Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 10

docx 87 trang thaodu 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_10.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 10

  1. TÀI LIỆU ĐỊA LÍ 10. PHẦN MỘT: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ. PHẦN I: LÝ THUYẾT. Phương pháp Đối tượng biểu hiện Hình thức biểu hiện Khả năng biểu hiện Phương pháp kí - Các đối tương phân - Kí hiệu được đặt - Vị trí, số lượng, hiệu bố theo điểm cụ thể. chính xác vào các vị chất lượng của đối - VD: Các điểm dân cư, trí phân bố của đối tượng trên bản đồ các mỏ khoáng sản, các tượng trên bản đồ. nhà máy điện - Các dạng kí hiệu: + Kí hiệu hình học. + Kí hiệu chữ. + Kí hiệu tượng hình Phương pháp kí - Sự di chuyển có - Các mũi tên. - Hướng di hiệu đường hướng của các hiện chuyển,khối chuyển động tượng tự nhiên cũng lượng,tốc độ của đối như kinh tế - xã hội trên tượng di chuyển bản đồ Phương pháp - Các đối tượng phân - Các điểm chấm, mỗi - Sự phân bố về số chấm điểm bố phân tán lẻ tẻ trên điểm chấm tương ứng lượng của đối tượng lãnh thổ. với 1 giá trị nào đó VD: Sự phân bố dân cư của đối tượng. Phương pháp - Giá trị tổng cộng của - Dùng các biểu đồ đặt - Số lượng, chất bản đồ, biểu đồ. 1 hiện tượng địa lí trên vào phạm vi các đơn lượng, cơ cấu của đối 1 đơn vị lãnh thổ vị lãnh thổ tượng PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Để thể hiện những đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể người ta dùng phương pháp: A. Bản đồ, biểu đồ B.Kí hiệu. C. Chấm điểm D. Các ý trên. Câu 2: Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu? A. Các hải cảng. B. Các hòn đảo. C. Đường biên giới. D. Các dãy núi. Câu 3: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng đề thể hiện các đối tượng địa lí A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể. 1
  2. B. Màu sắc khác nhau của các kí hiệu. C. Các kí hiệu có hình dạng khác nhau D. Các kí hiệu tượng hình khác nhau. Câu 4: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các địa lí có đặc điểm A. Phân bố không đều. B.phân bố rộng khắp lãnh thổ. C.phân bố theo vùng. D. Phân bố theo điểm cụ thể. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp kí hiệu? A. Các kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố trên bản đồ. B. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được nhiều đối tượng địa lí khác nhau. C. Các kí hiệu thường có 3 dạng chính:hình học, chữ và tượng hình D. Dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng. A. Các kí hiệu có kích thước khác nhau. B. Màu sắc khác nhau của các kí hiệu C. Các kí hiệu cóc hình dạng khác nhau D. Các kí hiệu tượng hình khác nhau Câu 7: Trên bản đồ tự nhiên,đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động? A. Hướng gió. B. Dòng sông. C.Dãy núi. D. Đường bờ biển. Câu 8: Trên bản đồ kinh tế -xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là: A. Nhà máy,đường giao thông. B. Các luồng di dân, hướng vận tải. C. Đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản. D. Trạm biến áp, đường dây tải điện Câu 9: phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ. B. Phân bố theo tuyến. C.phân bố tập trung theo điểm. D. Phân bố trên phạm vi rộng 2
  3. Câu 10: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm ở chỗ nó cho biết A. Vị trí của các đối tượng. B. Quy mô của đối tượng. C.Cơ cấu của đối tượng. D. Hướng di chuyển của đối tượng. Câu 11: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của của hiện tượng địa lí trên một lãnh thổ A. Tốc độ phát triển. B. Giá trị tổng cộng. C.Cơ cấu giá trị . D. Động lực phát triển. Câu 12: Để thể hiện các đối tượng phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vục nhất định, người ta thường sử dụng phương pháp; A. Bản đồ- biểu đồ. B. Chấm điểm C.đường đẳng trị. D. Khoanh vùng. Câu 13: Trên bản đồ khoáng sản nước ta, các mỏ than thường được thể hiện bằng phương pháp nào sau đây A. Vùng phân bố. B. Chấm điểm C.Nền chất lượng. D. Kí hiệu Câu 14: Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/ thành phố nước ta, người ta thường dùng phương pháp A. Kí hiệu. B. Chấm điểm. C.vùng phân bố. D.bản đồ- biểu đồ Câu 15: Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường được thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây? A. Rừng lá kim. B. Than đá. C. Bô xít. D. Cà phê 3
  4. BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG PHẦN I: LÝ THUYẾT: I .VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG 1. Trong học tập: - Là phương tiện để học tập ở lớp, ở nhà, rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời các câu hỏi kiểm tra về Địa lí. 2.Trong đời sống: Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong sản xuất và đời sống. - Bảng chỉ đường. - Dùng trong các ngành sản xuất. - Dùng trong quân sự. II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ , ATLAT TRONG HỌC TẬP: Các bước sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí: - Chọn bản đồ phù hợp với nôi dung cần tìm hiểu.Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ bản đồ và kí hiệu trên bản đồ. - Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào các đường kinh vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc. - Đọc bản chú giải, tìm hiểu đặc điểm các đối tượng, hiện tượng địa lí. - Tìm hiểu các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ. - Đối với Atlat Địa lí: khi sử dụng phải kết hợp nhiều trang bản đồ có nội dung liên quan đến nhau. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đối với HS, bản đồ là phương tiện để: A. Học thay sách giáo khoa. B. Thư dãn sau khi học bài. C.học tập và ghi nhớ các địa danh. D. Học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí. Câu 2: Ý nào sau đây không phải là vai trò của bản đồ trong học tập? A. Xác định vị trí, hình dạng và quy mô của một lãnh thổ. B. Sự phân bố dân cư, phân bố các trung tâm công nghiệp. 4
  5. C. Cho biết mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trong một đơn vị lãnh thổ. D. Nghiên cứu thời tiết, khí hậu để xác định lịch thời vụ hợp lí. Câu 3: Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong A. Nông nghiệp,công nghiệp. B. Quân sự, hàng không. C.đời sống hàng ngày. D. Giáo dục, du lịch Câu 4: Để đọc một bản đồ, trước hết cần phải A. Xem tỉ lệ bản đồ. B. Tìm đọc nội dung bản đồ. C.xác định phương hướng. D. Hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố. Câu 5:Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào A. Các đường kinh, vĩ tuyến. B. Nội dung bảng chú giải. C.vị trí địa lí của lãnh thổ. D. Hình dáng lãnh thổ thể hiện Câu 6: Để giải thích tình hình phân bố mưa của 1 số khu vực, bản đồ nào sau đây không được sử dụng? A. Bản đồ địa hình. B. Bản đồ khí hậu C.bản đồ địa lí tự nhiên D.bản đồ địa chất – khoáng sản Câu 7:1km trên thực địa ứng với 1cm trên bản đồ có tỉ lệ A. 1: 100000. B.1: 10000. C. 1: 1000000. D. 1: 1000 Câu 8: Trước khi nghiên cứu bản đồ, phải nghiên cứu kĩ A. Tỉ lệ bản đồ. B. Tên bản đồ. C. Phần chú giải. D. Kiến thức địa lí Câu 9: Ý nào sau đây đúng khi xác đinh phương hướng trên bản đồ ( trừ bản đồ cực Bắc và cực Nam)? A. Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Đông B. Đầu dưới của kinh tuyến chỉ hướng Tây C. Đầu phải của vĩ tuyến chỉ hướng Nam D. Đầu trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây. Câu 10: Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300000, 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 0,9 km. B. 9km. C. 90 km D. 900km Câu 11: Việt Nam trải dài trên 15 0 vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km? A. 1666,5. B. 2000,5. C. 3260. D. 2360. 5
  6. BÀI 4: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ PHẦN I:LÝ THUYẾT: I. Đọc từng bản đồ theo trình tự sau: - Tên bản đồ - Nội dung bản đồ - Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Trình bày cụ thể về từng phương pháp như: + Phương pháp đó biểu hiện những đối tượng địa lí nào + Thông qua cách biểu hiện các đối tượng địa lí của phương pháp này ,chúng ta có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí đó 6
  7. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trên bản đồ công nghiệp điện Việt Nam ( hình 2.2 SGK), để thể hiện các nhà máy điện, người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Chấm điểm. B.Khoanh vùng. C. Kí hiệu D. Bản đồ - biểu đồ. Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện đặc tính nào của gió, bão? A. Cường độ và thời gian. B. Hướng di chuyển và tần suất C.Số lượng các cơn bão và hướng gió. D.Hướng di chuyển và tính chất Câu 3: Trên bản đồ phân bố dân cư châu Á ( hình 2.4 SGK) , để thể hiện phân bố dân cư không đồng đều theo lãnh thổ,người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Kí hiệu. B. Chấm điểm. C. Nền chất lượng. D. Khoanh vùng Câu 4: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện đặc tính nào của đối tượng địa lí trên bản đồ diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam năm 2000( hình 2.5 SGK) ? A. Quy mô diện tích. B. Cơ cấu sản lượng. C.Động lục phát triển. D. Giá trị tổng cộng Câu 5: Phương pháp kí hiệu trên bản đồ hình 2.2 SGK không thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây? A. Nhà máy nhiệt điện. B. Nhà máy thủy điện. C. Trạm biến áp 500kV.D. Đường dây 220 kV 7
  8. CHƯƠNG II: VŨ TRỤ,HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT BÀI 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT. PHẦN I:LÝ THUYẾT: I.KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. 1.Vũ trụ: - Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. - Thiên Hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể như: các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, khí bụi, bức xạ điện từ, - Dải Ngân Hà: là Thiên Hà có chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó ( trong đó có Trái Đât) 2.Hệ Mặt Trời: - Gồm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh( gồm các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí, ) - Có 8 hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip, đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, đều cùng 1 mặt phẳng. 3.Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. - Vị trí: thứ 3 ( theo thứ tự xa dần Mặt Trời) - Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời : 149,5 triệu km. - Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. II.HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT. 1.Sự luân phiên ngày đêm. - Do: + Trái Đất hình cầu. + Hiện tượng ngày đêm + Trái Đất tự quay quanh trục +> Tạo nên nhịp điệu ngày đêm trên Trái Đất. 2.Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: - Giờ địa phương: 8
  9. + Giờ xác định căn cứ của Mặt Trời trên bầu trời. + Cùng 1 thời điểm, các địa phương ở các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau gọi là giờ địa phương. - Giờ múi: + Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến, các địa phương nằm trong cùng 1 múi sẽ thống nhất 1 giờ ( là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua giữa múi giờ đó),gọi là giờ múi. - Giờ quốc tế ( GMT): + Giờ ở múi số O được lấy làm giờ quốc tế. + Việt Nam thuộc múi giờ số 7. - Đường chuyển ngày quốc tế: Quy định là kinh tuyến 180 0 đi qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương. + Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến 180 0 thì lùi lại 1 ngày lịch. + Nếu đi từ phía Đông sang phía Taayqua kinh tuyến 1800 thì cộng thêm 1 ngày lịch. 3.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: - Lực làm lệch hướng là lực Coorriolit. - Biểu hiện: + Nửa cầu Bắc : lệch về bên phải. + Nửa cầu Nam: lệch về bên trái. - Nguyên nhân: Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ. - Lực Coriolit tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề Mặt Đất PHẦN II:CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Mỗi Thiên Hà là tập hợp của rất nhiều thiên thể gồm A. Ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi B. Hành tinh, vệ tinh, bức xạ Mặt Trời. C. Khí bụi, ngôi sao, hành tinh D. Sao chổi, thiên thạch, khí, bụi Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng về Hệ Mặt Trời? 9
