Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hoằng Hớp (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4090
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hoằng Hớp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hoằng Hớp (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT HOÀNG HÓA ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2019-2020 TRƯỜNG THCS HOẰNG HỚP MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới dây và trả lời câu hỏi: “Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết. Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày mầu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh "đá trăm" xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: "Không đau, nó ê ra rồi". Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ.” (Trích “Tuổi thơ im lặng” Duy Khán) Câu 1: (1.0 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Hãy nêu những hình ảnh chi tiết cho thất sự vất vả cực nhọc của người mẹ? Câu 3: (2.0 điểm) Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên? Câu 4: (2.0 điểm) Qua đoạn văn trên tác giả muốn nói gì với người đọc? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc Hiểu em háy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về Tình mẫu tử. Câu 2: (10.0 điểm) Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gợi về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đát nước. Bằng kiến thức đã học em háy làm sáng tỏ nhận định trên
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I ĐỌC HIỂU 1 -Các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên: +Tự sự 0.5 +Miêu tả 0.5 2 -Nội dung chính: Cho thấy sự vất vả cực nhọc của người mẹ ngày đêm 0.5 làm lụng vất vả và sự thấu hiểu lo lắng của người con -Những chi tiết cho hấy sự vất vả cực nhọc của mẹ: “vai mẹ nứt to nhất, 0.5 mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh.”; “cởi trần, mặc yếm mà gánh.”; “Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi.”; “Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn.”; “Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học.” 3 -Biện pháp tu từ điệp ngữ “mẹ” 1.0 -Tác dụng: +Nhấn mạnh sự vất vả cực nhọc của người mẹ trong từng hoàn cảnh tác 0.5 giả miêu tả +Cho thấy người mẹ có thể hi sinh tất cả dù ở bất cứ đâu làm cho đến 0.25 chảy máu để con được an vui +Cho thấy sự quan tâm thấu đáo cảm nhận sâu sắc của tác giả đối với mẹ 0.25 mình 4 -Qua đoạn văn trên tác giả nuốn nói với chúng ta: +Sự vất vất vả cực nhọc của người mẹ phải nuôi nấng chúng ta bao năm 0.5 tháng dù khỏe mạnh hay ốm đau +Hàm ý muốn khuyên chúng ta phải biết quí trọng, yêu thương mẹ làm 0.5 hết sức để mẹ vui lòng II TẠO LẬP VĂN BẢN 14.0 1 a, Đảm bảo hình thức một đoạn văn có mở đoạn thân đoạn và kết 0.25 đoạn b, Xác định đúng nội dung đoạn văn: “trình bày suy nghĩ của em về 0.25 Tình mẫu tử.” c, Yêu cầu cụ thể: *Học sinh có thể viết theo định hướng sau: -Giải thích hai từ mẫu và tử: mẫu là mẹ, tử là con 1.0 + Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình. + Nó còn là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con. + Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình. 1.0 -Vai trò của tình mẫu tử: + Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa. + Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống. + Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn. + Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân. 1.0
  3. -Để giữ gìn tình mẫu tử: + Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ. + Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ. + Cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu của hai người. 0.25 d, Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, lập luận thuyết phục 0.25 e, Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả 2 a, Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận có mở bài thân bài và kết bài 0.5 b, Xác định đúng nội dung bài văn 0.5 c, Yêu cầu cụ thể: 9.0 *Học sinh có thể viết theo định hướng sau: Luận điểm 1:Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của 4.5 tuổi thơ và tình bà cháu Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ. - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: "Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ " - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt " - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu " - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ Luận điểm 2:Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc 4.5 thêm tình yêu quê hương đất nước: - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà " - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến
  4. d, Sáng tạo: cánh diễn đạt mới mẻ, lập luận thuyết phục 0.5 e, Chính tả: dúng đúng ngữ pháp chính tả 0.5