Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Bùi Minh Đức

doc 4 trang thaodu 4670
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Bùi Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_10_bui_minh_duc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Bùi Minh Đức

  1. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Trường THPT Thống Nhất Hạ Long Quảng Ninh A. Trắc nghiệm Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: A. ns2 B. ns2np3 C. ns2np4 D. ns2np5 Câu 2: Halogen ở thể rắn ( điều kiện thường), có tính thăng hoa là : A. flo B. clo C. brom D. iot Câu 3: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron? A. Nhận thêm 1 electron B. Nhận thêm 2 electron C. Nhường đi 1 electron D. Nhường đi 7 electron Câu 4: Chọn câu đúng: A. Các ion F-, Cl-, Br- , I- đều tạo kết tủa với Ag+ B. Các ion F-, Cl-, Br- , I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+ - - - - C. Có thể nhận biết ion F , Cl , Br , I chỉ bằng dung dịch AgNo3 D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+ Câu 5: Câu nào sau đây không chính xác: A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ. B. Khả năng oxi hóa của các halogen giảm từ flo đến iot C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7. D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hóa học Câu 6: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác: A. Tất cả AgX ( X là halogen) đều không tan trong nước B. Tất cả các hidro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường C. Tất cả hidro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit D. Các halogen ( từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại Câu 7: Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Tính axits của HX tăng dần theo thứ tự sau:HI, HBr, HCl, HF đo độ phân cực của liên kết giữa các halogen với hidro tăng dần từ I đến F B. Từ F2 đến I2 nhiệt độ nóng chảy tăng dần C. Trong các halogen F2 có tính phi kim mạnh nhất D. Nguyên tử halogen có 7e lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1e để tạo thành ion âm X - cấu hình e của khí hiếm liền kề trong bảng tuần hoàn Câu 8: Dãy nào được sắp xếp đúng thứ tự tính axit giảm dần. A. HCl, HBr, HI, HF B. HI, HBr, HCl, HF C. HCl, HI, HBr, HF D. HF, HCl, HBr, HI Câu 9: Số oxi hóa clo trong các chất NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là: A. -1, +1, +3, 0, +7 B. -1, +1, +5, 0 +7 C. -1, +3, +5, 0, +7 D. +1, -1, +5, 0, +3 Câu 10: Clo không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr Câu 11: Clo tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây? A. H2, Cu, H2O, I2 B. H2, Na, O2, Cu C. H2, H2O, NaBr, Na D. H2O, Fe, N2, , Al Câu 12: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2? A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2 B. Cl2+ 2NaOH → NaCl +NaClO + H2O C. Br2 + 2NaOH → NaBr +NaBrO + H2O D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Câu 13: Cho phản ứng : 2 NH3 + 3 Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là: A. Chất khử B. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử C. Chất oxi hóa D. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hóa Câu 14: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm? A. 2NaCl → 2Na +Cl2 B. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 C. MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2 Câu 15: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây? A. NaCl B. KClO3 C. HCl D. KMnO4 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 1/4
  2. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 16: Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng cách: A. Điện phân nóng chảy NaCl B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl D. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng Câu 17: Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5) , K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất: A. (1), (2), (4), (5) B. (3), (4), (5), (6) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (5) Câu 18: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách A. Clo hóa các hợp chất hữu cơ B. Cho clo tác dụng với hidro C. Đun nóng dung dịch HCl đặc D. Cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc Câu 19: Phản ứng hóa học nào không đúng? A. NaCl( rắn) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl B. 2HCl(rắn) + H2SO4 (đặc) → Na2SO4 + 2HCl C. 2HCl(loãng) + H2SO4(loãng) → Na2SO4 + 2HCl D. H2 + Cl2 → 2HCl Câu 20: Thành phần nước Gia-ven gồm: A. NaCl, NaClO, Cl2, H2O B. NaCl, H2O C. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO, H2O Câu 21: Cho clo đóng vai trò trong phản ứng sau: 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O A. Chỉ là chất oxi hóa B. Chỉ là chất khử C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử Câu 22: Ứng dụng nào sau đây không phải là của clorua vôi? A. Xử lý các chất độc B. Tẩy trắng sợi, vải, giấy C. Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi D. Sản xuất vôi Câu 23: Nhận định nào sau đây sai khi nói về flo? A. Là phi kim loại hoạt động mạnh nhất B. Có nhiều đồng vị bền trong tự nhiên C. Là chất oxi hóa rất mạnh D. Có độ âm điện lớn nhất Câu 24: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử? A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2 Câu 25: Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF? A. Bình thủy tinh màu xanh B. Bình thủy tinh màu nâu C. Bình thủy tinh không màu D. Bình nhựa teflon ( chất dẻo) Câu 26: Cho dung dịch AgNo3 vào 4 dung dịch sau: HF, HCl, HBr, HI, thì thấy hiện tượng A. Cả 4 dung dịch đều có kết tủa B. Có 3 dung kết tủa và 1 dung dịch không kết tủa C. Có 2 dung dịch kết tủa và 2 dung dịch không kết tủa D. Có 1 dung dịch kết tủa và 3 dung dịch không kết tủa Câu 27: Brom có lẫn một ít tạp chât là clo. Một trong các chất có thể loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp là: A. KCl B. NaOH C. KBr D. H2O Câu 28: Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng A. Dung dịch AgNo3 B. Quỳ tím C. Quỳ tím và dung dịch AgNO3 D. Đá vôi Câu 29: Chỉ ra phát biểu sai: A. Oxi là nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh B. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi C. Oxi có số oxi hóa – 2 trong mọi hợp chất D. Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất Câu 30: Trong sản suất, oxi được dùng nhiều nhất A. Để là nhiên liệu tên lửa B. Để luyện thép C. Trong công nghiệp hóa chất D. Để hàn, cắt kim loại Câu 31: Chất khí màu xanh nhạt có màu đặc trưng là: A. Cl2 B. SO2 C. O3 D. H2S Câu 32: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm C. Sát trùng nước sinh hoạt D. Chữa sâu răng Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 2/4
