Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 11

docx 14 trang thaodu 4970
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 11

  1. I) HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) Câu 1: Tại sao trong tác phẩm“Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về? Ýnghĩa? a. Hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì cuộc sống mà hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ,lãm lũ,tù đọng,đơn điệu,tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy,từ chập tối cho đến nửa đêm,lúc nào Liên cũng chị thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc (chị Tí,bác Siêu,bác Xẩm ). Chừng ấy người ngồi trong bóng tối dưới những thứ đèn leo lắt đang chờ đợi một cái gì đó tươi sang hơn sự sống nghèo khổ hang ngày củahọ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát. b. Ý nghĩa: Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với“các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. Đó cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
  2. Câu 2: Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam miêu tả đếnnhững loại ánh sáng nào? Ý nghĩa? a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng: - Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.” - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là loại ánh sáng rực rỡ nhất,được mọi người trông đợi nhất. b. Ý nghĩa: - Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lạinhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.Đó là ánh sáng biểutrưng cho cuộc sống thực tại,mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồnchán của chị em Liên, ; cho kiếp người vô danh,vô nghĩa,sống lam lũ,vật vờ trongcái đêm tối mênh mông của XH cũ. - Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc. - Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào
  3. khả năng vươn dậy của nhân vật. Câu 3: Trong tác phẩm “Hai đứatrẻ”, Thạch Lam viết: “Chừng ấy người ngồi trong bóng tối đang trông đợi mộtcái gì đó tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” “Chừng người ấy”là ai? Họ đang trông đợi điều gì? Ý nghĩa? a. “Chừng người ấy” là: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm b. Họ đang trông đợi: chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái không khí ồn ào,náo nhiệt cùng các toa đèn sáng. c. Ý nghĩa: - Ánh sáng của đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao chờ đợi của Liên và của người dân nghèo nơi phố huyện.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.Đó là niềm khao khát được vượt ra khỏi sự tù túng,ngột ngạt để vươn tới cuộc sống khác tốt hơn. - Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của các nhân vật.Dù cuộc sống quẩn quanh,đơn điệu,bế tắc nhưng họ vẫn không ngừng hy vọng vào tương lai tươi sáng.
  4. Câu 4: Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên? Ý nghĩa? a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên là hình ảnh chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. b. Ý nghĩa: - Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lý. - Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại:mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồn chán nản của chị em Liên ;cho kiếp người vô danh,vô nghĩa,sống lam lũ,vật vờ trong cái đêm tối mênh mông của XH cũ. - Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người,đặc biệt là số phận những người nông dân trước năm 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy và sức sống của nhân vật. II) CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) Câu 1:Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”? Ý nghĩa tình huống truyệntrên?
  5. a. Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”: Đó là cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu, éo le giữa người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục chốn lao tù.Xét về phương diện XH,họ ở thế đối lập nhau (một bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường; một bên là quản ngục nằm trong tay sinh mệnh của tù nhân). Nhưng xét về phương diện nghệ thuật,họ là những người có tâm hồn đồng điệu vì họ cùng yêu quý cái đẹp.Lúc đầu Huấn Cao khinh bạc nhưng sau khi hiểu ra “tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã đồng ý cho chữ viên quản ngục. b. Ý nghĩa tình huống truyện: - Làm bộc lộ,thay đổi quan hệ,thái độ,hành vi khác thường của các nhân vật (Huấn Cao lặng nghĩ mỉm cười; quản ngục,thơ lại khúm núm,run rẩy; Huấn Cao tỏa sáng uy nghi giữa chốn ngục tù); làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái tài,cái dũng,cái thiên lương. - Góp phần khắc họa tích cách của các nhân vật,tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm. Câu 2: Tại sao nói cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tửtù” là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
