Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kì II

doc 38 trang thaodu 17742
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_lop_7_hoc_ki_ii.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn Lớp 7 - Học kì II

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 I. Văn bản: Biết được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và ý nghĩa các văn bản sau: 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 2. Tục ngữ về con người và xã hội 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh ) 4. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng ) 5. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh ) 6. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn ) 7. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh ) 8. Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay. II. Tiếng Việt: 1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? BT SGK / 16, 17 2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29 3. Trạng ngữ. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì?BT SGK/ 40,45 4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? BT SGK/58,64,65 5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? BT SGK/69,96 6. Thế nào là phép liệt kê? Tac dụng của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? BT SGK/106 7. Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? BT SGK/123 8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? BT SGK / 130, 131 III.Tập làm văn 1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? 2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục? 3. Mục đích, tính chất của bài văn nghị luận giải thích? Các bước làm bài văn lập luận giải thích và bố bụ1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận? c? 4. Thế nào là văn bản hành chính? Đặc điểm và ngôn ngữ văn bản hành chính? Một số đề tập làm văn: * Văn chứng minh: Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ; “Uống nước nhớ nguồn” Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung
  2. câu tục ngữ đó – SGK/59 Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người * Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng. Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy. * Văn giải thích: Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” . Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó. Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” Đề 5: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” Đề 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. PHẦN B : ĐÁP ÁN I. Văn bản. 1. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất a. Nghệ thuật: - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. 2. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tục ngữ về con người và xã hội. a. Nghệ thuật. - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ, - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế. 3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta a. Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: + Lứa tuổi. + Nghề nghiệp. + Vùng miền
  3. - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm ), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ đến ) - Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. b. Ý nghĩa văn bản. Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. 4. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. a. Nghệ thuật: - Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. - Lập luận theo trình tự hợp lí. b. Ý nghĩa văn bản. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. 5. Nghệ thuật và ý nghĩa văn Ý nghĩa của văn chương. a. Nghệ thuật : - Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn. - Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc. b. Ý nghĩa văn bản : Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương 6. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Sống chết mặc bay a. Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kêt thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động. + Lựa chọn ngôi kể khách quan. + Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động. b Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 7. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Ca Huế trên sông Hương a. Nghệ thuật. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chất thơ. - Yếu tố miêu tả tái hiện âm thanh, cảnh vật con người một cách sinh động. b. Ý nghĩa văn bản. Qua ghi chép một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, tự hào về ca Huế, một di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc, nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. 8. Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay. - Nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. - “ Sống chết mặc bay” nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc II. Tiếng Việt.
  4. 1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? SGK / 15, 16 2. Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng của câu đặc biệt: SGK/ 28, 29 3. Trạng ngữ. SGK/39 Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định về gì? Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới gì? 4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động? SGK/57,58,64. 5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? SGK/68,69 6. Thế nào là phép liệt kê? Tac dụng của phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? SGK/105 7. Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? SGK/122 8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? SGK / 129 III. Tập làm văn. 1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?SGK/9,18,31 2. Đặc điểm của lập luận chứng minh? Các bước làm bài văn lập luận chứng minh và bố cục?SGK/42,50 3. Mục đích, tính chất của bài văn nghị luận giải thích? Các bước làm bài văn lập luận giải thích và bố bục?SGK/71,86 4. Thế nào là văn bản hành chính? Đặc điểm và ngôn ngữ văn bản hành chính? SGK/110 Đặc điểm : trình bày theo khuôn mẫu nhất định. Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, Dàn ý một số đề Tập làm văn. * Văn chứng minh: Đề 1 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim” a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công kim” b. Thân bài: - Xét về thực tế câu tục ngũ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé - Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực - Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực - Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ . c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51 a. Mở bài: + Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp. + Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ”. b. Thân bài: - Luận điểm giải thích: Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào? - Luận điểm chứng minh
