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng. D. ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế. Câu13. Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây : A. 3 triệu năm B. 30 triệu năm C. 130 triệu năm D. 300 triệu năm Câu14. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrilia D. vượn Câu15. Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi. B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau. C. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens. D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis. Câu16. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng. C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương Câu17. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là A. Homo habilis B. Homo sapiens C. Homo erectus D. Homo neanderthalensis. Câu18. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh A. tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. B. người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc. C. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. D. người và vượn người có quan hệ gần gũi. Câu19. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh A. người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người D. người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau Câu20.Phát biểu nào sau đây là không đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại? A. Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến đa bào phức tạp B. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với môi trường C. Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là không như nhau D. Loài người hiện đại là loài tiến hoá siêu đẳng,thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới. Câu21. Nghiên cứu nào không phải là cơ sở cho giả thuyết về loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác? A. Các nhóm máu B. ADN ty thể C. Nhiễm sắc thể Y D. Nhiều bằng chứng hoá thạch Câu22. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens Câu23. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng. C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương. Câu24. Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển? A. có lồi cằm. B. không có cằm C. xương hàm nhỏ D. không có răng nanh.
  3. Câu25. Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy thuộc loài H.Sapien là: A. Người cổ Xinantrôp B. Người Nêanđectan C. Người Pitêcantrop D. Người Crômanhôn Câu26. Tiếng nói bắt đầu xuất hiện từ người: A. Homo erectus B. Xinantrôp C. Nêanđectan D. Crômanhôn Câu27. Người biết dùng lửa đầu tiên là A. Xinantrôp B. Nêanđectan C. Crômanhôn D. Homo habilis Câu28. Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là: A. Homo erectusB.Homo habilis C. Nêanđectan D. Crômanhôn Chủ đề II: Môi trường sống và nhân tố sinh thái Câu 29. Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 30. Nơi ở của các loài là: A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm sinh sản của chúng. C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm dinh dưỡng của chúng. Câu 31. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt. Câu 32. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái. Câu 33. Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái? A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật. D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh. Câu 34: Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác. B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác. C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh. D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh. Câu 35. Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau A. có giới hạn sinh thái khác nhau. B. có giới hạn sinh thái giống nhau. C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau. D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi. Câu 36. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C được gọi là: A. giới hạn chịu đựng . B. khoảng thuận lợi. C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới. Câu 37. Khoảng thuận lợi là: A. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.
  4. B. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật. C. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, để sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được. Câu 38. Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn. Câu 39: Trong các sách kĩ thuật chăn nuôi ta thường thấy các giá trị phải đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, nước các giá trị này được hiểu chính xác nhất là: A. các giá trị trong ổ sinh thái của loài B. các giá trị trong khoảng cực thuận của loài C. các giá trị trong giới hạn sinh thái của loài D. các giá trị trong môi trường sống của loài Câu 40: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ổ sinh thái? A. Ổ sinh thái của một loài là tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển. B. Ổ sinh thái của một loài là tổ hợp giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển. C. Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của của một loài D. Ổ sinh thái có thể chung giữa các loài hoặc riêng của một loài. Chủ đề III: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ trong quần thể Câu 41: Các nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể sinh vật có ý nghĩa thực tế quan trọng là: A. giúp con người hiểu biết về tháp tuổi. B. giúp con người phân chia cấu trúc tuổi trong quần thể. C. giúp con người bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. D. giúp con người khai thác cạn kiệt tài nguyên sinh vật. Câu 42: Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau: Vùng\ Nhóm tuổi Trước sinh sản Đang sinh sản Sau sinh sản A 79% 19% 2% B 52% 38% 10% C 8% 17% 75% Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là: A. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý. B. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác chưa hết tiềm năng. C. Vùng A: Khai thác hợp lý; vùng B: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C: Khai thác hợp lý. D. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức. Câu 43: Quần xã có mấy kiểu phân bố cá thể trong không gian? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 44: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi: A. điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất. Câu 45: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. C. giảm cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. Câu 46: Kích thước của quần thể sinh vật là: A.số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
