Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 404 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 5 trang thaodu 3530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 404 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_404_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 404 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 404 (Đề có 04 trang) Câu 1. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có một loại kiểu gen? A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × aa. D. Aa × Aa. Câu 2. Trong cơ chế phiên mã, enzim ARN polimeraza có vai trò A. làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc. B. tổng hợp mARN theo chiều 3' 5'.  C. tổng hợp ADN theo chiều 3' 5'.  D. nối các đoạn Okazaki. Câu 3. Nội dung nào sau đây đúng về thể tam bội? A. Trong tế bào sinh dưỡng, chỉ có một cặp nhiễm sắc thể nào đó có 3 nhiễm sắc thể. B. Trong tế bào sinh dưỡng, ở mỗi cặp nhiễm sắc thể đều có 3 nhiễm sắc thể. C. Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n. D. Thể tam bội được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử (n + 1) và n. Câu 4. Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp? A. Restrictaza và ligaza. B. ARN - pôlimeraza và ligaza. C. Amilaza và ligaza. D. ADN - pôlimeraza và amilaza. Câu 5. Trong cơ chế hoạt động của ôperôn Lac, prôtêin ức chế liên kết với bộ phận nào sau đây? A. Vùng khởi động. B. Gen cấu trúc. C. Gen điều hòa. D. Vùng vận hành. Câu 6. Trật tự nào sau đây đúng khi nói về các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực? A. Nuclêôxôm sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn sợi cơ bản crômatit. B. Nuclêôxôm sợi nhiễm sắc sợi cơ bản ống siêu xoắn crômatit. C. Nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc ống siêu xoắn crômatit. D. Nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc crômatit ống siêu xoắn. Câu 7. Ở người, tính trạng máu khó đông do alen lặn h trên NST X qui định, alen H qui định máu đông bình thường. Ở một gia đình có bố và mẹ đều không bị bệnh mang kiểu gen: ♂ XHY x ♀ XHXh. Cho biết không phát sinh đột biến mới. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về các con của cặp vợ chồng này? A. Tất cả con gái của gia đình này đều không bị bệnh. B. Con trai bị bệnh đã nhận giao tử Xh của mẹ. C. Con trai không bị bệnh đã nhận giao tử XH của bố. H h D. Con gái có thể nhận giao tử X hoặc X của mẹ. Câu 8. Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy gen qui định cánh cụt đồng thời qui định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, trứng đẻ ít , đây là hiện tượng A. di truyền liên kết.B. tác động đa hiệu của gen. C. tương tác cộng gộp.D. tương tác bổ sung. Mã đề 404- Trang 1 /4
  2. Câu 9. Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để A. tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng. B. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. C. đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. D. nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. Câu 10. Theo lý thuyết, cơ thể mang kiểu gen: AaX BY giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại giao tử sau đây? (1) Aa (2) aXB (3) AY (4) XBY (5) AA (6) AXB A. 5.B. 4.C. 6.D. 3. Câu 11. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: 0, 25AA + 0,2Aa + 0,55aa = 1. Theo lý thuyết tần số tương đối của alen A và a trong quần thể lần lượt là A. 0,45 và 0,55. B. 0,35 và 0,65. C. 0,5 và 0,5. D. 0,25 và 0,75. Câu 12. Hiện tượng liên kết gen hoàn toàn không có đặc điểm nào sau đây? A. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Tạo điều kiện cho các gen quý trên các NST trong cặp tương đồng tổ hợp với nhau. C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen liên kết. D. Các gen trên cùng một NST có hiện tượng di truyền cùng nhau. Câu 13. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen đang xét? A. AABbDD. B. AAbbDD. C. AaBbDd. D. aaBBDd. Câu 14. Ở cây hoa phấn, tính trạng màu lá do gen trong tế bào chất qui định. Ở phép lai thuận: ♀ lá xanh x ♂ lá đốm→ F1: 100% cây lá xanh. Phép lai nghịch: ♂ lá xanh x ♀ lá đốm sẽ cho F 1 có kiểu hình nào sau đây? A. 75% lá đốm: 25% lá xanh. B. 75% lá xanh: 25% lá đốm. C. 100% cây lá xanh. D. 100% cây lá đốm. Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mức phản ứng? A. Mức phản ứng di truyền được. B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. C. Mức phản ứng không di truyền được. D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. Câu 16. Bằng cách nào sau đây người ta có thể tạo ra một giống cây mới chứa đặc điểm di truyền của hai loài khác nhau? A. Nuôi cấy mô. B. Gây đột biến đa bội. C. Lai tế bào sinh dưỡng. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 17. Dạng đột biến nào sau đây làm mất đi một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể? A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 18. Trong kỹ thuật chuyển gen, thể truyền có thể là A. plasmit. B. nấm đơn bào. C. động vật nguyên sinh. D. vi khuẩn E.coli. Câu 19. Biện pháp nào sau đây có thể bảo vệ vốn gen của loài người? A. Chăm sóc trẻ tật nguyền. B. Sử dụng các biện pháp tránh thai. Mã đề 404- Trang 2 /4
