Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Thu

doc 25 trang thaodu 11381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2019_2020_le_thi_th.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Thu

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ( TUÀN 1 TỚI TUẦN 22) Môn Vật lí 8 NĂM HỌC 2019 - 2020 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN * Chương I. Cơ học 1. Chuyển động cơ học - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc (gọi là chuyển động cơ học) - Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật mốc, vì vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc. - Các dạng chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng và chuyển động cong. 2. Vận tốc. - Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động. s - Công thức tính vận tốc: v , trong đó: t + s là quãng đường vật dịch chuyển + t là thời gian vật dịch chuyển được quãng đường s. - Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian. - Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian, chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức: s v . tb t 3. Biểu diễn lực - Lực là một đại lượng vectơ (có phương, chiều và độ lớn). Kí hiệu vectơ lực: F - Biểu diễn lực: Dùng một mũi tên có: + Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt) + Phương và chiều là phương và chiều của lực + Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước. 4. Hai lực cân bằng, quán tính. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. - Quán tính đặc trưng cho xu thế giữ nguyên vận tốc. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính. - Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều. 5. Lực ma sát - Lực ma sát trượt: Lực xuất hiện khi một vật trượt trên vật khác, có chiều ngược với chiều chuyển động của vật. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  2. - Lực ma sát lăn: Lực xuất hiện khi một vật lăn trên vật khác, có chiều ngược với chiều chuyển động của vật. - Lực ma sát nghỉ: xuất hiện giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác, có chiều ngược với chiều của lực tác dụng. - Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. 6. Áp suất - Áp lực: là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. F - Áp suất: Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép: p S Trong đó: p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S. Nếu F có đv là N, S có đv là m2 thì p có đv là N/m2 (niutơn trên mét vuông), N/m2 còn gọi là paxcan(Pa). 1Pa = 1N/m2 - Áp suất chất lỏng: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. + Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. * Bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. - Áp suất khí quyển: Không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. + Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôrixeli. 7. Lực đẩy Acsimet. - Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên gọi là lực đẩy Acsimet. - Độ lớn của lực đẩy Acsimet: FA = d.V; Với d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. FA Vật chìm; FA = P -> Vật lơ lửng; FA > P -> Vật nổi. (P: trọng lượng của vật) 8. Công cơ học - Khi có một lực tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển thì lực này sinh công A = F.s -> Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng F và quãng đường dịch chuyển s. Khi F = 1N, s = 1m thì A = 1N.1m = 1Nm Đơn vị tính công là Jun(J) (1J = 1Nm) - Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 9. Công suất. - Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. A - Công thức tính công suất: P t GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  3. 1J - Đơn vị công suất: Nếu A đo bằng J, t đo bằng s thì P = 1J/s (jun trên giây) 1s Đơn vị công suất J/s gọi là oát(W) 1W = 1J/s; 1kW = 1000W; 1MW = 1000kW = 1000 000W B. BÀI TẬP I. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1. Hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến: a. So với bến xe thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? b. So với ô tô thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? Bài 2. Cây cột điện ở ven đường đang đứng yên hay chuyển động? Bài 3. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. Bài 4. Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Bài 5. Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim – người Mĩ đạt được là 9,78s a. Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều? Tại sao? b. Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h. Bài 6. Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v 1 = 12m/s, v2 = 8m/s, v3 = 16m/s. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả chặng đường. Bài 7. Hà Nội cách Đồ Sơn 120km. Một ô tô rời Hà Nội đi Đồ Sơn với vận tốc 45km/h. Một người đi xe đạp với vận tốc 15km/h xuất phát cùng lúc theo hướng ngược lại từ Đồ Sơn về Hà Nội. Bài 8. Bài tập 3.13/SBT.Tr10 Bài 9. Biểu diễn các vectơ lực sau đây: a. Trọng lực của một vật có khối lượng 15kg (tỉ xích tùy chọn). b. Lực kéo một vật có độ lớn 500N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 100N. Bài 10.Đặt một chén nước trên góc của một tờ giấy mỏng. Hãy tìm cách rút tờ giấy ra mà không làm dịch chén. Giải thích cách làm đó Bài 11. Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này ma sát có ích hay có hại? a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. b. Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy c. Giày đi mãi đế bị mòn. d. Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  4. c. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở đàn kéo nhị (đàn cò) Bài 12. Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ? Bài 13. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? Bài 14. Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm 2. Tính áp suất chân ghế tác dụng lên mặt đất. Bài 15. Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoàivỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106N/m2. a. Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được điều như vậy? b. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m3 . Bài 16. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ? Bài 17. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimet có thay đổi không? Vì sao? Bài 18. Biết P = dv.V (dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl.V (dl là trọng lượng riêng của chất lỏng, hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì: - Vật sẽ chìm xuống khi: dv > dl. - Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dv = dl. - Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dv < dl. Bài 19. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2 500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. Bài 20. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc của xe. Bài 21. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Bài 22.Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Bài 23: (Bài 2.5 SBT) Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ. Người nào đi nhanh hơn? Bài 24: (Bài 3.3 SBT) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s . Ở quãng đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5h.Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Bài 25: Một xe bánh xích có trọng lượng P =45000N, diện tích tiếp xúc của các bản xích của xe lên mặt đất là S = 1,25m2. a) Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất. b) Hãy so sánh áp suất của xe lên mặt đất với áp suất của một người nặng 65kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 180cm2. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  5. Bài 26: (Bài 7.6 SBT) Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm 2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Bài 27: Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là F=1150N. Trong 1 phút công sản ra công là 690000J. Tính vận tốc chuyển động của xe. Bài 28: Một quả dừa có khối lượng 2,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực. Bài 29: Một người đi xe đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m. Dốc dài 40m. Tính công do người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20N, người và xe có khối lượng là 60kg. Bài 30: (Bài 7.6 SBT) Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện là 360 kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe. Bài 31: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3. a/ Tính áp suất ở độ sâu ấy. b/ Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này. c/ Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn sâu xuống độ sâu nào để có thể an toàn? Bài 32: Một thùng gỗ có khối lượng 30 kg đang chuyển động thẳng đều tên sàn nhà nhờ lực đẩy nằm ngang có độ lớn 1/5 trọng lượng của thùng. a. Tính lực ma sát trượt của thùng và sàn nhà b. Hãy biễu diễn các lực lên thùng gỗ c. Thùng gỗ lúc đầu đứng yên. Nếu ta đẩy nó bằng lực 60N theo phương nằm ngang thì nó chuyển động không? Tại sao? Bài 33:Vì sao nằm trên phản gỗ thì đau người, nằm trên giường có đệm thì không đau, nằm giường có đệm hoặc nằm trên ổ rơm thì êm? Bài 34: Vì sao trên nền đất người ta kê viên gạch dưới chân tủ, chân giường mà trên nề gạch không cần như vậy II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng. Câu 1: Một vật đứng yên khi: A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa. B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần. C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi. D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi. Câu 2: Quả bóng đang lăn trên sàn nhà. Câu phát biểu nào là đúng? GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  6. A. Quả bóng đang chuyển động. C. Quả bóng đang chuyển động so với sàn nhà. B. Quả bóng đang đứng yên. D. Quả bóng đang đứng yên so với sàn nhà. Câu 3: Chuyển động của một vật càng nhanh khi: A. Thời gian chuyển động càng dài. B. Thời gian chuyển động càng ngắn. C. Vận tốc chuyển động càng lớn. D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ. Câu 4: Một người đi xe đạp với vận tốc 4m/s, vận tốc này bằng với: A. 14,4 km/h B. 144 km/h C. 9 km/h D. 0,9 km/h Câu 5: Biểu thức tính vận tốc trung bình của vật chuyển động trên hai quãng đường. Câu nào là đúng? s s1 s2 v1 v2 s A. v B. vtb C. vtb D. t t t1 t2 2 v Câu 6: Lực là nguyên nhân làm: A. Tăng vận tốc của chuyển động. B. Giảm vận tốc của chuyển động. C. Không đổi vận tốc của chuyển động. D. Thay đổi vận tốc của chuyển động. Câu 7: Lực là một đại lượng vectơ vì: A. Lực chỉ có độ lớn B. Lực chỉ có phương C. Lực chỉ có chiều D. Lực chỉ có độ lớn, phương và chiều Câu 8: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được là do mọi vật đều có: A. Quán tính B. Trọng lượng C. Thể Tích D. Khối lượng Câu 9: Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng) gấp, hành khách trên xe sẽ bị ngã về phía: A. Trái B. Trước C. Phải D. Sau GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  7. Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có là lực ma sát? A. Kéo căng dây cao su B. Đế giày bị mòn C. Khi lốp(vỏ) xe lăn trên đường D. Kéo khúc gỗ trên đường Câu 11: Một vật trọng lượng 60N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là 40cm2. Áp suất tác dụng lên mặt bàn là: A. 1,5 N/m2. B. 150 N/m2. C. 1500 N/m2. D. 15000 N/m2. Câu 12: Một bình hình trụ chứa một lượng nước, chiều cao của cột nước là 3m, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m2. Áp suất của nước tại những điểm cách mặt thoáng 1,8m là: A. 18000N/m2 B. 10000N/m2 C. 12000N/m2 D. 30000N/m2 Câu 13: Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào?Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép. Câu 14: Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A. càng tăng C. không thay đổi B. càng giảm D. có thể tăng và có thể giảm Câu 15: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào trong nước nóng sẽ phồng lên như cũ B. Săm xe đạp bơm căn để ngoài nắng có thể bị nổ C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  8. Câu 16: Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 0,2km. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? A. 2060N/m2. B. 206000N/m2. C. 20600N/m2. D. 2060000N/m2. Câu 17: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất ? A. Vật làm bằng đồng B. Vật làm bằng nhôm C. vật làm bằng sắt D. Cả ba vật như nhau Câu 18: Thả một miếng gỗ vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong 3 chất lỏng bằng 1/2 thể tích miếng gỗ, biết dgỗ = 6000N/m . Trọng lượng riêng của chất lỏng sẽ là: A. 12000N/m3. B. 180000N/m3. C. 18000N/m3. D. 3000N/m3. Câu 19: Một vật đượctreo vào lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật trong nước, lực kế chỉ 1,83N, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là A. 213cm3. B. 396cm3. C. 183cm3. D. 30cm3. Câu 20: Một khối kim loại có khối lượng 468g được thả chìm hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3; khối lượng riêng của khối kim loại là 7,8g/cm3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối kim loại là. A. 0,6 N B. 0,468 N C. 7,8 N D. 10 N Câu 21: Chuyển động cơ học là sự thay đổi A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. B. vận tốc của vật C. vị trí của vật so với vật mốc. D. phương chiều của vật. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  9. Câu 22: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều ưên đoạn đường 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: A. 2/3 h B. 1,5 h C. 75 phứt D. 120 phút Câu 23: Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc A. giảm dần. B. tăng dần. C. không đổi. D. tăng dần rồi giảm. Câu 24: Chọn câu trả lời sai. Một vật nếu có lực tác dụng sẽ: A. thay đổi vận tốc B. thay đổi trạng thái C. bị biến dạng D. không thay đổi trạng thái Câu 25: Dưới tác dụng của các lực cân bằng: A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình. B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng D. Chỉ A, B sai. Câu 26: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực đẩy xe chuyển động là A. ma sát trượt. B. ma sát lăn. C. ma sát nghỉ. D. quán tính. Câu 27: Gọi F là lực ép tác dụng vuông góc với bề mặt bị ép có diện tích S; A là công của lực F tác dụng làm di chuyển vật quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính áp suất p là: A. p = F.s B. p = A/t GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  10. C. P = F/S D. p = S/F Câu 28: Một người muốn bơm săm xe đạp để có áp suất 2,5.105 Pa trên áp suất khí quyển. Nếu người đó dùng bơm với pittông có đường kính 0,04m thì phải tác dụng một lực bằng: A. 628N. B 314N. C. 440N. D. 1 256N Câu 29: Khi thợ lặn lặn xuống biển: A. càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng tâng. B. càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng giảm. C. áp suất tác dụng lên thợ lặn không phụ thuộc vào độ sâu. D. áp suất tác dụng lẻn thợ lặn càng xa bờ càng lớn. Câu 30: Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 200m so với mặt nước biển. Biết áp suất của 6 2 3 khí quyển là po = 10 N/m . Khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m , áp suất tác dụng lên người đó là: A. 2,06.106 N/m2. B. 1,96.106 N/m2. C. 2,16.106 N/m2. D. 2,96.106 N/m2. Câu 31: Bầu khí quyển quanh Trái Đất dày khoảng 160km. Trọng lực giữ chúng không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Lớp khí đó có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta khi leo lên núi cao? A. Nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao. B. Nó tác dụng lên ta nhiều hơn khi lên cao. C. Chẳng có ảnh hưởng gì vi cơ thể ta đã quen với nó. D. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta có thể điều chỉnh để thích nghi với nó. Câu 32: Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật (FA = P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây? A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  11. B. Vật chi có thể nổi trên mặt chất lỏng. C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng. D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng. Câu 33: Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m 3. Khi thả vào chất lỏng cỏ khối lượng riêng bằng 850kg/m 3, nó hoàn toàn nằm dưới mặt chất lỏng. Vật có thể tích bằng: A. 2.10-4 m3 B. 2.10-3 m3 C. 2.10-2m3. D. 2.10-1m3 Câu 34: Treo một vật vào lò xo và nhúng vào các chất lỏng có trọng lượng riêng d 1, d2, d3. So sánh độ lớn của d1, d2, d3 đúng là A. d1 > d2 > d3 B. d2 > d1 > d3 C. d3> d2> d1. D. d2> d3> d1. Câu 35: Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi A. khối lượng chất lỏng lởn hơn khối lượng của vật. B. khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật. C. khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng. D. khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng. Câu 36: Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học? A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống. B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  12. C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường. D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga. Câu 37: Trong đời sống hàng ngày, để di chuyển trên một đoạn đường dài người ta thường dùng xe đạp thay vì đi bộ. Hãy cho biết trong trường hợp này ta được lợi gì? A. Công B. Thời gian C. Đường đi D. Lực Câu 38: Một vật nặng 4kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m3. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng: A. 1800g. B. 850g. C. 1700g. D. 1600g. Câu 39: Một vật nặng 50kg đang nổi một phần trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: A. lớn hơn 500N. B. nhỏ hơn 500N. C. bằng 500N. D. không đủ dữ liệu để xác định. Câu 40: Trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công cơ học ừong trường hợp nào dưới đây? A. Vật rơi từ trên cao xuống. B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng C. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. D. Vật trượt từ trên mặt phăng nghiêng. Câu 41: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  13. Câu 42: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t A. giảm 2 lần. B. tăng 4/3 lần C. giảm 4 lần. D. tăng 3/2 lần Câu 43: Tốc độ của một ô tô là 54km/h, nó tương ứng với A. 36000m/s. B. 15m/s. C. 18m/s. D. 36m/s. Câu 44: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động. B. không đổi trong suốt quãng đường đi. C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 45: Lực là nguyên nhân làm: A. thay đổi vận tốc cùa vật. B. vật bị biến dạng. C. thay đổi dạng quỹ đạo của vật. D. các tác động A, B, C. Câu 46: Hai lực cân bằng là hai lực: A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. C. đật trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. D. đật trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ băng nhau. Câu 47: Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  14. A. ma sát. B. quán tính. C. trọng lực. D. đàn hồi. Câu 48: Phát biểu nào về áp suất sau đây là không đúng? A. Áp suất phụ thuộc vào hai đại lượng: áp lực và diện tích có lực tác dụng. B. Áp suất là áp lực tính trên một đơn vị diện tích bị lực ép. C. Áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn. D. Khi áp lực như nhau tác dụng lên một mặt, mặt có diện tích càng nhỏ thì chịu áp suất càng lớn. Câu 49: Đơn vị đo áp suất không phải là: A. N/m2 . B. Pa. C. kPa D. N Câu 50: Có một khối chất lỏng hinh trụ, diện tích đáy là s (m 2) và chiều cao là h (m). Chất lỏng có trọng lượng riêng là d (N/m3). Áp suất p tác dụng lên đáy bình là: A. p = d/h B. p = dh C. p = dSh D. p = dh/S Câu 51: Trong hình vẽ sau, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước pha muối. Gọi P1, P2, P3 là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Khi đó: A. p3 > p2 > p1 B. p2 > p3 > p1 C. p1 > p2 > p3 D. p3 > p1 > p2 Câu 52: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  15. D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên. Câu 53: Khi đặt một áp kế dùng chất lỏng ở nơi có áp suất khí quyển bằng 9,6.10 4 Pa, cột chất lỏng có độ cao bằng 80cm. Trọng lượng riêng của chất lỏng ưong áp kế bằng: A. 76800N/m3. B. 1,2.105N/m3. C. 7680N/m3. D. l ,2.104N/m3. Câu 54: Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 được nhúng chìm trong nước ở cùng một độ sâu. Gọi F 1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 1, F 2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 2. Biểu thức nào dưới đây đúng? A.F2 = 2F1 B.F1=2F2 C. F1 = F D. F1 = 4F2 Câu 55: Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m 3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bảng 850kg/m 3, nó hoàn toàn năm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng: A. 2m3. B.2.10-1 m3 C. 2.10-2 m3 D. 2.10-3 m3 Câu 56: Lực đẩy Ác-si-mét có chiều: A. hướng theo chiều tăng của áp suất. B. hướng thẳng đứng lên trên C. hướng xuống dưới. D. hướng theo phương nằm ngang. Câu 57: Câu nào trong các câu sau mô tả cho sự nổi? A. Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước. B. Một vật có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của môi trường xung quanh. C. Trọng lượng của vật lớn hơn sức đẩy vật lên. D. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn lực đẩy vật lên. Câu 58: Khối lượng riêng của nước sông bằng lg/cm3 và của nước biển bằng 1,03 g/cm3. Trên sông, con tàu sẽ nổi: GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  16. A. nhiều hơn so vói trên biển. B. như trên biển. C. ít hơn so với trên biển. D. nhiều hơn, bằng hoặc ít hơn so với trên biển tùy theo kích thước của con tàu. Câu 59: Trường hợp nào sau đây không sinh công cơ học? A. Vận động viên maratông đang chạy trên đường đua. B. Vận động viên nhào lộn đang đứng trên cầu nhảy C. Cầu thù bóng đá đang thi đấu trong một trận cầu. D. Quả nặng đang được rơi từ trên cần của một búa máy xuống. Câu 60: Khi làm các đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài để: A. giảm quãng đường. B. giảm lực kéo của ô tô. C. tăng ma sát. D. tăng lực kéo của ô tô. Câu 61: Một cục nước đá có thể tích 360cm3 nổi trên mặt nước; biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước là A. 28,8cm3 B. 331,2 cm3 C. 360 cm3 D. 288 cm3 Câu 62: Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2 C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2 Câu 63: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn. D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  17. Câu 64: Người ta đưa một vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Nếu qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì: A. công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn gấp hai lần B. công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo phẳng nghiêng nhỏ hơn. C. công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn vì đường đi của vật bằng nửa đường đi của vật ở cách thứ hai. D. công thực hiện ở hai cách đều như nhau. Câu 65: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? A. 1120J B. 2240J C. 2420J D. 22400J Câu 66: Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học? A. Sự rơi của chiếc lá. B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời. C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước. D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ. Câu 67: Đường từ nhà Lan tới nhà Hùng dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không đổi là l m/s thì thời gian Lan đi từ nhà mình tới nhà Hùng là: A. 0,5h. B. 1h. C. 1,5h. D. 2h. Câu 68: Một chiếc máy bay mất 5 giờ 15 phút để đi đoạn đường 630km. Vận tốc trung bình của máy bay là: A. 2km/phút. B. 120km/h. C. 33,33 m/s. D. Tất cả các giá trị trên đều đúng. Câu 69: Khi có các lực tác động lên một vật thì độ lớn vận tốc của vật A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm. C. luôn luôn không đổi. GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  18. D. có thể tăng, giảm hoặc không đổi. Câu 70: Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng? A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động. B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. ĐÁP ÁN I. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1 a. So với bến xe hành khách chuyển động. Vì so với bến xe hành khách có sự thay đổi vị trí. b. So với ô tô hành khách đứng yên. Vì so với ô tô hành khách không có sự thay đổi vị trí. Bài 2. Cây cột điện ở ven đường đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào việc ta chọn vật nào làm mốc. Nếu chọn mặt đường, cây cối ven đường làm mốc thì cây cột điện đứng yên. Nếu chọn ô tô đang chạy trên đường, con chim đang bay làm móc thì cây cột điện chuyển động. Bài 3 - Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc: s1 120 vtb1 = = = 4m/s t1 30 - Vận tốc trung bình trên quãng đường nằm ngang: s2 60 vtb2 = = = 2,5m/s t 2 24 - Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường: s1 s2 120 60 vtb = = 3,3m / s t1 t 2 30 24 Bài 4: Tóm tắt Lời giải: - Thời gian người đó đi quãng đường đầu là: s1 = 3km = 3000m s1 3000 5 v1 = 2m/s t1 = = = 1 500s = h v 1 2 12 s2 = 1.95km Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường: t2 = 0,5h s s 3 1,95 v 1 2 = = 5,4km/h = 1,5m/s tb t t 5 GV : LÊ THỊ THU 1 2 0 TRƯỜNG,5 THCS PHONG HUY LĨNH 12
