Đề khảo sát chất lượng thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử (Mã đề 603) - Năm học 2019-2020

doc 4 trang thaodu 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử (Mã đề 603) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_thi_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_lich_su.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi tốt nghiệp THPT lần 1 môn Lịch sử (Mã đề 603) - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ KSCL THI TỐT NGHIỆP THPT(Lần 01) Môn: Lịch sử. Năm học: 2019 - 2020 Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ tên: Mã đề 603 Lớp: Câu 1. Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm Châu Phi” vì A. Lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ B. Có 17 quốc gia ở Châu Phi giành được độc lập C. Giải phóng hoàn toàn khu vực Bắc Phi D. Chủ nghĩa Apathai bị xóa bỏ Câu 2. Chỉ ra cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương ? A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh. B. Khởi nghĩa Hương Khê. C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Bãi Sậy. Câu 3. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là A. Thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. B. Ôn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. C. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước D. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. Câu 4. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là A. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi. B. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. C. chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp. D. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện thuận lợi để In-đô-nê-xia, Lào và Việt Nam giành được độc lập trong năm 1945? A. Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở In-đô-nê-xia B. Thực dân Pháp bị Nhật đảo chính, mất quyền thống trị ở Đông Dương C. Nhân dân các nước đấu tranh vũ trang giành độc lập D. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện Câu 6. Trong các nguyên nhân sau, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. B. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo lãnh đạo phong trào cách mạng. C. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. Câu 7. Thắng lợi nào của nhân dân ta buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Chiến thắng trong cuộc phản công chiến lược 1966 – 1967 B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. C. Cuộc tiến công chiến lược 1972. D. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Câu 8. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào? A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân. C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với tư tưởng Hồ Chí Minh. D. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Câu 9. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929- 1933 như thế nào? A. Bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng. B. Phát triển mạnh mẽ. C. Bước đầu phát triển. D. Khủng hoảng trầm trọng Made 603- Trang 1/4
  2. Câu 10. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là A. Đảng Dân chủ Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng Lao động Việt Nam. Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX? A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn B. Bãi công của công nhân dệt Nam Định. C. Bãi công của công nhân thợ nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn. D. Thành lập công hội bí mật ở Sài Gòn-Chợ Lớn. Câu 12. Sự kiện nào mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo B. Vệ tinh Lumik thoát khỏi sức hút của Trái Đất C. Phóng thành công tàu vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái Đất D. Nhà du hành vũ trụ Amstrong đi bộ trên Mặt Trăng Câu 13. Đến giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một A. thuộc địa của Tây Ban Nha B. phụ thuộc vào Pháp. C. nước thuộc địa của Pháp D. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền Câu 14. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai A. đã hoàn toàn kết thúc. B. bước vào giai đoạn kết thúc. C. đang diễn ra vô cùng ác liệt. D. bùng nổ và ngày càng lan rộng. Câu 15. Sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc “Chiến tranh lạnh” là sự ra đời của A. “Kế hoạch Mácsan” B. tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. C. “Học thuyết Truman”. D. chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Câu 16. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) là A. một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. B. chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Câu 17. Vì sao Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt trong Cách mạng tháng Tám 1945? A. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. B. Chủ trương nâng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương 6 (11-1939). Câu 18. Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam là A. sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. B. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em C. có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. D. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 19. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, Tây Âu đã trở thành A. nền kinh tế thứ hai của thế giới, cạnh tranh với Mĩ và Nhật Bản. B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới C. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới D. một trung tâm và một cực của thế giới đa cực. Câu 20. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào? A. Thủ công nghiệp. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 21. Mục tiêu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là Made 603- Trang 2/4
  3. A. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền. B. Đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập. C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. D. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua. Câu 22. Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. tự do và độc lập dân tộc. B. tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình C. độc lập dân tộc và dân chủ. D. độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Câu 23. Quốc gia nào sau đây không tham gia sáng lập tôr chức ASEAN? A. Thái Lan B. Việt Nam C. Philipin D. Malaixia Câu 24. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám-1945 đối phó với nhiều khó khăn, đó là A. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm nội phản B. Nạn đói, nạn dốt, nội phản. C. Giặc ngoại xâm, nạn đói, nạn dốt D. Nạn dốt, nạn đói, ngân sách nhà nước trống rỗng. Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt Nam là A. toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến B. công nhân với tư sản mại bản và nông dân với địa chủ phong kiến. C. công nhân với tư sản Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến. D. toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và công nhân với tư sản mại bản. Câu 26. Luận cương chính trị (10-1930), của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hai nhiệm đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. A. lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. B. đánh đổ đế quốc và phong kiến phản động C. vụ chiến lược của cách mạng là D. lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc Câu 27. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt Nam là A. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản. B. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam D. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945? A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp-Nhật và phong kiến, đưa nhân dân nắm chính quyền. B. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. C. Mở ra một kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. D. Góp phần vào chiến thắng chống phát xít của phe Đồng minh. Câu 29. Trong đường lối đổi mới đất nước (12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là A. kinh tế. B. tư tưởng. C. văn hóa. D. chính trị. Câu 30. Mĩ là nước khởi đầu cuộc A. cách mạng du hành vũ trụ. B. cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. C. cách mạng công nghệ thông tin D. cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Câu 31. Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. liên minh chặt chẽ với Mỹ B. mở rộng quan hệ với Đông Nam Á C. mở rộng quan hệ với Trung Quốc D. liên minh chặt chẽ với Tây Âu Câu 32. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947, Đảng ta đã có chỉ thị A. “ phải thực hiện tiến công chiến lược lên biên giới”. B. “ phải phòng ngự trước, tiến công sau”. C. “ phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp”. D. “đánh nhanh thắng nhanh”. Câu 33. Từ năm 1946 đến 1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa các thế lực A. Quốc Dân Đảng với thế lực thân Mỹ B. Liên Xô và thế lực thân Mỹ C. Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản D. Liên Xô và Mỹ Made 603- Trang 3/4
  4. Câu 34. Tổ chức nào dưới đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu? A. SEATO. B. NATO. C. ANZUS. D. CENTO Câu 35. Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi A. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm B. tăng gia sản xuất. C. thực hiện “Ngày đồng tâm”. D. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. Câu 36. Âm mưu cơ bản của Mĩ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam là A. để chống lại phong trào cách mạng miền Nam. B. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. C. chia cắt miền Nam Việt Nam, tiêu diệt CNXH miền Bắc. D. dùng người Việt đánh người Việt Câu 37. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò A. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. B. đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam. C. quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. D. quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước Câu 38. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn theo trình tự thời gian là A. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh. B. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. C. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. Câu 39. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) chủ trương thành lập A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). B. Mặt trận Đồng Minh. C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương Câu 40. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới được khởi đầu từ A. Đức. B. Nhật Bản C. Pháp. D. Mĩ Hết Made 603- Trang 4/4