  6. Nói cảnh cho chữtrong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có là vì: - Không gian và thời gian rất đặc biệt (nơi ngụctù bẩn thỉu,tường đầy mạng nhện,đất bừa bãi phân chuột,phân gián; cảnh diễn ravào lúc đêm khuya trong nhà ngục tối tăm). - Người cho chữ trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”; ngày mai lại phải vào kinh chịu án tử hình. - Vị thế các nhân vật bị đảo ngược (tử tù thành thần tượng,ân nhân của cai ngục; cai ngục thành người ngưỡng mộ,chịu ơn tử tù). Ngục tù sụp đổ,cái đẹp của nghệ thuật thư pháp và tài hoa,thiên lương thăng hoa.Ánh sáng chiến thắng bóng tối; cái đẹp lên ngôi chiến thắng cái thấp hèn. Câu 3: Thái độ của Huấn Cao như thế nào khi thầưy thơ lại thong báo việc ngày mai vào kinh chịu án tử hình? Thái độ ấy cho thấy Huấn Cao là người như thế nào? a. Thái độ của Huấn Cao khi thầy thơ lại thong báo việc ngày mai vào kinh chịu án tử hình: thầy thơ lại nói cho Huấn Cao về ý nguyện của quản ngục và ngập ngừng thong báo ngày mai Huấn Cao sẽ vào kinh chịu án tử hình.Huấn Cao lặng nghĩ,mỉm cười “ suýt
  7. nữa ta đã phụ mất một tấm long trong thiên hạ.” b. Thái độ ấy của Huấn Cao đã nói lên: - Thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất củaông,tuy sa cơ thất thế nhưng vẫn lồng lộng uy nghi giữa chốn lao tù. - Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn,nhân cách Huấn Cao,biếtcảm tấm long “biệt nhỡn liên tài”, có tâm hồn đồng điệu với những người biếtyêu biết quý trọng cái đẹp. III) HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Vũ Trọng Phụng) Câu 1:Ý nghĩa nhan đề đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (2đ) a. Nhan đề tạo sự đối lập gây tiếng cười thâm thúy:“Tang gia” là đau đớn,u buồn,ảm đạm. “Hạnh phúc” là sự sung sướng,được thỏa mãnnguyện vọng.Hai trạng thái đó đối lập nhau trong một nhan đề đã tạo nên nghịchlý gây sự tò mò,chú ý ở người đọc. b. Nhan đề góp phần bộc lộ nội dung đoạn trích: cái chết của cụ cố Tổ đã đem lại cho cả gia đình này một niềm hạnh phúc hoan hỉ.Cái chết của cụ cố tổ đem đến hạnh phúc,sung sướng cho tất cả con cháu,người thân và bạn bè,niềm hạnh phúc đó to lớn đến mức nó cự tự phát bung ra,tràn trề,không kìm nén lại được.Bởi cụ cố tổ làm di chúc là sau khi cụ chết mới được chia gia tài. Cái chết của cụ khiến cho cái chúc thư kia thực sự “bắt đầu đi
  8. vào giai đoạn thực hành chứ không còn là lý thuyết suông nữa”,do đó ai cũng hạnh phúc.Ông Phán mọc sừng sẽ có them vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng hươu trên đầu.Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ đồ xô gai.Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được chia một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì những bộ độ của tiệm may Âu Hóa được dịp lăng xê nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình này đều có những “hạnh phúc” cho riêng họ. c. Nhan đề góp phần tố cáo mạnh mẽ,lật tẩy bộ mặt thật của một xã hội tư sản lố lăng,kệch cỡm,học đòi,đang làm bang hoại giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Câu 2: Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử như thế nào? Ý nghĩa nghệ thuật từ những ứng xử ấy. (2đ) a. Khi Xuân tóc đỏ không đến dự đám tang,gia đình cụ cố Hồng đã có những ứng xử: - Ông Văn Minh vì lo chuyện cưới chạy tang cho Tuyết và không biết phải đối xử thế nào với Xuân vì Xuân tuy mang tội quyến rũ một em gái của ông và tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông nhưng lại có công lớn trong việc gây ra cái chết
  9. của cụ tổ. “Hai cái tội nhỏ”,“một cái ơn to” không biết phải ứng xử như thế nào nên cái mặt của ông Văn Minh lúc nào cũng “đăm đăm chiêu chiêu” rất hợp với nhà có đám. - Cô Tuyết: phân vân vì Xuân chưa đến hay Xuân giận mình hay sao nên khuôn mặt Tuyết có vẻ buồn lãng mạn cũng rất hợp mốt với nhà có đám. Câu 3: Chi tiết kết thúc đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: (2đ) Đó là chi tiết ông Phán mọc sừng – chồng cô Hoàng Hôn – con rể của cụ cố Hồng vừa khóc vừa lả người đi.Ông ta giả vờ thương xót nhưng thực chất là muốn ngả vào người Xuân để hoàn thành việc trả nợ “Xuân tóc đỏ muốn bỏ quách ra thì thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.” Câu 4: Đám tang cụ tổ được miêu tả như thế nào? (2đ) - Người ta vui vẻ đi đưa giấy cáo phó - Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống,lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. - Đám đi tới đâu làm huyên náo tới đó. - Người đưa tang đủ cả giai thanh gái lịch,đủ hạng người.Không mấy ai chú ý đến đưa tang mà họ bình phẩm nhau,chê bai nhau,chim nhau,cười tình với nhau. - Một đám tang trịnh trọng gương mẫu theo đúng nghĩa một gia đình chạy theo đồng tiền
