Đề kiểm tra cuối kì I môn Thể dục Lớp 8 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Thể dục Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_the_duc_lop_8_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Thể dục Lớp 8 - Năm học 2021-2022
- Trường KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2021 – 2022 Họ và tên Môn : Thể dục Lớp: 8 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo Họ tên GT: Họ tên GK: chấm bài: 1- 1- 2- 2- ĐỀ Câu1: Sức bền là gì? A. Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập , lao động hay tập luyện TDTT kéo dài. B. Sức bền là khả năng của cơ thể thực hiện 1 động tác trong thời gian ngắn nhất C. Sức bền là khả năng mà con người thực hiện song những bài tập. D. Sức bền là sự kéo dài sức lực của cơ thể trong thời gian lâu nhất. Câu 2: Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện Thể dục thể thao là: A. Tập từ đơn giản đến phức tạp . B. Khởi động kĩ trước khi tập luyện . C. Tuân tủ những quy định một cách nghiêm túc . D. Tập các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn. Câu 3: Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế nào? A. Ăn nhẹ, uống nhiều. B. Ăn no và uống nhẹ. C. Ăn nhẹ, uống nhẹ. D. Ăn nhiều, uống nhiều. Câu 4:Khi chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy gót chạm mông chân tiếp đất bằng bộ phận nào? A. Nữa bàn chân sau. B. Cả bàn chân. C. Nữa bàn chân trước. D. Cả A và C đều đúng. Trang 1
- Câu 5: Trong xuất phát cao chạy ngắn tư thế xuất phát trọng tâm dồn vào chân nào? A. Trọng tâm dồn vào chân sau. B. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trước. C. Trọng tâm dồn đều cả 2 chân. D. Trọng tâm dồn nhiều vào chân sau. Câu 6: Bài thể dục phát triển chung lớp 8 có bao nhiêu nhịp? A. 30 nhịp B. 35 nhịp C. 40 nhịp D. 45 nhịp Câu 7: Khi VĐV vào thi đấu cần khởi động như thế nào? A. Chỉ khởi động khớp háng, cổ chân, đầu gối. B. Chỉ khởi động khớp cổ, hông. C. Khởi động toàn bộ các khớp cổ, cổ chân - cổ tay, bả vai, hông, háng , đầu gối D. Không khởi động Câu 8: Em cho biết tập luyện sức bền như thế nào là tốt? A. Tập càng nhiều càng tốt B. Tập vừa với sức mình C. Tập ít thì mới tốt D. Thông tập luyện chạy vẫn tốt Câu 9:Cần chú ý những điểm nào ở giai đoạn rơi xuống đất? A. Hai chân cùng tiếp đất, chùng 2 chân để giảm chấn động. B. Hai chân cùng chạm đất , chùng chân giậm để giảm chấn động. C. Chân giậm nhảy chạm đất hai tay chống xuống đất để giảm chấn động D. Cả hai ý B và C Câu 10: Nhảy xa có mấy giai đoạn? A. 5 giai đoạn B. 2 giai đoạn C. 3 giai đoạn D. 4 giai đoạn Câu 11:Có bao nhiêu kiểu nhảy xa? A. 5 kiểu Trang 2
- B. 4 kiểu C. 3 kiểu D. 2 kiểu Câu 12: Trong kĩ thuật chạy cự li ngắn gồm mấy giai đoạn ? A. 4 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 2 giai đoạn D. 5 giai đoạn Câu 13: Động tác nào bổ trợ cho chạy ngắn: A. Xoay các khớp vai, cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối B. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy gót chạm mông. C. Chạy đạp sau, chạy gót chạm mông. D. Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau. Câu 14: Trong kĩ thuật xuất phát cao chạy ngắn thì ? A. Chân với tay cùng bên. B. Chân này tay kia, chân thuận để trước. C. Hai chân đứng bằng nhau. D. Cả A và C đều đúng. Câu 15: Hãy nêu một số tác dụng và lợi ích của chạy bền? (2đ) Câu 16: Nhiệm vụ của giai đoạn rơi xuống hố cát là gi?(1đ) HẾT ĐÁP ÁN 1A 2D 3C 4C 5B 6B 7C 8B 9A 10D 11C 12A 13B 14B Câu 15: Giúp nâng cao sức khỏe, giảm cân, xương khớp khỏe hơn, tốt cho hệ tim mạch, ngủ ngon hơn, tăng trí nhớ, giải tỏa stess, giảm nguy cơ bị ung thư, giúp kéo dài tuổi thọ, cải thiện thính giác Câu 16: Đảm bảo an toàn cho người nhảy xa. Trang 3