  10. A. Gồm nhiều thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà B. Có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. C. Các thiên thể có quỹ đạo chuyển động hình elip D. Các hành tinh đều chuyển động từ Đông sang Tây. Câu 3: Nhóm hành tinh kiểu Trái Đất gồm: A. Thủy tinh, Kim Tinh,Trái Đất, Mộc Tinh. B. Trái Đất, Hỏa Tinh, Kim Tinh, Thủy Tinh C. Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc Tinh, Thủy tinh D. Kim Tinh, Mộc tinh,Thủy tinh, Trái Đât Câu 4: Hướng chuyển động của các hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời có đặc điểm nào sau đây? A. Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Thủy tinh B. Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Thủy tinh C. Tất cả đều ngược chiều kim đồng hồ D. Tất cả đều thuận chiều kim đồng hồ Câu 5: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng A. Cùng chiều với hướng chuyển động quanh Mặt Trời. B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời trừ Hải Vương Tinh D. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời trừ Thiên Vương Tinh. Câu 6: Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là A. Kim tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Thủy Tinh B. Trái Đất, Hỏa tinh, Thủy tinh, Kim tinh C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh Câu 7: Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn quanh Mặt Trời là A. Thủy tinh B. Hỏa tinh. C. Kim tinh. D.Mộc tinh Câu 8: Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất? A. Mộc tinh. B. Kim tinh. C. Thổ tinh. D. Hỏa tinh Câu 9: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là A. 146,9 nghìn km. B. 149,6 triệu km. C. 150 nghìn km. D. 150 tỉ km Câu 10: Địa điểm không thay đổi vị trí khi Trái Đất tự quay quanh trục là A. Hai cực. B.vòng cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo. 10
  11. Câu 11: Vận tốc tự quay quanh trục của Trái Đấtcó đặc điểm nào sau đây? A. Tăng dần từ Xích đạo về 2 cực. B. Giống nhau ở tất cả các vĩ tuyến. C. Lớn nhất ở chí tuyến, giảm dần về hai cực. D. Lớn nhất ở Xích đạo,giảm dần về 2 cực. Câu 12: Nguyên nhân khiến cho ngày đêm trên Trái Đất luân phiên là do A. Trái Đất hình cầu. B. Trái đất tự quay. C.Các tia sáng Mặt Trời chiếu song song. D. Trục Trái Đất nghiêng 66033’ Câu 13: Giờ địa phương được xác định dựa vào A. Độ cao của Mặt Trời. B. Chuyển động của Trái Đất C.vị trí của Mặt Trăng. D. Giờ ở Luân Đôn Câu 14: Mỗi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến? A. 300 B. 150. C. 200. D. 250. Câu 15: Quốc gia có nhiều múi giờ nhất là A. Trung Quốc. B.LB Nga. C. Hoa Kì. D. Ca-na-đa Câu 16: Theo quy ước, nếu đi từ tây sang đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì A. Tăng thêm một ngày lịch. B. Lùi lại một ngày lịch C.không cần thay đổi. D. Tăng thêm hay lùi lại tùy thuộc vào mỗi quốc gia Câu 17: Ý nào sau đây thể hiện chính xác tác động của lực Cô-ri-ô-lit đến các hiện tượng trên bề Mặt Trái Đất ? A. Gió Tín phong bán cầu Bắc lệch thành hướng đông bắc. B. Bờ phải của các dòng sông bị xói mòn mạnh hơn bờ trái. C. Đường ray bên trái bị mòn nhiều hơn đường ray bên phải. D. Các dòng biển chạy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Câu 18: Vào giờ nào ở Việt Nam thì tất cả các địa điểm trên Trái Đất có cùng một ngày lịch? A. 20 giờ. B. 6 giờ. C. 7 giờ. D. 19 giờ. Câu 19: Nguyên nhân nào sau đây không sinh ra lực Cô – ri-ô-lit? A.Trái Đất tự quay quanh trục. 11
  12. B. Hướng chuyển động từ tây sang đông. C. Vận tốc dài ở các vĩ tuyến khác nhau D. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Câu 20: Khi Luân Đôn đón giao thừa ( 0h) thì lúc đó Việt Nam đang là mấy giờ? A. 7 giờ. B. 6 giờ. C. 19 giờ. D. 18 giờ. 12
  13. Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI - Chuyển động biểu kiến : Là chuyển động không có thực, được quan sát thấy bằng mắt. - Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. - Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Là hiện tượng vào lúc 12 giờ trưa, Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất.Tia sáng Mặt Trời tạo với hình chiếu của nó trên mặt phẳng chân trời 1 góc 90 0 ( góc nhập xạ). - Đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời cho biết trong năm, ở vĩ độ nào, vào thời gian nào , Mặt Trời lên thiên đỉnh: + Khu vực Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: nội chí tuyến, trong đó Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Xích đạo vào 21/3 và 23/9. + Khu vực Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần/ năm: tại 2 chí tuyến ( chí tuyến Bắc: 22/6, chí tuyến Nam 22/12) + Khu vực Mặt trời không lên thiên đỉnh bao giờ: ngoại chí tuyến. II.CÁC MÙA TRONG NĂM. - Mùa là một phần thời gian trong năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Nguyên nhân: Do trục Trái Đất trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời luôn nhiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương. + Bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời. + Thời gian chiếu sáng và góc nhập xạ của các địa điểm ở mỗi bán cầu thay đổi theo thời gian trong năm. - Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. - Mùa ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam ngược nhau. III.NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ. - Nguyên nhân: khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương làm cho vị trí vòng phân chia sáng tối thay đổi, gây ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. - Theo mùa: Thời gian Đặc điểm Bán cầu Bắc Nam bán cầu Mùa Xuân,Hạ Thu, Đông 13
  14. 21/3-> 23/9 So sánh độ dài ngày Ngày dài đêm ngắn Ngày ngắn đêm dài đêm Ngày 22/6 Ngày dài nhất Đêm dài nhất Mùa Thu, Đông Xuân, Hạ 23/9-> 21/3 So sánh độ dài ngày Ngày ngắn, đêm dài Ngày dài đêm ngắn đêm Ngày 22/12 Đêm dài nhất Ngày dài nhất - Theo vĩ độ: + Ở Xích đạo: quanh năm ngày = đêm, càng xa xích đạo chênh lệch càng nhiều. + Ở cực : 6 tháng ngày, 6 tháng đêm. + Mùa hạ: càng đi lên vĩ độ cao,ngày càng dài, đêm càng ngắn. + Mùa đông: càng đi lên vĩ độ cao, ngày càng ngắn, đêm càng dài. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Chuyển động biểu kiến là A. Chuyển động nhìn thấy bằng mắt nhưng không có thực. B. Một loại chuyển động chỉ nhìn thấy ở Mặt Trời. C. Chuyển động xảy ra hàng ngày của Mặt Trời. D. Chuyển động có thực nhưng không thể quan sát thấy. Câu 2: Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do: A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông. B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi. C. Trái Đất có dạng hình cầu và nghiêng một góc bằng 66033’ D. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời luôn thay đổi. Câu 3: Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là A.Vòng cực. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Cực Bắc. Câu 4:Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm là do: A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông. B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo trục nghiêng và không đổi hướng. D. Trái Đất thực hiện cùng lúc hai chuyển động tự quay và quay quanh Mặt Trời Câu 5: Đối với các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc, ngày bắt đầu mùa xuân là A. 05/02. B. 01/01. C. 21/03. D. 15/01 14
  15. Câu 6: Thời gian bắt đầu các mùa ở nước ta thường đến sớm hơn các nước vùng ôn đới khoảng bao nhiêu ngày? A.30 ngày. B. 45 ngày. C. 60 ngày. D. 15 ngày. Câu 7: Lượng nhiệt ở các vĩ độ nhận được khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây? A. Độ lớn góc nhập xạ. B. Vận tốc quay của Trái Đất. C. Thời gian chiếu sáng D. Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Câu 8: Vào ngày nào trong năm, các địa điểm ở bán cầu Bắc nhận được lượng nhiệt và ánh sáng nhiều nhất? A.22/12. B. 21/3. C. 23/9. D. 22/6. Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bán cầu Bắc nửa năm mùa nóng dài hơn nửa năm mùa lạnh là do A. Góc nhập xạ vào mùa nóng lớn hơn. B. Thời gian ban ngày mùa nóng lớn hơn. C. Trái Đất xa Mặt Trời hơn vào mùa hè. D. Vận tốc chuyển động trên quỹ đạo lớn. Câu 10: Vào ngày 22/ 12, vòng cực Bắc sẽ có hiện tượng A. 24 giờ là ngày. B. 24 giờ là đêm. C.ngày dài đêm ngắn. D. Ngày dài bằng đêm. Câu 11: Trong khoảng thời gian từ 21/3 đến 23/9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm là do A. Trái Đất ở gần Mặt Trời. B. Bán cầu Bắc chếch về phía Mặt Trời. C.bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. D. Trục Trái Đất không đổi hướng nghiêng Câu 12: Vào ngày 22/ 12, độ dài ngày đêm ở Xích đạo như thế nào? A. Ngày dài đêm ngắn. B. Ngày ngắn đêm dài. C.Ngày dài bằng đêm. D. Hoàn toàn là ngày. Câu 13: Vào những ngày nào trong năm tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm A. 21/3 và 22/6. B. 22/6 và 23/9. C. 22/6 và 22/12. D. 21/3 và 23/9 Câu 14: Ở bán cầu Bắc vào ngày nào trong năm là có thời gian ban ngày dài nhất, ban đêm ngắn nhất? 15
  16. A. 22/6. B. 21/3. C. 23/9. D. 22/12 Câu 15: Câu ca dao: “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối”chỉ đúng vào khu vực nào sau đây? A. Xích đạo. B. Vòng cực Nam C.Bán cầu Nam. D. Bán cầu Bắc. 16
  17. CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.THẠCH QUYỂN.THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG PHẦN I: LÝ THUYẾT: I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. Tiêu chí Lớp vỏ Trái Đất Lớp Manti Nhân Trái Đất Giới hạn - Lớp vỏ cứng ở - Nằm dưới lớp vỏ Trái - Là lớp trong cùng có ngoài cùng, mỏng, Đất, đến độ sâu 2900km độ dày khoảng 3470 km độ dày dao động: gồm 2 tầng: gồm 2 lớp. + Ở đại dương dày + Manti trên: 15km đến - Nhân ngoài: từ 2900 5km. 700km; đến 5100 km + Ở lục địa dày 70 +Manti dưới: 700 km - Nhân trong:từ 5100 km km đến 2900 km. đến 6370 km. Thể tích 15% thể tích Trái Hơn 80 % thể tích Trái Khoảng 5 % thể tích Đất Đất Trái Đất Thành phần Chủ yếu là silic ( Chủ yếu là silic ( Si) Chủ yếu là kim loại vật chất Sl) , nhôm ( Al) magiê(Mg) , crom (Cr) nặng như niken( Ni), sắt và magie ( Mg), ở và sắt ( Fe). ( Fe), nên gọi là nhân trạng thái cứng Tầng Manti trên ở trạng Nife. thái quánh dẻo, tầng Nhân ngoài vật chất ở Manti dưới ở trạng thái trạng thái lỏng, nhân rắn. trong vật chất ở trạng thái rắn ( còn được gọi là hạt). -Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo bởi các đá khác nhau. - Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của bao Man Ti ( đến độ sâu khoảng 100 km.) II.THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. Hướng di chuyển Cách tiếp xúc Kết quả Hai mảng rời xa nhau Tách dãn Hình thành vết nứt ->Tạo sống núi Bắc Mĩ tách khỏi Á- Âu Mảng đại dương tiến sát Hút chờm lên - Nâng mảng lúc địa lên – uốn nếp lớp đá mảng lục địa nhau trầm tích hình thành núi và động đất,núi lửa. Hai mảng tiến sát vào Dồn ép Hình thành núi cao nhau Mảng Ấn Độ xô vào mảng Á- Âu. 17
  18. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Để biết được cấu trúc của Trái Đất,người ta dựa chủ yếu vào A. Nguồn gốc hình thành Trái Đất B. Những mũi khoan sâu trong lòng đất C. Kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu D. Sự thay đổi của các sóng địa chấnS Câu 2: Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp A. Nhân, lớp Manti, vỏ lục địa và vỏ đại dương. B. Nhân,vỏ đại dương,vỏ lục địa.lớp Manti C. Nhân, lớp Manti,vỏ đại dương và vỏ lục địa. D. Nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại dương Câu 3: Lớp vỏ đại dương khác lớp vỏ lục địa ở chỗ A. Không có tầng đá trầm tích. B. Không có tầng đá granit C. Tầng granit rất mỏng. D. Có 1 ít tầng trầm tích Câu 4: Thành phần vật chất chủ yếu của lớp vỏ Trái Đất là A. Silic và nhôm. B. Magie và silic C.Sắt và niken. D. Sắt và nhôm Câu 5: Thành phần nào sau đây chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất Trái Đất? A.Lớp vỏ đại dương. B. Lớp vỏ lục địa C.Nhân Trái Đất. D. Lớp Manti Câu 6: Thạch quyển được giới hạn bởi: A.vỏ Trái Đất và lớp Manti. B. Lớp Man ti và lớp vỏ lục địa. C. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Man ti. D. Vỏ đại dương và phần trên của lớp Manti Câu 7:Theo thuyết kiến tạo mảng, cấu tạo của Thạch quyển bao gồm bao nhiêu mảng kiến tạo lớn? A. 7. B.5. C.9. D.6 18
  19. Câu 8: Nguyên nhân chính làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do A. Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất trong tầng Manti trên B. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi lên một lớp vật chất quánh dẻo. C. Các mảng kiến tạo có một bộ phận lớn ở đáy đại dương D. Các vận động theo phương nằm ngang của lớp vỏ Trái Đất. Câu 9: Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau, ở ven bờ các mảng sẽ hình thành A. Các dãy núi ngầm. B.Các dãy núi cao C.các cao nguyên đá vôi. D. đồng bằng phù sa trẻ. Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước Nhật Bản hay xảy ra động đất- sóng thần? A. Là nước quần đảo. B. Nằm trong khu vực châu Á gió mùa. C. Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh D. Nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo. Câu 11: Hiện tượng động đất, núi lửa thường xảy ra ở A. Trung tâm của các mảng kiến tạo. B. Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo. C. Vùng rìa của các mảng kiến tạo. D. Ngoài khơi các mảng kiến tạo Câu 12: Lớp vỏ đại dương được cấu tạo chủ yếu bởi tầng đá A. Trầm tích và granit. B. badan và granit C.ba dan và trầm tích. D. ba dan và biến chất Câu 13: Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là A. SiAl. B, Nife. C. Magie. D. Sima. Câu 14: Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở tiếp nối A. Thuyết Căng – Laplat. B. thuyết Ootto- Xmit C.Thuyết “ lục địa trôi”. D. thuyết BicBang 19
  20. BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.NỘI LỰC: - Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. -Nguyên nhân: Nội lực được sinh ra chủ yếu là do nguồn năng lượng ở bên trong Trái Đất. II.TÁC ĐÔNG CỦA NỘI LỰC 1.Vận động theo phương thẳng đứng ( vận động nâng lên và hạ xuống) - Xảy ra rất chậm trên 1 diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống. - Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển vật chất theo trọng lực. 2.Vận động theo phương nằm ngang: - Vân động theo phương nằm ngang làm cho lớp vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác, gây nên hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. Tiêu chí Hiện tượng uốn nêp Hiện tượng đứt gãy Khái niệm - Uốn nếp là hiện tượng các lớp đá uốn - Đứt gãy là hiện tượng các lớp đá thành nếp. bị gãy, đứt và chuyển dịch ngược hướng nhau. Đặc điểm - Các lóp đá không bị thay đổi về tính - Các lớp đá bị thay đổi về tính chất liên tục chất liên tục. Nguyên - Tác động của nội lực theo phương - Tác động của nội lực theo nhân nằm ngang ở độ dẻo cao phương nằm ngang ở những vùng đá cứng. Kết quả - Cường độ yếu tạo thành nếp uốn - Cường độ yếu tạo nên đứt gãy - Cường độ mạnh tạo miền núi uốn nếp - Cường độ mạnh tạo địa lũy, địa hào. - Tác động của nội lực còn gây ra các hiện tượng động đất,núi lửa. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là A. Nội lực. B. Ngoại lực. C. Lực hấp dẫn. D. Lực côriolit Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là 20
  21. A. Năng lượng của bức xạ Mặt Trời . B. Năng lượng ở trong lòng Trái Đất. C. Năng lượng của các phản ứng hóa học D. Năng lượng từ vũ trụ. Câu 3: Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là A. Xảy ra rất chậm trên một diện tịch lớn. B. Xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn. C. Xảy ra rất chậm trên một diện tịch nhỏ. D. Xảy ra rất nhanh trên một diện tịch nhỏ. Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do A. Sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. B. Vận động nâng lên, hạ xuống. C. Biến đổi khí hậu toàn cầu. D. Tác động của dòng biển ven bờ. Câu 5: biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là A. Sự nâng cao địa hình của các vùng núi uốn nếp. B. Sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu sông C. Các thiên tai vùng biển xảy ra thường xuyên hơn. D. Sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi. Câu 6:Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây? A. Nếp uốn. B. Hẻm vực. C. Thung lũng. D. Địa hào Câu 7: Hiện tượng uốn nếp thể hiện rõ nhất ở A. Đá biến chất. B.đá mắc ma. C. Đá trầm tích. D. Đá badan Câu 8: Thung lũng sông Hồng dược hình thành do hiện tượng A. Nâng lên, hạ xuống. B. Đứt gãy. C.uốn nếp. D. Tách dãn Câu 9: Sự hình thành những tích tụ khoáng sản có giá trị thường liên quan đến A. Vận động tạo núi. B. Các đứt gãy sâu C.hiện tượng uốn nếp. D.động đất, núi lửa. Câu 10: Địa hào, địa lũy được hình thành khi A. Sự chuyển dịch theo chiều ngang diễn ra với biên độ lớn. 21
  22. B. Cường độ tách dãn yếu, các lớp đá không dịch chuyển. C. Các mảng kiến tạo dịch chuyển xô vào nhau D. Khu vực xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 11: Sự hình thành dãy núi con Voi ở Việt Nam là kết quả của hiện tượng nào sau đây? A. Uốn nếp. B. Đứt gãy. C.Nâng lên, hạ xuống. D. Các địa mảng xô nhau. BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.NGOẠI LỰC: - Ngoại lực là nhưng lực có nguồn gốc bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. - Nguyên nhân: chủ yếu do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời. - Ngoại lực gồm tác động của yếu tố khí hậu( , nhiệt độ, gió, mưa), các dạng nước ( nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển ), sinh vật ( động thực vật) và con người. II.TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC: - Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. 1.Quá trình phong hóa: - Khái niệm: là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do sự tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, của ô xi, khí cacbonic, các loại axit có trong thiện nhiên và sinh vật. - Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất. Tiêu chí Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học Khái niệm Là sự phá hủy đá thành Là quá trình phá hủy Là sự phá hủy đá và các khối vụn có kích đá và khoáng vật khoáng vật dưới tác thước to, nhỏ khác nhau. động của sinh vật như các vi khuẩn, nấ, rễ cây, Kết quả Phá hủy đá thành các Quá trình phá hủy Đá bị phá hủy hoặc khối vụn , không thay đổi đá và khoáng vật thay đổi thành phần màu sắc, thành phần kèm theo sự biến hóa học. khoáng vật và hóa học đổi thành phần hóa của đá. học. Nguyên nhân Do sự thay đổi nhiệt độ, Do tác động của Do tác động của 22
  23. sự đóng băng, sự kết tinh nước, các chất khí , sinh vật muối. các chất hòa tan trong nước. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Các tác nhân ngoại lực bao gồm A. Khí hậu, các dạng nước, sinh vật. B. Mưa gió, con người, chất phóng xạ. C. Phản ứng hóa học, nhiệt độ, nước chảy. D. Chất phóng xạ, nhiệt độ, động thực vật. Câu 2: Nguồn năng lượng chính sinh ra ngoại lực là A. Sự phân hủy các chất phóng xạ. B. Sự dịch chuyển các dòng vật chất. C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. Các hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 3: Quá trình ngoại lực nào xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất? A. Bóc mòn. B. Vận chuyển. C. Bồi tụ. D. Phong hóa. Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của phong hóa lí học? A. Phá hủy đá thành các khối vụn. B. Xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. C. Xảy ra mạnh ở miền khí hậu khô nóng. D. Làm biến đổi thành phần của đá, khoáng vật. Câu 5: Tác nhân chủ yếu để hình thành địa hình cacxtơ là A. Nước. B. Gió. C. Sinh vật. D. Sóng biển. Câu 6: Phong hóa hóa học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu nào sau đây? A. Ôn đới và xích đạo. B. Xích đạo và gió mùa. C.cận nhiệt và ôn đới. D. Hoang mạc và gió mùa. Câu 7: Ở các miền khí hậu khô nóng, quá trình phong hóa lí học diễn ra mạnh chủ yếu là do A. Có gió mạnh. B. Có nhiều cát. C.biên độ nhiệt lớn. C.nhiệt độ quá cao Câu 8: Ở nước ta, địa hình cacxtơ ít gặp nhất ở vùng nào sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. 23
  24. C.Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 9: Tác dụng phá hủy của các sinh vật đối với đá và khoáng vật có đặc điểm A. Làm thay đổi vị trí ban đầu của đá, khoáng vật. B. Làm biến đổi tính chất hóa học của đá và khoáng vật. C. Phá hủy cả về mặt cơ giới lẫn mặt hóa học. D. Phá hủy đá thành các khối vụn có kịch thước khác nhau. Câu 10: Hoạt động sản xuất của con người là tác nhân chủ yếu của? A. Phong hóa lí học. B. Phong hóa hóa học. C.phong hóa sinh học. D. Quá trình vận chuyển. Câu 11: Dạng địa hình nào sau đây của nước ta không được hình thành do quá trình cacx tơ? A. Động Phong Nha ( Quảng Bình ). B. Danh thắng Tràng An ( Ninh Bình). C.Các đảo trong vịnh Hạ Long. D. Núi Bà Đen ( Tây Ninh) BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐÂT.( Tiếp theo) PHẦN I: LÝ THYẾT: 2, 3, 4: Quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ: Quá trình Khái niệm Nhân tố tác động Cách thức tác động Bóc mòn - Là quá trình dời chuyển - Do nước chảy trên - Xâm thực. các sản phẩm phong hóa mặt. - Thổi mòn. ra khỏi vị trí ban đầu vốn - Do gió thổi. - Mài mòn có của nó. - Do sóng biển, băng hà chuyển động. Vận chuyển - Là quá trình vận chuyển - Trực tiếp: Trọng - Sự tiếp tục quá trình vật liệu từ nơi này đến lực. bóc mòn. nơi khác . - Gián tiếp: tác nhân nước, gió, sóng Bồi tụ Là quá trình tích tụ các - Đồng bằng châu vật liệu bị phá hủy thổ,cụn cát, đụn cát, PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Vật liệu của quá trình vận chuyển và bồi tụ là A. Lớp vỏ phong hóa. B. Đất đá ở miền núi. 24
  25. C.cát sỏi ở vùng biển. D. Phù du sinh vật. Câu 2: Các tác nhân ngoại lực của quá trình bóc mòn bao gồm A. Nước chảy, gió thổi, sóng biển, băng hà. B. Sóng biển, nước chảy,gió thổi, nhiệt độ. C. Nước chảy, gió thổi, sóng biển, sinh vật. D. Gió thổi, sóng biển, nhiệt độ, băng hà. Câu 3: Nhận xét nào sau đây chưa đúng về quá trình bóc mòn? A. Chỉ xảy ra khi quá trình phong hóa kết thúc. B. Không làm thay đổi tính chất của đá, khoáng vật. C. Xảy ra cả ở miền núi và đồng bằng. D. Góp phần hình thành các dạng địa hình. Câu 4:Các khe rãnh xói mòn trên bề mặt Trái Đất được hình thành chủ yếu do: A. Tác động của nội lực. B. Tác động của con người. C.dòng chảy thường xuyên. D.dòng chảy tạm thời. Câu 5: Các htung lũng, sông suối trên bề mặt Trái Đất được hình thành do nguyên nhân nào sau đây? A. Dòng chảy tạm thời. B. Dòng chảy thường xuyên. C.Nước chảy tràn trên mặt. D.Các vận động kiến tạo. Câu 6: Miền núi nước ta chịu tác động mạnh nhất của quá trình nào sau đây? A. Xâm thực. B. Thổi mòn. C. Mài mòn. D. Bóc mòn. Câu 8: Thổi mòn là tên gọi của quá trình xâm thực do A. Thủy triều. B. Dòng nước. C. Sóng. D.gió. Câu 9: Tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển không tạo nên dạng địa hình nào sau đây? A. Vách biển. B. Vịnh biển. C. Bãi triều. D. Hàm ếch. Câu 10: Vùng nào sau đây hay xảy ra hiện tượng thổi mòn trên bề mặt Trái Đất? A. Khí hậu khô hạn. B. Khí hậu ẩm ướt. C.đồng bằng châu thổ. D. Đồi núi trung du. Câu 11: Những dạng địa hình độc đáo hình thành do quá trình thổi mòn tao thành là A. Nấm đá và thung lũng. B. Cột đá và hang động. 25
  26. C.khe rãnh và vòm đá. D. Cột đá và nấm đá. Câu 12: Những dạng địa hình xâm thực phổ biến trên bề mặt Trái Đất được tạo thành chủ yếu do A. Nước chảy. B. Gió thổi. C. Sóng biển. D. Băng hà. Câu 13: Nguyên nhân hình thành dạng địa hình phi- o là A. Sự phá hủy của các dòng chảy thường xuyên. B. Tác động của nước chảy trến sườn dốc. C. Chuyển động của băng hà. D. Gió thổi mòn phá hủy đá. Câu 14: Bồi tụ được hiểu là quá trình A. Tích tụ các vật liệu phá hủy. B. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất. C.tạo ra các mỏ khoáng sản. D. Xô ép uốn cong đất đá. Câu 15: Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do do tác động bồi tụ vật liệu của nhân tố nào sau đây? A. Sóng biển. B. Thủy triều. C. Sông ngòi D.Sông và biển. Câu 16: Các cồn cát duyên hải miền Trung nước ta được hình thành chủ yếu do tác động kết hợp của A. Thủy triều và dòng biển. B. Sông ngòi và thủy triều. C.sóng biển và sông. D. Gió và sóng biển. 26
  27. Bài 10: THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ. PHẦN I:LÝ THUYẾT: 1. Xác định trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ . 2. Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Đa số các núi lửa được phân bố ở A. Trung tâm các đại dương. B. Trung tâm các lục địa. C.các vành đai động đất. D.vùng rìa các lục địa. Câu 2: Vành đai động đất và núi lửa lớn trên thế giới là A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C.Địa Trung Hải. D. Đông Phi. 27
  28. Câu 3: Các vùng núi trẻ thường không phân bố ở A. Khu vực tiếp xúc của các mảng kiến tạo . B. Khu vực tiếp xúc của mảng đại dương và mảng lục địa. C. Khu vực tiếp xúc của hai mảng kiến tạo xô vào nhau. D. Khu vực hai mảng kiến tạo tách xa nhau. Câu 4:Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường xảy ra hiện tượng A. Động đất, núi lửa. B. Nâng lên, hạ xuống. C.đứt gãy. D. Uốn nếp. Câu 5: Động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố ở A. Nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh. B. Phía Đông lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ. C. Trung tâm lục địa Á- Âu. D. Giữa Đại Tây Dương. 28
  29. BÀI 11: KHÍ QUYỂN.SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.KHÍ QUYỂN: - Khái niệm: Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ , trước hết là Mặt Trời. - Vai trò: + Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. + Là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. 1.Cấu trúc của khí quyển: Giảm tải chương trình. 2.Các khối khí: a. Nguyên nhân hình thành: Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. b.Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: + Cực (A) : rất lạnh. + Ôn đới (P) Lạnh. + Chí tuyến ( Nhiệt đới- T) : rất nóng. + Xích đạo: ( E) nóng ẩm. c.Đặc điểm: Khác nhau về tính chất, luôn luôn di chuyển, bị biến tính. 3. Frông: a. Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió. b. Trên mỗi bán cầu có hai frong căn bản: - Frông địa cực.(FA). - Frông ôn đới(FP). - Dải hội nhiệt đới - Các khối khí , frong không đứng yên một chỗ, mà luôn luôn di chuyển.Mỗi khi di chuyển đến đâu lại làm cho thời tiết ở nơi đó và những nơi chúng đi qua có sự thay đổi. II. SỰ PHÂN BỐ CỦA NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT. 29
  30. 1. Bức xạ và nhiệt độ không khí - Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí , làm cho không khí nóng lên , hình thành nhiệt không khí. 2.Sự phân nhiệt độ không khí trên Trái Đất. a.Phân bố theo vĩ độ địa lí - Nhìn chung càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm. - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt độ càng lớn. b.Phân bố theo lục địa và đại dương. - Nhiệt độ trung bình năm cao nhất, thấp nhất đều ở các lục địa - Đại dương có biên độ nhiệt độ năm nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ năm lớn. c.Phân bố theo địa hình - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí? A. Oxi. B. Hơi nước. D. Ni tơ. D. Cacbonic. Câu 2:Các khối khí chính trên Trái Đất có tên gọi là A. TM. B. TC. C.Tc. D. Tm. Câu 3: Khối khí xích đạo được phân chia thành mấy kiểu? A. 1. B.2. C.3. D.4. Câu 4: Vào mùa đông,miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí A. Ôn đới. B.chí tuyến. C. Xích đạo. D. Địa cực. Câu 5: Frong khí quyển là A. Mặt tiếp xúc với mặt đất của một khối khí . B. Mặt tiếp xúc của hai khối khí ở vùng ngoại chí tuyến. C. Mặt tiếp của 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. D. Mặt tiếp xúc của khối khí hải dương và khối khí lục địa. Câu 6: Khối khí nằm ở 2 bên của f rông có sự khác biệt cơ bản về. 30
  31. A. Tính chất vật lí. B.thành phần không khí. C.tốc độ di chuyển. D. Độ dày. Câu 7: Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của 2 khối khí A. Chí tuyến hải dương và xích đạo. B. Chí tuyến lục địa và xích đạo. C. Bắc xích đạo và nam xích đạo. D. Chí tuyến và xích đạo. Câu 8: Dải hội tụ nhiệt đới khác với f rông ở đặc điểm nào sau đây ? A. Là nơi gặp nhau của các khối khí. B. Gây nhiễu loạn thời tiết và có mưa nhiều. C. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. D. Phạm vi hoạt động hẹp quanh khu vực xích đạo . Câu 9: Sự phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có đặc điểm A. Cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Bắc. B. Cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. C. Cao nhất ở hoang mạc, thấp nhất ở cực Bắc. D. Cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Nam. Câu 10: Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do A. ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh. B. ảnh hưởng của các dãy núi theo hướng Bắc – Nam. C. ảnh hưởng của quy luật đai cao trên Trái Đất. D. Sự phân bố không đều giữa lục địa và đại dương. Câu 11: Trong ngày,nhiệt độ cao nhất thường rơi vào thời điểm A. Khoảng 8- 9 giờ. B. khoảng 11 – 12 giờ. C.Khoảng 13- 14 giờ. D. Khoảng 16 – 17 giờ. Câu 12: Nguyên nhân chính làm cho ở bán cầu Bắc sườn Nam của các dãy núi thường có nhiệt độ cao hơn sườn Bắc là do A. Độ cao lớn hơn. B. Độ che phủ rừng lớn hơn. C.Ngược chiều ánh sáng Mặt Trời. D. Nằm ở vĩ độ thấp hơn. 31
  32. Bài 12:SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP.MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP: - Khái niệm: Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất. 1.Phân bố các đại khí áp trên Trái Đất: - Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai khí áp và áp thấp xen kẽ và đối xứng nhau qua đai thấp xích đạo. - Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp tạo nên gió. 2. Nguyên nhân thay đổi khí áp: - Độ cao: khí áp giảm khi lên cao. - Nhiệt độ: nhiệt độ tăng, khí áp giảm; nhiệt độ giảm, khí áp tăng. - Độ ẩm: Khí áp giảm khi không khí chứa nhiều hơi nước ( độ ẩm không khí tăng). II.MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH: -Sự chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao và áp thấp là nguyên nhân hình thành các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tây ôn đới, gió Mậu Dịch ( Tín phong). STT Loại gió Phạm vi Hướng Thời gian hoạt Tính chất động 1 Gió Tây Từ 30 0 đến 60 0 ở 2 BBC: TN Quanh năm Độ ẩm cao, bán cầu. NBC: TB mưa nhiều. 2 Gió Từ 300 đến 0 0 ở hai BBC: ĐB Quanh năm. Nhìn chung Mậu bán cầu. NBC: ĐN khô Dịch 3. Gió mùa Ở một số nơi đới Ngược nhau Theo mùa Một mùa ẩm, nóng, vĩ độ trung 2 mùa. một mùa khô. bình 4 Gió Các vùng ven biển, Ngày gió Trong một ngày Ôn hòa. biển, gió hồ lớn biển, đêm đem, rõ nhất đất gió đất. mùa hạ. 5 Gió Vùng phía sau dãy Từng đợt Khô nóng. phơn núi có gió thổi vượt qua Nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất. - Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, hình thành các vùng khí áp cao và thấp theo mùa ở lục địa và 32
  33. đại dương.Từ các khu áp thấp( theo mùa) hút gió từ các khu áp cao thổi đến hình thành nên gió mùa. - Gió địa phương: + Gió biển và gió đất: Nguyên nhân hình thành là do sự thay đổi luân lưu khí áp ngoài biển và trong đất liền , giữa ngày và đêm. + Gió phơn là loại gió địa phương thổi vượt qua núi, hình thành khi các dòng không khí phải vượt qua các sống núi cao. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Khí áp của trái đất là A. Áp suất của khí quyển B. Lớp không khí ở sát mặt đất C. Sức nén của không khí ở tầng đối lưu D. Sức nén của không khí lên bề mặt trái đất Câu 2: Đơn vị thường dùng để đo khí áp là A. Niu-tơn B. Milimet C. Milabar D. Atmotphe Câu 3:Sự phân bố khí áp trênTtrái Đất có đặc điểm A. Xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo B. Xen kẽ và đối xứng qua áp cao chí tuyến C. Các đai áp cao tập trung ở vùng vĩ độ cao,các đai áp thấp ở vùng vĩ độ thấp D. Các đai áp cao phân bố ở bán cầu Bắc,các đai áp thấp ở bán cầu Nam Câu 4: Nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành đai áp thấp xích đạo là A. Diện tích đại dương lớn B. Mưa phân bố đều quanh năm C. Vận tốc tự quay quanh trục lớn D. Nhiệt độ cao quanh năm Câu 5: Những đai khí áp nào sau đây được hình thành do nguyên nhân động lực A. Áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyến B. Áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới C. Áp thấp ôn đới và áp cao cực D. Áp thấp xích đạo và áp cao cực Câu 6:Hai đai khí áp hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ là A. Áp thấp xích đạo và áp cao chí tuyến B. Áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới C. Áp thấp ôn đới và áp cao cực D. Áp thấp xích đạo và áp cao cực 33
  34. Câu 7: Nguyên nhân chính làm cho khí áp giảm theo độ cao là A. Càng lên cao gió thổi càng mạnh B. Càng lên cao hiện tượng đối lưu càng yếu C. Càng lên cao không khí càng loãng D. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là A. Không khí co lại,tỉ trọng giảm nên khí áp tăng B. Không khí nở ra,tỉ trọng giảm nên khí áp tăng C. Không khí co lại,tỉ trọng tăng nên khí áp tăng D. Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng Câu 9: Khi nhiệt độ tăng lên sẽ dẫn đến khí áp A. Tăng lên B. Giảm đi C.Không tăng,không giảm D. Lúc tăng, lúc giảm Câu 10:Khi không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm do nguyên nhân nào sau đây A. Mật độ không khí dày đặc hơn B. Không khí ẩm nặng hơn không khí khô C. Một lít hơi nước nhẹ hơn một lit không khí khô ở cùng nhiệt độ D. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm Câu 11: Các đai khí áp có sự chuyển dịch theo vĩ độ như thế nào trong năm A. Tháng 1 dịch chuyển về phía Bắc, tháng 7 dịch chuyển về phía Nam. B. Tháng 7 dịch chuyển về phía Bắc, tháng 1 dịch chuyển về phía Nam. C. Các đai áp thấp luôn có hướng dịch chuyển về phía Bắc. D. Các đai áp cao luôn có hướng dịch chuyển về phía Nam. Câu 12: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ: A. Các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới. B. Các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp Xích đạo. C. Các áp cao chí tuyến bắc về áp thấp ôn đới. D. Các áp cao chí tuyến bắc về áp thấp Xích đạo. Câu 13: Nguyên nhân hình thành gió Mậu dịch là do: A. Sự chênh lệch khí áp giữa đai áp cao chí tuyến và áp thấp Xích đạo. B. Sự chênh lệch khí áp giữ đai áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới. C. Gió thổi từ các đai áp cao về đai áp thấp D. Gió thổi từ bán cầu Bắc về bán cầu Nam. 34
  35. Câu 14: Gió Mậu dịch còn có tên gọi khác là gió Tín Phong do: A. Gió thổi đều đặn theo hướng gần như cố định. B. Gió thổi quanh năm,hướng thay đổi theo hướng mùa. C. Niềm tin tôn giáo của các dân tộc ở châu Á. D. Gió mang lại niềm tin cho người dân đi biển. Câu 15: Đặc điểm nổi bật nhất của gió mùa là: A. Thổi theo mùa với hướng ngược nhau. B. Hai mùa gió thổi không đều đặn. C. Mùa đông thổi từ đất liền ra biển, mùa hè thổi từ biển vào đất liền. D. Có hướng đông bắc vào mùa đông, có hướng tây nam vào mùa hạ. Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là do: A. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các vĩ độ theo mùa. B. Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam. C. Sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa các lục địa của 2 bán cầu. D. Sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa. Câu 17:Loại gió nào sau đây không được gọi là gió địa phương? A. Gió đất, gió biển. B. Gió núi-thung lũng. C. Gió phơn. D. Gió mùa. Câu 18: Loại gió có hướng thay đổi theo ngày và đêm là: A. Gió mùa. B. Gió phơn. C. Gió biển - gió đất. D. Gió Mậu dịch. Câu 19: Tính chất của gió phơn ở sườn đón gió là: A. Mát và ẩm. B. Nóng và ẩm. C. Mát và khô. D. Nóng và khô. Câu 20: Tính chất của gió phơn ở sườn khuất gió là: A. Mát và ẩm. B. Nóng và ẩm. C. Mát và khô. D. Nóng và khô Câu 21: Khu vực nào sau đây ở nước ta có gió phơn hoạt động mạnh nhất? A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. 35
  36. Bài 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN.MƯA. PHẦN I: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP. I: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN ( Giảm tải chương trình) NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA. Nhân tố Khu vực mưa Khu vực mưa Nguyên nhân ảnh hưởng ít .Ví dụ. nhiều.Ví dụ 1.Khí áp - Vùng hoạt - Vùng hoạt - Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy động áp cao. động áp thấp. không khí ẩm lên cao, sinh ra mây và mưa - Vd: Vùng chí - Ví dụ: vùng ôn nên thường là nơi có lượng mưa lớn trên tuyến, vùng đới hải dương Trái Đất. cực. - Ở các khu vực khí áp cao, không khí ảm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên thường là nơi ít mưa. 2.F rông - Mưa lớn. - Do sự tranh chấp giữa khối không khí Vd: Vùng Đông nóng và không khí lạnh dọc các f rông đã Nam Á, Đông dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra Á, Tây Âu. mưa. - Miền có f rông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều. 3.Gió - Gió trong lục - Gió mùa. - Những vùng nằm sâu trong nội địa, địa, gió VD: Đông Á, không có gió từ đại dương thổi vào nên Đông Nam Á, mưa ít. Nam Á, - Miền chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mưa ít. - Miên chịu ảnh hưởng của gió mùa thường mưa nhiều. 4.Dòng biển - Nơi có dòng - Nơi có dòng - Các miền ven bờ đại dương có dòng biển lạnh. biển nóng. biển nóng chảy qua thì mưa nhiều, ngược lại những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì ít mưa. 5.Địa hình - Đỉnh núi cao - Nơi địa hình - Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhất định. cao càng mưa nhiều.Tuy nhiên, đến một - Nơi sườn đón độ cao nào đó sẽ không có mưa. gió. - Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa. 36
  37. III. SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT. 1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ. - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam. - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới. - Mưa càng ít, khi càng về gần 2 cực Bắc, Nam. 2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. - Những nơi nằm gần đại dương thường có mưa nhiều hơn ở những nơi xa đại dương. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Các khu áp thấp thường có lượng mưa: A. Rất ít. B.Trung bình. C. Lớn. D. Rất lớn. Câu 2:Các khu áp cao thường có mưa không ít hoặc không mưa là do A. Không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi. B. Nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô. C. Vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tịch lục địa lớn. D. Nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được. Câu 3: Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở các khu vực cận chí tuyến là do A. Nhận được lượng bức xạ lớn tự Mặt Trời. B. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. C. Đây là khu vực áp cao. D. Diện tích lục địa lớn. Câu 4: Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành A. f rông lạnh. B. f rông nóng C. dải hội tụ nhiệt đới. D. đường hội tụ nội chí tuyến. Câu 5:Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của A. f rông cực. B. F rông nóng. C. F rông lạnh. D. dải hội tụ nhiệt đới. Câu 6: Những vùng ở sâu trong lục địa mưa rất ít vì A. Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch khô nóng. B. Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến. 37
  38. C. Không có gió từ đại dương thổi vào. D. Mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước tại chỗ. Câu 7: Miền có gió Mậu dịch thổi qua mưa ít vì A. Tốc độ gió yếu. B. Gió không qua đại dương. C. Tính chất của gió khô,nóng. D. Gió xuất phát từ vùng áp cao. Câu 8: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có mưa lớn vì A. Gió mùa mùa đông đi qua biển đem theo hơi nước. B. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp. C. Cả hai loại gió đều đi qua biển bổ sung hơi nước. D. Gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào lục địa. Câu 9: Nguyên nhân quan trọng khiến cho khí hậu nước ta không bị hoang mạc hóa như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á và Tây Phi là do A. Gió Mậu dịch. B. Dòng biển nóng. C.Gió mùa. D. Địa hình. Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của dòng biển đến lượng mưa? A. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước. B. Gió mang theo hơi nước từ biển vào lục địa gây mưa. C. Hơi nước trên dòng biển lạnh không bốc lên được. D. Trên các dòng biển lạnh, hơi nước ngưng tụ gây mưa lớn. Câu 11: Các hoang mạc nào sau đây được hình thành do ảnh hưởng của dòng biển lạnh? A. A-ta-ca-ma và Na-mip. B. Gô-bi và Na - mip. C. A-ta-ca-ma và Sa-ha -ra. D. Na-mip và Tha. Câu 12: Ở sườn và đỉnh núi cao thời tiết thường có đặc điểm A. Mây mù. B. Ẩm ướt. C. Khô ráo. D.Thất thường. Câu 13: Ý nào sau đây thể hiện ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố mưa? A. Càng lên cao mưa càng nhiều. B. Núi cao khô ráo không mưa. C. Đón gió mưa nhiều. D. Khuất gió mưa trung bình. Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố mưa trên Trái Đất theo vĩ độ? A. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo. B. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới. 38
  39. C. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến. D. Mưa trung bình ở hai vùng cực. Câu 15: Cùng một dãy núi nhưng mưa nhiều ở A. Sườn khuất gió. B. Sườn đón gió. C. Đỉnh núi cao. D. Vùng chân núi. Câu 16: Dựa vào hình 13.1 SGK- Phân bố lượng mưa theo vĩ độ, hãy cho biết, khoảng vĩ độ nào có lượng mưa nhiều nhất trên thế giới? A. 0- 5 0B. B. 0 - 5 0N. C. 5- 10 0B. D. 5- 10 0N. BÀI 14: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT.PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU. PHẦN I: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP. 1. Sự hình thành và phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. a.Sự hình thành: - Sự phân bố ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều, nó phụ thuộc vào góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời và vào thời gian chiếu sáng.Vì vậy bề mặt Trái Đất được phân chia thành các đới nhiệt. - Các đới nhiệt là cơ sở hình thành các đới khí hậu.Sự kết hợp giữa lượng bức xạ Mặt Trời trong mỗi đới nhiệt với hoàn lưu khí quyển và mặt đệm tạo ra các đới khí hậu. b.Sự phân bố: Các đới khí hậu phân hóa theo chiều vĩ độ. 2.Sự hình thành và phân bố các kiểu khí hậu trên Trái Đất: - Sự hình thành: Do sự phân bố đất liền và đại dương, ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu ở lục địa phân hóa từ đông sang tây, tạo thành các kiểu khí hậu. -Sự phân bố:Các kiểu khí hậu phân bố theo chiều kinh độ. 3. Phân tích biểu đồ: Kiểu khí hậu Nhiệt đới gió Ôn đới lục Ôn đới hải Cận nhiệt Đặc điểm mùa địa dương địa trung hải. Nhiệt độ Nhiệt độ Cao nhất Nhiệt độ thấp nhất Biên độ 39
  40. nhiệt năm Tổng lượng Lượng mưa mưa ( mm) Tháng mưa ( > 100mm) Tháng khô ( < 100mm). PHẦNII: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Theo cách phân loại của Alixop, số lượng các đới khí hậu trên Trái Đất là A. 5 đới. B. 7 đới. .6 đới. D.4 đới. Câu 2: Kiểu khí hậu ôn đới hải dương phân bố chủ yếu ở A. Bờ tây lục địa Á- Âu. B. Bờ tây lục địa Nam Mĩ. C. Bờ tây lục địa Bắc Mĩ. D. Bờ đông lục địa Á- Âu. Câu 3: Đặc điểm nổi bật của kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải là A. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. B. Nóng ẩm quanh năm. C. lạnh, khô quanh năm. D. Mưa nhiều vào thu đông. Câu 4:Chế độ mưa của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm là A. Phân thành 2 mùa mưa khô rõ rệt. B. Mưa mùa hạ, mùa đông ít mưa. C. Mưa ít do chịu ảnh hưởng của áp cao. D. Mưa nhiều, phân bố đều quanh năm. Câu 5: Kiểu khí hậu ôn đới lục địa có đặc điểm là A. Mưa ít, phân bố đều quanh năm. B. Mưa ít, chủ yếu vào thu đông. C. Mưa ít, chủ yếu vào mùa hạ do bốc hơi tại chỗ. D. Mưa ít, chủ yếu là mưa phùn vào mùa xuân. Câu 6: Đới khí hậu ôn đới phân hóa thành mấy kiểu khí hậu? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 7: Phân hóa thành các kiểu khí hậu theo chiều vĩ tuyến là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây? A. Cận nhiệt. B. Ôn đới. C. Xích đạo. D. Nhiệt đới. 40
  41. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của kiểu khí hậu ôn đới hải dương? A. Nhiệt độ trung bình năm luôn trên 00C. B. Nhiệt độ tháng cao nhất không quá 200C. C. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. D. Mưa nhiều tập trung vào mùa hè. BÀI 15: THỦY QUYỂN.MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG.MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. PHẦN I: LÝ THUYẾT: I: THỦY QUYỂN: 1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trển Trái Đất, bao gồm nước trong các biển,đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất: - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển bốc hơi tạo thành mây và mưa, mưa rơi xuống biển, rồi nước từ biển lại bốc hơi - Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào đất liền, gặp lạnh tạo thành mưa và tuyết; mưa rơi và tuyết tan chảy vào các dòng sông, hồ và một phần thấm xuống đất tạo thành nước ngầm, nước ngầm chảy ra cung cấp nước cho sông ngòi; nước sông suối từ lục địa chảy ra biển; rồi nước biển lại bốc hơi II: MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. 1.Chế độ mưa,băng tuyết và nước ngầm: - Ở miền khí hậu nóng: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi là nước mưa thì chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. - Ở miền ôn đới lạnh, miền núi cao: nguồn cung cấp nước cho sông ngòi là băng tuyết tan thì sông ngòi nhiều nước vào mùa xuân. - Ở những vùng đất đá thấm nước: nước ngầm có tác dụng trong việc điều hòa chế độ nước của sông. 2.Địa hình, thực vật và hồ đầm: - Độ dốc địa hình: làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ và nước dâng nhanh. - Thực vật: Tác dụng điều hòa dòng chảy của sông ngòi, làm giảm lũ lụt. 41
  42. - Hồ đầm: Tác dụng điều hòa nước sông: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm, khi nước sông xuống chảy ngược lại. 3. Một số sông lớn trên Trái Đất: 1.Sông Nin: Bắt nguồn từ hồ Victoria ở châu Phi, chảy ra hướng Nam Bắc và đổ ra Địa Trung Hải, sông dài nhất thế giới. 2.Sông A-ma-dôn: Bắt nguồn từ dãy núi An - đét ( Nam Mĩ), chảy theo hướng tây đông và đổ ra Đại Tây Dương, có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới và chiều dài thứ nhì thế giới. 3.Sông I-ê- nit- xây: Bắt nguồn từ dãy Xai- An, chảy trong khu vực khí hậu ôn đới lạnh của châu Á, chảy theo hướng Nam - Bắc và đổ ra Bắc Băng Dương; mùa đông nước sông đóng băng, mùa xuân đến băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu trong khi băng ở hạ lưu chưa tan, gây lụt lớn. PHẦN II:CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của của nước trên Trái Đất là A. Năng lượng gió. B. Năng lượng Mặt Trời. C. Năng lượng thủy triều. D. Năng lượng địa nhiệt. Câu 2: Phần lớn nước trên lục địa tập trung ở A. Dưới lòng đất. B. Trên đỉnh núi. C. Ao, hồ, đầm. D. Các dòng sông. Câu 3:Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là A. Nước rơi và dòng chảy. B. Bốc hơi và nước rơi. C. Bốc hơi và thẩm thấu. D. Dòng chảy và thẩm thấu. Câu 4: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông? A. Địa thế và thực vật. B. Chế độ mưa và nhiệt độ. C. Thực vật và hồ đầm. D. Nước ngầm và hồ đầm. Câu 5: Sông ngòi ở vùng khí hậu nóng hoặc nơi có địa hình thấp thuộc vùng khí hậu ôn đới thì nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là A. Nước mưa. B. Băng tuyết. C. Nước ngầm. D. Hồ ao. Câu 6:Chế độ nước của các con sông miền nhiệt đới phụ thuộc nhiều nhất vào A. Chế độ mưa. B. Nước ngầm. C. Băng tuyết. D. Địa hình. Câu 7: Các sông miền ôn đới lạnh và miền núi cao có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ 42
  43. A. Nước mưa. B. Nước ngầm. C. Băng tuyết tan. D. sự bốc hơi. Câu 8: Các sông ở duyên hải miền Trung nước ta thường có lũ đến chậm hơn so với sông ngòi ở các vùng khác là do A. Mùa mưa của khu vực đến chậm hơn. B. Sông ngòi nhỏ, ngắn và dốc. C. Thảm thực vật đầu nguồn còn nhiều. D. Nước ngầm điều hòa dòng chảy. Câu 9: Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào A. Độ dốc và vị trí của sông. B. Chiều rộng của sông và hướng chảy. C.Hướng chảy và vị trí của sông. D. Đô dốc và chiều rộng lòng sông. Câu 10: Tác dụng điều hòa dòng chảy của thảm thực vật thể hiện rõ nhất qua việc: A. Hạn chế nước chảy tràn trên mặt. B. Làm tăng lượng nước ngầm. C. Giảm bớt cường độ lũ. D. Lớp thảm mục giữ lại một phần nước. Câu 11: Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở A. Sát cửa sông. B. Hạ lưu. C. Trung và hạ lưu. D. Thượng và trung lưu. Câu 12: Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho thủy chế sông Mê Kong điều hòa hơn sông Hồng là nhờ A. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. B. Diện tích lưu vực lớn. C. Mưa tương đối ổn định. D. Sự điều tiết nước của Biển Hồ. Câu 13: Sông nào sau đây dài nhất thế giới: A. Nin. B. Trường Giang. C. A-ma-dôn. D. Mit-xi-xi-pi. Câu 14: Sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới là A. Nin. B. Vonga. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. Câu 15: Hướng chảy chủ yếu của sông A-ma-dôn là A. Bắc - nam. B. Nam - bắc. C. Tây đông. D. Đông bắc - tây nam. 43
  44. Câu 16: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông I-ê- nit- xây là A. Chế độ mưa. B. Nước ngầm. C. Băng tuyết tan. D. Địa hình. BÀI 16:SÓNG.THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN. PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.SÓNG BIỂN: - Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biểntheo chiều thẳng đứng.Nguyên nhân gây ra sóng biển là do gió. - Các loại sóng: + Sóng thường. + Sóng bạc đầu: những giọt nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống và vào nhau vỡ tung tóe ra tạo thành bọt trắng , đó là sóng bạc đầu. + Sóng thần: Sóng cao dữ dội, thường có chiều cao khoảng 20 - 40 m.Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, ngoài ra còn do bão. II.THỦY TRIỀU: 1.Khái niệm: - Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên , có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương. 2. Nguyên nhân gây ra thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 3. Triều cường và triều kém: a. Triều cường : Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất. b. Triều kém: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều nhỏ nhất. III. DÒNG BIỂN: 1. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực. 2. Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40 0 gần bờ đông của các đại dương, chảy về phía Xích đạo. 3. Hướng chảy của các dòng hoàn lưu ( trong khoảng vĩ độ thấp) ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại. 44
  45. 4.Ở Bán cầu Bắc còn có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo. 5.Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. 6. Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Sóng biển là A. Một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. B. Một hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang. C. Một hình thức chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng. D. Quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng thần? A. Chiều cao khoảng 20- 30 m. B. Tốc độ chuyển động ngang 400 - 800km/s C. Khi vào bờ sức tàn phá rất ghê gớm. D. Hình thành do sự nổi giận của thần linh Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng biển là A. Động đất. B. Dòng biển. C. Gió. D. Núi lửa phun. Câu 4:Nguyên nhân sinh ra thủy triều là A. Gió và động đất. B. Động đất và núi lửa phun. C. Núi lửa phun và bão. D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. Dựa vào hình 16.1.Chu kì tuần trăng, hãy trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 9: Câu 5: Vị trí nào trong hình vẽ được gọi là trăng tròn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Tại vị trí số 2 và số 4, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? A. Trăng tròn. B. Trăng khuyết C. Không trăng. D. Trăng lưỡi liềm. Câu 7: Trong một tháng, thủy triều lớn nhất vào thời điểm nào? A. Trăng tròn và không trăng. B. Trăng tròn và trăng lưỡi liềm. C. Không trăng và trăng khuyết. D. Không trăng và trăng lưỡi liềm. Câu 8: Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng hướng với nhau sẽ làm cho thủy triều A. Thấp nhất. B. Lớn nhất. C. Trung bình. D. Bình thường. 45
  46. Câu 9: Dao động của thủy triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí như thế nào? A. Vuông góc. B. Thẳng hàng. C. Vòng cung. D. Đối xứng. Câu 10: Trên đại dương, các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào sau đây? A. Vùng cực. B.Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Vĩ độ 30- 40 0 Câu 11: Hướng chảy của các dòng biển nóng trong đại dương thế giới là A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp. B. Từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao. C. Tây bắc- đông nam. C. Đông nam - tây bắc. Câu 12: Các dòng biển lạnh thường xuất phát ở khu vực nào? A. Vùng cực. B.Vĩ độ 50- 60 0 C. Vĩ độ 40- 50 0 D. Vĩ độ 30 - 40 0 Câu 13: Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở Bán cầu Bắc là A. Theo chiều kim đồng hồ. B. Ngược chiều kim đồng hồ. C. Từ tây sang đông. D. Từ đông sang tây. Câu 14: Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm A. Đổi chiều theo mùa B.chảy về hướng tây B. Chảy về hướng đông D. Nóng lạnh thất thường Câu 15: Ý nào sau đây chưa chính xác với quy luật phân bố các dòng biển A. Đối xứng nhau qua bờ đại dương B. Hướng ngược chiều kim đồng hồ C.ở vùng ôn đới, bờ tây các đại dương là dòng biển lạnh D.ở vùng chí tuyến, bờ tây các đại dương là dòng biển nóng BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN.CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG PHẦN I: LÝ THUYẾT. I.THỔ NHƯỠNG: 1.Thổ nhưỡng ( đất) :là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. 46
  47. 2. Độ phì đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt,khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. 3.Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt các lục địa. II.CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT: Nhân tố Vai trò của nhân tố hình thành đất 1.Đá mẹ - Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí hóa củ đất. Khí hậu Nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình ( nhiệt, ẩm) thành đất: - Làm cho đá gốc bị phá hủy, tạo thành những sản phẩm phong hóa,sau đó bị tiếp tục phong hóa hình thành đất. - Ảnh hưởng hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong đất. - Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. - Khí hậu khác nhau hình thành các loại đất khác nhau. Sinh vật - Vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất. - Cung cấp chất hữu cơ - Phá hủy đá. - Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. - Động vật làm biến đổi tính chất đất. Địa hình - Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu do nhiệt độ thấp nên quá trình phá hủy đá xảy ra chậm. - Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. - Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng. - Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu , từ đó ảnh hưởng đến các vành đai thực vật và đất theo độ cao. Thời gian - Cần có thời gian để đá gốc biến thành đất. - Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi của đất. - Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó. Con người - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì của đất. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt,khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển được gọi là A. Thổ nhưỡng quyển B. Thổ nhưỡng 47
  48. B. Độ phì D. Lớp phủ thổ nhưỡng Câu 2: Đất là vật thể tự nhiên độc đáo khác với đá,nước,sinh vật ở đặc trưng nổi bật nào sau đây A. Độ phì B.Cấu tạo của đất C. Các chất dinh dưỡng D. Các nhân tố hình thành Câu 3: Lớp vỏ chứa đất nằm ở bề mặt các lục địa được gọi là A. Khí quyển B. Thạch quyển C.Sinh quyển D. Thổ nhưỡng quyển Câu 4: Đất được hình thành do tác động tổng hợp của những nhân tố nào sau đây A. Đá mẹ,khi hậu,sinh vật,địa hình ,thời gian,con người B. Thời gian,con người,thực vật,địa hình khí hậu,đá mẹ C. Đá mẹ,khí hậu,động vật,địa hình,thời gian,con người D. Khí hậu,vi sinh vật,đá mẹ,địa hình,thời gian,con người Câu 5:Quyết định thành phần khoáng vật ,thành phần cơ giới của đất là vai trò của nhân tố nào sau đây A. Khí hậu B.Sinh vật C. Địa hình D. đá mẹ Câu 6:Đất được hình thành từ đá bazan thường có đặc điểm A. Nghèo chất dinh dưỡng và chua B. Giàu chất dinh dưỡng và ít chua C. Nghèo chất dinh dưỡng và ít chua D. Giàu chất dinh dưỡng và chua Câu 7: Đámẹ cung cấp cho đất thành phần nào sau đây A. Vô cơ B. Hữu cơ C. Mùn D. nước Câu 8: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là A. Gió và nhiệt B. Độ ẩm và gió C. Nhiệt và ẩm D. bức xạ và mưa Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng vê tác động trực tiếp của khí hậuđến quá trình hình thành đất A. Phá hủy đá gốc thành những sản phẩm phong hóa B. Hòa tan,rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải,tổng hợp chất hữu cơ D. Hạn chế việc xói mòn,cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất 48
  49. Câu 10: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành đất là A. Phong hóa để thành đất B. Làm cho đất ẩm và tơi xốp hơn C. Cung cấp nhiệt độ và độ ẩm cho đất D. Phá hủy đágốc về mặt vật lý và hóa học Câu 11: Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất là A. Đá mẹ B. Khí hậu C. Sinh vật D. địa hình Câu 12: Trong quá trình hình thành đất thực vật đóng vai trò chủ đạo trong việc A. Cung cấp chất hữu cơ B. Phá hủy đá gốc C.Hạn chế xói mòn đất D. Thúc đẩy quá trình phong hóa Câu 13: Vai trò của vi sinh vật tham gia vào quá trình hình thành đất thể hiện ở những tác động nào sau đây A. Làm biến đổi tính chất của đá, khoáng vật B. Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn C. Cung cấp chất hữu cơ,phá hủy đá gốc D. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất Câu 14: Ở vùng núi cao nguyên nhân chính làm cho quá trình hình thành đất yếu là do A. Áp suất thấp B. Độ ẩm cao C. Lượng mùn ít D. Nhiệt độ thấp Câu 15:Ở vùng địa hình dốc ,đất thường không có đặc điểm nào sau đây A. Tầng đất mỏng B. Dễ bị xói mòn C.Giàu dinh dưỡng D. Dễ bị bạc màu Câu 16: Đất có tuổi già nhất là ở vùng A. Nhiệt đới và cận nhiệt B. Ôn đới và hàn đới C. Cận nhiệt và ôn đới D. Nhiệt đới và ôn đới Câu 17: Hậu quả lớn nhất của việc đốt nương làm rãy là làm cho đất A. Biến đổi tính chất B. Xói mòn nhiều hơn C. Bị phá vỡ cấu tượng D.Tăng lượng chất hữu cơ Câu 18: Tác động nào sau đây của con người không ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất A. Chặt phá rừng B. Đốt nương làm rãy 49
  50. C. Bón phân,làm thủy lợi,thau chua rửa mặn D. Đưa vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác BÀI 18: SINH QUYỂN.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIÊN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT. PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.SINH QUYỂN: 1.Khái niệm: - Sinh quyển là quyển trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. 2.Giới hạn: Gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. - Phía trên:tiếp giáp tầng ô zôn. - Phía dưới: Đến đáy đại dương ( nơi sâu nhất trên 11 km); đến đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa. II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT. Nhân tố Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật 1.Khí hậu Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, nước, không khí và ánh sáng. - Nhiệt độ: + Ở vùng nhiệt đới và xích đạo là nơi phân bố của các loài sinh vật ưa nhiệt; những loài sinh vật chịu lạnh phân bố ở những vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao. + Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh va thuận lợi hơn. - Nước và độ ẩm không khí: + Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi là môi trường tốt để sinh vật phát triển ( vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm )Những nơi khí hậu khô khan, thiếu nước không thuận lợi cho sinh vật phát triển thì sinh vật nghèo nàn ( hoang mạc) - Ánh sáng: những nơi có đầy đủ ánh sáng là nơi thực vật phát triển tốt và là nơi phân bố của các loài cây ưa sáng. 2.Đất Các đặc tính lí hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. 3.Địa hình Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. - Độ cao: khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi làm cho thành phần thực vật thay đổi, do đó thực vật phân bố thành các vành đai khác 50
  51. nhau. - Hướng sườn khác nhau thường nhận nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật. 4.Sinh vật - Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn,do đó thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật. - Nhiều loài động vật ăn thực vật là thức ăn của động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. 5. Con người Ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật - Tác động tích cực: con người làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi; việc trồng rừng đã làm mở rộng diện tích rừng. - Tác động tiêu cực: con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là A. Nơi tiếp giáp với tần ô dôn B. Đỉnh của các tần đối lưu C. Đỉnh núi cao nhất thế giới D. Nơi tiếp giáp tầng ion Câu 2: Giới hạn sâu nhất của sinh quyển xuống đến A. 7km B. 12km C. 11km D. 5km Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển A. Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố củ sinh vật B. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển C. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển và khí quyển D. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc,dày khoảng vài chục mét Câu 4: Giới hạn của sinh quyển gồm A. Tầng đối lưu toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển. B. Lớp vỏ phong hóa , toàn bộ thủy quyển và phần thấp của khí quyển. C. Tầng ô dôn ( độ cao khoảng 22 km) và lớp vỏ phong hóa, lớp phủ thổ nhưỡng. D. Toàn bộ thủy quyển, tầng thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. 51
