Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng

doc 4 trang thaodu 4090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9_ma_de_02_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Mã đề 02 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐAKRÔNG KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS BA LÒNG MÔN VẬT LÝ 9 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 3 trang) Họ tên : Lớp : Mã đề 02 I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 6 điểm) (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng): Câu 1: Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng lượng nào sau đây? A. Năng lượng ánh sang B. Năng lượng từ trường. C. Nhiệt năng D. Hoá năng Câu 2: Trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín không đổi chiều. A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà giảm. B. Trường hợp A và B đúng. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang giảm mà tăng. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà tăng hơn nữa. Câu 3: ảnh của vật trên phim trong máy bình thường là: A. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật B. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật C. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật D. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật Câu 4: Một thấu kinh hội có tiêu cự 10cm, khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF’ là: A. 40cm B. 30cm C. 10cm D. 20cm Câu 5: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì A. r > i. B. r < i. C. 2r = i. D. r = i. Câu 6: Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác mà không bị gãy khúc khi : A. góc tới gần bằng 90o . B. góc tới bằng 0o C. góc tới có giá trị bất kì. D. góc tới bằng 45o . Câu 7: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220 V xuống còn 6 V và 3V. Cuộn sơ cấp có 4000 vòng. Số vòng của cuộn thứ cấp tương ứng là: A. 110 vòng và 55 vòng B. 100 vòng và 50 vòng C. 109 vòng và 54 vòng D. 120 vòng và 60 vòng Câu 8: Một kính lúp có độ bội giác G = 10X. Tiêu cự của kính lúp bằng bao nhiêu? Muốn quan sát vật, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? A. Tiêu cự 2.5 cm, phải đặt vật gần hơn 2.5 cm B. Tiêu cự 10 cm, phải đặt vật xa hơn 10 cm. C. Tiêu cự 2.5cm, phải đặt vật xa hơn 2.5 cm D. Tiêu cự 5 cm, phải đặt vật xa hơn 5 cm. Câu 9: Thấu kính phân kì là thấu kính: Trang 1/3 - Mã đề 02
  2. A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Tạo bởi hai mặt cong. D. Tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong. Câu 10: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín? A. Cho cuộn dây dẫn điện kín quay trong từ trường của một nam châm điện. B. Đưa cuộn dây dẫn điện kín lại gần nam châm điện. C. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín. D. Đưa nam châm lại gần cuộn dây. Câu 11: Để giảm hao phí trên đường dây khi truyền tải điện đi xa người ta thường dùng cách nào? A. Giảm điện trở R. B. Tăng tiết diện của dây. C. Giảm công suất nguồn điện. D. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn điện. Câu 12: Một tờ giấy được chiếu ánh sáng trắng có màu đỏ, chiếu ánh sáng xanh có màu đen. Vậy chiếu ánh sáng đỏ có màu gì? A. Màu trắng B. Màu đỏ C. Màu vàng D. Màu xanh Câu 13: Nguồn sáng nào dươic đây phát ra ánh sáng màu? A. Đèn LED B. Đèn ống thường dùng. C. Đèm pin D. Ngọn nến. Câu 14: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. Bị hắt trở lại môi trường cũ. Câu 15: Trong các quá trình sau đây quá trình biến đổi năng lượng nào là không đúng. A. Trong nhà máy thủy điện, cơ năng biến đổi thành điện năng. B. Trong nồi cơm điện, điện năng biến thành nhiệt năng. C. Trong máy bơm, điện năng biến thành cơ năng. D. Trong máy hơi nước, cơ năng biến đổi thành nhiệt năng Câu 16: Một ôtô đang chạy thì đột ngột tắt máy xe chạy 1 đoạn đường rồi mới dừng hẳn là do: A. Động năng xe đã chuyển hóa thành năng lượng khác do ma sát. B. Động năng của xe luôn giảm dần C. Động năng xe chuyển hóa thành thế năng. D. Thế năng xe luôn giảm dần Câu 17: Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ. Đặc điểm của ảnh của vật tạo bởi thấu kính là: A. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật B. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật C. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật D. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật Câu 18: Dòng điện do pin mặt trời cung cấp có gì khác với dòng điện do máy phát Trang 2/3 - Mã đề 02
  3. điện gió cung cấp? A. Dòng điện do Pin Mặt Trời cung cấp là dòng điện xoay chiều còn do máy phát điện cung cấp là dòng một chiều biến đổi. B. Pin Mặt Trời có công suất lớn hơn máy phát điện gió. C. Pin Mặt Trời cho dòng điện liên tục, còn máy phát điện gió cung cấp dòng điện đứt quãng. D. Dòng điện do pin mặt trời cung cấp là dòng một chiều, còn do máy phát điện gió là xoay chiều. Câu 19. Trong các quá trình sau đây quá trình biến đổi năng lượng nào là không đúng?. A. Trong nhà máy thủy điện, cơ năng biến đổi thành điện năng. B. Trong máy hơi nước, cơ năng biến đổi thành nhiệt năng C. Trong máy bơm, điện năng biến thành cơ năng. D. Trong nồi cơm điện, điện năng biến thành nhiệt năng. Câu 20. Có thể kết luận như câu nào dưới đây? A. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh. B. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng. C.Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh. D.Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng Câu 21. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, Ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Thông tin nào sau đây là sai? A Ảnh là ảnh ảo . B.Ảnh cao hơn vật. C.Ảnh cùng chiều với vật. D.Ảnh vuông góc với vật. Câu 22. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất? A. OA = f. B.OA = 2f. C.OA > f. D.OA< f Câu 23. Tại sao có thể nói thí nghiệm quan sát ánh sáng phản xạ trên đĩa CD cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng? Chọn câu giải thích đúng nhất. A.Vì sau khi phản xạ, chùm sáng trắng đã bị tách thành nhiều dải ánh sáng có màu khác nhau. B.Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị mất đi A. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị thay bằng chùm sáng xanh và tím. B. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị thay bằng chùm sáng đỏ và vàng. Câu 24. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló nào dưới đây? A. Tia ló đi qua tiêu điểm. B. Tia ló song song với trục chính. C. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó. D.Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm II - TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1. (1 điểm) Hãy trình bày thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính và rút ra kết luận. Trang 3/3 - Mã đề 02
  4. Câu 2. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 30cm, AB có chiều cao h = 1cm. a. (1 điểm).Hãy dựng ảnh A’B’ của AB. b. (2 điểm)Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính biết chiều cao của ảnh là 0,7cm. BÀI LÀM Trang 4/3 - Mã đề 02