Đề cương thi học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương thi học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_thi_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_12.doc
Nội dung text: Đề cương thi học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 12
- ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản được trích lược sau đây và thực hiện các yêu cầu: Sinh ra trong một gia đình có 6 người con, tuổi thơ của H’Hen Niê là những tháng ngày bươn chải, nghèo khó. Bước chân ra khỏi buôn làng cô gái người dân tộc Ê đê một mình lên thành phố để có được cuộc sống tự lập, tìm tiếng nói riêng – để rồi những cố gắng ấy của cô được đền đáp một cách xứng đáng thật đáng trân trọng. H′Hen Niê chia sẻ cô không có bí quyết gì ngoài đặt lòng tin mạnh mẽ ở bản thân: “Mỗi đêm trước chung kết, tôi đều tự nhủ mình sẽ làm được. Tôi lặp đi lặp lại điều này mỗi ngày” Để đạt được ước mơ, H’Hen đã nỗ lực bằng tất cả những gì mình có. Để có hình thể và kĩ năng trình diễn đáng tự hào như hiện tại, đó là những ngày dài đổ mồ hôi, vắt sức trên sàn tập Ngoài ra, một trong những yếu tố khá quan trọng, giúp cho H’Hen Niê ghi điểm với ban tổ chức cuộc thi chính là câu chuyện về nghị lực vươn lên mạnh mẽ của mình. Là người dân tộc Ê-đê, H’Hen Niê từng phải đối mặt với nạn tảo hôn vào năm 14 tuổi. Tuy nhiên, H’Hen Niê không chấp nhận “số phận” mà tìm cách vươn lên, vạch ra cho mình một kế hoạch tương lai Với suy nghĩ tích cực, H’Hen Niê đã tự mình phấn đấu. Cô không ngại vất vả, chấp nhận trải qua nhiều công việc lao động chân tay như giúp việc nhà, trông em bé, rửa bát đĩa, để trang trải cuộc sống, từng bước tìm ra lối đi riêng cho mình Không có con đường nào trải hoa hồng, để đi đến thành công, hoa hậu H’Hen Niê đã phải đi qua rất nhiều gai nhọn, vượt lên tất cả để viết tiếp ước mơ của mình. Đó là ước mơ của một cô gái mạnh mẽ, dám đi qua những định kiến, những quy chuẩn của số đông cộng đồng để làm chủ cuộc đời mình. Nếu H’Hen phó thác và chấp nhận lấy chồng ở tuổi 14, giờ đây đã không có H’Hen top 5 hoa hậu Hoàn Vũ thế giới, không có một cô hoa hậu khiến cộng đồng yêu thích vì sự chân thật, thân thiện và cầu tiến Hãy như H’Hen! (Theo Phương Anh/ Bài học cuộc đời sâu sắc từ 2 người hùng của Việt Nam) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Câu 2. Theo văn bản, H’Hen Niê đạt được mơ ước nhờ những bí quyết như thế nào? Câu 3. Việc tác giả liệt kê những công việc lao động chân tay mà H’Hen Niê từng phải làm để trang trải cuộc sống trước khi trở thành hoa hậu có ý nghĩa gì? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến được trích dẫn trong văn bản: “Không có con đường nào trải hoa hồng” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
- Từ nội dung đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự tự nỗ lực của mỗi người để vươn lên trong cuộc sống. Câu 2 (5.0 điểm) Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có những đoạn thơ đặc sắc về thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, mĩ lệ: Đoạn 1: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm . Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Đoạn 2: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy . Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. ( Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88 và tr.89) Anh/chị hãy phân tích những đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của thơ Quang Dũng. ĐÁP ÁN 1 ĐỌC HIỂU 1 Phong cách ngôn ngữ báo chí. 2 Bí quyết để H’Hen Niê đạt được ước mơ là: – Đặt niềm tin mạnh mẽ ở bản thân – Nỗ lực bằng tất cả những gì mình có, tự mình phấn đấu vươn lên. 3– Tác giả liệt kê những công việc lao động chân tay mà H’Hen Niê từng phải làm để trang trang trải cuộc sống: giúp việc nhà, trông em bé, rửa bát đĩa, – Ý nghĩa: Giúp người đọc hiểu rõ những nỗ lực đầy vất vả của H’Hen Niê, xúc động và khâm phục cô lao động chăm chỉ, dám vượt qua định kiến, nỗ lực để đạt được mơ ước. 4– Học sinh bày tỏ quan điểm: Đồng tình hoặc: Không đồng tình. – Có sự lí giải hợp lí để bảo vệ quan điểm bản thân. LÀM VĂN 1 Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận (vai trò của sự tự nỗ lực của mỗi người để vươn lên trong cuộc sống) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vai trò của sự tự nỗ lực của mỗi người để vươn lên trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
- – Giải thích: Sự tự nỗ lực là khả năng con người tự mình có ý thức và bản lĩnh, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong cuộc sống để đạt được mục tiêu và mơ ước. – Sự tự nỗ lực của bản thân mỗi người có vai trò vô cùng quan trọng vì: + Giúp con người tự ý thức, chủ động trong mọi mục tiêu. + Giúp con người có bản lĩnh đối mặt với thử thách, có sức mạnh vượt qua khó khăn để thành công. + Nếu không nỗ lực: Không thể hướng tới những mục tiêu lớn lao vượt quá điều kiện bản thân. – Tự rút ra bài học cho bản thân. Phân tích những đoạn thơ đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến, từ đó làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của thơ Quang Dũng. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây vừa hung vĩ, dữ dội, vừa duyên dáng, mĩ lệ trong 2 đoạn thơ; làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của thơ Quang Dũng. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu vấn đề nghị luận đúng đắn, hợp lí: Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Tây Tiến, dẫn dắt và giới thiệu 2 đoạn thơ cùng cảm hứng lãng mạn của thơ Quang Dũng. 0.25 * Phân tích vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ nhất – Nội dung: Bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, dữ dội vừa duyên dáng mĩ lệ với hành trình gian lao mà tâm hồn trẻ trung, lãng mạn của người lính + Hùng vĩ bởi các từ láy tượng hình và từ ngữ tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút diễn tả được sự gập ghềnh, cheo leo, hiểm trở của núi đèo Tây Bắc, vừa gợi được hành trình gian lao, sự trẻ trung, tinh nghịch của người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân (hình ảnh “súng ngửi trời”) + Dữ dội qua những nét vẽ phối hợp các thanh trắc tạo nên những nét gân guốc, táo bạo, khỏe khoắn; âm hưởng thơ ghềnh thác như núi non Tây Bắc hun hút đến ghê người. Dữ dội qua nghệ thuật đối ở câu ba: “Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống”, điệp từ “dốc”, “ngàn thước” như vẽ ra trước mắt người đọc địa hình núi đèo trùng điệp, cao ngất trời mây, tiếp ngay là vực sâu thăm thẳm. + Sự chơi vơi, trữ tình trong xa xa, hư ảo, thiên nhiên Tây Bắc hiện ra mênh mang với những bản làng bồng bềnh trôi giữa sương rừng mưa núi, ánh mắt xa xăm của người lính phút dừng chân đỉnh đèo. + Cái thơ mộng nơi tâm hồn người lính bình yên, êm mát trong những chữ toàn thanh bằng gợi người đọc liên tưởng đến nét bút lông mềm mại, gợi được cái lâng lâng, bay bổng, thư thái trong tâm hồn người lính Tây Tiến.