  5. B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố. C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể. D.tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể. Câu 47: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là: A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. Câu 48: Kích thước của một quần thể không phải là: A. tổng số cá thể của nó. B. tổng sinh khối của nó. C. năng lượng tích luỹ trong nó. D. kích thước nơi nó sống. Câu 49: Xét các yếu tố sau đây: I: Mức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể. III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm số lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: A. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV. Câu 50: Cho các yếu tố sau: (1). Tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể (2). Trạng thái quần thể và điều kiện sống của môi trường (3). Tỉ lệ giới tính của quần thể (4). Mức độ khai thác của con người Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến mức độ sinh sản của quần thể bao gồm: A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 2, 3 D. 1, 3 Câu 51: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là: A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa. C. kích thước bất ổn. D. kích thước phát tán. Câu 52: Khi kích thước của quần thể sinh sản hữu tính vượt quá mức tối đa, thì xu hướng xảy ra là: A. giảm hiệu quả nhóm. B. giảm tỉ lệ sinh. C. tăng giao phối tự do. D. tăng cạnh tranh. Câu 53: Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào? A.Tỉ lệ sinh của quần thể.B.Tỉ lệ tử của quần thể. C.Nguồn sống của quần thể. D.Sức chứa của môi trường. tuổi sinh sản chậm, khả năng chăm sóc con non tốt. Chủ đề IV: QUẦN XÃ SINH VẬT Câu 54: Thí dụ minh họa về quần xã là A. cá sống trong hồ. B. cây tràm trong rừng tràm. C. những con cọp trong vườn bách thú. D. cây hồng trong vườn. Câu 55: Quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể A. cùng loài. B. khác loài. C. giao phối tự do. D. có khu phân bố xác định. Câu 56: Tất cả các cây trong một khu rừng có thể được xem là một A. quần thể B. quần xã C. tập hợp cá thể D. hệ sinh thái Câu 57. Dựa vào thời gian tồn tại trong tự nhiên, quần xã được chia thành hai loại là A. quần xã ổn định và quần xã nhất thời B. quần xã một năm và quần xã nhiều năm C. quần xã tạm thời và quần xã vĩnh viễn D. quần xã biến đổi và quần xã không biến đổi Câu 58: Giữa các cá thể khác loài có mối quan hệ A. cạnh tranh và đối địch B. quần tụ và hỗ trợ C. hỗ trợ và cạnh tranh D. hỗ trợ và đối kháng Câu 59: Dạng quan hệ giữa hai loài khi sống chung cùng có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng được gọi là
  6. A. quan hệ cộng sinh B. quan hệ hội sinh C. quan hệ hỗ trợ D. quan hệ hợp tác Câu 60: Hai loài ếch cùng sống chung trong một hồ, khi một loài tăng số lượng thì loài còn lại giảm số lượng. Đây là thí dụ về quan hệ A. ký sinh B. cộng sinh C. cạnh tranh D. hội sinh Câu 61: Phát biểu nào dưới đây có nội dung không đúng ? A. Giữa lúa và cỏ dại có quan hệ cạnh tranh B. Địa y là một tổ chức cộng sinh C. Giữa các cá thể cùng loài có hỗ trợ và sự cạnh tranh D. Sự cạnh tranh luôn kìm hãm sự phát triển của các cá thể Câu 62: Quan hệ nào dưới đây được xem là động lực quan trọng của quá trình tiến hoá ? A. Hội sinh và cạnh tranh khác loài B. Hỗ trợ và cạnh tranh khác loài C. Cạnh tranh khác loài và quan hệ thú ăn thịt – con mồi D. Quan hệ thú ăn thịt – con mồi và quan hệ hỗ trợ Câu 63: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. cạnh tranh B. ký sinh C. vật ăn thịt – con mồi D. ức chế cảm nhiễm Câu 64: Cho các hiện tượng sau : (1) Các cây thông nhựa liền rễ ; (2) Bò rừng sống thành bầy đàn ; (3) nấm và vi khuẩn trong địa y (4) Tỉa thưa ở thực vật ; (5) Bồ nông xếp hàng kiếm ăn ; (6) Sáo và trâu rừng. Các hiện tượng thuộc quan hệ hỗ trợ khác loài là: A. (1), (2), (4). B. (3), (4), (6). C. (2), (3), (6). D. (1), (2), (3), (5), (6). Câu 65: Số lượng quần thể khác nhau trong quần xã thể hiện của quần xã đó A. thời gian tồn tại B. tốc độ biến đổi C. độ đa dạng D. khả năng cạnh tranh Câu 66: Đặc trưng nào chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể ? A. Mật độ B. Tỉ lệ tử vong C. Tỉ lệ nhóm tuổi D. Độ đa dạng Câu 67: Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ gắn bó quan trọng nhất là A. quan hệ sinh sản B. quan hệ dinh dưỡng C. quan hệ cạnh tranh D. quan hệ hỗ trợ Câu 68: Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về A. khu vực phân bố của quần xã. B. số lượng loài và số cá thể của mỗi loài. C. mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã. D. mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã. Câu 69: Khả năng nào dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn đến phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã? A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau. B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau. C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. D. Tất cả các khả năng trên. Câu 70: Trong quần xã thực vật trên cạn, quần thể ưu thế là A. cây thân gỗ có hoa B. cây thân bò có hoa C. cây hạt trần D. rêu Câu 71: Quần thể đặc trưng trong quần xã là quần thể có A. kích thước bé, phân bố ngẫu nhiên, nhất thời B. kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp C. kích thước bé, phân bố hẹp, ít gặp D. kích thước lớn, không ổn định, thường gặp Câu 72: Trong quần xã, các loài thường phân bố khác nhau trong không gian là do A. hạn chế về nguồn dinh dưỡng B. nhu cầu sống khác nhau C. mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài D. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. Câu 73: Quần xã trên cạn thường có cấu trúc phân tầng A. thẳng đứng gồm 5 tầng. B. thẳng đứng gồm 3 tầng. C. nằm ngang gồm 3 phần. D. nằm ngang gồm 2 phần.