  3. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 Câu 33: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau: S + KOH → K2S + K2SO3 +H2O Tỷ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa và số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là: A. 2 :1 B. 1: 2 C. 1: 3 D. 2: 3 Câu 34: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính D. Cả A, B, C, đều đúng khử Câu 35: Kết luận gì có thể rút ra được từ các phản ứng sau: H2 + S → H2S (1) S + O2 → SO2 (2) A. S chỉ có tính khử B. S chỉ có tính oxi hóa C. S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa D. S chỉ tác dụng với các phi kim Câu 36: Hơi thủy ngân rất đọc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách: A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân D. Rắc bột phốt pho lên giọt thủy ngân Câu 37: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì A. Dung dịch bị vẩy đục màu vàng B. Không có hiện tượng gì C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen D. Tạo thành chất rắn màu đỏ Câu 38: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là: A. CO2 B. CO C. SO2 D. HCl Câu 39: Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan át được là: A. Dung dịch có màu vàng nhạt B. Dung dịch có màu xanh C. Dung dịch trong suốt D. Dung dịch có màu tím Câu 40: Tác nhân chr yếu gây mưa axit là: A. CO và CH4 B. CH4 và NH3 C. SO2 và NO2 D. CO và CO2 Câu 41: Thuốc thử để phân biệt CO2 và SO2 là : A. Dung dịch nước brom B. Dung dịch bải hidroxit C. Dung dịch nước vôi trong D. Dung dịch natri hidrosunfit Câu 42: Cho các chất: S, SO2, H2S, H2SO4. Có mấy chất trong 4 chất đã cho vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 43: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là: A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều Câu 44: H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc nào dưới đây? A. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn B. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2 C. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3 D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O2 Câu 45: Dãy gồm các chất pản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là : A. Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3 B. NaOH, Al, CuCl2,CuO C. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe D. CaO, Al2O3, Na2SO4, HCl Câu 46: Nhận định nào sau đây là đúng, khi nói về axit sunfuric A. Chỉ thể hiện tính oxi hóa B. Chỉ thể hiện tính axit C. Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính axit D. A, C đúng Câu 47: Cho hồ sơ phản ứng: a Mg + b H2SO4 (đặc) → c MgSO4 + d H2S↑ + e H2O Hệ số b là: A. 1 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 48: Cho phản ứng: H2SO4 đ +Zn → ZnSO4 +H2S + H2O. Hệ số tối giản các chất trong phản ứng lần lượt là : A. 5,4,4,1,5, B. 4,5,4,1 C. 5,4,4,1,4 D. 4,5,4,1,5 Câu 49: Tính chát đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng được? A. BaCl2, NaOH, Zn B. Na2CO3, MgO, Ba(OH)2 Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 3/4
  4. Biên soạn: Bùi Đức Minh THPT Thống Nhất – SĐT: 0326969888 C. Fe, Al, ZN D. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozo) Câu 50: Để phân biệt O2 và O3 người ta thường dùng: A. Nước B. Dung dịch KI và hồ tinh bột C. Dung dịch CuSO4 D. Dung dịch H2SO4 Câu 51: Sục từ từ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 3M. Muối tạo thành sau phản ứng là: A. Na2SO3 B. NaHSO3 C. hỗn hợp Na2SO3 và D. Na2SO4 NaHSO3 Câu 52: Dẫn 1,68 lít khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 1,5 M thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X được bao nhiêu gam chất rắn khan: A. 36 B. 18 C. 24 D. 11,85 Câu 53: Cho 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2 M thu được sản phẩm muối và số mol của muối tương ứng là: A. Na2SO3 0,1 mol và NaHSO3 0,1 mol B. Na2SO3 0,1 mol C. NaHSO3 0,1 mol D. Na2SO3 0,05 mol và NaHSO3 0,05 mol Câu 54: Người ta cho axit clohidric tác dụng với nhôm và được 20,16 lít hidro (ở đktc). Tính khối lượng Al bị axit clohidric ăn mòn: A. 16,2g B. 24,3g C. 26,5g D. 21,6g Câu 55: Hòa tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: A. 4,29 B. 2,87 C. 3,19 D. 3,87 Câu 56: Cho 1 lượng dư axit clohdric tác dụng với 6,5g kẽm ( Zn = 65). Thể tích hidro thu được ( đo ở đktc) là bao nhiêu: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 3,36 lít Câu 57: Cho 1,53 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448 ml khí H 2 (đktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là: A. 2,24 g B. 3,09 g C. 1,85 g D. 2,95 g Câu 58: Cho 6,72 lít clo (đktc) tác dụng với 16,8 gam Fe đun nóng rồi lấy chất rắn thu được hòa vào nước và khuấy đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là: A. 48,75 gam B. 38,10 gam C. 32,50 gam 25,40 gam TỰ LUẬN: Câu 1: Cho 6,8 (g) hỗn hợp Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,36 (l) khí (đktc). a. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc , nóng dư. Tính thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở đktc. Câu 2: Cho 3,14 (g) hỗn hợp Al và Zn tác dụng hết với H2SO4 loãng dư thu được 15,68 (l) H2 (đktc). a. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu b. Cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc, nguội dư. Tính thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở đktc? Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng! Trang 4/4