  52. Câu 5:Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là A. Nhiệt ẩm, ánh sáng,nước. B. Nhiệt ẩm, ánh sáng, gió. C. Chế độ nhiệt và ánh sáng. D. Bức xạ Mặt Trời và độ ẩm. Câu 6: Ở khu vực nào sau đây, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi? A. Hoang mạc. B. núi cao. C. Ôn đới ấm. D. Ôn đới lạnh. Câu 7: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do A. Nhiệt độ cao. B. Thiếu nước. C.Gió mạnh. D. Biên độ nhiệt ít. Câu 8: Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm A. Tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt. B. Tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, độ ẩm tốt. C. Tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt. D. Tầng đất mỏng,thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt. Câu 9: Yếu tố nào sau đây của địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi núi. A. Độ dốc và hướng sườn. B. Độ dốc và độ cao. C. Cấu trúc và độ cao. D. Hướng sườn và độ cao. Câu 10: Ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật là yếu tố của địa hình nào sau đây? A. Cấu trúc. B. Hình thái. C. Hướng sườn. D. Độ dốc. Câu 11: Nhân tố quyết định dẫn đến sự hình thành các vành đai thực vật ở vùng núi là A. Khí hậu. B. Đất. C. Địa hình. D. Nguồn nước. Câu 12: Nhân tố quyết định sự tồn tại và phân bố của động vật là A. Đất. B. Nham thạch. C. Địa hình. D. Nguồn nước. Câu 13: Ảnh hưởng rõ nhất của con người tới sự phân bố của sinh vật thể hiện ở việc A. Thay đổi phạm vi phân bố của cây trồng vật nuôi. B. Cung cấp nguồn thức ăn cho các động vật. C. Trồng rừng,phủ xanh đất trống đồi núi trọc. D. Phá rừng, làm tuyệt chủng nhiều động vật hoang dã. Câu 14: Hoạt động nào sau đây của con người ảnh hưởng tích cực đến sự phân bố và phát triển của sinh vật? A. Săn bắn động vật hoang dã. B. Đốt nương làm rẫy. 52
  53. C. Xả trực tiếp chất thải vào môi trường. D. Lập các khu rừng cấm, vườn quốc gia. BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT. PHẦN I: LÝ THUYẾT: I. SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT THEO VĨ ĐỘ: Bảng tổng hợp về sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ Môi trường Kiểu khí hậu chính Kiểu thảm thực vật chính Nhóm đất địalí chính - Đới lạnh Cận cực lục địa Đài nguyên Đài nguyên - Ôn đới lục địa (lạnh ) - Rừng lá kim -Pôt dôn - Ôn đới hải dương - Rừng lá rộng và rừng hỗn - Nâu và xám. hợp. Đới ôn hòa - Ôn đới lục địa ( nửa khô - Thảo nguyên - Đen hạn) - Cận nhiệt gió mùa - Rừng cận nhiệt ẩm - Đỏ vàng - Cận nhiệt địa trung hải - Rừng và cây bụi lá cứng - Đỏ nâu. cận nhiệt - Cận nhiệt lục địa - Hoang mạc và bán hoang - Xám mạc. - Nhiệt đới lục địa - Xa van. - Đỏ, nâu đỏ - Nhiệt đới gió mùa - Rừng nhiệt đới ẩm - Đỏ vàng Đới nóng (frealit) - Xích đạo - Rừng Xích đạo - Đỏ vàng ( feralit) II.SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT THEO ĐỘ CAO. - Nguyên nhân: Do thay đổi nhiệt độ, độ ảm, lượng mưa theo độ cao. Các vành đai thực vật và đất theo độ cao ở sườn Tây dãy Cap-ca Độ cao ( m) Vành đai thực vật Đất 2000- 2800m Đia y và cây bụi Đất sơ đẳng xen lẫn đá 1600- 2000 Đồng cỏ núi Đất đồng cỏ núi 1200- 1600 Rừng lãnh sam Đất pôt dôn núi 53
  54. 500- 1200 Rừng dẻ Đất nâu 0-500 Rừng sồi Đất đỏ cận nhiệt PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn được gọi chung là A. Hệ sinh thái B. thảm thực vật C.quần xã sinh vật D. rừng tự nhiên Câu 2: Sự phân bố của các thảm thực vật trên trái đất phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau dây A. địa hình và nhiệt độ B. chế độ nhiệt và ẩm C.chế độ mưa và gió D. con người và địa hình Câu 3:Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu cận cực lục địa là A. đài nguyên và đất đài nguyên B. rừng lá kim và pôtdôn C. đài nguyên và đất pôtdôn D. băng tuyết và đất đài nguyên Câu 4: Rừng lá kim là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho kiểu khí hậu nào sau đây A. ôn đới lục địa ( lạnh ) B. Ôn đới hải dương C.Ôn đới lục địa ( nửa khô hạn ) D. Cận cực lục địa Câu 5: Đất đen là loại đất tốt nhất được hình thành trong điều kiện khí hậu và kiểu thảm thực vật nào A. khí hậu ôn đới hải dương và rừng lá rộng B. khí hậu cận nhiệt gió mùa và rừng cận nhiệt ẩm C. khí hậu ôn đới lục địa và rừng lá kim D. khí hậu ônđới hải dương nửa khô hạn và thảo nguyên Câu 6: Những loài thực vật đặc trưng cho thảm thực vật đài nguyên là A. thông và rêu B. thông và địa y C.rêu và địa y D. rêu và cây bụi Câu 7: thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới hải dương là A. thảo nguyên - đất pốt dôn B. rừng lá kim- đất pốt dôn 54
  55. C. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp-đất đỏ nâu D. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp- đất nâu xám Câu 8: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho kiểu khí hậu A. cận nhiệt gió mùa B. cận nhiệt Địa Trung Hải C.cận nhiệt lục địa D. cận nhiệt hải dương Câu 9: Kiểu thảm thực vật đặc trưng cho khí hậu cận nhiệt lục địa là A. hoang mạc và bán hoang mạc B. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp C.rừng cận nhiệt ẩm D. rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt Câu 10:Thảm thực vật xavan đặc trưng cho kiểu khí hậu nào sau đây A. Xích đạo B. Nhiệt đới lục địa C.Nhiệt đới gió mùa D. Cận nhiệt lục địa Câu 11: Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển tren kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là A. Rừng lá rộng - đất đỏ nâu B. Rừng nhiệt đới ẩm - đất xám C. Rừng nhiệt đớiẩm -đất đỏ vàng D. Rừng lá rộng -đất nâu đỏ Câu 12: Feralit là nhóm đất chính hình thành ở kiểu khí hậu nào sau đây A. Nhiệt đới và cận nhiệt lục địa B. Nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới lục địa C. Xíc đạo và nhiệt đới luc địa D. Nhiệt đới gió mùa và xích đạo Câu 13: Đất ở đới ôn hòa phân hóa thành mấy nhóm đất chính A. 6 B.4 C.3 D.5 Câu 14: Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên chỉ phân bố ở lục địa nào sau đây A. Á- Âu và Phi B. Á- Âu và Bắc Mĩ C.Bắc Mĩ và Nam Mĩ D. Nam Mĩ và Nam Cực Câu 15: Châu lục có diện tích xavan , cây bụi lớn nhất thế giới là A. Châu Phi B. Châu Á 55
  56. C.Châu Mỹ D. Châu Đại Dương Câu 16:Loại đất chiếm phần lớn diện tích khu vực Bắc Phi là A. Đất đen B. đất đỏ vàng C. đất xám D. đất đỏ nâu Câu 17: Nhận xét nào sau đây khong đúng về đặc điểm phân bố các kiểu thảm thực vật và đất thuộc môi trường đới ôn hòa? A. Phân bố ở cả 5 châu lục B. Tập trung nhiều nhất ở châu Úc C. Phạm vi phân bố từ khoảng vĩ tuyến 30-35 đến vòng cực D. Trên lục địa Á-Âu, đới này kéo dài hơn 170 kinh tuyến Câu 18: Khu vực nào sau đây không có kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới nóng? A. Châu Á và Nam Mỹ B. Bắc Mỹ và Nam Mỹ C.Châu Âu và châu Phi D. Châu Âu và Bắc Mỹ Dựa vào hình 19.11 SGK ,hãy trả lời các câu hỏi từ Câu 19 đến Câu 22: Câu 19: Ở sườn Tây dãy Cap-ca ,từ chân núi lên đỉnh núi không có kiểu đất nào sau đây: A. Đất đỏ cận nhiệt B. Đất đồng cỏ núi C.Đất feralit đỏ vàng D. Đất pôt dôn núi Câu 20: Vành đai thực vật ở chân sườn Tây dãy Cap-ca là A. rừng lá rộng nhiệt cận nhiệt và đất đỏ cận nhiệ B. rừng hỗn hợp và đất đỏ cận nhiệt C. rừng lá kim và đất đồng cỏ núi cao D. rừng lá rộng cận nhiệt và đát pôt dôn Câu 21: Ở sườn Tây dãy Cap-ca ,vành đai địa y và cây bụi lá cứng xuất hiện ở độ cao A. 1200-1600m B.2000-2800m C.trên 2800m D. 500-1200m Câu 22: Đất nâu hình thành dưới vành đai thực vật nào sau đây? Rừng hỗn hợp B. Đồng cỏ núi cao C.Rừng lá kim D. Rừng lá rộng cận nhiệt CHƯƠNG IV: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LƠP VỎ ĐỊA LÍ 56
  57. BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ. PHẦN I: LÝ THUYẾT: I.LỚP VỎ ĐỊA LÍ ( LỚP VỎ CẢNH QUAN). 1.Định nghĩa: Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận, xâm nhập và tác động lẫn nhau. 2.Bảng so sánh lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất. Nội dung so sánh Vỏ Trái Đất Vỏ địa lí Chiều dày 5-> 70 km Phạm vi Từ bề mặt Trái Đất đến Từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến: baoMan - Đáy vực thẳm đại dương ( ở đại dương) - Đáy lớp vỏ phong hóa ( ở lục địa). Trạng thái, thành Vỏ cứng, gồm các lớp trầm Gồm 5 quyển khác nhau: phần tích, grnit ( sian), badan ( ( khí quyên, thạch quyển, thủy quyển, sima). thổ nhưỡng quyển và sinh quyển). II: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ 1.Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. 2.Biểu hiện của quy luật: Trong một lãnh thổ: - Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau. - Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và của toàn bộ lãnh thổ. 3.Ý nghĩa thực tiễn: Trước khi tiến hành các hoạt động cần: - Có sự nghiên cứu kĩ lưỡng,toàn diện môi trường tự nhiên. - Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ. 57
  58. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải cảu lớp vỏ địa lý A. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. B. Chiều dày từ 30-35km trùng với giới hạn của sinh quyển C. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội D. Thành phần vật chất tồn tại ở ba trạng thái rắn,lỏng,khí Dựa vào hình 20.1.Sơ đồ lớp vỏ địa lý của Trái Đất,hãy trả lời các câu hỏi từ Câu 2 đến Câu 6: Câu 2: Giới hạn dưới của lớp vỏ đại dương là A. Tầng đá bazan B. độ sâu khoảng 9000m C.độ sâu khoảng 5000m D. đáy vực thẳm đại dương Câu 3:Giới hạn dưới cảu lớp vỏ địa lý ở lục địa A. Xuống hết lớp vỏ phong hóa B. Xuống hết tầng bazan C. Xuống hết tầng trầm tích D. Là ranh giới giữa lớp vỏ trái đất với lớp Manti Câu 4: Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lý là A. Từ giới hạn dưới của tầng ô dôn ( độ cao 22km ) đến đáy vực thẳm đại dương,ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa B. Từ giới hạn dưới của tầng ô dôn ( đội cao 22km ) xuống đến hết tầng đá bazan tiếp giáp với lớp Manti C. Từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu D. Từ bề mặt Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti Câu 5: Thành phần cấu tạo của lớp vỏ trái đất là A. các loại đá B. đất và vỏ phong hóa C. Sinh vật , nước,không khí D. đá và lớp Manti Câu 6: Lớp vỏ địa lý được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây A. Đất,đá,địa hình,khí hậu,cảnh quan B. Khí hậu,thực vật,địa hình,thổ nhưỡng C. Khí quyển,thủy quyển,thạch quyển,thổ nhưỡng quyển,sinh quyển D. Tầng trầm tích,tầng granit,tầng bazan,tầng trên của lớp Manti 58
  59. Câu 7: Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lý thường không có đặc điểm nào sau đây? A. Xâm nhập và tác động lẫn nhau B. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau C. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau D. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau Câu 8: Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của A. ngoại lực và vũ trụ B. nội lực và con người C.vũ trụ và con người D. nội lực và ngoại lực Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không đúng với quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? A. Lượng mưa tăng làm tăng độ dốc dòng chảy sông ngòi và lượng phù sa. B. Chế độ dòng chảy thay đổi khi khí hậu thay đổi từ khô hạn sang ẩm ướt. C. Càng lên vĩ độ cao, góc chiếu càng nhỏ và bức xạ Mặt Trời nhận được càng ít. D. Càng lên vĩ độ cao, góc chiếu càng nhỏ và bức xạ Mặt Trời nhận được càng ít. Câu 10: Ý nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi? A. Thực vật, hồ đầm. B. Độ dốc lòng sông. C.Lượng mưa tăng lên. D. Hàm lượng phù sa tăng. Câu 11: Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiêm cứu kĩ A. Địa hình và khí hậu. B. Địa chất và địa hình. C. Nguồn nước và sinh vật. D. Toàn bộ điều kiện địa lí. Câu 12: Việc xây các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào sau đây? A. Điều tiết lũ. B. Cung cấp nước. C. Giảm diện tích rừng. D. Điều hòa khí hậu. 59
  60. BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI. PHẦN I: LÝ THUYẾT. I. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI: 1. Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và các cảnh quan địa lí theo vĩ độ. 2. Biểu hiện: Sự thay đổi các thành phần tự nhiên từ Xích đạo lên Cực. - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. - Sự phân bố các vành đai khí áp và các đới gió chính trên Trái Đất. - Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. - Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất. II. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI 1. Khái niệm: Là quy luất phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. 2.Biểu hiện của quy luật: - Quy luật đai cao: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao. - Quy luật địa ô: Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tính địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo A. Vĩ độ. B. Kinh độ. C. Độ cao. D. Theo chiều đông - tây. Câu 2: Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới trên Trái Đất là do A. Sự chênh lệch về góc chiếu và thời gian chiếu sáng. B. Hình dạng cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời. C. Sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm. D. Sự phân bố xen kẽ giữa đại dương và lục địa. Câu 3: Trên Trái Đất có mấy vòng đai nhiệt? A. 5. B. 7. C. 6. D.3. Câu 4: Loại gió nào sau đây được hình thành không biểu hiện cho quy luật địa đới? A. Gió Mậu Dịch. B. Gió Đông cực. 60
  61. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió đất - gió biển. PHẦN II: ĐỊA LÍ KINH TẾ- XÃ HỘI CHƯƠNG V: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ. Câu 1: Nêu hiểu biết của em về dân số thế giới? - Quy mô dân số thế giới ( năm 2005) đạt gàn 6,5 tỉ người - Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau - Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người ngày càng rút ngắn. Câu 2: Nêu hiểu biết của em về gia tăng tự nhiên? a.Tỉ suất sinh thô: * Khái niệm và công thức: - Là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm,đơn vị tính là:phần nghìn 61
  62. 푠 1000 Công thức: S= DTB (S: tỉ suất sinh thô,sx: tổng số trẻ em sinh ra trong năm, DTB: dân số trung bình) Tình hình: - Tỉ suất sinh thô trên toàn thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển có xu hướng giảm nhanh song có sự khác biệt giữa 2 nhóm nước. - Tỉ suất sinh thô của nhóm nước phát triển thấp hơn tỉ suất sinh thô của nhóm nước đang phát triển. Giải thích nguyên nhân: - Yếu tố tự nhiên, sinh học. - Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. - Trình độ phát triển kinh tế- xã hội - Chính sách dân số .b. Tỉ suất tử thô: Khái niệm và công thức tính: - Là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.ĐV tính: phần nghìn. Công thức tính: 푡 1000 - T = ( T: tỉ suất tử thô, tx: tổng số người chết, Dtb: Dân số trung bình) Dtb Tình hình: - Tỉ suất tử thô toàn thế giới có xu hướng giảm nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển. - Ít có sự chênh lệch về tỉ suất tử thô giữa các nước phát triển và đang phát triển. Giải thích nguyên nhân: - Mức sống dân cư - Trình độ phát triển của ngành y tế và khoa học, kĩ thuật - Thiên tai, chiến tranh và tệ nạn xã hội c.Tỉ suất gia tăng tự nhiên: * Khái niệm và công thức tính: - Là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là %. 푆 ― Công thức tính: Tg= ( Tg: Tỉ suất gia tăng tự nhiên; S: Tỉ suất sinh thô; T: Tỉ suất tử 1000 thô. Tình hình: - Các nước trên thế giới có tỉ suất gia tăng tự nhiên khác nhau, cao nhất là các nước ở châu Phi, thấp nhất là các nước ở châu Âu 62
  63. Giải thích nguyên nhân: - Ý nghĩa: Là nhân tố quan trọng nhất, được coi là động lực phát triển dân số của mỗi quôc gia và trên toàn thế giới. d. Hậu quả: Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: * Kinh tế: Khó đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tích lũy * Xã hội: Gây khó khăn cho việc giải quyết nhiều vấn đề như việc làm, nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe người già và trẻ em. * Môi trường: Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường, không gian sống bị thu hẹp. Câu 3: Gia tăng cơ học: Khái niệm: Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người nhập cư và số người xuất cư. - Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quan trọng,làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội. Câu 4: Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học: a.Gia tăng tự nhiên: là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.Tỉ suất gia tăng tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là %. - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. b.Gia tăng cơ học: Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư. - Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội. PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác về quy mô dân số thế giới A. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng B. Đến đầu thế kỉ XXI, quy mô dân số thế giới đã đạt trên 6 tỉ người C. Quy mô dân số thế giới tăng khá đồng đều giữa các giai đoạn D. Quy mô dân số thế giới có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia Câu 2: Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là A. Tổng tỷ suất sinh B. Tỷ suất sinh thô 63
  64. C. Tỷ suất sinh chung D. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi Câu 3: Tỷ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với A. Số người trong độ tuổi sinh đẻ ở cùng thời điểm B. Số dân trung bình ở cùng thời điểm C. Số phụ nữ trong độ tuổi từ 18-40 ở cùng thời điểm D. Số trẻ em từ 0-14 tuổi ở cùng thời điểm Cho biểu đồ sau: Tỉ suất sinh thô trung bình hàng năm thời kì 1950-2015 Dựa vào biểu đồ trên hãy trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6: Câu 4: BÀI 23: CƠ CẤU DÂN SỐ Câu 1: Hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi. a. Cơ cấu dân số theo giới tính: Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân ( đơn vị tính là %). Đặc điểm: - Cơ cấu dân số theo giới tính có sự biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. - Cơ cấu dân số theo giới tính có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở các quốc gia. 64
  65. b.Cơ cấu dân số theo tuổi: * Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. * Ý nghĩa: thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ , khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. * Đặc điểm: - Trên thế giới thường chia dân số thành 3 nhóm tuổi: + Dưới tuổi lao động. + Trong tuổi lao động + Trên tuổi lao động. - Căn cứ vào tỉ lệ dân cư trong từng nhóm tuổi ở mỗi quốc gia để phân chia thành dân số già hay dân số trẻ. Câu 2: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội: a.Dân số trẻ: tập trung ở các nước đang phát triển. * Thuận lợi: Có nguồn dự trữ lao động dồi dào trong tương lai và thị trường tiêu thụ rộng lớn. * Khó khăn: Gây sức ép cho việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. b.Dân số già: tập trung ở các nước phát triển. * Thuận lợi: Số người trong độ tuổi lao động nhiều, tỉ lệ dân số phụ thuộc ít. * Khó khăn: thiếu nguồn lao đông bổ sung cho tương lai, tăng chi phí cho phúc lợi người già. Câu 3:Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia? - Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. - Cơ cấu dân số theo giới ảnh hưởng đến vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ , khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. Câu 4: Có những kiểu tháp dân số cơ bản nào? Hãy mô tả các kiểu tháp dân số đó. 65
  66. Tháp dân số thể hiện cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi,tình hình sinh, tử của mỗi quốc gia. a. Có ba kiểu tháp dân số: Kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp và kiểu ổn định b. Mô tả các kiểu tháp dân số: Kiểu mở rộng: đáy rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải, thể hiện tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh. Kiểu thu hẹp: ở giữa phình to, đáy và đỉnh thu hẹp , thể hiện dân số giai đoạn chuyển tiếp tự dân số trẻ sang già. Kiểu ổn định: hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định về quy mô và cơ cấu. Câu 5: Trình bày cơ cấu dân số theo lao động? - Khái niệm: Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. - Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.Nguồn lao động được chia thành 2 nhóm: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế - Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế : Trên thế giới dân số hoạt động theo 3 khu vực kinh tế:Khu vực I: nông- lâm- ngư nghiệp; khu vực II: công nghiệp- xây dựng; khu vực III: Dịch vụ. Câu 6 : Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư. - Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa dựa vào 2 tiêu chí: tỉ lệ biết chữ và số năm đến trường. BÀI 24: PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA. Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó. a.Khái niệm: Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội ổ푛 푠ố â푛 2 - Tiêu chí thể hiện tình hình phân bố dân cư: Mật độ dân số = ổ푛 푖ệ푛 푡í ℎ ( người/ km ) b.Đặc điểm phân bố dân cư: - Phân bố dân cư không đều trong không gian: nhiều khu vực đông dân, nhiều khu vực rất thưa dân - Biến động về phân bố dân cư theo thời gian: c. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư hiện nay: 66
  67. - Nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư, Câu 2: Trình bày khái niệm, đặc điểm và ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội a.Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế- xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố , nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. b. Đặc điểm: - Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị. - Dân số tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. - Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. c. Ảnh hưởng: * Tích cực: - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động - Làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị. * Tiêu cực: - Đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa dẫn đến nhiều hậu quả: - Sự di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị dẫn đến thiếu nhân lực ở nông thôn,thiếu việc làm ở thành thị . - Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện, ô nhiễm môi trường, BÀI 26: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Câu 1: Nguồn lực là gì? Nêu sự phân loại nguồn lực? a.Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. b.Phân loại: - Căn cứ vào nguồn gốc, các loại nguồn lực được chia thành: nguồn lực về vị trí địa lí, về tự nhiên và nguồn lực về kinh tế- xã hội. 67
  68. - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, nguồn lực chia thành 2 loại: + Nguồn lực trong nước ( nội lực) bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác. + Nguồn lực nước ngoài: ( ngoại lực) bao gồm khoa học – kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất và kinh doanh, từ nước ngoài. Câu 2: Nêu vai trò của nguồn lực: - Vị trí địa lí:Tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, giao lưu giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. - Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. - Nguồn lực kinh tế -xã hội: Có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Câu 3: Nêu khái niệm và nội dung của cơ cấu nền kinh tế. a.Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành b.Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế: - Tổng thể các bộ phận hợp thành - Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định. Câu 4: Trình bày các bộ phận hợp thành nền kinh tế.Theo em bộ phận nào là quan trọng nhất a.Các bộ phận hợp thành: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ. b. Cơ cấu kinh tế theo ngành là bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế vì nó phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. BÀI 27: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM,CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP. Câu 1: Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. - Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp - Xuất khẩu nông sản, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ - Góp phần ổn định chính trị,phát triển kinh tế. - Giải quyết việc làm 68
  69. Câu 2: Ngành sản xuất nông nghiệp bao gồm những đặc điểm gì.Theo em đặc điểm nào là quan trọng nhất. a. Đặc điểm: - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yêu và không thể thay thế. - Cây trồng vật nuôi là đối tượng lao động. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên - Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa. b. Đặc điểm quan trọng nhất là: Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thiếu và không thể thay thế,vì: - Là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp - Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai - Độ phì của đất quyết định năng suất cây trồng - Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Câu 3: Phân biệt đặc điểm cơ bản của hai hình thức trang trại và vùng nông nghiệp a. Trang trại: - Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa. - Mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa - Cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ - Có thuê mướn lao động b. Vùng nông nghiệp - Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. BÀI 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT Câu 1: Cho biết vai trò của ngành trồng cây lương thực, đặc điểm sinh thái và phân bố của các loại cây lương thực chính trên thế giới a. Vai trò của ngành trồng cây lương thực - Là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm - Là mặt hàng xuất khẩu. b. Đặc điểm sinh thái ( nguyên nhân); và phân bố của các loại cây lương thực chính: Bảng SGK trang 108. Câu 2: Cho biết vai trò và đặc điểm của cây công nghiệp: a.Vai trò: 69