  3. C. Xác định giới tính sớm để sàng lọc trước khi sinh. D. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước khi sinh. Câu 20. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về cơ chế nhân đôi ADN? A. Enzim ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5' 3'. B. Enzim ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 3' 5'.  C. Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit của mạch khuôn không theo nguyên tắc bổ sung (A - T, G - X). D. Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với nuclêôtit của mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (T - U, G - X). Câu 21. Theo lý thuyết thì thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng A. giảm dần tần số kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp. B. tăng dần tần số kiểu gen dị hợp và kiểu gen đồng hợp. C. giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp , tăng dần tần số kiểu gen dị hợp. D. tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Câu 22. Ở người, bệnh hay hội chứng bệnh nào sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể? A. Máu khó đông. B. Đao. C. Thiếu máu hồng cầu hình liềm. D. Phêninkêto niệu. Câu 23. Trên phân tử mARN, bộ 3 kết thúc có vai trò A. mã hóa axit amin mêtiônin. B. làm tín hiệu kết thúc phiên mã. C. mã hóa axit amin foocmin mêtiônin. D. làm tín hiệu kết thúc dịch mã. Câu 24. Đột biến điểm gồm các dạng nào sau đây? A. Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit. B. Mất, thêm, thay thế nhiều cặp nuclêôtit. C. Mất, thêm, thay thế nhiều cặp nhiễm sắc thể. D. Mất, thêm, thay thế một cặp nhiễm sắc thể. Câu 25. Xét một gen có hai alen A và a của một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, alen A có tần số là 0,7. Theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể là A. 0,49 AA + 0,09Aa + 0,42aa = 1. B. 0,09AA + 0,49Aa + 0,42aa = 1. C. 0,49AA + 0,42 Aa + 0,09aa = 1. D. 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1. Câu 26. Khi thực hiện quá trình nhân đôi một lần của gen D, đã cần số nuclêôtit môi trường cung cấp để lắp ghép bổ sung với mạch 1 là 150 A, 500 G, 400 X, 300 T. Theo lý thuyết, số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen D bằng bao nhiêu? A. A=300, G=400, T=150, X=500. B. T=300, X=400, A=150, G=500. C. T=400, G=500, A=300, X=150. D. A=400, X=500, T=300, G=150. Câu 27. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10, có bao nhiêu loại thể ba nhiễm có thể được hình thành? A. 11.B. 5.C. 6.D. 30. Câu 28. Cho biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không xảy ra đột biến gen, theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen và tần số hoán vị nào sau đây đã tạo ra loại giao tử AB = 38%? Mã đề 404- Trang 3 /4
  4. A. ( f=12%). B. ( f=12%). C. ( f=24%). D. ( f=24%). Câu 29. Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền một bệnh ở người Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về phả hệ trên? (1) Gen gây bệnh là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. (2) Có 5 người trong phả hệ trên chưa xác định được chính xác kiểu gen. (3) Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III (15 và 16) trong phả hệ này sinh ra đứa con bình thường 1 về bệnh trên là . 3 (4) Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II (8 và 9) đều có kiểu gen dị hợp. A. 1.B. 2.C. 4.D. 3. Câu 30. Ở một loài thực vật, hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập cùng quy định tính trạng màu sắc hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho lai giữa hai cây (P): Hoa đỏ (AaBb) x hoa trắng (Aabb). Cho biết đột biến không xảy ra, theo lí thuyết có bao nhiêu kết quả sau đây phù hợp với phép lai trên? (1) F1 có số cây hoa đỏ. (2) F1 có 4 kiểu gen khác nhau qui định cây hoa trắng. (3) Tỉ lệ số cây thuần chủng ở F1 là (4) F1 có 6 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. A. 1.B. 3.C. 4.D. 2. HẾT Mã đề 404- Trang 4 /4
  5. Mã đề 404- Trang 5 /4