Đề kiểm tra chuyên đề lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 3421
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chuyên đề lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chuyen_de_lan_1_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chuyên đề lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN I TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71) Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la. Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”. Câu 2 (5.0 điểm) Cho đoạn thơ sau Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
  2. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong đoạn thơ. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . ; Số báo danh:
  3. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HDC ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN I TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 - Người có tính khiêm tốn có biểu hiện: + Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu 0,25 thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. + Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của 0,25 cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. 2 -Biện pháp liệt kê: + Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu 0,25 thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm + Tác dụng: nhấn mạnh, diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện 0,25 của long khiêm tốn. 3 -Câu nói trên có thể hiểu: Tài nghệ của mỗi người rất quan trọng nhưng hữu 1,0 hạn, bé nhỏ như những giọt nước trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế vần khiêm tốn để học hỏi. 4 - Học sinh viết một đoạn văn ngắn, được tự do bày tỏ quan điểm của mình và 1,0 lí giải vì sao lại có quan điểm trên. - Lưu ý: + HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc không hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả + Yêu cầu: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, sáng tạo nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về ý kiến : Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho 2,0 những ai muốn thành công trên đường đời. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Những gì bạn phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được những gì bạn phải bắt đầu để tạo nên tương lai tốt đẹp. Có thể theo hướng sau: -Giải thích vấn đề + Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không để cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. + Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. ⟹ Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lòng khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự trên đường đời.
  4. - Bàn luận vấn đề + Vì sao phải có khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự. / Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của bản thân. / Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. / Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn. + Ý nghĩa của lòng khiêm tốn: / Khiêm tốn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, trông rộng. / Khiêm tốn giúp hiểu mình, hiểu người. - Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. + Phê phán những kẻ thiếu khiêm tốn, luôn tự cao tự đại, cho mình tài giỏi hơn những người khác. + Học lối sống khiêm tốn giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống. + Liên hệ bản thân. Lưu ý: HS có thể trình bày đủ hoặc một vài khía cạnh nhưng phải đảm bảo mức độ sâu sắc về vấn đề được trình bày vẫn cho điểm tối đa. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giới thiệu về tác giả Quang Dũng , bài thơ Tây Tiến 0,5 - Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. - Tác phẩm: sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn vị Tây Tiến chưa được bao lâu. Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô (1986).
  5. - Đoạn thơ là nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, nỗi nhớ về người lính Tây Tiến trên những chặng đường hành quân. 2.Cảm nhận về đoạn thơ 3.0 a.Nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến 0,75 - Câu mở đầu giới thiệu hai hình tượng chính của bài thơ: Miền Tây Bắc mà con sông Mã làm đại diện và đoàn quân Tây Tiến. Câu thơ vừa như lời tâm sự vừa như lời mời gọi có tác dụng định hướng toàn bộ cảm xúc bài thơ. + Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!: Câu cảm thán, tiếng gọi tha thiết, chân thành. + Nhớ chơi vơi: cách dung từ mới lạ, độc đáo. + Điệp từ nhớ, âm ơi được láy đi láy lại thể hiện nỗi nhớ da diết, lan tỏa khắp không gian. b. Cảnh núi rừng Tây Bắc: - Nhà thơ liệt kê hàng loạt các địa danh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông Đó là nơi các chiến sĩ Tây Tiến đi qua, là những vùng đất xa xôi, hiểm trở của vùng Tây Bắc. 1,0 - Cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiểm trở được nhà thơ khắc họa bằng các hình ảnh: sương, dốc, mây mưa, thác, cọp: + Sương lấp: sương dày đặc, che lấp cả đoàn quân. + Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm: đường lên dốc vừa cao, vừa gấp khúc, uốn lượn. + Heo hút cồn mây/ Súng ngửi trời: cách dung từ tinh tế, khắc họa độ cao tuyệt đỉnh của núi rừng. + Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống: đối xứng núi dựng vách thành vừa lên cao chót vót, vừa xuống thăm thẳm. + Âm thanh, hình ảnh ghê sợ: thác gầm thét, cọp trêu người. -Cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng, trữ tình: + Hoa về trong đêm hơi. + Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi: sử dụng toàn thanh bằng + Cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi =>Gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, bình dị mang hương vị ngọt ngào, nồng ấm. c. Hình ảnh người lính trên đường hành quân - Thể hiện gián tiếp qua thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng trữ tình thơ mộng. 0,75 -Thể hiện trực tiếp: +. Hình ảnh đoàn quân mỏi : khó khăn, gian khổ, mệt mỏi vì đi hành quân trên những con đường xa, hiểm trở. +. Anh bạn dãi dầu không bước nữa bỏ quên đời: sử dụng phép tu từ nói giảm, gợi lên sự hy sinh thanh thản trên con đường hành quân, đồng thời cũng cho thấy sự lãng mạn, yêu đời của những người lính => Giàu chất bi tráng. 0,5 d. Đặc săc nghệ thuật - Sử dụng bút pháp tạo hình đa dạng đã tạo nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. - Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, đậm chất bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng với nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo. - Hình ảnh thơ sáng tạo. - Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách, có những kết hợp từ độc đáo 3. Nhận xét về cảm hững lãng mạn trong đoạn thơ 0,5 - Cảm hứng lãng mạn trước hết được thể hiện ở cái tôi của tác giả - Quang Dũng: nỗi nhớ của nhà thơ với đoàn quân Tây Tiến.
  6. - Được thể hiện trong bút pháp lãng mạn tài tình của tác giả. Những thủ pháp như cường điệu, đối lập được sử dụng rộng rãi, sáng tạo đã tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và cái tuyệt mĩ của con người và thiên nhiên núi rừng Tây Tiến. - Thiên nhiên vùng núi Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng có vẻ đẹp vừa đa dạng, vừa độc đáo, vừa hung ví dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình - Những cuộc hành quân gian khổ qua những chặng đường núi non hiểm trở, thử thách ghê gớm với các chiến sĩ Tây Tiến vốn là những thanh niên đất Hà Thành lần đầu tiên đến miền Tây Bắc. - Những địa danh tên bản, tên mường như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch .được nhắc đến không chỉ gợi bao nỗi nhớ vơi đầy mà còn để lại nhiều ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, hoang sơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10,0 Hết