  7. Câu 74: Sự phân tầng theo phương thằng đứng trong quần xã có ý nghĩa A. tăng cạnh tranh giữa các loài, giảm sử dụng nguồn sống. B. giảm cạnh tranh giữa các loài, giảm sử dụng nguồn sống. C. giảm cạnh tranh giữa các loài, tăng sử dụng nguồn sống. D. tăng cạnh tranh giữa các quần thể, tăng sử dụng nguồn sống. Câu 75: Sự biến động của quần xã có nguyên nhân quan trọng nhất là do A. môi trường biến đổi B. quần xã phát triển C. tác động của con người D. sự cố bất thường Câu 76: Hiện tượng khống chế sinh học là yếu tố dẫn đến A. sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã D. Sự biến đổi của quần xã Câu 77: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A. cạnh tranh cùng loài B. khống chế sinh học C. cân bằng sinh học D. cân bằng quần thể Câu 78: Câu nào dưới đây có thể xem là định nghĩa về "cân bằng sinh học" ? A. Trạng thái dao động cân bằng của quần xã do khống chế sinh học trong quần xã đó gây ra. B. Trạng thái dao động cân bằng của mọi quần thể cấu thành quần xã đó do khống chế sinh học gây ra. C. Trạng thái dao động cân bằng của quần xã do sự kìm hãm lẫn nhau về số lượng các thể của các loài trong quần xã. D. Trạng thái dao động cân bằng của quần xã do số lượng cá thể của quần thể này bị kìm hãm bởi số lượng cá thể của quần thể khác. Câu 79: Quan hệ ức chế - cảm nhiễm giữa các loài trong quần xã được hiểu đúng nhất là: A. Một loài trong quá trình sống đã gây hại cho các loài khác B. Một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác C. Một loài trong quá trình sống đã tiết ra các chất gây hại cho các loài khác D. Một loài trong quá trình sống đã làm lây nhiễm bệnh tật cho các loài khác Câu 80: Một quần xã ổn định thường có A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấpB. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài caoD. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp Câu 81: Một loài dây leo họ Thiên lý sống bám trên thân một cây gỗ. Trong thân của loài dây leo có một loài kiến sinh sống. Kiến tiêu diệt các loài sâu đục thân cây gỗ. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến để tích lũy trong tổ của kiến. Mối quan hệ giữa cây dây leo và kiến (1) ; cây dây leo và cây gỗ (2) ; kiến và cây gỗ (3) là : A. hợp tác (1) ; hội sinh (2) ; cộng sinh (3) B. cộng sinh (1) ; hội sinh (2) ; hợp tác (3) C. hội sinh (1) ; hợp tác (2) ; cộng sinh (3) D. hội sinh (1) ; cộng sinh (2) ; hợp tác (3) Câu 82: Trong các mối quan hệ đối kháng xảy ra trong quần xã, những quan hệ có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phân hóa và tiến hóa của các loài là: A. ức chế - cảm nhiễm B. kí sinh C. cạnh tranh và sinh vật này ăn sinh vật kia D. kí sinh và cạnh tranh Câu 83: Loài thông đỏ có hạt được bao bọc trong lớp vỏ rất chắc chắn. Nhờ những loài sóc, chim và gấu sám gặm vỏ mà hạt mới được tách ra. Một phần hạt được chúng sử dụng để ăn, một phần rơi rụng và mọc thành cây thông mới. Quan hệ giữa cây thông đỏ và các loài động vật là: A. hội sinh B. hợp tác C. sinh vật này ăn sinh vật kia D.cộng sinh Câu 84: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa thú có túi và cừu là quan hệ: A. hội sinh B. động vật ăn thịt và con mồi C. cạnh tranh D.cạnh tranh trong quần xã Cùng chung tay đẩy lùi đại dịch COVID-19 | Hãy ở nhà vì cộng đồng!