Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 2 trang thaodu 3341
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_ma_de_b_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề B - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: VẬT LÝ– Lớp 9 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ: B I. TRẮC NGHIỆM: (5,00 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu từ 1-15 dưới đây và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn: A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. B. tỉ lệ ngịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. Câu 2. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn: A. càng lớn thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ.B. càng nhỏ thì dòng điện qua dây dẫn càng nhỏ. C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn.D. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Câu 3. Điện trở tương đương (R tđ) của đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R2 mắc nối tiếp được tính bằng công thức nào dưới đây? R1R2 R1 R2 1 A. Rtđ = R1 + R2 B. Rtd C. RD.td R1 R2 R1 R2 R1R2 Rtd Câu 4. Điện trở không thể đo bằng đơn vị nào dưới đây? A. Ôm (Ω)B. Kilôôm (kΩ)C. Ampe (A)D. Mêgaôm (MΩ) Câu 5. Cho biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ω.m, của sắt là 12,0.10-8Ω.m. Sự so sánh nào dưới đây là đúng? A. Sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.B. Sắt dẫn điện kém hơn nhôm. C. Sắt và nhôm dẫn điện như nhau.D. Không thể so sánh được. Câu 6. Câu phát biểu nào sau đây về biến trở là không đúng? A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch. Câu 7. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện có đặc điểm nào dưới đây? A. qua các vật dẫn là như nhau. B. qua các vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn. C. trong mạch chính bằng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ. D. trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện qua các mạch rẽ. Câu 8. Công của dòng điện là số đo lượng điện năng được chuyển hóa thành A. Cơ năng, nhiệt năng.B. Hóa năng, quang năng. C. Năng lượng sinh học.D. Các dạng năng lượng khác. Câu 9. Tỉ số giữa phần điện năng được chuyển hóa thành năng lượng có ích và toàn bộ điện năng sử dụng càng lớn thì: A. công suất sử dụng điện năng càng cao.B. công suất sử dụng điện năng càng thấp. C. hiệu suất sử dụng điện năng càng cao.D. hiệu suất sử dụng điện năng càng thấp. Câu 10. Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3000Ω trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây? A. Q = 7,2JB. Q = 60JC. Q = 120JD. 3600J Trang 1/2
  2. Câu 11. Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng? A. Sử dụng đèn bàn công suất 100W.B. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết. C. Cho quạt chạy khi mọi người ra khỏi nhà.D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm. Câu 12. Nam châm nào cũng có hai cực: A. Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam. B. Cực luôn chỉ hướng Nam là cực Bắc. C. Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Nam hoặc cực Bắc. D. Cực luôn chỉ hướng Bắc là cực Bắc. Câu 13. Theo quy tắc bàn tay trái, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của: A. dòng điện không đổi chạy qua ống dây.B. đường sức từ trong lòng ống dây. C. lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.D. đường sức từ bên ngoài ống dây. Câu 14. Khung dây của động cơ điện một chiều quay được là do tác dụng của lực nào? A. Lực hấp dẫn.B. Lực đàn hồi.C. Lực từ.D. Lực điện từ. Câu 15. Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. II. TỰ LUẬN: (5,00 điểm) Bài 1. (1,00đ) Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng? Cho 2 ví dụ minh họa. Bài 2. (1,50đ) 1. Trong thí nghiệm Ơxtet, điều gì chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ? 2. Có một thanh nam châm bị mất màu sơn đánh dấu các từ cực. Hãy nêu 2 cách khác nhau để xác định tên từ cực của nam châm đó. Bài 3. (2,50đ) 1. Viết công thức tính công suất điện. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức đó. 2. Một ấm điện loại 220V - 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun nước. a) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây đốt nóng của ấm khi đó. b) Thời gian dùng ấm để đun nước mỗi ngày là 0,5 giờ. Tính điện năng năng mà ấm tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kW.h HẾT Trang 2/2