  5. + Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ. . Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá. . Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ con”, “Đói lòng ăn hột chà là răng”. + Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ. + Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước. . Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. . Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi c. Kết bài: + Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc. + Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên. + Bài học: Cần học tập, rèn luyện Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59 a. Mở bài: - Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người. - Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. b. Thân bài: - Lập luận giải thích. Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng - Luận điểm chứng minh. + Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay. + Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. + Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội” - Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” - Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự. - Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định. c. Kết bài: - Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội” - Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người. Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người
  6. a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên. b/ Thân bài: - Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người. - Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người. - Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người. - Con người phải bảo vệ thiên nhiên. c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên. Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. a.Mở bài: - Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh - Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù - Nêu vấn đề: “Một cây núi cao” b.Thân bài:  Luận điểm giải thích: “Một cây không làm nên non, nên núi cao” - Ba cây làm nên non, nên núi cao - Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.  Luận điểm chứng minh: - Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ. - Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước + Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung + TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán + TK 15: Lê Lợi chống Minh + Ngày nay: chiến thắng 1954 + Đại thắng mùa xuân 1975 - Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm c. Kết bài: - Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc - Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập. Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng. a. Mở Bài : Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người. b. Thân Bài: Chứng minh rừng quý giá: - Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ: + Cho hoa thơm quả ngọt + Cho vỏ cây làm vật che thân + Cho củi, đốt sưởi. + Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú, - Rừng cung cấp vật dụng cần thiết + cho tre nứa làm nhà + Gỗ quý làm đồ dùng
  7. + Cho lá làm nón + Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh - Rừng mang nhiều lợi ích cho con người. + Rừng chắn lũ, giũ nước. + Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu + Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch. + Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí - Liên hệ trong chiến tranh. - Hậu quả tác hại của việc phá rừng. - Trách nhiệm của con người. + Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng. + Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng, c) Kết Bài : - Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng - Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng. Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy. a. Mở bài: - Dẫn vào đề: kho tàng Việt Nam rất phong phú, có những câu hay cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là về tư tưởng. - Định hướng và phạm vi chứng minh. Tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện trong câu ca dao đã được thực tế đời sống của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay chứng minh là hùng hồn. b. Thân bài: - Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề. - Hình ảnh bầu – bí khác giống nhưng chung một giàn. Cần yêu thương là cách nói ẩn dụ tượng trưng nhằm thể hiện một cách kín đáo và sâu sắc tình yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau của các dân tộc Việt nam trong lịch sử dụng nước và giữ nước. - Luận chứng chúng minh theo 3 luận điểm. + Thương yêu giúp đõ nhau trong đời sống nghèo túng vấn vả “Chị ngã em nâng” , “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, + Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nhường cơm sẻ áo, + Đoàn kết thương yêu nhau trong hai cuộc kháng chiến. c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công. - Rút ra bài học cho bản thân: khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ, thực sự đoàn kết òa nhập và yêu thương các bạn trong lớp, làng xóm. * Văn giải thích: Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. a) Më bµi: - Giíi thiÖu c©u tôc ng÷ víi ý nghÜa s©u xa lµ ®óc kÕt kinh nghiÖm vµ thÓ hiÖn kh¸t väng ®i nhiÒu n¬i ®Ó më réng hiÓu biÕt. b) Th©n bµi:
  8. Häc sinh gi¶i thÝch râ rµng vµ lËp luËn lµm næi râ vÊn ®Ò: - NghÜa ®en + C©u tôc ng÷: “§i mét ngµy ®µng” lµ ý nãi ®i nhiÒu ®i xa vµ ®i th× häc ®­îc nhiÒu kinh nghiÖm, kiÕn thøc “mét sµng kh«n”. - NghÜa bãng : nghÜa cña c¶ c©u tôc ng÷ muèn khuyªn r¨n, nh¾c nhë vµ khuyÕn khÝch chóng ta kinh nghiÖm cña «ng cha cÇn “§i mét ngµy ®µng häc mét sµng kh«n” (lÊy dÉn chøng cô thÓ chøng minh.) - Më réng bµn luËn: Nªu ®­îc mÆt tr¸i cña vÊn ®Ò : ®i nhiÒu mµ kh«ng häc hái, kh«ng cã môc ®Ých cña viÖc häc. c) KÕt bµi: - C©u tôc ng÷ ngµy x­a vÉn cßn ý nghÜa ®èi víi ngµy h«m nay. Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/87 a. Mở bài: - Nêu vai trò, ý nghĩa của sách trong việc mở mang trí tuệ. - Trích dẫn câu nói. b. Thân bài: * G.thích ý nghĩa câu nói: - Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là người bạn tâm tình gần gũi. - Trí tuệ: tinh hoa của sự hiểu biết. Sách soi chiếu con người mở mang hiểu biết. -Sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian. * Thái độ đối với việc đọc sách: - Tạo thói quen đọc sách. - Cần chọn sách để đọc. - Phê phán và lên án những sách có ND xấu. - Bảo vệ và tôn vinh sách. c. Kết bài: - Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách. - Nêu phương hướng hành động của cá nhân. Đề 3. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy? a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán - Để cùng chống giặc ngoại xâm
  9. - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) c. Kết bài: - khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Đề 4: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin. b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. + Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi. - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống - Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc - Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ ) c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
  10. - “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình. Đề 5: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” a. Mở bài: Giới thiệu k/q ND câu tục ngữ Trích dẫn câu tục ngữ vào b. Thân bài: - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng: Thế nào là lá lành? Thế nào là lá rách? Lá lành đùm lá rách nghĩa là gì? ( Sử dụng pp nêu định nghĩa ) + Nghĩa đen: Khi gói bánh, người ta thường dùng những chiếc lá lành để bọc ngoài những chiếc lá rách để che những chổ rách, hổng của lá. + Nghĩa bóng: Người có điều kiện thuận lợi hơn, sung túc hơn phải che chở đùm bọc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình. -> Câu TN là lời khuyên về lối sống tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa con người trong XH - Tại sao phải sống tương thân tương ái, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình? ( sử dụng pp liệt kê chỉ ra mặt lợi mặt hại của lối sống ttta ) + Họ là những ng đáng thương, cần sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng để vượt qua khó khăn, để tiếp tục Sống và sống có ích. + Đó là đạo lí nhân nghĩa, là tình cảm thiêng liêng mà 1 con ng cân phải có. - Lối sống tương thân tương ái đã đc thể hiện ntn? ( Liệt kê những biểu hiện của lối sống tương thân tương ái: sự đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau của con ng VN trong những hoàn cảnh khó khăn: thiên tai, bão lũ ) - Bản thân chúng ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên của cha ông? ( Thực hiện bằng việc làm cụ thể , thiết thực chứ không phải bằng lời nói suông) c. Kết bài: Tổng kết ý nghĩa của câu TN và rút ra bài học cho bản thân. Đề 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. * Tìm hiểu đề. - Làm sáng tỏ câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. - Bài học rút ra cho bản thân. * Dàn bài. a. Mở bài: - Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại. - Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. b. Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: - Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công. * Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công: - Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. - Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi. * Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. c. Kết bài: - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.
  11. - Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công. GIÁO VIÊN NGỮ VĂN GỬI CÁC CON PHẦN VIỆC TUẦN NÀY I.Soạn bài : 1. Thêm trạng ngữ cho câu. 2.Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. 3.Cách làm bài văn lập luận chứng minh. 4.Luyện tập lập luận chứng minh. 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ. II.Bài tập 1. Thế nào là văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? 2.Viết bài văn nghị luận chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 3.Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Viết bài văn nghị luận chứng minh nội dung câu tục ngữ đó .
  12. 4. Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2014-2015 MÔN : NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài :60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1:(3 điểm ) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : “ Sau trận bão chân trời ,ngấn bể ,sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi . Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết .Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn .Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đ ường bệ đ ặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng .Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông .Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén .Một con hải âu bay ngang,là là nhịp cánh ” (Trích Ngữ văn 6 tập II) a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ?Tác giả là ai?
  13. b. Nội dung của đoạn văn trên là gì? c.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào ? d. Trong đoạn văn trên ,tác giả đã dùng mấy lần phép so sánh ?Em hãy ghi lại một phép so sánh trong đoạn văn đó . Câu 2 :( 2 điểm) Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Ngữ văn 6 ,tập 2) là thể thơ bốn chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt: Ra thế Lượm ơi ! Em hãy phân tích ngắn gọn tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả . Câu 3:(5 điểm ) Em hãy viết bài văn tả về một người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh ,chị, ) Phiếu bài tập Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau(Từ câu 1đến câu 10 ) : 1.Người sông Thao quê tôi đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình .Thân cọ vút cao. Búp cọ dài như thanh kiếm sắc .Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài . ( Nguyễn Thái Vận ) 2.Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ông; Tú bà ,Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán ngườ; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm ; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác .Cả một xã hội chạy theo tiền . ( Hoài Thanh ) 3.Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp :đẹp như thế nào đó là điều rất khó nói . Chúng ta không thể nói tiếng Việt của chúng ta đẹp như thế nào, cũng như chúng ta không thể phân tích cái đẹp của ánh sáng , của thiên nhiên .Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta ,tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn .Có lẽ tiếng Việt của chúng ta rất đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống ,cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý ,là vĩ đại nghĩa là rất đẹp . (Phạm Văn Đồng )
  14. 4.Sau trận mưa rào mọi vật đều sáng và tươi .Những đóa râm bụt thêm màu đỏ chói .Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa .Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ ,sáng rực lên trong ánh mặt trời . ( Vũ Tú Nam) 5.Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách .Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể .Đâu đâu cũng có trường học , nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh , câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên .Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ . (Hồ Chí Minh ) 6. Những cách chống nạn đói chia làm mấy hạng : như cấm nấu rượu bằng gạo hay bắp , cấm các thứ bánh ngọt để cho đỡ tốn ngũ cốc . Như vùng này san sẻ thức ăn cho vùng khác .Như ra sức tăng gia trồng trọt các thứ rau khoai Nói tóm lại bất cứ cách gì, hễ làm cho dân bớt đói lúc này và ngăn ngừa nạn đói mùa sau, chúng ta đều phải làm cả . (Hồ Chí Minh ) 7.Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã .Búp cọ vút dài như thanh kiếm sắc vung lên .Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xoe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng mặt trời mới mọc . ( Nguyễn Thái Vận ) 8.Chú thỏ có cái mỏ ươn ướt lúc nào cũng ươn ướt luôn hít hít thở thở . Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước .Đôi mắt đỏ hồng tròn xoe như hai hòn bi ,trông rất hiền .Hai tai thỏ như hai cái lá doi lúc nào cũng vểnh lên . ( Bài làm của học sinh) 9.Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu .Những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm .Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại .Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm . (Hồ Phương ) 10.Muốn xây đựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất .Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật cải tiến .Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải có văn hóa .Vậy việc bổ túc văn hóa là việc cực kì cần thiết . ( Hồ Chí Minh ) 11.Em hãy thêm vào đoạn văn dưới đây câu chủ đề đứng đầu đoạn sao cho phù hợp với câu cuối tạo thành đoạn văn có có kiểu kết cấu tổng –phân –hợp: Cũng như đồi mồi ở những nơi khác, đồi mồi Hà Tiên giá trị nhất ở cái mai . Ở đây có những con nặng tới bảy,tám chục kilôgam, đường kính của cái mai lên đến gần một mét và có thể bóc lên một kilôgam vảy . Vảy đồi mồi được dùng vào rất nhiêu việc nhất là những đồ mĩ nghệ :từ cán dao , hộp thuốc lá cho đến bình cắm hoa, trâm, lược quạt, giá gương soi Tất cả đều là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị . Đồi mồi quả đã làm cho Hà Tiên trở thành một trong những mảnh đất quý của tổ quốc ta . ( Theo SGK địa lí )
  15. 12.Em hãy thêm vào những đoạn văn sau câu chủ đề ghép ( trước và sau đoạn )để biến đoạn văn thành đoạn có kiểu kết cấu tổng –phân –hợp : a.Văn học dân gian cho ta thấy rõ quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, những kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao động, những quan hệ họ hàng, làng nước những tín ngưỡng, những phẩm chất đạo đức và những tình cảm nhiều mặt trong đời sống con người . Diều đáng quý ở đây là tnhs chất cổ xưa và tinh nguyên của nó . b. Khác với đa số truyện ngắn của Nam Cao ,Chí Phèo phản ánh xã hội nông thôn trực tiếp trên bình diện đấu tranh giai cấp . Qua hình tượng Chí Phèo ,một trường hợp nông dân lưu manh hóa, Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đọa của người nông dân bị đè nén bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập đến mất cả hình người, tính người . Hä tªn : Líp7A Tiết 43: KIỂM TRA VĂN Thời gian làm bài 45 phút §iÓm Lêi phª cña c« gi¸o I/ Đề bài. Phần I : Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: (mỗi ý đúng được 0,25 đ) Câu 1: Qua VB Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào? A. Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết,có đức hi sinh cao cả, lớn lao .
  16. B.Rất trách nhiệm với con. C.Dành hết tình thương cho con. D.Người mẹ nuông chiều con. Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến? A. Tầng lớp thống trị B.Người phụ nữ và người nông dân C. Người công nhân D.Những người nghèo khó Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam” và “ Phò giá về kinh” đều: A. Có cách nói nôm na ,giản dị B.Lời thơ hóm hỉnh C.Diễn đạt ý tưởng cô đúc, không hoa mĩ , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. D. Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì? A. Miêu tả cảnh nghèo của mình. B. Không muốn tiếp đãi bạn. C. Qua lời thơ hóm hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà . D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc. Phần II : Tự luận (8đ) Câu 1: (2,0đ) Chép lại theo trí nhớ hai bài ca dao – dân ca bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Cụm từ “thân em” gợi lên ở người đọc điều gì? Câu 2: (2,5đ) Bài thơ Bánh trôi nước gồm hai lớp nghĩa : - Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín - Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong hai nghĩa trên, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao? Câu 3: (3,5đ) Có bạn cho rằng: cum từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Bài làm
  17. Ngày soạn: 28/10/2018 Tiết 43 KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm vững các vấn đề cơ bản về nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đã học (tác phẩm chữ tình dân gian và trung đại). 2. Kĩ năng - HS có kĩ năng trình bày bài viết phù hợp thời gian quy định và bước đầu học sinh có cách viết bài cảm nhận riêng mình. 3. Thái độ - HS có ý thức nghiêm túc, trung thực khi kiểm tra. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Ma trận ,đề bài. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
  18. Cấp thấp cao độ TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Văn bản -Cảm nhận nhật về hình ảnh dụng người mẹ qua văn bản Mẹ tôi Số câu 1 câu Số điểm 0,5 điểm Tỉ lệ % 5% VHDG Xác định được đối tượng phản ánh trong CD Số câu : 1 câu Số điểm 0,5 điểm : 5% Tỉ lệ % VH Xác định Mục đích PBCN về So sánh trung được thể của cách nói bài thơ sự khác đại thơ, nội “không “Bánh trôi nhau dung qua có”trong nước” của VB “Nam câu 2đến cụm từ quốc sơn câu 6 VB “ta với hà”, “Phò “Bạn đến ta” giá về kinh” chơi nhà” Số câu : 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu Số điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 4,5 điểm 3,5 : 5% 5% 45% điểm Tỉ lệ % 35% TS câu : 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu TS điểm 1 điểm 1 điểm 4,5 điểm 3,5điểm Tỉ lệ % điểm toàn bài 10% 10% 45% 35% - Học sinh: ôn tập theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. Hoạt động 1: GV phát đề cho học sinh. I/ Đề bài. Phần : Trắc nghiệm : 2 đ (mỗi ý đúng được 0,5 đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Qua VB Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào?
  19. A. Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết,có đức hi sinh cao cả, lớn lao.dành hết tình thương cho con. B.Rất trách nhiệm với con. C. Đó là một người mẹ có tình yêu thương con D.Người mẹ nuông chiều con. Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến? A. Tầng lớp thống trị B.Người phụ nữ và người nông dân C. Người công nhân D.Người nam giới Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam” và “ Phò giá về kinh” đều: A. Có cách nói nôm na ,giản dị B.Lời thơ hóm hỉnh C.Diễn đạt ý tưởng cô đúc, không hoa mĩ , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. D. Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì? A. Miêu tả cảnh nghèo của mình. B. Không muốn tiếp đãi bạn. C. Qua lời thơ hóm hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà . D. Nhà thơ cốt nói cho vui. Phần : Tự luận (8đ) Câu 1: (4,5đ) Viết một đoạn văn (khoảng 9 câu) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ "Bánh trôi nước" của nhà thơ Hồ Xuân Hương.Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy. Câu 2: (3,5đ) Có bạn cho rằng: cum từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? II/Hướng dẫn chấm . *Phần Trắc nghiệm (2đ ) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án A B C C *Phần Tự luận (8 điểm ) Câu 1 : (4,5đ) * Nêu được cảm nghĩ:Bài thơ Bánh trôi nước để lại trong em ấn tượng sâu sắc 0,5đ * Hình thức: 1,5đ :- Đoạn văn số lượng 12 câu - Sử dụng từ ghép và từ láy. * Giá trị nội dung, nghệ thuật:2,5đ - Nội dung:1,25đ + Nghĩa thứ nhất : Miêu tả bánh trôi nước về hình dáng, khi đang được luộc chín + Nghĩa thứ hai : Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong hai nghĩa trên, nghĩa thứ hai quyết định giá trị bài thơ. Vì : thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ : hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, dù gặp cảnh ngộ nào vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thuỷ chung. -Nghệ thuật:0,75đ - Bài thơ có kết cấu ngắn gọn.
  20. - NT ẩn dụ,vận dụng sáng tạo thành ngữ Câu 2 : (3,5đ) HS trình bày đươc các ý cơ bản sau: -Hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”, hai cụm từ giống nhau về hình thức, nhưng khác nhau về nội dung ý nghĩa biểu đạt. - Giải thích được nội dung ý nghĩa của hai cụm từ trong từng bài: ở bài“Bạn đến chơi nhà” có ý nghĩa chỉ hai người – chủ và khách – hai người bạn; ở bài “Qua đèo ngang” có ý nghĩa chỉ một nguời – chủ thể trữ tình của bài thơ. - Nếu “Bạn đến chơi nhà” cụm từ này cho thấy sự thấu hiểu, cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỷ, thì ở bài thơ “Qua đèo Ngang cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Hoạt động 2: HS làm bài tại lớp. 4. Thu bài: - GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn học bài . - Học lại các nội dung phần văn học. - Học hai ghi nhớ; Làm các bài tập còn lại + bài tập trong SBT - Chuẩn bị bài: “ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm” + Đọc kĩ đoạn văn . + Trả lời theo câu hỏi SGKTR137,138 Hä tªn : Líp 7A Tiết 43: KIỂM TRA VĂN Thời gian làm bài :45 phút §iÓm Lêi phª cña c« gi¸o I/ Đề bài. Phần : Trắc nghiệm : 2 đ (mỗi ý đúng được 0,5 đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Qua VB Mẹ tôi, em cảm nhận được người mẹ là người như thế nào? A. Đó là một người mẹ tuyệt vời ,có tình yêu thương con sâu nặng ,thắm thiết,có đức hi sinh cao cả, lớn lao.dành hết tình thương cho con.
  21. B.Rất trách nhiệm với con. C. Đó là một người mẹ có tình yêu thương con D.Người mẹ nuông chiều con. Câu 2: Thân cò tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội phong kiến? A. Tầng lớp thống trị B.Người phụ nữ và người nông dân C. Người công nhân D.Người nam giới Câu 3: Về hình thức cả 2 bài “ Sông núi nước nam” và “ Phò giá về kinh” đều: A. Có cách nói nôm na ,giản dị B.Lời thơ hóm hỉnh C.Diễn đạt ý tưởng cô đúc, không hoa mĩ , dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. D. Diễn đạt cầu kì ,kiểu cách Câu 4: Từ câu 2 đến câu 6 trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tác giả nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì? A. Miêu tả cảnh nghèo của mình. B. Không muốn tiếp đãi bạn. C. Qua lời thơ hóm hỉnh trào lộng vui vui nhà thơ bày tỏ cuộc sống thanh bạch ,tâm hồn thanh cao của một nhà Nho về ở ẩn nơi quê nhà . D. Nhà thơ cốt nói cho vui. Phần : Tự luận (8đ) Câu 1: (4,5đ) Viết một đoạn văn (khoảng 9 câu) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ "Bánh trôi nước" của nhà thơ Hồ Xuân Hương.Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy. Câu 2: (3,5đ) Có bạn cho rằng: cum từ “ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Bài làm
  22. Hä tªn : Líp 7A Tiết 53: KIỂM TRA VĂN Thời gian làm bài 15 phút §iÓm Lêi phª cña c« gi¸o Đề bài:
  23. Câu 1:(3đ) a. Chép theo trí nhớ bài thơ “Cảnh khuya” ? b. Bài thơ do ai sáng tác ? Sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ miêu tả cảnh gì? Qua bài thơ em hiểu gì về tâm hồn tác giả? Câu 2: (7đ) Viết một đoạn văn( khoảng 7 câu ) phân tích hai câu thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya”. Bài làm Soạn: 07/11/2017 Tiết: 51, 52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 (VĂN BIỂU CẢM ) A.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nhận Thông hiểu Vận Vận dụng Tổng số Mức độ biết dụngthấp cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Lĩnh vực nội dung Hiểu Biết Viết 0 3 cách lấy bài câu/10đ
