Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn 7 - Năm học 2020-2021

doc 4 trang Hoài Anh 4920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ Văn 7 - Năm học 2020-2021

  1. TRƯỜNG THCS BẢO HIỆU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC- HIỂU: (3 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [ ] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! ”. (Theo văn bản“ Mẹ tôi”- Ngữ Văn 7,tập 1) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. Câu 3. Nêu dung chính của đoạn văn trên. Câu 4. Chỉ ra quan hệ từ có trong câu: “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con,có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! ”. II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nghĩ về một người thân (bố,mẹ, ông, bà, anh ,chị )
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Mức độ Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề cao cộng 1. Đọc-hiểu - Nhận biết - Hiểu nội dung được phương của đoạn văn. thức biểu đạt - Xác định đúng -Nhận biết được từ ghép được các loại đẳng lập. từ láy, quan hệ từ. Số câu: 2,5 1,5 4 Số điểm: 2 2 4,0 Tỉ lệ: 20% 20% 40% 2.Tập làm văn Đảm bảo đúng Biết thể hiện Sử dụng Kết hợp các bố cục 3 phần( cảm xúc, tình được các phương thức MB,TB,KB) cảm về đối cách lập ý biểu đạt. Bày -Xác định đúng tượng để triển khai tỏ cảm xúc đối tượng biểu và bày tỏ chân thành cảm cảm xúc tự Diễn đạt nhiên theo mạch lạc, trôi một trình tự chảy, có tính nhất định. sáng tạo. Số điểm: 0,5 1,5 3 1 6 Tỉ lệ: 5% 15% 30% 10% 60% Tổng điểm 2,5 3,5 3,0 1,0 10 Tỉ lệ: 25% 35% 30% 10% 100%
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 I. ĐỌC- HIỂU: (3 điểm ) Câu 1 Phương thức biểu đạt : Tự sự +biểu cảm 0,5 đ Câu 2. -Tìm 2 từ láy: hổn hển, quằn quại ( nức nở, sẵn sàng, đau đớn ) 0,5 đ - Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ Câu 3. Nội dung chính đoạn văn: 1 đ Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ và nhắc nhở con không được quên tình mẫu tử ấy. Câu 4. Quan hệ từ có trong câu văn: để . 0,5 đ II. TẬP LÀM VĂN ( 7 điểm) Yêu cầu chung: (0,5đ) - Học sinh làm đúng kiểu bài văn biểu cảm .Đảm bảo bố cục ba phần - Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: (1đ) - Biết cách lập ý cho bài văn biểu cảm. - Bày tỏ cảm xúc chân thành, diễn đạt mạch lạc a. Mở bài ( 1đ) - Giới thiệu về một người thân. - Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân đó. b. Thân bài (3,5 đ) - Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của người đó và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân đó làm em yêu mến, xúc động Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người đó Kể sơ qua một kỉ niệm để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc. c. Kết bài (1đ) -Khẳng định lại tình cảm : tình yêu, sự tôn kính, lòng quý trọng với người thân của mình.