- – Nghệ thuật thơ đặc sắc từ ngôn ngữ đến hình ảnh, vận dụng hiệu quả nghệ thuật đối, điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa trong những dòng thơ phối hợp chất thơ, chất nhạc, chất họa. 1.25 * Phân tích vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ hai: – Nội dung: Đoạn thơ không còn cái dữ dội, cheo leo, chỉ có sự thơ mộng, mĩ lệ của thiên nhiên như một bức tranh lụa mượt mà: + Khung cảnh thiên nhiên nơi miền kí ức là một buổi chiều tĩnh lặng, êm ả đầy chất thơ (chiều sương ấy). Không gian được phủ bởi một chiều sương huyền thoại khiến tất cả con người và cảnh vật như nhòe đi, bảng lảng như một bức tranh thủy mặc cổ điển. + Hình ảnh thơ gợi cảm, có hồn: “hồn lau”: Quang Dũng không tả cây lau, bông lau mà nắm bắt cái hồn vía, hình thái của cảnh vật. Một lối viết rất gần gũi với bút pháp cổ điển phương Đông gợi lên biết bao bâng khuâng trước thiên nhiên Tây Bắc. + Hình ảnh tình tứ “hoa đong đưa” lay động, “dáng người trên độc mộc”uyển chuyển, âm hưởng thơ mềm mại, “hoa” cũng như “người” đang soi mình làm duyên trên gương nước chòng chành. – Nghệ thuật: + Bốn dòng thơ với ngôn ngữ mềm mại, chất thơ đạt đến độ ảo diệu, hình ảnh thơ hài hòa, tinh tế. + Chỉ bằng vài nét gợi mà Quang Dũng vừa tạo được hình sắc trực tiếp vừa gợi lên được cái hồn của cảnh vật: Hồn lau, dáng người 1.25 * Cảm hứng lãng mạn của thơ Quang Dũng: – Lí giải về cội nguồn của cảm hứng lãng mạn: Quang Dũng vốn là một hồn thơ hào hoa, lãng mạn, chất hào hoa lại được gặp thiên nhiên miền Tây với vẻ đẹp đặc sắc và mới lạ. Quang Dũng lại từng sống và chứng kiến những tháng ngày hào hùng giữa binh đoàn Tây Tiến. Do vậy, hồn thơ ấy đã hòa quyện lại tất cả để tạo nên những câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. – Lí giải biểu hiện của cảm hứng lãng mạn: + Cái tôi trong thơ tràn đầy cảm xúc và trí tưởng tượng: Cả bài thơ là một nỗi nhớ triền miên, da diết, chơi vơi của nhà thơ về rừng núi miền Tây, về hành trình Tây Tiến gian lao mà anh dũng. + Tác giả tô đậm những vẻ đẹp phi thường, gây ấn tượng mạnh: cái hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, mĩ lệ của thiên nhiên, bước chân anh hùng gian lao của người lính. + Phát huy cao độ thủ pháp đối lập, tương phản (đối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng, hiện thực gian lao và tâm hồn người lính). ĐỀ 2 I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
- Rất nhiều người đều có tâm lí ăn may. Ở người mắc bệnh trì hoãn thì dạng tâm lí này càng phổ biến. Họ luôn cho rằng trì hoãn công việc chẳng có gì là ghê gớm, mà không biết rằng rất có khả năng tới cuối cùng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may? Về mặt lí thuyết, tâm lí ăn may là một dạng phản ứng bản năng của con người. Khi người ta gặp phải các loại thiên tai hoặc nguy hiểm, nếu họ có ý thức một cách rõ ràng rằng khả năng sống sót của mình là bằng không thì trong trạng thái ấy hệ thống tinh thần của con người sẽ sụp đổ. Vì vậy, những lúc như thế này hệ thống tự bảo vệ của con người sẽ khởi động. Đại não sẽ phát ra mệnh lệnh “Nhất định sẽ có cơ hội thoát ra ngoài, nhất định sẽ sống sót” giúp người ta dựa vào sức mạnh để kiên trì, từ đó có cơ hội sống sót Rất nhiều người khi qua đường rõ ràng thấy đèn đỏ nhưng vẫn sải bước về phía trước. Thứ dung túng cho họ thực hiện hành vi vượt đèn đỏ chính là tâm lí ăn may. Họ cho rằng vượt đèn đỏ cũng không xui xẻo đến mức bị tai nạn giao thông. Nhưng thực tế hầu như những người bị tai nạn giao thông khi ấy đều có suy nghĩ như vậy. Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Con người luôn dễ dàng tin rằng, bi kịch chỉ xảy ra với người khác, cách mình còn rất xa. Chính tâm lí ấy khiến người ta coi thường dù chỉ là 1% khả năng xảy ra của bi kịch, nhưng đối với người mang tâm lí đó thì 1% cũng đồng nghĩa với 100%. Vì vậy, các bạn mắc bệnh trì hoãn, muốn thoát khỏi trì hoãn, ngàn vạn lần đừng mang tâm lí ăn may. (Trích Tuổi trẻ không trì hoãn trang 234, Thần Cách) 1. Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người khởi động có tác dụng gì? 2. Anh, chị hiểu thế nào là tâm lí ăn may? 3. Theo anh, chị tại sao mọi người lại luôn có tâm lí ăn may? 4. Anh, chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. Vì sao? Hãy kể một số việc cụ thể để chứng minh cho ý kiến của anh chị. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Muốn thoát khỏi trì hoãn đừng mang tâm lí ăn may trong phần Đọc hiểu. Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người chiến sĩ: (1) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm . Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (2) Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Trích Tây Tiến, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2018) Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ trên để thấy được bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.
