Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí Lớp 9 (Có đáp án)

docx 6 trang Hoài Anh 24/05/2022 5401
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_vat_li_lop_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lí Lớp 9 (Có đáp án)

  1. Trường THCS NGUYỄN VĂN CƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Họ và tên: . Môn: Vật lí lớp 9 ( Đề 1 ) Lớp: 9 . Thời gian: 45 phút Điểm: Lời phê của giáo viên: A. TRẮC NGHIỆM: (7,0đ) Khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. Câu 2: Nội dung định luật Omh là: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. Câu 3: Điện trở tương đương của mạch mắc song song A. bằng mỗi điện trở thành phần. B. bằng tổng các điện trở thành phần. C. nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần. D. lớn hơn mỗi điện trở thành phần. Câu 4: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là: R1.R2 R1 R2 A. R1 + R2. B. R1 . R2 C. D. R1 R2 R1. R2 Câu 5: Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất , thì có điện trở R được tính bằng công thức . S S l l A. R = . B. R = . C. R = . D. R = . l .l .S S Câu 6: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành : A Cơ năng. D. Hoá năng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng ánh sáng. Câu 7: Một nam châm điện gồm: A. cuộn dây không có lõi. B. cuộn dây có lõi là một thanh thép. C. cuộn dây có lõi là một thanh sắt non. D. cuộn dây có lõi là một thanh nam châm. Câu 8: Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định: A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Chiều của các cực nam châm.
  2. Câu 9: Biến trở là một linh kiện : A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch. B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch Câu 10: Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau: A. 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ B. 1MΩ = 1000kΩ = 1.000.000Ω C. 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ D. 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ Câu 11: Nếu tăng cường độ dòng điện qua một dây dẫn ( có điện trở không đổi) lên 3 lần mà muốn nhiệt lượng tỏa ra trên dây đó không đổi thì phải giảm thời gian dòng điện qua dây A. 3 lần. B. 6 lần. C. 9 lần. D. 12 lần. Câu 12: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất P của đọan mạch chỉ chứa điện trở R, được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I. 2 U U 2 A. P= U.I. B. P = . C. P= . D. P=I .R I R Câu 13: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A. Máy phát điện. B. Làm các la bàn. C. Rơle điện từ. D. Bàn ủi điện. Câu 14: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi: A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Điện năng chủ yếu thành cơ năng. C. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành nhiệt năng. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 đ) Câu 1: (1,0 đ) Cho mạch điện gồm hai điện trở R1 = 12 , R2 = 6  mắc song song với nhau giữa hai điểm có hiệu điện thế U=12V.Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. Câu 2: (1.0đ) Cho một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V để đun sôi 3 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 250C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để dun sôi nước? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Câu 3 : (1.0 đ ) Áp dụng quy tắc bàn tày trái, hãy vẽ chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB ( như hình vẽ).
  3. ĐÁP ÁN ( ĐỀ 1 ) A. Trắc nghiệm ( 7.0 điểm). - Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C C A D C C A B B C B C B B. Tự luận ( 3.0 điểm). Câu 1: (1,0 đ) Điện trở tương đương của đoạn mạch. R .R 12.6 R 1 2 4 (  ) R1 R2 12 6 Câu 2: (1.0đ) Nhiệt lượng cần cung cấp để dun sôi nước Qi = mc t =3.4200.75= 945000 (J) Câu 3 : (1.0 đ ) GIÁO VIÊN BỘ MÔN PHẠM HỮU PHƯỚC
  4. Trường THCS NGUYỄN VĂN CƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Họ và tên: . Môn: Vật lí lớp 9 ( Đề 2 ) Lớp: 9 . Thời gian: 45 phút Điểm: Lời phê của giáo viên: A. TRẮC NGHIỆM: (7,0đ) Khoanh tròn câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ A. càng nhỏ. B. càng lớn. C. không thay đổi. D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm. Câu 2: Mắc một điện trở vào mạch điện, khi tháo ra và mắc lại bị ngược so với ban đầu thì A. điện trở của mạch sẽ giảm. B. điện trở của mạch sẽ tăng. C. điện trở của mạch không thay đổi. D. mạch sẽ không hoạt động. Câu 3: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn A. càng nhỏ nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ. B. càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn. C. bằng nhau với mọi vật dẫn. D. phụ thuộc vào điện trở của vật dẫn đó. Câu 4: Công thức nào là đúng khi mạch điện có hai điện trở mắc song song? A. U = U1 = U2. B. U = U1 + U2. U R U I C. 1 = 1 . D. 1 = 2 . U2 R 2 U2 I1 Câu 5: Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng? A. Dây dẫn càng dài thì điện trở càng lớn. B. Dây dẫn càng dài thì điện trở càng bé. C. Dây dẫn càng dài thì dẫn điện càng tốt. D. Chiều dài dây dẫn không có ảnh hưởng gì đến điện trở của dây. Câu 6: Một dây dẫn tiết diện S và có điện trở R. Nếu tăng tiết diện dây lên 5 lần thì điện trở R’ là: R A. R ' = 5R . B. R ' = . 5 C. R ' = R+5 . D. R ' = R - 5 . Câu 7: Đơn vị điện trở suất là: A. Ôm trên mét (/m). B. Ôm mét (.m). C. Mét trên ôm ( m/). D. Ôm (). Câu 8: Trên một biến trở có ghi (50  - 2,5 A). Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở là A. U = 125 V. B. U = 52,5V. C. U = 20V. D. U = 47,5V
  5. Câu 9: Trong công thức P = I2.R, nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì công suất: A. tăng gấp 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng gấp 8 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 10: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết A.thời gian sử dụng điện của gia đình. B. công suất điện mà gia đình sử dụng. C. điện năng mà gia đình đã sử dụng. D. số kilôoat trên giờ (kW/h) mà gia đình đã sử dụng Câu 11: Nam châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây? A. Sắt, đồng, bạc. B. Sắt, nhôm, vàng. C. Sắt, thép, niken. D. Nhôm, đồng, chì. Câu 12: Qui tắc nắm tay phải dùng để A. xác định chiều của lực từ trong ống dây có dòng điện. B. xác định chiều của lực điện từ. C. xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. D. xác định chiều của dòng điện. Câu 13: Vật liệu dùng làm lõi nam châm điện là A. thép. B. đồng. C. sắt. D. sắt non. Câu 14: Bộ phận đứng yên trong động cơ điện một chiều là A. nam châm. B. khung dây. C. cổ góp điện. D. khung dây và nam châm. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 đ) Câu 1: (1,0 đ) Một dây dẫn có điện trở 50 chịu được dòng điện có cường độ 0,25A. Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây. Câu 2: (1.0đ) Trên một bóng đèn có ghi (220V- 100W) và một bóng đèn khác ghi (220V- 40W). Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính điện năng mà mạch điện này sử dụng trong 1 giờ? Câu 3 : (1.0 đ ) Áp dụng quy tắc bàn tày trái, hãy vẽ chiều đường sức từ của thanh nam châm ( như hình vẽ).
  6. ĐÁP ÁN ( ĐỀ 2 ) A.Trắc nghiệm ( 7.0 điểm). - Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B C C A A B B A D C C C D A B.Tự luận ( 3.0 điểm). Câu 1: (1,0 đ) Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu dây. U R U I.R 50.0,25 12,5(A) I Câu 2: (1.0đ) Điện năng mà mạch điện này sử dụng trong 1 giờ là A P.t (100 40).3600 504000(J ) Câu 3 : (1.0 đ ) - Vẽ đúng hình cho 1.0 điểm. GIÁO VIÊN BỘ MÔN PHẠM HỮU PHƯỚC