  24. lập ý d/c văn Kỹ năng của hoặc biểu làm văn bài tự cảm biểu cảm. văn viết về BC. một người đọan thân. văn BC theo yêu cầu. Tổng số 1 câu 1 câu 1 câu 0 câu 3 câu câu: Tổng số 1,5đ 2,5 đ 6 0đ 10đ điểm: điểm Tỉ lệ % 15% 25% 60% 100% toàn bài B. ĐỀ BÀI: 1, Nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm?(1,5 điểm) 2, Lấy một dẫn chứng hoặc tự viết đoạn văn dài 5-7 câu theo cách lập ý: hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.(2,5 điểm) 3, Cảm nghĩ về người thân.(6 điểm) C. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. HS phải nêu được các cách lập ý của bài văn biểu cảm theo Ghi nhớ 1 SGK/121. Câu 2. Lấy VD cụ thể (hoặc tự viết một đoạn văn) theo cách lập ý hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Câu 3. - Thể loại : biểu cảm - Nội dung : biểu cảm về người thân  Mở bài : 1đ - Giới thiệu người thân ( người ấy là ai ? có quan hệ như thế nào với em?) và nêu tình cảm ấn tượng của em đối với người ấy.  Thân bài : 4đ - Miêu tả những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩ của em . - Kể lại nhắc lại 1 vài nét về đặc điểm ( thói quen) , tính tình và phẩm chất của người ấy . - Gợi lại kỉ niệm của em với người ấy: Nêu lên sự gắn bó với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi - Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hê giữa em và người thân này .  Kết bài : 1đ - Ấn tượng và cảm xúc của em về người thân này . - Những hứa hẹn, mong ước của em về người đó.
  25. Ngày soạn: 22/1/2019 Tiết 90: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về một số kiến thức đã học: câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ của câu. - HS có kĩ năng trình bày, nhận biết, phân tích tác dụng của các đơn vị kiến thức. - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản, tự quản bản thân II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG. 1. Kiến thức: -Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh về một số kiến thức đ học: cu rt gọn,câu đặc biệt, trạng ngữ của câu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng rút gọn câu, sử dụng câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu, tách trạng ngữ. 3. Thái đô: - Có ý thức trình bày bài làm rõ ràng , sạch đẹp, đúng chính tả.
  26. - Đánh giá được kết quả học tập của mình từ đó có phương pháp học tập phù hợp với đối tượng. III. CHUẨN BỊ - GV : Lên KH kiểm tra, Ra đề bài , đáp án . - HS : học bài. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Nội dung TN TL TN TL Thấp Cao Rút gọn câu Nhớ Xác khái định và niệm và khôi Nhận phục lại biết thành được phần câu rút câu bị gọn. rút gọn. Số câu: 2 1 3 Số điểm: 1,0 2 2,5 Câu đặc biệt Nhận Hiểu Sử biết tác dụng được dụng câu câu đặc của câu chứa biệt đặc thành biệt. phần Số câu: 1 1 trạng 3 Số điểm: 0,5 1 ngữ và 1,5 Thêm trạng Xác câu đặc ngữ cho câu định và biệt phân trong loại đoạn được văn. trạng ngữ có trong đoạn trích Số câu: 3 1 1 4 Số điểm: 1,5 2 3,5 6 Tổng số câu: 6 câu 1 câu 2câu 1câu 10 câu Tổngsố điểm: 1,5 1,0đ 4,0đ 3,5đ 10đ Tỉ lệ % toàn 15% 10% 40% 35% 100% bài IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới. Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: GV phát đề bài cho HS.
  27. Hä tªn : Líp 7A Tiết 90:KIỂM TRA TIẾNG VIỆT §iÓm Lêi phª cña c« gi¸o Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm (2,5điểm) Trả lời bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất (mỗi ý trả lời đúng được 0,25đ) 1. Câu rút gọn là câu : A, Vắng chủ ngữ hoặc vị ngữ B, Chỉ có thể vắng vị ngữ C, Có thể vắng cả CN lẫn VN D, Chỉ có thể vắng các thành phần phụ 2. Câu nào trong câu sau là câu rút gọn ? A, Học, học nữa, học mãi ! B, Anh trai tôi học đi đôi với hành
  28. C, Rất nhiều người học đi đôi với hành D, Học đi đôi với hành 3. Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt ? A, Trên cao , bầu trời trong xanh không một chút gợn mây. B, Hoa sim ! C, Ôi, đẹp quá!Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia ? D, Mưa rất to. 4, Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp Tác dụng Bộc lộ Liệt Xác định Gọi đáp cảm xúc kê thời gian , thông nơi chốn Câu đặc biệt báo Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ , có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? Chao ôi ! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy ? Chiều , chiều rồi . Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào . Khi thì ở chợ Cuối Chắm , ở đò Tràng Thưa , khi lại về phố Rỗ , chợ Bì , chợ Bưởi . II. Phần tự luận : ( 7,5 điểm) Câu 1: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường hợp sau: a) Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao) b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. Câu 2 : Xác định và gọi tên các trạng ngữ trong câu sau : Buổi sáng trên cây gạo ở đầu làng , những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé , mỏng manh , nhẹ tênh , vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi . Tiếng gì xa vắng thế ? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại . Thỉnh thoảng , câu ru em cất lên từng đoạn à ơi Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh mùa xuân, trong đó có sử dụng câu đặc biệt và câu chứa thành phần trạng ngữ. Bài làm
  29. Hä tªn : Líp 7A Tiết: 51, 52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 (VĂN BIỂU CẢM ) §iÓm Lêi phª cña c« gi¸o ĐỀ BÀI: Câu 1. Nêu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm?(1,5 điểm) Câu 2. Lấy một dẫn chứng hoặc tự viết đoạn văn dài 5-7 câu theo cách lập ý: hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.(2,5 điểm) Câu 3. Cảm nghĩ về người thân.(6 điểm) Bài làm
  30. Hä tªn : Líp 7A
  31. Họ và tên: ĐỀ BÀI NGỮ VĂN 7 KÌ I §iÓm Lời phª cña c« gi¸o ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước mỗi đáp án mà em cho là đúng. Câu 1: Văn bản "Cổng trường mở ra" viết về nội dung gì? A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ. C. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường. D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Câu 2: Nội dung của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời ghi lòng con ơi” là gì? A. Nói về việc hiểu nghĩa của con cái đối với cha mẹ. B. Nói về lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà C. Nói với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái và mong muốn con cái khắc ghi công ơn đó. D. Kể về những công lao của cha mẹ đối với con cái Câu 3: Vẻ đẹp của cô gái trong bài cao dao "Đứng bên ni đồng " là vẻ đẹp: A. Rực rỡ và quyến rũ. B. Trong sáng và hồn nhiên. C. Trẻ trung và đầy sức sống. D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh. Câu 4: Hình ảnh con cò trong bài ca dao dưới đây mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào? Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. A. Mượn hình ảnh thân cò để nói lên cuộc sống của người nông dân vất vả, khổ cực. B. Hình ảnh con cò đi kiếm ăn. C. Hình ảnh con cò đi ăn đêm. D. Hình ảnh con cò đi xa. Câu 5: Bài thơ "Phò giá về kinh" của tác giả nào? A. Phạm Ngũ Lão, B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Quang Khải. D. Lí Thường Kiệt. Câu 6: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? A. Vẻ đẹp hình thể. B. Vẻ đẹp tâm hồn. C. Số phận bất hạnh. D. Vẻ đẹp và số phận long đong. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản "Bánh trôi nước" của tác giả Hồ Xuân Hương? Câu 2: (1 điểm) Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" có gì khác với cụm từ "ta với ta" trong bài "Qua Đèo Ngang"? Câu 3: Nụ cười của mẹ. Bài làm