- ĐÁP ÁN 2 Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu 3,0 Theo tác giả, trong trường hợp cấp bách, hệ thống tự bảo vệ của con người 0, 5 khởi động có tác dụng tạo ra sức mạnh tinh thần để kiên trì, con người có cơ 1 hội sống sót. HS có thể trả lời theo nhiều cách khác miễn là hợp lí. Tâm lí ăn may là tâm lí/thói quen luôn nghĩ đến/trông chờ sự may mắn 2 chứ không có sự nỗ lực của bản thân 0,5 Gợi ý: Mọi người luôn có tâm lí ăn may bởi vì: – Để hóa giải những lo âu của bản thân/để an ủi bản thân khi gặp phải những áp lực, nguy hiểm, khó khăn – Bao biện cho những hành vi/thái độ/ hành động sai trái 3 – Trông chờ, ỷ lại, không có sự nỗ lực, chủ động của bản thân 1,0 Học sinh có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm: Không chỉ chuyện qua đường, những hậu quả nặng nề hoặc thậm chí ươm mầm đại họa do tâm lí ăn may gây ra trong cuộc sống của chúng ta nhiều không kể xiết. I 4 (có sự lí giải, dẫn chứng hợp lí) 1,0 Làm văn 7,0 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu hình thức về đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Muốn thoát khỏi trì hoãn đừng mang tâm lí ăn may 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ – Giải thích: II 1 + Trì hoãn là thói quen có xu hướng chậm lại/hoãn lại/ chưa muốn bắt tay
- vào làm ngay /chờ một thời gian nào đó mới hoàn thành công việc. + ăn may là trông chờ sự may mắn -> Muốn thoát khỏi thói quen hoãn lại/ chậm lại một công việc nào đó cần từ bỏ sự trông chờ vào may mắn – Bàn luận ý nghĩa: Tại sao muốn thoát khỏi trì hoãn đừng mang tâm lí ăn may + Khi mang tâm lí ăn may con người sẽ chỉ ổn định về tinh thần trong chốc lát. + Không đối diện với những khó khăn, thử thách, không lường trước được những hậu quả, thiệt hại do sự trì hoãn bởi mang nặng tâm lí ăn may. + Luôn trong trạng thái trông chờ, ỷ lại, bị động + Trở nên lười biếng, thiếu ý chí và nghị lực, không có quyết tâm, thiếu sự chú tâm, tập trung trong công việc, không có tham vọng thiếu chí tiến thủ. – Đánh giá, bác bỏ: ý kiến đúng ; ca ngợi đối tượng ngược lại – Bài học nhận thức và hành động phù hợp: + Về nhận thức: hiểu được để có được thành công phải từ bỏ thói quen trì hoãn, trông chờ vào sự may mắn + Về hành động: học tập và rèn luyện, chủ động để đi đến thành công. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hai đoạn thơ để thấy được bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình trên con đường hành quân của những người lính Tây Tiến. 0,5 2 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến, đoạn thơ trong Tây Tiến – Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. – Tác phẩm: in trong tập Mây đầu ô, sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. – Hai đoạn thơ : nằm ở đoạn thứ nhất và thứ hai của bài, là bức họa ngôn từ về bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình 0,5 * Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội: – Nội dung: + Dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú; mưa 1,25 rừng cho thấy cả thung lũng mờ mịt như tan loãng trong biển mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn + Thiên nhiên cho thấy nỗi khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân. – Đặc sắc nghệ thuật: Nhiều thanh trắc, các từ láy liên tiếp, hình ảnh độc đáo súng ngửi trời, tiểu đối * Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình: – Nội dung: + Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người; hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng Cảnh buồn song chứa chan thi vị. + Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến. – Đặc sắc về nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế 1,25 * Đánh giá chung: 0,5
- – Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm – Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước. Nếu đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây. – Hai đoạn thơ minh chứng rõ ràng cho nhận xét: Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình. ĐỀ 3 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản dưới đây: Trong một buổi diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người. Trong bài diễn thuyết có đoạn: “Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình. Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa. Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa. Bạn chớ ngại nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau. Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm ”. (Theo Quà tặng cuộc sống – Sống trọn vẹn từng ngày – kienthuccuocsong.edu.vn)
- Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra tác hại của lối sống “thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn” được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Theo anh/chị, “điều gì tốt nhất cho chính mình” được nói đến trong câu: “Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình” là gì? Câu 3: Việc tác giả nêu lên mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người có tác dụng gì? Câu 4: Brian Dison nói: “Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm ”, anh/chị có đồng tình với điều đó không? Vì sao? 1. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu:“Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa”. Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng có viết: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ( ) Người đi Châu Mộc chiều sương ấy . Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Quang Dũng – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 88-89) Cảm nhận về hai đoạn thơ, từ đó đối sánh để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. ĐÁP ÁN 3 Câu/ Phần Ý Nội dung Điểm – Tác hại của lối sống thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạnđược nêu trong đoạn trích: “nếu không có chúng, cuộc sống của bạn phần nào sẽ 1 mất đi ý nghĩa” 0.5 I. – “ điều gì tốt nhất cho chính mình” được nói đến trong đoạn trích là:sự ĐỌC tự nhận thức về khả năng, trình độ của bản thân mỗi người để có thể thích HIỂU 2 ứng với thực tế nghề nghiệp theo đuổi. 0.5