  10. làm băng hoại những giá trị đạo đức trong xã hội cũ.Đám to đến nỗi người chết còn muốn bật dậy gật gù cái đầu. Câu 5: Thái độ của đám con cháu được miêu tảnhư thế nào trong “Hạnh phúc của một tang gia” (2đ) Ông Phán mọc sừng vui mừng vì sẽ có thêm vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng trên đầu. Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ xô gai vừa ho khạc vừa khóc mếu máo để mọi người khen ngợi là đã“già”, là có hiếu.Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được một tài sản lớn.Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì những bộ đồ của tiệm may Âu Hóa được lăng xê.Cậu Tú Tân hạnh phúc vì cậu được thực hành chụp ảnh *Ý nghĩa chung của 5 câu trên: - Lật tẩy bộ mặt thật của XH thượng lưu,học đòi của đám con cháu đại bất hiếu.Tạo nên tiếng cười thâm thúy,đả kích sâu cay về lối sống rởm đời,coi trọng hình thức mà quên đi những giá trị đạo đức truyền thống.Nhà văn lên án và tố cáo bộ mặt thật của XH tư sản đương thời đang chạy theo đồng tiền làm băng hoại những giá trị đạo đức gia đình,đạo đức XH.
  11. - Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng châm biếm sâu cay,bút pháp trào phúng đặc sắc đã đánh bật được những mặt tối bên trong vẻ bề ngoài hào nhoáng của đám ma “hạnh phúc” nhà cụ cố Hồng. IV) CHÍ PHÈO (Nam Cao) Câu 1:Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề nào? Ý nghĩa nhan đề “Chí Phèo”? a. Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề: - Lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời,cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm,điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo,tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc.Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân. - Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả.Tuy nhiên,nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm. b. Ý nghĩa của nhan đề “Chí Phèo”: - Nhan đề “Chí Phèo” vẽ nên một con người cụ thể,mộtsố phận cụ thể,cô đơn,cô độc - Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm.Chí Phèo là nạn nhân,là sản
  12. phẩm của XH phong kiến nửa thực dân.Chí là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh,côn đồ,mất hết cả nhân hình nhân tính.Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.Chí bị cự tuyệt quyền làm người.Nam Cao phát hiện trong sâu thẳm con người ấy là bản tính lương thiện.Chỉ cần một chút tình thương nhe nhóm sẽ bùng lên.Cuối cùng nhờ tình yêu của Thị Nở, Chí được thức tỉnh.Anh đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. - Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Câu 2: Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành? Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Chí Phèo góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: - Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm “thừa sống thiếu chết” mà hơn hết,nó là liều thuốc khai sáng cho quãng đời tội lỗi của Chí Phèo. - Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm nhận được vị ngọt của tình yêu qua bát cháo hành của Thị. Vì vậy, bát chào hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành đã biến Chí từ một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một anh nông dân lương thiện với
  13. biết bao cảm xúc,nghĩ suy của một con người khát khao được trở về với XH loài người.Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí rũ bỏ lốt quỷ để trở lại làm người. - Tuy nhiên,hương vị của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí Phèo. Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị tình yêu của Thị Nở,làm xúc động Chí,đây là lần đầu tiên Chí có tình cảm của một con người: bâng khuâng buồn,vui hồn nhiên như đứa trẻ “muốn làm nũng với thị như với mẹ”. Câu 3: Sau khi tỉnh rượu Chí Phèo đã nghe được những âm thanh nào? Ý nghĩa của những âm thanh ấy đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo? a. Sau khi tỉnh rượu Chí Phèo đã nghe được những âm thanh: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèođuổi cá, tiếng mấy bà đi chợ bán vải về. b. Ý nghĩa của những âm thanh ấy đối với sự thức tỉnhcủa Chí Phèo: - Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn về tâm sinh lý. - Từ khi đi tù về đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí hết say, hoàn toàn tỉnh táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc
  14. sống.Những âm thanh ấy là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống trong anh. - Âm thanh đó đã đánh thức trong Chí những cảm xúc của con người.Chí nhớ về quá khứ,nhớ lại giấc mơ thời trai trẻ của mình “chồng cuốc mướn cày thuê,vợ dệt vải”. Chí ý thức được hiện tại và nghĩ đến tương lai“cô độc và đói rét ốm đau”.