Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_vat_ly_lop_9_ma_de_b_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: VẬT LÍ – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,00 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1 đến 15 dưới đây và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Để đo hiệu điện thế trong mạch điện xoay chiều ta mắc vôn kế: A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của vôn kế. B. nối tiếp vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế. C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của vôn kế. D. song song vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của vôn kế. Câu 2. Giá trị đo được của ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều? A. Giá trị tức thời.B. Giá trị trung bình. C. Giá trị cực đại.D. Giá trị hiệu dụng. Câu 3. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây. D. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây Câu 4. Muốn chuyển điện áp từ đường dây cao thế xuống điện áp sử dụng thì phải dùng: A. biến thế tăng điện áp. B. biến thế giảm điện áp C. biến thế ổn áp. D. cả biến thế tăng áp và biến thế hạ áp. Câu 5. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 110V và 220V. Nếu số vòng dây cuộn thứ cấp là 110 vòng, thì số vòng dây cuộn sơ cấp là: A. 550 vòng. B. 220 vòng. C. 110 vòng. D. 55 vòng. Câu 6. Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính có tính chất: A. ảnh ảo, lớn hơn vật.B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, lớn hơn vật.D. ảnh thật, nhỏ hơn vật. Câu 7. Sự giống nhau về ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ là: A. ảnh cùng chiều với vật. B. ảnh ngược chiều với vật. C. ảnh lớn hơn vật. D. ảnh nhỏ hơn vật. Câu 8. Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi: A. OA f. D. OA = f. Câu 9. Trong máy ảnh, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường: A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên. B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim. C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính. D. đồng thời thay đổi vị trí của cả vật kính và phim. Trang 1/2 – Mã đề B
  2. Câu 10. Khi mắt nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở: A. thể thủy tinh của mắt. B. võng mạc của mắt (màng lưới). C. con ngươi của mắt. D. lòng đen của mắt. Câu 11. Công dụng của kính lão là để: A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt. B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt. C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt. D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt. Câu 12. Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải đặt vật: A. ngoài khoảng tiêu cự của kính.B. trong khoảng tiêu cự của kính. C. áp sát vào mặt kính. D. bất cứ vị trí nào so với kính. Câu 13. Nguồn sáng nào trong các nguồn sáng dưới đây không phát ra ánh sáng trắng? A. Bóng đèn pin đang sáng. B. Bóng đèn pha xe ôtô đang sáng. C. Một đèn LED. D. Một ngôi sao. Câu 14. Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, ở phía sau tấm lọc ta thu được ánh sáng: A. màu đỏ. B. màu vàng.C. màu hồng. D. màu trắng. Câu 15. Khi quan sát các váng dầu mỡ trên mặt nước, bong bóng xà phòng hay cầu vồng, ta thấy chúng: A. có màu trắngB. có màu vàng C. không thấy màu D. có nhiều màu sắc khác nhau. II. TỰ LUẬN: (5,00 điểm) Bài 1. (0,75đ) Trình bày và viết hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây của máy biến thế với số vòng dây của các cuộn dây trong máy. Từ mối liên hệ này hãy cho biết khi nào máy biến thế được gọi là máy hạ thế và khi nào máy biến thế được gọi là máy tăng thế? Bài 2. (1,00đ) Trình bày đặc điểm của thấu kính hội tụ (cách nhận biết thấu kính hội tụ qua quan sát hình dạng bên ngoài và quan sát đường truyền của chùm sáng song song truyền qua thấu kính)? Bài 3. (0,75đ) Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính thì ta thu được các chùm sáng như thế nào? Lăng kính có tác dụng gì trong trường hợp này? Bài 4. (2,50đ) Một vật sáng AB hình mũi tên cao 6cm đặt trước một thấu kính và cho ảnh A’B’như hình vẽ. 1. Thấu kính này là thấu kính gì? Vì sao? 2. Bằng cách vẽ, xác định vị trí của thấu kính, quang tâm O, tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên. 3. Biết rằng thấu kính có tiêu cự 4cm. Vật AB cách thấu kính 12cm. Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và độ cao của ảnh A’B’. HẾT Trang 2/2 – Mã đề B