Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 1

docx 6 trang Hoài Anh 16/05/2022 4830
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chu_de_1.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chủ đề 1

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHỦ ĐỀ MỞ ĐẦU- CHỦ ĐỀ 1 (KHTN 6) 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. 2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật. B. Nghiên cứu sự lên xuống của thủy triều. C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hóa học. 3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện Mặt Trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của Khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khỏe con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. 4. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lí học. B. Hóa học và sinh học. C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. 5. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Hóa học. B. Vật lí. C. Thiên văn học. D. Sinh học. 6. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hóa học.
  2. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. 7. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Đọc kĩ nội qui và thực hiện theo nội qui phòng thực hành B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị, trong phòng thực hành. D. Tất cả các ý trên. 8. Hành động nào sau đây không thực hiện đúng qui tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. B. Làm theo các thí nghiệm trên Internet. C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất. D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm. 9. Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì? A. Ống pipette, dùng lấy hóa chất. B. Ống bơm tiêm, dùng chuyền hóa chất cho cây trồng. C. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm. D.Ống bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm. 10. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ. C. Chất ăn mòn. D. Chất độc môi trường. 11. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. 12. Khi không may bị hóa chất ăn bám lên tay thì bước đầu tiên cần thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.
  3. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ quần áo dính hóa chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. 13. Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng? A. Cách a. B. Cách b. C. Cách c. D. Cách nào cũng được. 14. Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. đề xi mét (dm). B. mét (m). C. cen ti mét (cm). D. mi li mét (mm). 15. Giới hạn đo của một thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. 16. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. giá trị cuối cùng ghi trên thước. B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án trên đều sai. 17. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. 18. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:
  4. A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm. C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. 19. Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả do chính xác. D. đặt vật đo đúng cách. 20. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. 21. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp. C. Sức nặng của hộp bánh. D. Thể tích của hộp bánh. 22. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thi không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.
  5. D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. 23. Cân một túi hoa quả, kết quả là 14533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là A. 1g. B. 5g. C. 10g. D. 100g. 24. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tuần. B. ngày. C. giây. D. giờ. 25. Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo? A. giá trị của lần đo cuối cùng. B. giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được. D. Giá trị được lặp lại nhiều nhất. 26. Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách. 27. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm: (1) Đặt mắt nhìn đúng cách. (2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp. (3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách. (4) Đọc, ghi kết quả đo đúng qui định. (5) Thực hiện phép đo thời gian. A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (3), (2), (5), (4), (1). C. (2), (3), (1), (5), (4). D. (2), (1), (3), (5), (4). 28. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động? A. Không hiệu chỉnh đồng hồ. B. Đặt mắt nhìn lệch. C. Đọc kết quả chậm. D. Cả 3 nguyên nhân trên. 29. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. 30. Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau đây?
  6. A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ cơ thể người. C. Nhiệt độ khí quyển. D. Nhiệt độ của một lò luyện kim. 31. Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo nhiệt độ (2) Ước lượng nhiệt độ của vật (3) Hiệu chỉnh nhiệt kế. (4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp. (5) Đọc và ghi kết quả đo. A. (2), (4), (3), (1), (5). B. (1), (4), (2), (3), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. (3), (2), (4), (1), (5). 32. Chọn phát biểu sai, khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân phải chú ý: A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế. B. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ. C. Hiệu chỉnh về vạch số 0. D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ.