Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_20.doc
Nội dung text: Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Bình Minh (Có đáp án)
- PHÒNG GD- ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BÌNH MINH MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2016 – 2017 ( Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề ) Phần I : Trắc nghiệm (2,0 điểm) Hãy lựa chọn một phương án đúng trong mỗi câu hỏi dưới đây Câu 1: Câu rút gọn là câu ? A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ . B. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ. B. Chỉ có thể vắng vị ngữ. D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. Câu 2: Câu đặc biệt thường dùng để: A. Nêu thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng C. Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp. D. Cả ba ý trên Câu 3: Tách trạng ngữ thành câu riêng, nhằm mục đích gì? A. Làm câu ngắn gọn hơn B. Để nhấn mạnh, chuyển ý, hoặc thể hiện cảm xúc nhất định C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn. Câu 4: Biển đề tên trường có phải là câu đặc biệt không? A. Là câu đặc biệt. B. Không phải là câu đặc biệt. Câu 5: Trong các từ loại sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc? A. Từ hô gọi. B.Từ tình thái. C. Quan hệ từ. D. Số từ. Câu 6: Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt ? A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây. B. Hoa sim! C. Lan được di tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều. D. Mưa rất to. Câu 7: Những câu tục ngữ thường rút bỏ thành phần chủ ngữ, nhằm mục đích gì? A. Làm câu gọn hơn B. Thông tin nhanh hơn C. Tránh lặp lại những từ đã gặp trong câu khác D. Ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. Câu 8: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định? A. Đầu câu. B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ C. Cuối câu. D. A,B,C đều sai. Phần II : Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 : Đọc - hiểu văn bản ( 3,0 điểm ) Cho đoạn văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” ( Ngữ văn 7- tập 2) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? c .Viết đoạn văn khoảng 17 đến 20 dòng trình bày cảm nhận của em về đoạn văn đó Câu 2 : Tập làm văn ( 5,0 điểm ) Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- PHÒNG GD- ĐT NAM TRỰC ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS BÌNH MINH MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2016 – 2017 Phần I :Trắc nghiệm ( 2,0 điểm ) Mỗi câu đúng : 0.25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp B D B A D B D C án Phần II : Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1: Đọc - hiểu văn bản ( 3,0 điểm ) a. - Đoạn văn được trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.(0,25 điểm) - Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm) b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận . (0,25 điểm) c. - Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về đoạn văn (0,25 điểm) - Về nội dung: Cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Giới thiệu : Đoạn văn trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh ( 0,5 điểm) + Đoạn văn nêu ra vấn đề ngắn gọn súc tích và là lời khẳng định: Truyền thống yêu nước là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân ta. ( 0,5 điểm) + Tác giả sử dụng câu văn dài, giọng văn khúc triết sôi nổi, hình ảnh so sánh, những động từ mạnh” kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong cùng một câu . thể hiện rõ niềm tự hào, xúc động và đầy kiêu hãnh của người viết ( 0,5 điểm) + Lòng yêu nước là một khái niệm trừu tượng thông qua cách diễn tả người đọc hiểu và cảm nhận nó một cách cụ thể rõ ràng, từ đó mỗi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình là phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. (0,5 điểm) Câu 2: (5.0 điểm) a. Yêu cầu chung: + Cơ bản làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. + Xây dựng được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; lời văn lôi cuốn thể hiện được quan điểm, thái độ, những tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng rõ ràng. b. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản theo định hướng sau: A . Mở bài: (0,5 điểm) - Dẫn dắt: - Giới thiệu vấn đề: Về lòng biết ơn của con người. - Trích dẫn câu tục ngữ. B. Thân bài: (4 điểm) 1 . Giải thích: (0,5 điểm) - Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. 2. Khẳng định: (0,5 điểm) Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. 3. Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. - Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”của dân tộc ta. Như : + Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ + Tôn sùng và nhớ ơn những anh hùng, liệt sĩ, những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước . + Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ, Cách mạng + Học sinh biết ơn thầy, cô giáo
- (Học sinh lập luận đúng, sâu sắc, ngôn ngữ trong sáng, lời văn giản dị .) (2,5 điểm) 4. Bài học : (0,5 điểm) - Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên - Không được thiếu trách nhiệm, bạc bẽo, vô ơn với những thế hệ đi trước những người đã xây dựng thành quả mà ngày nay chúng ta đang được hưởng thụ . C . Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. - Liên hệ bản thân. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc