Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 10

docx 4 trang thaodu 5120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_10.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 10

  1. Mình có 15 đề chuẩn ai cần liên hệ sđt: 0342906768 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Muối Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn. Một lần khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. - Con cho thìa muối nầy vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử. - Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước. Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi. - Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử. Người thầy chậm rãi nói: " Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đi. Nhưng mỗi người hoà tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích." (Theo vietnamnet.vn) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản. Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu: “Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời” ? Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích"? Câu 4. Anh/ chị tâm đắc nhất bài học cuộc sống nào được rút ra từ văn bản trên? Trình bày lí do tâm đắc bài học đó . Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về giải pháp để nuôi dưỡng tâm hồn rộng mở trong cuộc sống con người được gợi ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (5,0 điểm) “ Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có ” (Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 17)
  2. Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Từ đó, anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN CÂU YÊU CẦU ĐIỂM Đọc 1 -Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0.5 hiểu 2 - Hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Những người có tâm 0,75 hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời”: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. + Giúp người đọc cảm nhận cụ thể, sâu sắc về sự phong phú, rộng lớn của thế giới tâm hồn con người. 3 -Ý nghĩa của câu “Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một 0,75 cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích". Vì: + Đó là những người có lối sống khép kín, tâm hồn nghèo nàn, cuộc sống đơn điệu, thiếu sự từng trải.Vì vậy họ dễ bi quan, chán nản khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. + Không cảm nhận hết được giá trị và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. 4 - Đây là đề mở. HS căn cứ vào văn bản để nêu một bài học cuộc sống 1.0 mà mình tâm đắc nhất. Trình bày lí do hợp lí, hợp tình (0.75) trong một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng (0.25đ). - Sau đây là gợi ý vài bài học cuộc sống từ văn bản: + Con người cần có thái độ ứng xử cần thiết khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. + Con người không nên để những khó khăn, thử thách thành những gánh nặng trong lòng. II Làm văn 7.0 1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về giải 2.0 pháp để nuôi dưỡng tâm hồn rộng mở trong cuộc sống con người được gợi ở phần Đọc hiểu. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 150 chữ. 0.25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: giải pháp 0.25 để nuôi dưỡng tâm hồn rộng mở trong cuộc sống con người. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề 1.00 nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giải pháp để nuôi dưỡng tâm hồn rộng mở trong cuộc sống con người Có thể triển khai theo hướng sau: - Tâm hồn con người là tổng hoà của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. -Giải pháp để nuôi dưỡng tâm hồn rộng mở: + Sống gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; + Trong quan hệ xã hội, luôn sống hướng thiện, không tham-sân- si; + Trong quan hệ gia đình, cần có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no trên cơ sở tình thương và trách nhiệm;
  3. + Bản thân biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người; tích cực tham gia thiện nguyện - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: hiểu được giá trị của đời sống tâm hồn rộng mở để chọn lối sống có ích; + Hành động: Biết quan sát, lắng nghe, học hỏi, nhạy cảm, thấu hiểu, chia sẻ với người khác để cùng hướng tới những điều thiện d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn( ). Từ đó, anh/chị hãy bình luận 5,0 ngắn gọn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài (0,25) triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nội dung và nghệ thuật đoạn đầu (0,25) bài Cáo; tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (4.00) I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích; - Nêu vấn đề cần nghị luận II. Thân bài: Thí sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý như sau: 1.Về nội dung: a.Hai câu đầu: tư tưởng nhân nghĩa: - Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. - Nguyễn Trãi: + chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân. + đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo. - Ý nghĩa: + Đó là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt). + Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược. b. Các câu còn lại: chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt - Có cơ sở chắc chắn từ lịch sử (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác) - Đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: + Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta, núi sông bờ cõi đã chia; + Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu; + Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác; + Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. + Hào kiệt: đời nào cũng có - Ý nghĩa: thể hiện tầm nhìn toàn diện và sâu sắc của Nguyễn Trãi về chủ quyền dân tộc:
  4. + Toàn diện vì ý thức về dân tộc có đủ năm yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền, văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. + Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được truyền thống lịch sử, văn hiến là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. 2. Về nghệ thuật: - Lập luận đơn giản, giọng văn hùng hồn, sung sướng, đầy tự hào. - Dùng từ mang tính chất khẳng định sự thật hiển nhiên. - So sánh, câu văn biền ngẫu, sóng đôi. 3.Bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: -Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mang tính thực tiễn, gắn liền với tinh thần yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, nhấn mạnh mục đích, chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời biểu lộ niềm tự hào về truyền thống văn hoá Đại Việt; - Tư tưởng đó trở thành sợi chỉ đỏ xuyên xuốt bài Cáo nói riêng, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả nói chung. III. Kết bài: - Tóm lại thành công nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; - Suy nghĩ của bản thân về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. 4. Sáng tạo ( 0,25) Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu ( 0,25) Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.