- – Việc tác giả nêu lên mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người nhằm: + Giúp sinh viên biết cách định hướng nghề nghiệp gắn với những trách nhiệm khác của con người. + Truyền thông điệp tới độc giả: Hãy rèn luyện thêm nhiều hơn nữa những 3 kĩ năng sống thiết yếu để hoàn thiện mình và sống trọn vẹn cuộc sống. 1.0 – Bày tỏ thái độ: đồng tình hay không đồng tình – Nếu lập luận theo hướng khẳng định, cần nhấn mạnh: Mạo hiểm giúp con người có thêm bản lĩnh trước cuộc sống, chiến thắng ngay chính bản thân mình; nhờ mạo hiểm con người có thể bộc lộ chính năng lực, bản ngã cá nhân của mình để làm được những điều lớn lao, giúp con người có chính kiến, quyết đoán và không ỷ lại – Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến, cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng, luôn chấp chứa cả những rủi ro, thất bại, sự mạo hiểm đôi khi không mang lại cho con người thành công, thắng lợi như mong muốn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân và xã hội. – Nếu lập luận theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết 4 hợp cả 2 nội dung trên. 1.0 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu :“Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa”. 2.0 Yêu cầu về hình thức: – Viết đúng 1 đoạn văn, khoảng 200 từ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày nội dung đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: – Giải thích ngắn gọn nội dung ý kiến: Không có khó khăn nào là không 0.5 tìm ra cách giải quyết nhưng sẽ không thể tìm ra cách giải quyết những khó khăn đó nếu ta không hết sức cố gắng vì nó. II. – Bàn luận, chứng minh: LÀM + Khi đứng trước những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, chúng VĂN 1 ta thường nghĩ đó là sự bế tắc, đường cùng. Nhưng thực ra, đó chỉ là rào
- cản tạm thời để thử thách ý chí, nghị lực con người. + Mỗi người đừng tự đẩy mình vào bế tắc, phải luôn cố gắng, nỗ lực 1.0 không ngừng để vượt qua khó khăn. + Ý chí, nghị lực, sự tự tin, bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp chúng ta chiến thắng mọi khó khăn, thách thức trong cuộc sống. + Đề cao những người luôn biết cố gắng vượt qua khó khăn và phê phán những người chưa cố gắng đã vội nản lòng, bỏ cuộc. – Rút ra bài học nhận thức và hành động. 0.5 Cảm nhận về hai đoạn thơ, từ đó đối sánh để chỉ ra sự biến đổi về cảm 2 xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hai đoạn thơ; đối sánh để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. 1. Cảm nhận về hai đoạn thơ: * Đoạn 1: – Ba câu thơ đầu: + Địa bàn diễn ra cuộc hành quân là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ đội, hiểm trở với nhiều dốc cao vực thẳm như thử thách ý chí can trường của những người lính + Gợi hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện lên giữa trùng trùng gian khó vẫn nhìn cảnh vật với cái nhìn hồn nhiên, tinh nghịch (súng ngửi trời). 3,0
- + Nghệ thuật: dùng từ láy tượng hình (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phối thanh nhiều trắc, thủ pháp đối lập, biện pháp nhân hóa, hình ảnh ấn tượng, câu thơ giàu chất tạo hình – Câu thơ thứ tư: + Mở ra một không gian xa, rộng mênh mang dưới tầm mắt của người lính đang ở trên cao nhìn xuống. + Cho thấy tâm hồn mềm mại, giàu trí tưởng tượng của những người lính + Nghệ thuật: câu thơ toàn thanh bằng, gợi cảm giác nhẹ nhàng như tiếng thở phào của người lính sau chặng hành quân vất vả. * Đoạn 2: – Bức tranh sông nước Châu Mộc chiều sương thấp thoáng dáng người, dáng hoa rất thi vị, tươi đẹp – “thi trung hữu họa”. – Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến: nhạy cảm, mơ mộng, lãng mạn, bay bổng – Nghệ thuật: âm điệu thơ trầm bổng; bút pháp chấm phá tinh tế; biện pháp điệp ngữ, nhân hóa ấn tượng; từ ngữ gợi hình, gợi cảm => Bằng ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, qua hai khổ thơ, Quang Dũng vừa khắc họa được vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc vừa làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến: trong gian khổ và thử thách, trong gian truân và chết chóc, họ vẫn lạc quan, yêu đời, hồn nhiên, mơ mộng. 2. Đối sánh hai đoạn thơ, chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả: – Về cảm xúc: + Đoạn 1: hướng đến vẻ dữ dội, hoang sơ, khắc nghiệt của thiên nhiên miền Tây Bắc gắn với người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân. + Đoạn 2: hướng vào vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của Tây Bắc trong một chiều sương ở Châu Mộc. – Về bút pháp: + Đoạn 1: tác giả dùng bút pháp thiên về tả thực với những nét mạnh, đậm, giàu tính tạo hình. 1,0
- + Đoạn 2: tác giả dùng bút pháp lại thiên về gợi tả cái hồn của cảnh thiên nhiên. ĐỀ 4 I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ. Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau. (Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19) Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ. Câu 3 (0.5 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 4 (0.5 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao? II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm).
- Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người. Câu 2 (5.0 điểm). Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm . Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Và: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến ĐÁP ÁN 4 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.00 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm 0.50 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, 2 từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm) 0.50 – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời – Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. 3 Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người. 1.00 Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là I 4 nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình ) 1.00 LÀM VĂN 7.00 Viết đoạn văn về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người 2.00 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, song hành 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người 0.25 II 1 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù 1.00
- hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: – Điều giản dị trong cuộc sống con người chính là những gì gần gũi, gắn bó thân thiết xung quanh mỗi người. – Những điều giản dị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Những điều giản dị có thể trở thành điểm tựa, bồi đắp cho con người giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, gia đình sâu nặng ); góp phần thanh lọc tâm hồn, hoàn thiện nhân cách để trở thành người tử tế. – Mỗi người cần biết trân trọng những điều giản dị nhỏ bé, bởi đó có thể là nơi vẫy gọi ta về, làm bừng sáng kí ức đẹp đẽ d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận 0.25 Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ 5.00 a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau: 4.00 1. Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến 0.50 – Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. 0.25 – Tác phẩm: sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986). – Hai đoạn thơ: là bức họa ngôn từ, bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình 0.25 2. Bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ 3.00 * Đoạn thơ thứ nhất – Thiên nhiên miền Tây Bắc được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp 0.50 nhưng đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú; mưa rừng cho thấy cả thung lũng mờ mịt như tan loãng trong biển mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn – Thiên nhiên cho thấy sự khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân. 2
- – Bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi được thể hiện qua những câu 0.50 thơ được viết bằng thanh trắc, các từ láy, hình ảnh độc đáo phép tiểu đối * Đoạn thơ thứ hai 0.25 – Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người; hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng Cảnh buồn song chứa chan thi vị. – Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến. – Bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình được hiện lên qua lớp từ ngữ, hình 0.50 ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế * Tương đồng và khác biệt – Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành 0.50 quân của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm. 0.25 – Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước. Đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây. Bút pháp 0.25 đối lập tương phản đã giúp nhà thơ vẽ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp đa chiều. 0.25 3. Nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ 0.50 – Qua hai đoạn thơ hiện lên một “cái tôi” hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng 0.25 mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. Tây Tiến như một thứ quả trái mùa lạ lẫm. – Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến hình tượng người lính. Điều dó cũng góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa. Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình. 0.25 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25
- e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận ĐỀ 5 I.Đọc hiểu (3,0điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Thế giới hiện đại phát triển quá nhanh khiến cho nhiều người cảm thấy chỉ một khắc chậm chân đã tụt lại phía sau quá xa. Lấy việc đó làm động lực để bước tiếp hay chịu thua và bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày là sự lựa chọn của mỗi người; thế nhưng thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn. Bạn có biết rằng, từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” – “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”? Điều đó có nghĩa là, mỗi cuộc dấn thân, mỗi chuyến phiêu lưu tìm hiểu thế giới này đều là những trải nghiệm cần thiết và quý báu. Thay vì dính chặt lấy cuộc sống thường nhật tẻ nhạt và nhàm chán, nhiều bạn trẻ giờ đây đã chọn cách mạnh mẽ thể hiện bản thân mình, trải nghiệm cuộc sống bằng những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ, kết giao thú vị. Có thể nói, đó chính là những người trẻ chọn việc không ngừng phấn đấu và tiến về phía trước, và sẽ là những người thu vào trong tầm mắt phần rộng lớn và tươi đẹp nhất của thế giới này. Và trên hành trình kiếm tìm sự hoàn hảo cho cái tôi của mình, những khoảng nghỉ ngơi của mỗi người sẽ luôn cần một vọng đài, một điểm nghỉ chân để nghiệm thu và chiêm ngưỡng lại thế giới sau lưng mình. Những dãy núi hùng vĩ, thảo nguyên rộng lớn hay mặt biển xanh vô tận; những kỷ niệm ngọt ngào bên những người bạn thân – đó sẽ là thành tựu riêng của chính bản thân mỗi người, là thứ xúc cảm mà bạn chỉ biết mình đã cần nó tới mức nào ngay sau lần trải nghiệm đầu tiên. Vậy nên hãy luôn khát khao bám đuổi theo cái tôi mới mẻ và bứt phá; mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống để bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình, bạn nhé! Bởi cuộc đời chỉ thực sự trở nên hoàn hảo khi tầm nhìn của bạn rộng mở hơn. ( Nguồn 1. Nêu tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày được nêu trong văn bản? 2. Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng gì? 3. Anh, chị hãy nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường. 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn được nêu trong văn bản hay không? Vì sao? 5. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2(5.0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã nhiều lần gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây. Ở đoạn thơ thứ nhất, thiên nhiên hiện lên với những nét đặc sắc:
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm . Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Và đến đoạn thơ thứ hai, thiên nhiên lại hiện lên với những vẻ đẹp mới lạ “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. (Quang Dũng – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88 và tr.89) Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong hai lần gợi tả trên, từ đó làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng. ĐÁP ÁN 5 Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 Tác hại của việc con người bị trói buộc vào cuộc sống nhàm chán, đơn điệu hàng ngày được nêu trong văn bản: – Bào mòn trái tim của người trong cuộc; – Bản thân con người đều thấy mệt mỏi về thể xác, suy sụp tinh thần; 1 – Làm rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, xã hội. 0.5 Việc giải thích từ “Sekai” trong tiếng Nhật của văn bản có tác dụng: – Từ “Sekai” trong tiếng Nhật có nghĩa là “thế giới”; nhưng trong đó bản thân từ “kai” lại vừa có nghĩa là “giải” – “phát triển”; lại có nghĩa là “đáng giá”; – Tác dụng: + Làm rõ đặc điểm của thế giới. Thế giới rộng lớn, luôn phát triển không ngừng và đáng giá. 2 + Khuyến khích tuổi trẻ cần phải biết khám phá thế giới 1.0 Nêu ít nhất hai hình thức trải nghiệm cuộc sống dành cho tuổi trẻ học đường: ( Gợi ý), Học sinh có thể nêu 2 trong các hình thức sau: – Hoạt động câu lạc bộ : Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa 0.5 của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác 3 – Tổ chức trò chơi: Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui
- chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. – Tổ chức diễn đàn: tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. – Sân khấu tương tác: là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. – Tham quan, dã ngoại: Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. -Hoạt động chiến dịch:. Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội, giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: thế giới vĩnh viễn sẽ không bao giờ thu nhỏ lại, vậy nên tầm nhìn của bạn cần phải to lớn hơn được nêu trong văn bản hay không? Vì sao? Học sinh có thể trả lời: Đồng tình ý kiến, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng lí giải hợp lí, thuyết phục. 1.0 -Đồng tình: Quy luật của thế giới là luôn vận động và phát triển không ngừng. Vì thế, sứ mệnh của mỗi người là phải mở rộng tầm nhìn về thế giới để tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu tri thức nhân loại, rèn luyện kĩ năng sống và làm giàu đời sống tâm hồn. – Không đông tình hoặc đông tình một phần: Nêu học sinh có lập luận 4 hợp lý,thuyết phục, vẫn linh động cho điểm. II Làm văn Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu. 2.0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25 Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) 1
- b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu) để nêu vấn đề cần nghị luận. c.2. Các câu phát triển đoạn: – Giải thích: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó, buộc con người ta phải vượt qua. – Phân tích, chứng minh : + Tại sao tuổi trẻ cần “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”? ++ Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, khát vọng vươn cao, bay xa; được giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội; ++ Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để thử thách tuổi trẻ; ++ Minh chứng bằng những tấm gương vượt khó, học giỏi, sống tốt; những học sinh rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng đã vươn lên để gặt hái những thành quả tốt đẹp – Bàn bạc mở rộng: + Ý nghĩa: Khi “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”, tuổi trẻ sẽ có bản lĩnh vững vàng; rèn được ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình + Phê phán một bộ phận giới trẻ luôn sống trong sợ hãi: sợ khó, sợ khổ, trở thành người nhụt chí, thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống. c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: – Về nhận thức: Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua. – Về hành động: tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống 1.00 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
- Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ nhất; vẻ đẹp mới lạ, nhiều khác biệt của nhiên nhiên miền Tây ở đoạn thơ thứ hai; làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của bài thơ từ hình ảnh thiên nhiên trong hai đoạn thơ trên. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến 0,5 * Phân tích vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ nhất – Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội + Quang Dũng sử dụng rất nhiều từ láy tượng hình và từ tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, Những từ láy này vừa diễn tả được sự gập ghềnh, cheo leo, hiểm trở của núi đèo Tây Bắc vừa gợi được sự vất vả gian lao của người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân. + Tác giả sử dụng nhiều thanh trắc (đặc biệt là ở hai câu đầu) tạo nên những nét những nét vẽ gân guốc, táo bạo, khỏe khoắn; tạo nên âm hưởng thơ ghềnh thác như núi non Tây Bắc hun hút đến ghê người. – Nghệ thuật đối ở câu ba: “Ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống” như vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh núi đèo Tây Bắc cao ngất trời, tiếp ngay là vực sâu thăm thẳm. – Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. + Trong tầm xa xa, hư ảo, thiên nhiên Tây Bắc hiện ra mênh mang, huyền ảo, thơ mộng với những bản làng như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi sương rừng mưa núi. + Câu thơ toàn thanh bằng gợi người đọc liên tưởng đến nét bút lông mềm mại làm mát cả bài thơ. Sự êm ả mà câu thơ đem đến đã gợi được cái lâng lâng, bay bổng, thư thái trong tâm hồn người lính Tây Tiến. 1,25 * Phân tích vẻ đẹp mới lạ của thiên nhiên miền Tây trong đoạn thơ thứ hai 1,25
- – Khung cảnh: + Thời gian: là một buổi chiều tĩnh lặng, êm ả đầy chất thơ. + Không gian được phủ bởi một chiều sương huyền thoại khiến tất cả con người và cảnh vật như nhòe đi, bảng lảng như một bức tranh thủy mặc cổ điển. – Hình ảnh “hồn lau”: Quang Dũng không tả cây lau, bông lau mà nắm bắt cái hồn vía, hình thái của cảnh vật. Một lối viết rất gần gũi với bút pháp cổ điển phương Đông gợi lên biết bao bâng khuâng trước thiên nhiên Tây Bắc. – Hình ảnh “hoa đong đưa”: + Quang Dũng không viết “đung đưa” mà viết là “đong đưa”. Vì “đong đưa” thì dù vẫn là tả cái lay động của cảnh nhưng âm hưởng thơ mềm mại hơn và tình tứ, lãng mạn hơn. + Với hình ảnh “hoa đong đưa” này, Quang Dũng đã biến những bông hoa kia như một sinh thể có linh hồn, người đọc có cảm giác “hoa” cũng như con người đang soi mình làm duyên trên gương nước chòng chành. – Nét mới lạ trong hình ảnh thiên nhiên ở đoạn thơ thứ hai: Đặt trong bài thơ Tây Tiến thì bức tranh Tây Bắc với mây trời, sông nước trong chiều sương có nét lạ. Không phải núi hiểm trở, cheo leo, không còn âm thanh đại ngàn dữ dội, bốn câu thơ này chỉ có sự trong vắt, mộng mơ được diễn tả bằng cảm hứng lãng mạn, thuần khiết. Đây là đoạn thơ giàu chất tạo hình, thoáng và đẹp như một bức tranh lụa mượt mà. – Bút pháp + Bốn câu thơ diễn tả đến độ kết tinh nghệ thuật rất cao, chất thơ đạt đến độ ảo diệu, nét bút mềm mại, vờn vẽ rất đỗi hài hòa. + Chỉ bằng vài nét gợi mà Quang Dũng vừa tạo được hình sắc trực tiếp vừa gợi lên được cái hồn của cảnh vật. * Cảm hứng lãng mạn của bài thơ qua hình ảnh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên – Lí giải về cảm hứng lãng mạn: Quang Dũng vốn là một hồn thơ hào hoa, lãng mạn, chất hào hoa lại được gặp thiên nhiên miền Tây với vẻ đẹp đặc sắc và mới lạ. Quang Dũng lại từng sống và chứng kiến những tháng ngày hào hùng giữa binh đoàn Tây Tiến. Do vậy, hồn thơ ấy đã hòa quyện lại tất cả để tạo nên những câu thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. 0,5
- – Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn: + Cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc, giàu trí tưởng tượng: Cả bài thơ là một nỗi nhớ triền miên, da diết, chơi vơi của nhà thơ về: cảnh núi rừng hiểm trở, thiên nhiên thơ mộng + Tác giả thường tô đậm những cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về: cái hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng của thiên nhiên. + Phát huy cao độ thủ pháp đối lập, tương phản (đối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng ). ĐỀ 6 PHẦN I. ĐỌC HIỂU( 3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả. ( .) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa? ( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162) Câu1.Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»? Câu 4.Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó? PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm): NLXH Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.
- Câu 2. (5 điểm ): NLVH Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến( Quang Dũng) trong đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. ( Tây Tiến – Quang Dũng; Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2017) Từ đó, liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy( Tố Hữu) để rút ra nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. ĐÁP ÁN 6 Phần Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 Câu 1 Thao tác lập luận: Bình luận. 0.5 Câu 2 Theo tác giả, chúng ta “ cần thái độ lắng nghe hết lòng”. 0.5 – Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ» vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm Câu trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là 3 người thầy thuốc. 1.0 – Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ. – Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm. Câu 4 – Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ. 1.0 II LÀM VĂN 7.0 Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. 2.0 a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ. – Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của lắng nghe trong cuộc sống và trình Câu bày quan điểm của mình về ý kiến:Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của 1 con người. 0.25
- c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau: – Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. 1.0 – Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống . – Hãy lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác. – Hãy lắng nghe chân thành, tập trung và có chọn lọc. 0.25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến ( Quang Dũng) trong đoạn thơ “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,/ / Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Từ đóliên hệ với hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy( Tố Hữu) để rút ra nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận – Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0.25 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến ( Quang Dũng) trong đoạn thơ “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,/ / Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Từ đóliên hệ với hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy( Tố Hữu) để rút ra nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. – Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: *.Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0.5 *. Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ Tây Tiến của Quang Dũng: – 4 câu đầu: Vẻ đẹp người lính hiện lên trong cuộc sống, chiến đấu: gian khổ, khó 2.0 khăn và đời sống tâm hồn: lãng mạn, hào hoa. + 2 câu đầu là bức chân dung người lính hiện lên với những nét vẽ chân thực : Cuộc sống gian khổ nhưng vẫn toát lên vẻ oai phong, dũng mãnh . Câu 2 + 2 câu tiếp là vẻ đẹp tâm hồn đậm chất hào hoa, lãng mạn: Quang Dũng đã tạo nên
- một tương phản hết sức đặc sắc – những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có đời sống tâm hồn lãng mạn, bay bổng. – 4 câu sau: Những hi sinh mất mát và ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến. + Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, Quang Dũng đã giúp người đọc cảm nhận được sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. + Lời thề và lí tưởng quên mình, xả thân vì Tổ quốc của những chàng trai đô thành . ð Tây Tiến xứng đáng được xem là một tượng đài kỉ niệm bằng thi ca về đoàn quân Tây Tiến nói riêng về con người Việt Nam nói chung của một thời đại đầy gian lao mà anh dũng. 0.5 *. Liên hệ hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy (Tố Hữu) . – Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy; – Nhận xét về hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy: + Người chiến sĩ cộng sản có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản. + Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp. Con người đã tự nguyện đem cái “tôi” nhỏ bé của mình gắn kết với cuộc đời để tạo nên sức mạnh đoàn kết, tranh đấu. *. Nhận xét chung về vẻ đẹp trong lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. – Cả 2 nhà thơ đều xây dựng hình tượng chung về người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp lí tưởng sángngời, cùng sử dụng bút pháp lãng mạng cách mạng để thể hiện; + Người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy say mê lí tưởng Đảng, cất lên tiếng hát của một tâm hồn trẻ trong buổi đầu giác ngộ cách mạng. + Người chiến sĩ trong Tây Tiến là đoàn binh hùng mạnh, can trường, tài hoa và lãng mạn khi còn sống và khi đã hi sinh. – Nguyên nhân sự khác biệt : Cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại đã để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình tượng người chiến sĩ của mỗi tác giả. 0.5 ĐỀ 7 I. ĐỌC đoạn trích dưới đây:
- Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.( ) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở ( ), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã. (Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”? Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !” Và: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng. ĐỀ 8 1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Tuổi trẻ không chỉ là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà còn chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống. Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết thương trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta. (Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra các yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích. Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn”? Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
- Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn. Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ “Tây Tiến”, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của người lính Tây Tiến: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời !” Và: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dòng thơ trên. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng. ĐÁP ÁN 7,8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 Mã đề 01 Điều cần làm trước mắt là: – tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; – tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; – nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. (Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 1 điều thì cho 0,25 điểm) 0,5 – Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành dấu tích gì không? 2 – Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh
- báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa. 0,75 – Ý kiến Trường đời .mọi mặt có thể hiểu: + đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách ; + song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà 3 trường 0,75 – Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. – Lí giải hợp lí, thuyết phục. 0,5 4 0,5 Mã đề 02 Yếu tố gắn với tuổi trẻ được nêu trong đoạn trích: – ý chí mạnh mẽ, – trí tưởng tượng phong phú, – sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với cuộc sống. (Lưu ý: HS nêu đủ các yếu tố mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 thì cho 0,25 điểm. HS có thể kể thêm lòng can đảm, sở thích phiêu lưu trải 1 nghiệm) 0,5 – Biện pháp liệt kê: ý chí .cuộc sống/ ở lòng can đảm .an nhàn/ lo lắng bản thân. – Tác dụng: Kể ra cụ thể những yếu tổ, những biểu hiện tích cực của tâm hồn đầy “tuổi trẻ”; cũng như những trạng thái tiêu cực có thể hủy hoại tinh thần chúng ta. Từ đó giúp chúng ta nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn 2 về “tuổi trẻ ” và có ý thức bồi dưỡng đời sống tâm hồn. 0,75 Ý kiến Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn có thể hiểu: + Theo quy luật cuộc sống, cùng với sự chảy trôi của thời gian,con người lớn lên về tuổi tác, già đi về mặt hình thức; 0,75 + Tuổi tác, thời gian không kiến tạo nên thé giới tinh thần chúng ta. 3 Cái tạo nên nó chính là thái độ, tức là những ý nghĩ, tình cảm, là cách
- nhìn, cách ứng xử, cách lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời. – Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình. – Lí giải hợp lí, thuyết phục. 0,5 4 0,5 LÀM VĂN 7,0 MÃ ĐỀ 01: Trình bày suy nghĩ về: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với phải nhiều cám dỗ cuộc đời. Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa? + Trau dồi kiến thức, hiểu biết + Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng + Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện + Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu + Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho II 1 bản thân 1,0 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
- e. Sáng tạo Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25 MÃ ĐỀ 02: Trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để 1 “chăm sóc” tâm hồn 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Điều bản thân cần làm để “chăm sóc” tâm hồn 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: “Chăm sóc” tâm hồn chỉ sự quan tâm, chăm chút đến đời sống tâm hồn để nó luôn ở trang thái lành mạnh, khỏe khoắn với nhiều biểu hiện như: suy nghĩ tích cực, lạc quan, hướng thiện, Khi có một đời sống tâm hồn đẹp đẽ, một tinh thần tốt, chúng ta sẽ làm được nhiều điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vậy nên cần phải làm gì để chăm sóc tâm hồn? Có thể bằng cách trau dồi hiểu biết để có cơ hội đạt được lí tưởng cuộc đời; làm nhiều việc tốt, biết chia sẻ và cảm thông với người khác; biết chăm sóc bản thân và luôn tự tin, lạc quan, yêu đời; cảm nhận hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống từ những điều bình dị; chăm sóc đời sống tinh thần kết hợp với việc chăm sóc thể chất. Từ đó phê phán những người sống chỉ biết chăm lo thể xác, để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống và rút ra bài học. 1,0 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25 2 Cảm nhận về hình tượng người lính trong những dòng thơ 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Chung cho cả Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài 0,25
- 2 mã khái quát được vấn đề. đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong những dòng thơ Anh bạn quên đời và Rải rác .độc hành. Từ đó nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng được thể hiện qua những dòng thơ đó. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng · Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 · Cảm nhận về hình tượng người lính qua những dòng thơ; Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: + Nội dung: người lính Tây Tiến phải nếm trải nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhiều nỗi đau mất mát, hi sinh; song tâm hồn họ vẫn toát lên nét ngang tàng, ngạo nghễ, đặc biệt là lí tưởng xả thân cho tổ quốc. Sự ra đi của người lính được trang trọng hóa bởi hình ảnh áo bào, bởi khúc nhạc thiêng 2,0 tiễn đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng => lính Tây Tiến vừa có vẻ đẹp của những tráng sĩ vừa mang vẻ đẹp của người linh thời đại chống Pháp. + Nghệ thuật : bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn; ngôn ngữ có sự kết hợp hiệu quả của từ thuần Việt và từ Hán Việt, từ láy; hình ảnh gợi hình, gợi cảm; giọng điệu trầm hùng; biện pháp nói giảm, nói tránh + Qua đó, ta thấy được tình cảm sâu sắc của tác giả giành cho đồng đội, hồn thơ phóng khoáng lãng mạn · Nhận xét ngắn gọn về tinh thần bi tráng của hình tượng – Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố Bi và yếu tố Tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Chính tinh thần bi tráng mang đến cho chúng ta những cảm nhận chân thực và xúc động về những năm tháng chiến tranh khốc liệt và thấy được vẻ đẹp tâm hồn, khí phách cao cả của thế hệ anh bộ đội cụ Hồ. – Tinh thần bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác liệt, từ tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ – Tinh thần bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp độc đáo 1,0
- của hình tượng người lính Tây Tiến – Tinh thần bi tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,5 TỔNG ĐIỂM: 10.0