  19. vtb = ? Bài 5 a. Chuyển động của vận động viên này là không đều. Vì lúc bắt đầu chạy vận động viên còn chạy chậm sau đó mới tăng dần vận tốc. b. Vận tốc trung bình của vận động viên này: s 100 vtb = 10,225m / s 36,8km/h t 9,78 Bài 6 Vận tốc trung bình: 3s 3s v tb t t t s s s 1 2 3 v 1 v 2 v 3 3v v v = 1 2 3 11,1m / s v 1v 2 v 2v 3 v 1v 3 Bài 7 a. Gọi t là khoảng thời gian ô tô và xe đạp gặp nhau: s s t = 1 2 v 1 v 2 Khi hai xe gặp nhau, ta có: s1 s2 s1 90km v 1 v 2 => s2 30km s1 s2 120 s s 90 30 => t = 1 2 = 2h v 1 v 2 45 15 b. Nơi gặp nhau cách Hà Nội 90km. Bài 8 - Vận tốc trung bình khi leo dốc: 1 v .45 15km / h 2 3 - Vận tốc trung bình khi xuống dốc: v 3 4.15 60km / h Chặng đường AB: s = s1 + s2 + s3 1 Với s1 = v1.t1 = 45. = 15km 3 1 s2 = v2.t2 = 15. = 7,5km 2 GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  20. 1 s3 = v3.t3 = 60. = 10km 6 => s = 32,5km Bài 9 a. Trọng lực của một vật có b. khối lượng 15kg là 150N 100N 150N Bài 10. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi chén nước. Do quán tính chén nước chưa kịp thay đổi vận tốc nên chén nước không bị đổ. Bài 11. a. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ ngã vì lực ma sát nghỉ giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này là có ích. b. Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn, khi đó lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường quá nhỏ nên bánh xe ô tô bị quay trượt trên mặt đường. Ma sát trong trường hợp này là có lợi. c. Giày đi mãi đế bị mòn vì ma sát của mặt đường với đế giày làm mòn đế. Ma sát trong trường hợp này có hại. d. Khía rãnh ở mặt bánh lốp ô tô vận tải phải có độ sâu hơn mặt lốp xe đạp để tăng thêm độ ma sát giữa lốp với mặt đường. Ma sát này có lợi để tăng độ bám của lốp xe với mặt đường lúc xe chuyển động. Khi phanh, lực ma sát giữa mặt đường với bánh xe đủ lớn làm xe nhanh chóng dừng lại. Ma sát ở trường hợp này là có lợi. Bài 12. Ổ bi có tác dụng giảm ma sát do thay thế ma sát trượt bằng má sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi nên đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động, khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng, giúp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy Bài 13. Trọng lượng của người: P = p.S = 17000.0,03 = 510N P Khối lượng của người: m = 51kg 10 Bài 14. Áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: P 60.10 4.10 640 P = 200000N / m 2 S 4.0,0008 0,0032 Bài 15. a. Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức là cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Vậy tàu ngầm đã nổi lên. b. Áp dụng công thức p = d.h => h = p . d GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  21. - Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước: p1 2020000 h1 = 196m d 10300 - Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau là: p2 860000 h2 = 83,5m d 10300 Bài 16. Để rót nước dễ dàng. Vì có lỗ thủng ở trên nắp nên khí trong ấm thông với hí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm nước chảy từ trong ấm ra dễ dàng hơn. Bài 17. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là: FAnước = dnước.Vsắt = 10 000.0,002 = 20N - Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là: FArượu = drượu.Vsắt = 8000.0,002 = 16N - Lực đẩy Acsimet không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau, vì lực đẩy Acsmet chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Bài 18. Ta có: P = dv.V; FA = dl.V - Vật chìm xuống khi: FA dl dl = dv - Vật chìm xuống khi: FA > P hay dl.V > dv.V dl > dv Bài 19. Thùng hàng có khối lượng là 2 500kg nên có trọng lượng là 25 000N. Công thực hiện được khi nâng thùng hàng lên độ cao 12m là: A = F.s = P.s = 25 000.12 = 300 000J = 300kJ. Bài 20. Quãng đường xe đi được do lực kéo của con ngựa: A 360000 s = 600m F 600 Vận tốc chuyển động của xe là: s 600 v = 2m / s t 300 Bài 21. Kéo một vật nặng lên cao nhờ ròng rọc động thì được lợi hai lần về lực nhưng lại thiệt hai lần về đường đi. Vật được nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn bằng 14m. Công do người công nhân thực hiện được là: A = F.s = 160.14 = 2 240J Bài 22: Trọng lượng của 1m3 nước là 10 000N. Trong thời gian t = 1ph = 60s, có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới, thực hiện một công là: A = F.s = P.s = 120.10 000.25 = 30 000 000J Công suất của dòng nước: A 30000000 P = 500000W 500kW t 60 GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  22. Bài 23: Tóm tắt: Giải. s1=300m; -Vận tốc của người thứ nhất: t1=1ph=60s. s1 300 v1 5(m / s) s2=7,5km =7500m; t1 60 t2 = 0,5h =1800s. -Vận tốc của người thứ hai : Tính : v1 = ? v2 = ? s2 7500 v2 4,17(m / s) t 2 1800 Vì v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn Bài 24: Tóm tắt: Giải. s1=3km= 3000m; - Thời gian đi hết quãng đường đầu là: v =2m/s. 1 s1 3000 t1 1500s s2=1,95km =1950m; v1 2 v = 0,5h =1800s. 2 Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường: Tính : v1 = ? v2 = ? s1 s2 3000 1950 vtb 1,5(m / s) t1 t2 1500 1800 Bài 25: Tóm tắt: Giải: Tóm tắt: a) Áp lực của xe tác dụng lên mặt đất bằng đúng trọng lượng P=4500N của xe: F = P = 45000N S = 1,25m2 F 45000 Áp suất của xe tác dụng lên mặt đất: p 36000(Pa) m=65kg S 1,25 2 2 S’=180cm =0,018 m b) Trọng lượng của người: P’= 10.m = 10.65= 650N. Áp lực của người tác dụng lên mặt đất: F’= P’= 650N. a/. p=? ’ 2 2 b/. p’=? Diện tích tiếp xúc của hai bàn chân: S =180cm = 0,018m . so sánh p và p’ Áp suất do người tác dụng lên mặt đất: F ' 650 p' 36111(Pa) S ' 0,018 => p’>p. Vậy áp suất của người tác dụng lên mặt đất lớn hơn áp suất của xe tăng. Bài 26: Tóm tắt: Giải: m1 = 60 kg; m2 = 4 kg; Trọng lượng của bao gạo là: P1 = 10.m1 = 10.60 = 600 N GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  23. 2 2 S0 = 8 cm = 0,0008 m Trọng lượng của ghế là: P2 = 10.m2 = 10.4 = 40 N Áp suất: p = ? Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là: S = 4.0,0008 m2 = 0,0032 m2. Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: P 600 40 p 200.000N / m 2 S 0,0032 Bài 27: - Trọng lượng của quả dừa: P = 10.m = 10.2,5 = 25N. - Công của trọng lực hút quả dừa rơi xuống: A = P.h = 25.6=150 (J) Bài 28:( Bài 14.2 SBT) Tóm tắt: Giải: h = 5m; s = 40m; Người và xe có khối lượng m = 60kg nghĩa là trọng lượng bằng: Fms = 20N; m = 60kg P = 10.m = 10.60 = 600N. Công A = ? Công hao phí do lực ma sát sinh ra là: A1 = Fms.s = 20.40 = 800J Công có ích là: A2 = P.h = 600.5 = 3000J Công của người sinh ra bao gồm công để thắng được lực ma sát và công đưa người lên cao: A = A1 + A2 = 800J + 3000J = 3800J Bài 29: - Từ công thức tính công: A=F.s - Quãng đường xe đi được do lực kéo của con ngựa. A 690000 => s 600(m) F 1150 - Vận tốc chuyển động của xe: s 600 v 10(m/ s) t 60 GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  24. Bài 30: a/ Áp suất ở độ sâu 36m. p= d.h= 10300.36= 370800(Pa) b/ Áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích của cửa chiếu sáng. F=p.S= 370800.0,016= 5932,8(N) c/ Độ sâu tối đa mà người thợ lặn có thể đạt tới mà vẫn an toàn. p 473800 h 46(m) d 10300 Vậy, để an toàn thì người thợ lặn nên lặn ở độ sâu không quá 46m. Bài 31: Tóm tắt: Giải: m = 30kg a.Vì thùng gỗ chuyển động thẳng đều nên hợp lực tác dụng  P = 10.30 = 300N lên nó bằng 0. Fđ1 = 1/5 Pt - Trọng lực P cân bằng với phản lực Q của sàn nhà lên Fđ1 =60N thùng. a.Fmst =? - Lực đẩy F cân bằng với lực ma sát trượt Fmst, đo đó: b.Biểu diễn các lực lên Fmst= Fđ1 = thùng b. Q c.SS Fđ1 và Fđ2=> KL Fmst c. Ta có : Fđ1 = Fđ2 = 60N Suy ra Khi ta đẩy nó bằng lực 60N theo phương nằm ngang thì nó không chuyển động. Vì lực để làm thùng gỗ chuyển động phải lớn hơn lực giữ cho thùng chuyển động. Bài 32: Mặt ngoài thân người là một đường cong phức tạp. Khi ta nằm trên phản cứng, những chỗ tiếp xúc giữa thân người và phản có diện tích nhỏ, áp suất lớn do đó ta có cảm giác đau người. Giường có gát thì các thanh gát dễ bị uống cong, diện tích tiếp xúc giữa gát vafthaan người tăng lên, áp suất giảm đi và làm giảm cảm giác đau. Ổ rơm, đệm rất mềm, có khả năng hầu như khuôn khích thân người . Diện tích tiếp xúc giữa ổ rơm, đệm và thân người tăng lên rất nhiều, áp suất giảm rất mạnh, gây cảm giác êm ái dễ chịu. Bài 33: GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH
  25. Vì nền đất ẩm và mềm hơn gạch. Viên gạch kê dưới chân tủ, chân giường vừa có tác dụng chống ẩm, vừa làm tăng diện tích bị ép lên mặt đất, giảm áp suất làm cho chân tủ hoặc chân giương không bị lún xuống. II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1D 2C 3C 4A 5B 6D 7D 8A 9B 10A 11D 12A 13B 14B 15C 16D 17B 18A 19D 20A 21C 22D 23B 24D 25D 26C 27C 28B 29A 30C 31A 32D 33B 34D 35C 36A 37B 38C 39C 40C 41D 42A 43B 44D 45D 46B 47B 48C 49D 50D 51A 52C 53B 54B 55D 56B 57A 58C 59B 60B 61A 62A 63B 64D 65B 66C 67D 68D 69D 70D GV : LÊ THỊ THU TRƯỜNG THCS PHONG HUY LĨNH