Đề kiểm tra chất lượng các môn học bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 12 lần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vĩnh Lộc (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 4331
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng các môn học bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 12 lần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vĩnh Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_cac_mon_hoc_boi_duong_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng các môn học bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 12 lần 3 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vĩnh Lộc (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC CÁC MÔN HỌC BỒI DƯỠNG -LẦN 3 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề bài có 02 trang) PHẦN I: ĐỌC HIỂU(3.0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau: Dưới đây là lời khuyên của triết gia Elbert Hubbard: “Mỗi khi bạn ra khỏi nhà, hãy ngẩng cao đầu lên, hít thở thật sâu, hãy đón nhận ánh nắng mặt trời, chào đón bạn bè với nụ cười và trao tâm hồn bạn cho người khác trong từng cái bắt tay. Đừng sợ bị hiểu lầm và đừng phí thời gian nghĩ đến kẻ thù. Hãy tập trung vào những điều bạn muốn làm, không chùn bước, và bạn sẽ tiến thẳng đến đích. Hãy nghĩ đến việc lớn lao và cao cả mà bạn muốn thực hiện trong đời. Rồi ngày tháng trôi qua, bạn sẽ thấy mình tự nhiên nắm được những cơ hội cần thiết để thực hiện mong muốn của mình, hệt như con tằm một khi đã nhả tơ thì sẽ miệt mài cho đến sợi tơ cuối cùng. Bạn hãy hình dung hình ảnh một nhân tài, đầy nhiệt huyết, có ích cho xã hội mà bạn khao khát trở thành. Hãy nuôi dưỡng hình ảnh này trong tâm trí, rồi dần dần bạn sẽ thấy mình đang trở thành con người đặc biệt đó Suy nghĩ chính là điểm mấu chốt. Đó chính là nguồn gốc của mọi sáng tạo. Hãy duy trì một thái độ đúng đắn, một tinh thần dũng cảm, chân thành và vui vẻ. Mọi cơ hội sẽ đến từ sự khát khao và mọi mong ước chân thành đều sẽ được đáp ứng. Hãy ngẩng đầu thật cao và hiên ngang bước tới. Tất cả chúng ta đều là những nhân tài tiềm ẩn trong tư chất của chính mình” (Dale Carnegie – Đắc nhân tâm, NXB Tổng hợp TP HCM, 2018, Tr. 113) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Để nắm được cơ hội, theo tác giả đoạn trích chúng ta cần phải làm gì mỗi ngày? (0.5 điểm) Câu 2: Theo anh/ chị nguồn gốc của sáng tạo được nói đến trong đoạn trích là gì? (0.5 điểm) Câu 3: Việc tác giả so sánh “hệt như con tằm một khi đã nhả tơ thì sẽ miệt mài cho đến sợi tơ cuối cùng” mang đến cho anh chị bài học gì khi học tập cũng như trong cuộc sống? Lí giải vì sao? (1.0 điểm) Câu 4: Tác giả cho rằng “Tất cả chúng ta đều là những nhân tài tiềm ẩn trong tư chất của chính mình”. Vậy nếu mình là một nhân tài, anh/ chị dự định sẽ làm gì để mang lại sự đổi thay cho đất nước mình? (1.0 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm): Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những điều cần làm ở hiện tại để có thể ngẩng đầu thật cao và hiên ngang bước tới trong tương lai. Câu 2 (5.0 điểm):
  2. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nhà văn Tô Hoài đã hai lần nhắc đến cái chết trong suy nghĩ và lời nói của Mị. - Lần thứ nhất trong đêm tình mùa xuân khi Mị ý thức được về thực tại của bản thân: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.” - Và sau khi cắt dây trói cứu A Phủ: “ rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: -A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: -Ở đây thì chết mất” (Tô Hoài - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.7, tr.8 và tr.14) Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó làm sáng tỏ sự thay đổi của nhân vật này. Hết Họ tên học sinh .Số báo danh
