Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngọc Hà
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngọc Hà
- SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HÀ GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGỌC HÀ Năm học: 2018– 2019 MÔN: SINH HỌC – Lớp 12 - THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài:45 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Nhằm kiểm tra kỹ năng tiếp thu kiến thức phần Sinh học trong chương trình học kỳ I, lớp 12 so với chương trình. - Kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh, so với mục tiêu của chương trình đề ra trong chương trình học kỳ I. - Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên. 1. Kiến thức: - Cơ chế di truyền và biến dị - Tính quy luật của hiện tượng di truyền 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng làm bài trắc nghiệm phân tích tổng hợp, khái quát hóa. 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác làm bài, làm bài thi nghiêm túc. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực trình bài, năng lực tính toán. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm ( 50%) + Tự luận (50%) III.THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Mức độ Mức độ cao TN TL TN TL thấp TN TL TN TL 1. Cơ - Trình bày - Chỉ ra cấu Vận dụng Vận dụng vào giải chế di được các trúc NST vào giải bài bài tập di truyền truyền dạng đột - Đột biến gen tập di truyền và biến biến gen, là gì? Nguyên dị khái gen, nhân của đột mạch khuôn biến gen? Hậu để tổng hợp quả đột biến
- mARN gen? Số câu: 2 1 1 1 1 1 6 Sốđiểm: 1 0,5 2 0,5 1 0,5 5,5 Tỉ lệ %: 17% 10% 36% 10% 17% 10% 100% 2. Tính - Nêu được - Biết được bộ -Trong phép quy luật khái niệm NST của con lai một tính của hiện thường biến đực, cái trạng, để cho tượng di đời sau có tỉ truyền lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện nào? Số câu: 2 2 1 1 6 Sốđiểm: 1 1 2 0,5 4,5 Tỉ lệ %: 22,5% 22,5% 44% 11% 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA: I. Phần trắc nghiệm ( 5điểm) Câu 1. Đột biến gen có các dạng: A. Mất, thêm, thay thế 1 cặp nulêôtit. B. Mất, thêm, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit. C. Mất, thay thế, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit. D. Thêm, thay thế, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit. Câu 2. Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là? A. Sợi cơ bản, đường kính 10 nm. B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. Siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. Crômatít, đường kính 700 nm. Câu 3. Gen là một đoạn ADN A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
- B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN. C. mang thông tin di truyền. D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin. Câu 4. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch A. 3’ – 5’ . B. 5’ - 3’ . C. mẹ được tổng hợp liên tục. D. mẹ được tổng hợp gián đoạn. Câu 5. Bệnh ung thư máu ở người là do : A. Đột biến lặp đoạn trên NST số 21 B. Đột biến mất đoạn trên NST số 21 C. Đột biến đảo đoạn trên NST số 21 D. Đột biến chuyển đoạn trên NST số 21 Câu 6. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a cây thấp; gen B quả đỏ, gen b quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là A. AaBb x Aabb B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AaBb. Câu 7. Bộ NST của người nam bình thường là A. 44A , 2X . B. 44A , 1X , 1Y . C. 46A , 2Y . D. 46A ,1X , 1Y . Câu 8. Thường biến là những biến đổi về A. kiểu hình của cùng một kiểu gen. B. cấu trúc di truyền. C. một số tính trạng. D. bộ nhiễm sắc thể. Câu 9. Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX. C. XO, con đực là XY. D. XO, con đực là XX. Câu 10. Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tứ bội là
- A.18. B. 8. C. 7. D. 2 II. Phần tự luận (5 điểm): Câu 1:(2 điểm). Đột biến gen là gì? Nguyên nhân của đột biến gen? Hậu quả đột biến gen? Câu 2:(2 điểm). Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện nào? Câu 3: ( 1 điểm ). Cho 1 loài có bộ NST 2n = 24 cho biết số lượng NST ở a.Thể 1, thể 1 kép, thể 3, thể 3 kép? b.Thể tam bội, tứ bội? V . ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 A B B A B D B A A D B. TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM) Câu 1. Đột biến gen là gì? Nguyên nhân vì sao lại có đột biến gen? Hậu quả thế nào? - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. - Có 3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản : Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit. -Nguyên nhân : Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại ), tác nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào. - Hậu quả : Đột biến gen có thể có hại, nhưng có khi lại có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.Khẳng định phần lớn đột biến điểm thường vô hại. - Ý nghĩa : Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá. Câu 2. Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện nào? - Cá thể bố mẹ đem lai phải dị hợp tử về một cặp gen đang xét ( Aa x Aa ). - Số lượng con lai phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của tỉ lệ. - Các alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn (trường hợp đồng trội và trội không hoàn toàn sẽ không đúng). - Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau (đảm bảo sự sống sót của các kiểu gen khác nhau).
- Câu 3. a. Thể 1: 23 NST, 1 kép: 22 Nst, thể 3: 25 NST, Thể 3 kép: 26 NST b. Tam bội: 3n= 36, tứ bội : 4n = 48
- HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 điểm) Điểm mỗi câu là 0,5 điểm. Câu Mã đề 001 Mã đề 002 Mã đề 003 Mã đề 004 1 A A C D 2 B C D B 3 B D A A 4 A A A B 5 B B B B 6 D D D C 7 B B D D 8 A D A D 9 A D B D 10 D C B A B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM TỔNG ĐIỂM - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit 0,5 (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra 1 tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. - Có 3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản : Mất, 0,5 thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit. -Nguyên nhân : Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia 2 phóng xạ, tia tử ngoại ), tác nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào. - Hậu quả : Đột biến gen có thể có hại, nhưng có khi lại có lợi hoặc 0,5 trung tính đối với một thể đột biến. Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.Khẳng định phần lớn đột biến điểm thường vô hại. - Ý nghĩa : Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp 0,5 của quá trình chọn giống và tiến hoá.
- - Cá thể bố mẹ đem lai phải dị hợp tử về một cặp 0,5 gen đang xét ( Aa x Aa ). 2 - Số lượng con lai phải đủ lớn để đảm bảo độ tin 0,5 cậy của tỉ lệ. - Các alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn (trường hợp 0,5 2 đồng trội và trội không hoàn toàn sẽ không đúng). - Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống 0.5 như nhau (đảm bảo sự sống sót của các kiểu gen khác nhau). 3 a. Thể 1: 23 NST, 1 kép: 22 Nst, thể 3: 25 NST, Thể 3 0,5 kép: 26 NST 1 b. Tam bội: 3n= 36, tứ bội : 4n = 48 0,5