Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2014-2015
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_cuoi_nam_mon_ngu_van_khoi_7_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2014-2015
- ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Phần I: Trắc nghiệm: (2điểm) Đọc kỹ câu hỏi rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở phương án trả lời đúng. Câu 1: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ? “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán lời ca thong thả, trạng trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng B. Nói lên sự bí từ của người viết C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một điều gì đó Câu 2: Trong câu văn: “ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” Tác giả dùng biện pháp gì ? A. So sánh B. Nhân hóa C. Liệt kê D. Điệp ngữ Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu dùng cụm chủ- vị làm thành phần câu? A. Mẹ về là một tin vui. B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. C. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà. D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách. Câu 4: Trong những văn bản nghị luận sau, văn bản nào không phải là văn bản nghị luận về vấn đề văn học? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Ý nghĩa văn chương C. Đức tính giản dị của Bác Hồ D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Câu 5: Nét nghệ thuật nổi bật trong văn bản “ Sống chết mặc bay” là gì ? A. Nhân vật có nội tâm sâu sắc B. Kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp C.Nghệ thuật khắc họa nhân vật D. Ngôn ngữ kể chuyện hiện đại Câu 6: Giá trị hiện thực của tác phẩm “ Sống chết mặc bay” là gì ? A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nổi khổ của người dân B. Tố cáo những kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân C. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang đe dọa của nhân dân D. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền. Câu 7: Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì ? A. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó. B. Là việc nêu lên vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người C. Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó D. Là việc làm người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ Câu 8: Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì ? A. Cách vận dụng các dẫn chứng B. Cách giải thích C. Điều cần giải thích D.Cách sắp xếp các luận điểm. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 9:(3 điểm) Trình bày cảm nhận của em về cái hay của phép tương phản trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Câu 10: (5 điểm) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- Nin : “Học , học nữa , học mãi” . - Hết-