Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 5170
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC SƠN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề) I/ ĐỌC - HIỂU: ( 4,0điểm ) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến." Câu1: (1,0 đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (2,0 đ) Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết tác giả sử dụng câu rút gọn như vậy có tác dụng gì? Câu 3: (1,0 đ) Qua lời căn dặn của Bác Hồ đối với mọi người trong đoạn văn trên, em thấy mình cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta. II/TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN TRƯỜNG THCS BẮC SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 7 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC - HIỂU 4,0 điểm - Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 0,5 1. - Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 - Các câu rút gọn: + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, 0,5 rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong 0,5 hòm. 0,5 2 + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh và 0,5 tránh lặp lại chủ ngữ đã có ở câu trước . - Những việc làm để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta: + Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. + Giới thiệu, quảng bá những bản sắc của quê hương, đất nước. 1,0 3 + Yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, thân thuộc nhất như: ngôi nhà, mái trường ( HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lí . Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá câu trả lời) 6 điểm * Về kĩ năng: Học sinh biết làm đúng theo yêu cầu của bài văn nghị luận: luận điểm rõ ràng, Luận cứ chính xác, chọn lọc, tiêu biểu; Lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi dùng từ, đặt II 0,5 TẬP LÀM VĂN câu * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: a. Mở bài: - Giới thiệu về lòng biết ơn của con người. 0,5 - Dẫn câu tục ngữ. - Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc
  3. Việt Nam. b. Thân bài: * Giải thích: - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây. 1,0 - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. * Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp 2,5 hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước 1,0 tạo dựng nên. c. Kết bài: - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 0,5 - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. - Liên hệ bản thân. * Lưu ý:Trên đây là những gợi ý có tính chất tham khảo, khi chấm, giáo viên nên linh động căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc