Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Lâm

doc 2 trang thaodu 6040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Yên Lâm

  1. PHÒNG GD – ĐT HÀM YÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Trường THCS Yên Lâm NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN : VẬT LÝ 9 Họ và tên: Thời gian :45 phút Lớp 9 Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI A.TRẮC NGHIỆM: (6điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên n lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ: A. Tăng lên n lần. C. Tăng lên 2n lần. B. Giảm đi n lần. D. Giảm đi n2 lần. Câu 2. Khi nói về thủy tinh thể của mắt, câu kết luận nào không đúng: A. Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ. B. Thủy tinh thể có độ cong thay đổi được. C. Thủy tinh thể có tiêu cự không đổi. D. Thủy tinh thể có tiêu cự thay đổi được. Câu 3. Chiếu một tia sáng từ nước ra không khí thì góc khúc xạ: A. Lớn hơn góc tới. B. Nhỏ hơn góc tới. C. Bằng góc tới. D. Lớn hơn hoặc bằng góc tới. Câu 4. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm: A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. Câu 5. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì: A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng. B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng. C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Câu 6. Ta không thể xác định được thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là: A. Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 7. Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây? A. Chiếu chùm sáng trắng vào một lăng kính. B. Chiếu chùm sáng trắng vào một tấm thủy tinh mỏng. C. Chiếu chùm sáng trắng vào một thấu kính phân kì. D. Chiếu chùm sáng trắng vào một gương phẳng. Câu 8. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện?
  2. A. Tác dụng sinh lí. C. Tác dụng quang. B. Tác dụng từ. D. Tác dụng nhiệt. Câu 9. Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ cách quang tâm o một khoảng d = 2f thì ảnh của nó tạo bởi thấu kính có dặc điểm: A. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và bằng vật. D. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 10. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh A'B' của AB qua thấu kính’ B B B' O A' O A F F' A F A' F' A. C. B' B B B' B' O O A F A' F' A F A' F' Hình 1 B. D. Câu 11:Bố mẹ thường cho trẻ nhỏ tắm nắng sớm để cho trẻ khỏe mạnh và cứng cáp. Ở đây bố mẹ đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng quang điện C.Tác dụng sinh học D. Một tác dụng khác Câu 12: Ban ngày ta nhìn thấy vật màu đen là nhờ yếu tố nào trong các yếu tố sau: A. Nhờ có ánh sáng trắng từ vật truyền tới mắt. B. Nhờ có ánh sáng đen từ vật truyền tới mắt. C. Nhờ có nhiều ánh sáng màu từ vật truyền tới mắt. D. Nhờ các vật ở xung quang vật màu đen. B. TỰ LUẬN: (4điểm) Câu 13.(1,0đ) Nếu đặt vào hai đầu của cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì bóng đèn mắc ở hai đầu cuộn thứ cấp có sáng lên không? Giải thích tại sao và cho biết hiệu điện thế xuất hiện ở cuộn thứ cấp là hiệu điện thế gì? Câu 14.(1đ) Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa? Câu 15. (2) Đặt một vật AB cao 4cm, vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, cách thấu kính 60cm, A nằm trên trục chính. a) Vẽ ảnh của vật theo đúng tỉ lệ. b) Xác định vị trí, độ lớn và đặc điểm của ảnh. Phần tự luận học sinh làm ra một tờ giấy khác.