Đề cương ôn tập Vật lý 9

doc 3 trang Hoài Anh 24/05/2022 3313
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_vat_ly_9.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Vật lý 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9 - A. Phần lý thuyết CHƯƠNG ĐIỆN TỪ HỌC 1. Dòng điện xoay chiều là : dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi. Điều kiện xuất hiện dòng điện xoay chiều: số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng, giảm liên tục. 2. Máy phát điện xoay chiều: - Cấu tạo: gồm cuộn dây và nam châm. - Hoạt động: + Cuộn dây quay trong từ trường của nam châm. (rô to là cuộn dây). + Nam châm quay trong cuộn dây dẫn. (roto là nam châm). 3.Các tác dụng của dòng xoay chiều: tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng,tác dụng sinh lí - Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. - Dòng điện tần số 50Hz đổi chiều 100 lần trong 1s. - Dùng dụng cụ có kí hiệu (A) để đo cường độ dòng xoay chiều. Dùng dụng cụ (V) để đo hiệu điện thế dòng xoay chiều. - Độ sáng của đèn là như nhau khi mắc vào mạch xoay chiều và mạch một chiều có cùng hiệu điện thế (hiệu điện thế hiệu dụng). - Nhiệt lượng tỏa ra trên bóng như nhau khi mắc vào mạch xoay chiều và mạch một chiều có cùng cường độ dòng điện (cường độ hiệu dụng). P2 4. Công suất hao phí do truyền tải điện năng đi xa bằng dây dẫn: Php = R. U2 - Giảm Php bằng cách tăng U, giảm R. Php1 22 2 U - Tăng U n lần Php giảm n lần. ( = ) Php2 U12 - Tăng S n lần, R giảm n lần, Php giảm n lần. 5. Máy biến thế: - Cấu tạo: gồm cuộn sơ cấp, thứ cấp có số vòng khác nhau và lõi thép gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại với nhau. - Hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. * Chú ý: Không dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế vì không tạo ra từ trường biến thiên. U1 n1 - Biến đổi hiệu điện thế: = U2 n2 - Lắp đặt máy tăng thế ở đầu đường dây tải điện, lắp máy hạ thế ở cuối đường dây tải điện. CHƯƠNG QUANG HỌC 6. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Khúc xạ từ không khí sang nước, thủy Khúc xạ tư nước, thủy tinh sang không khí tinh Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới: r i 7. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ: - Góc tới tăng hay giảm thì góc khúc xạ cũng tăng hay giảm theo, nhưng thoả mãn điều kiện r i 1
  2. - Góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 0 0 – tia sáng truyền đi thẳng qua 2 môi trường, không bị gãy khúc tại mặt phân cách. 8.Thấu kính - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính: CÁC ĐẶC ĐIỂM THẤU KÍNH HỘI TỤ THẤU KÍNH PHÂN KÌ Kí hiệu Độ dày phần giữa so với độ dày Dày hơn Mỏng hơn phần rìa Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới .đi qua tiêu điểm nằm khác .có đường kéo dài đi qua phía tia tới. tiêu điểm cùng phiá tia tới. CÁC TIA Tia tới song song SÁNG ĐẶC BIỆT trục chính cho tia ló .song song trục chính. Tia tới đi qua tiêu điểm cho tia ló . Ảnh thật, ngược chiều vật có Ảnh ảo, cùng chiều vật có OA >> f A’  F’ A’  F. Đặc điểm OA > f Ảnh thật, ngược chiều vật. ảnh của vật Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn sáng đặt OA < f hơn vật. vuông góc vật. (A’ OF ) ảnh thật, ngược chiều, độ lớn OA = 2f bằng vật (OA’=OA= 2f; A’B’= AB) Luôn xét cặp tam giác đồng dạng: OA’B’  OAB OA' A'B' Suy ra: = OA AB Cách giải bài tập quang hình F’A’B’ F’OI FA’B’ FOI học   F'A' A'B' FA' A'B' Suy ra: = Suy ra: = F'O OI FO OI Tiếp tục biến đổi FA’; F’A’ tùy thuộc vào vị trí của vật và ảnh 9.Dụng cụ quang học: máy ảnh - mắt - kính lúp: Nội dung Máy ảnh Mắt Kính lúp Bộphận chính: - Vật kính (TKHT) - Thể thuỷ tinh (TKHT) Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn - phim: lưu ảnh. - Màng lưới (võng mạc): Số bội giác: G = 25/f lưu ảnh. f (cm) - Buồng tối 2
  3. Đặc điểm ảnh: Ảnh thật, ngược chiều với vật, nhỏ hơn vật. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. * Sự điều tiết của mắt - Tật của mắt: Cực viễn Cực cận - Điểm xa mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt có - Điểm gần mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt có thể nhìn rõ vật gọi là điểm cực viễn Cv. thể nhìn rõ vật gọi là điểm cực cận Cc. - khoảng cực viễn: OCv - khoảng cực cận: OCc - mắt nhìn thoải mái không điều tiết. - mắt điều tiết mạnh nhất. - Ảnh trên võng mạc nhỏ nhất. - Ảnh trên võng mạc lớn nhất. Giới hạn nhìn rõ của mắt: Cc → Cv. CÁC TẬT CỦA MẮT – KHẮC PHỤC Mắt lão Mắt cận - Mắt chỉ nhìn rõ những vật ở xa mà - Mắt chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ không nhìn rõ những vật ở gần; điểm cực những vật ở xa; điểm cực viễn gần hơn so với mắt bình cận xa hơn so với mắt bình thường.- thường. - Đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự thích - Đeo thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = OC v (có tiêu điểm hợp để tạo ảnh ảo xa thấu kính hơn vật trùng với điểm cực viễn) để tạo ảnh ảo gần thấu kính hơn (ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của vật. (ảnh ảo nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt, Mắt qua mắt, mắt qua kính nhìn rõ ảnh ảo này). kính nhìn rõ ảnh ảo này). F’ F F Cc Cv 10. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu: - Ánh sáng do mặt trời và các đèn dây tóc nóng sáng phát ra ánh sáng trắng. - Có một số nguồn sáng màu như đèn led, lửa gas – hàn, laze. - Có thể tạo ra nguồn sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua các tấm lọc màu. - Tấm lọc màu nào thì ít hấp thu ánh sáng màu đó, hấp thu nhiều ánh sáng màu khác. 11. phân tích ánh sáng trắng - Có thể phân tích chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau, bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua lăng kính hoặc cho phản xạ trên mặt ghi đĩa CD. - Khi chiếu dải sáng trắng hẹp qua lăng kính sẽ thu được một dải sáng đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu trong chùm sáng trắng cho mỗi màu đi theo một phương xác định. 12.Trộn các ánh sáng màu: - Trộn 2 hay nhiều chùm sáng màu là chiếu đồng thời các ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên màn trắng. - Khi trộn 2 hay nhiều ánh sáng màu với nhau để được một màu khác hẳn. - Trộn 3 màu cơ bản là đỏ, lục, lam hoặc 7 màu đỏ đến tím sẽ được ánh sáng trắng. 13. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu: - Dưới ánh sáng trắng, ta thấy vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truỳên đến mắt. - Vật màu trắng có khả năng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. - Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác. - Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. 14. Các tác dụng của ánh sáng: - Ánh sáng chiếu vào vật làm vật nóng lên tác dụng nhiệt của AS. - Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định của các sinh vật tác dụng sinh học của AS. - Tác dụng của ánh sáng lên pin mặt trời tác dụng quang điện của AS. Ánh sáng có năng lượng, năng lượng đó có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. 3