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC CÁC MÔN HỌC BỒI DƯỠNG -LẦN 3 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đáp án có 05 trang) Phần Câu Nội dung Điểm Học sinh dựa vào nội dung đoạn trích trả lời: Theo tác giả 0.5 đoạn trích, để nắm được cơ hội mỗi ngày chúng ta cần: - Mỗi khi bạn ra khỏi nhà, hãy ngẩng cao đầu lên, hít thở thật sâu, hãy đón nhận ánh nắng mặt trời; - Chào đón bạn bè với nụ cười và trao tâm hồn bạn cho người 1 khác trong từng cái bắt tay; - Đừng sợ bị hiểu lầm và đừng phí thời gian nghĩ đến kẻ thù; - Hãy tập trung vào những điều bạn muốn làm, không chùn bước, và bạn sẽ tiến thẳng đến đích; - Hãy nghĩ đến việc lớn lao và cao cả mà bạn muốn thực hiện trong đời. 2 Nguồn gốc của sáng tạo: Suy nghĩ 0.5 I. Đọc Từ phép so sánh, học sinh rút ra cho mình bài học trong cuộc hiểu sống và lí giải lí do lựa chọn bài học: - Học sinh rút ra bài học (0,5 điểm) 3 - Lí giải lí do lựa chọn bài học (0,5 điểm) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh lí giải thuyết phục được lí do chọn bài học rút ra từ vế câu trong đề bài. Học sinh đưa ra những ý kiến của mình để đóng góp cho đất 1.0 nước trong tương lai. - Giải pháp phù hợp với thực tiễn, lí giải thuyết phục – 1,0 4. điểm. - Đưa ra giải pháp và lí giải chung chung, không phù hợp với thực tiễn, thiếu thuyết phục – 0,5 đến 0,75 điểm - Đưa ra giải pháp không lí giải – 0,25 điểm * Yêu cầu về kĩ năng: 0.25 Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu, * Yêu cầu về nội dung: II. Làm 0.25 1 1 Giải thích: văn - Điều cần làm ở hiện tại: là những vấn đề cần thiết bây giờ để chuẩn bị tốt nhất cho bản thân ở tương lai. - Ngẩng đầu thật cao và hiên ngang bước tới: thái độ tự tin vào bản thân khi có đầy đủ những nhân tố cần thiết để đương đầu, chinh phục những thử thách để có thể thành công. 2. Bình luận:
  4. -Tại sao điều cần làm ở hiện tại lại khiến cho tương lai có thể 1.0 ngẩng đầu thật cao và hiên ngang bước tới ? + Tương lai có thành công hay không là do sự chuẩn bị hiện tại. + Nhân tố con người là tiên quyết cho tất cả sự thành công. - Những điều cần làm của bản thân hiện tại là gì? Tại sao đó là những việc cần làm của bản thân? Phần này học sinh tự đưa ra điều cần làm của bản thân mình và lí giải hợp lí, thuyết phục 3. Phản đề, mở rộng 0.25 - Xác định điều cần làm của bản thân là tốt, xong phải quyết tâm để thực hiện, biến suy nghĩ, ước mơ thành hiện thực. - Phê phán những người thiếu quyết đoán, sợ sệt, không dám hành động, thiếu niềm tin 4. Bài học: 0.25 - Tương lai của bản thân nằm trong tay mình, vì vậy phải không ngừng nỗ lực. - Bắt tay thực hiện ngay bằng những hành động cụ thể * Yêu cầu về kĩ năng: 0.5 - Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ. * Yêu cầu về kiến thức: 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, giới thiệu nhân vật 0.5 - Tác giả: + Tô Hoài là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. + Tô Hoài sáng tác theo xu hướng hiện thực; có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau nhất là miền núi; lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, ngôn ngữ 2 giàu có được sử dụng thần tình đắc địa. - Tác phẩm: +"Vợ chồng A Phủ", trích trong tập “Truyện tây Bắc”, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1952. + Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động. - Giới thiệu nhân vật Mị: Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp của cha với nhà thống lí, Mị đã bị băt về cúng ma và làm con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, tràn đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần. Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của
  5. người lao động, sức sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt đề rồi Mị tự đứng dậy cắt dây cởi trói trả lại tự do cho chính mình. 2. Cảm nhận về 2 đoạn văn: 3.0 a. Đoạn văn 1: 1.5 - Vị trí đoạn trích: + Khi bị bắt về làm con dâu trừ nợ nhà thống lý Pá Tra, Mị từ một cô gái tài năng, quyến rũ, tự chủ mạnh mẽ, giàu yêu thương, nhân hậu Mị trở nên vô cảm, câm lặng như tảng đá, sống kiếp rùa, kiếp trâu ngựa. + Mùa xuân năm ấy trước những thay đổi của khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người ở Hồng Ngài, sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí mùa xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi. -Tâm trạng Mị thể hiện trong đoạn văn: + Mị ý thức được sự bất công trong cuộc hôn nhân của mình với A Sử và so sánh mình với những người phụ nữ khác để nhận rõ sự bất công ấy + Mị muốn ăn lá ngón để chết ngay: là biểu hiện của sự thức tỉnh, những cảm xúc đã trở lại sau bao nhiêu năm vô cảm; là biểu hiện mãnh liệt nhất, dữ dội nhất của lòng ham sống, khát khao hạnh phúc + Nhớ lại, nước mắt Mị ứa ra: Giọt nước mắt là hiện hữu rõ nhất của những xúc cảm. Sau bao nhiêu năm Mị đau đớn, những giọt nước mắt trở lại trên gương mặt của Mị kể từ sau đêm về lạy chào bố để đi chết. + Tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường: Tiếng sáo đến gần hơn, từ lấp ló ngoài đầu núi, văng vẳng đầu làng giờ ở ngay ngoài đường. Tiếng sáo với những trách móc, dỗi hờn, kiếm tìm đã là nhân tố quan trọng thôi thúc Mị có những hành động: Xắn thêm mỡ, quấn lại tóc, rút chiếc váy hoa, với chiếc áo chuẩn bị đi chơi. ->Nhưng hành động vượt thoát của Mị đã bị A Sử chặn đứng một cách tàn nhẫn, phũ phàng. =>Đoạn văn thể hiện diễn biến tâm lý của Mị xoay quanh sự thức tỉnh của bản thân với những khát vọng vượt thoát khỏi hiện thực, khao khát cháy bỏng được sống tự do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc. Đoạn văn thể hiện sức sống tiềm tàng mà mãnh liệt đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế. b. Đoạn văn 2: 1.5 - Vị trí: + Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ và thấy A Phủ băng đi trong đêm tối, Mị đã nghĩ đến mình bèn băng đi, chạy theo A Phủ để trốn khỏi Hồng Ngài. + Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị rơi vào tình cảnh éo
  6. le, bi đát, có nguy cơ bị trói đứng thay cho A Phủ. - Diễn biến tâm trạng, hành động, lời nói của Mị: + Chạy theo A Phủ: "vụt chạy theo Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi ” -> Câu văn ngắn, nhịp gấp gáp, dùng nhiều động từ => Mị hối hả chạy đi để tự cứu mình, để tìm đến cuộc sống tự do. Đây là cuộc cách mạng trong tư tưởng, là chiến thắng của khát vọng sống mãnh liệt trỗi dậy trong Mị. + Hai lời thoại: "A Phủ cho tôi đi” và "Ở đây thì chết mất.”-> Gắn gọn nhưng thấy được sự quyết tâm và nhận thức rõ ràng giữa hiện thực cuộc sống và khát vọng được sống của nhận vật. => Đoạn văn tập trung thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng và hành động của nhân vật. Tất cả đều thể hiện một khát vọng vượt thoát khỏi số phận nô lệ, khát vọng được sống tự do của nhân vật. Đoạn văn cho thấy vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của nhân vật khi dám vượt qua mọi sợ hãi, tự cắt dây cởi trói cho chính mình. - Nghệ thuật: miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động. 3. Nhận xét, đánh giá 1.0 - Cả hai đoạn văn đề tập trung làm nổi bật khát vọng sống chân chính cử nhân vật: Đó là khát vọng giải thoát khỏi kiếp nô lệ, khát vọng được sống tự do, sống trong tình yêu, hạnh phúc. - Khác: Nếu khát vọng đó ở trong đoạn 1 mới chỉ dừnglại ở những diễn biến trong tâm trạng và cũng nhanh chóng bị nghịch cảnh chi phối, khắc chế thì ở đoạn 2 nó đã chuyển hóa thành hành động quyết liệt của nhân vật. Vì vậy mà nhân vật Mị hiện lên không chỉ có khát vọng sống cao đẹp mà còn thể hiện sự dũng cảm, quyết liệt, sáng suốt trong việc tự đúng lên giải thoát cho chính mình. -Đánh giá: + Hai đoạn văn thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của nhà văn: khẳng định, trân trọng vẻ đẹp và khát vọng chính đáng của người lao động, tìm ra con đường đấu tranh để giải phóng cho nhân vật Bằng tấm lòng yêu thương con người sâu sắc cùng với ánh sáng của thành quả Cách mạng đã giúp Tô Hoài đặc biệt thành công khi viết về số phận bi thảm và quá trình đứng lên đâu tranh của người lao động vùng núi Tây Bắc. + Về nghệ thuật: -Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế -Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên -Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc. -Ngôn ngữ kể truyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.
  7. Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được hệ thống ý cơ bản. - Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài đảm bảo về nội dung lẫn hình thức. Khuyến khích những bài có lối diễn đạt mới lạ, độc đáo. - Đối với những bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, trình bày bẩn, tẩy xóa thì tùy mức độ để trừ điểm.